Khái niệm về quản lý chất lượng Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng TCVN ISO 9000:2000.. Việc định hướng và kiểm soát về
Trang 1Khái niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ
chức về chất lượng (TCVN ISO 9000:2000)
Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói
chung bao gồm việc phối hợp các
hoạt động như đề ra chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất
lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
Hoạch định chất lượng là một phần của quản lý chất lượng, tập trung vào việc lập
mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và những nguồn lực
2
có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng Lập kế hoạch chất lượng có thể là
Trang 2một phần của hoạch định chất lượng
Kiểm soát chất lượng cũng là một phần của quản lý
chất lượng, tập trung vào việc
thực hiện các yêu cầu chất lượng Nói cách khác
kiểm soát chất lượng cũng có nghĩa
là: “Những hoạt động và kỹ thuật mang tính tác
nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu chất
lượng” Kiểm soát chất lượng bao gồm những hoạt động và kỹ thuật mang tính tác
nghiệp nhằm đồng thời theo dõi một quá trình và loại trừ những nguyên nhân của hoạt
động không thỏa mãn ở mọi giai đoạn của vòng chất lượng để đạt hiệu quả kinh tế
Đối với nhà sản xuất, kiểm soát chất lượng có thể
được định nghĩa một cách đơn
giản là việc duy trì những đặc tính của sản phẩm cuối cùng luôn ở mức quy định Tinh
Trang 3thần và nội dung cơ bản nhất của khái niệm “Kiểm soát chất lượng được thể hiện qua
câu châm ngôn giản dị nhưng sâu sắc của Harnington (1986) “Kiểm soát chất lượng là
làm đúng lần đầu và bất kỳ lần sau nào khác”
Đảm bảo chất lượng là cung cấp lòng tin rằng yêu
cầu chất lượng được thực hiện
Trong TCVN 5814-1994 (ISO/DIS 8042), đảm bảo chất lượng được định nghĩa là
“Toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống
được tiến hành và được chứng minh
là đủ mức cần thiết để tin rằng hàng hóa sẽ thỏa mãn yêu cầu các chất lượng đặt ra”
Hoạt động có kế hoạch ở đây có nghĩa là hoạt động
có dự kiến tính toán trước; hoạt
động có hệ thống là các hoạt động có trình tự, có
quan hệ với nhau chặt chẽ làm thành
Trang 4một thể thống nhất
Cải tiến chất lượng là tập trung nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất
lượng Việc cải tiến chất lượng cần được thực hiện
liên tục Quá trình lập mục tiêu và
tìm cơ hội để cải tiến là một quá trình không ngừng thông qua việc sử dụng các phát
hiện khi đánh giá và kết luận đánh giá phân tích dữ liệu, xem xét của lãnh đạo hay các
biện pháp khác dẫn tới các hành động khắc phục hay phòng ngừa
Các hoạt động hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng
và cải tiến chất lượng có liên quan với nhau vì chúng đều là những phần trong quản
lý chất lượng
3 Một số phương pháp quản lý chất lượng
Trang 5- Phương pháp truyền thống: là phương pháp lấy mẫu
cuối cùng để kiểm tra
chất lượng
Cách lấy mẫu kiểm tra này thường khó đảm bảo toàn
bộ sản phẩm của lô hàng đồng
nhất Nếu mẫu kiểm tra không đạt chất lượng, toàn
bộ lô hàng phải tái chế, hoặc hủy
3
bỏ trong khi có thể tránh thiệt hại bằng cách sử dụng kiểm soát phòng ngừa từ trước
- TQM (Total quality management): Phương pháp
này xuất phát từ Nhật (1950)
dựa trên học thuyết của DEMING (PDCA: Plan, Do, Check, Action) Cơ sở của
phương pháp TQM là ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết tật, trục trặc về chất
Trang 6lượng ngay từ đầu Sử dụng các kỹ thuật thống kê, các kỹ năng của quản lý để kiểm
tra, giám sát các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện các khuyết tật ngay trong hệ thống
sản xuất từ khâu nghiên cứu, thiết kế, cung ứng và các dịch vụ khác liên quan đến
quá trình hình thành nên chất lượng
Áp dụng TQM không những nâng cao được chất lượng sản phẩm mà còn cải thiện
hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc luôn làm việc đúng ngay
lần đầu
- ISO: ISO được xây dựng năm 1979 dựa vào tiêu
chuẩn BS 5750 (British
Standardization) và được công bố năm 1987 Đây là
hệ thống đảm bảo chất lượng
Trang 7xuyên suốt từ thiết kế, sản xuất, lắp đặt, dịch vụ được tiêu chuẩn hóa và tư liệu hóa triệt
để
Hệ thống ISO giúp cho các doanh nghiệp cải tiến
công tác quản lý phù hợp khắc
phục những khác biệt về tiêu chuẩn, về phong cách làm ăn giữa các quốc gia, tránh
được việc kiểm tra thử nghiệm lặp lại, giảm chi phí thương mại
- GMP (Good Manufacturing Practice): Là những quy định, những hoạt động cần
tuân thủ để đạt được yêu cầu về chất lượng và vệ
sinh
- GHP (Good Hygiene Practice): Là những quy định, những hoạt động cần tuân thủ
để đạt được yêu cầu vệ sinh
Trang 8- HACCP ((H: Harzard (Mối nguy); A: Analysis
(Phân tích); C: Critcal (Nghiêm
trọng); C: Control (Kiểm soát); P: Point (Điểm)) là hệ thống phân tích mối nguy và
kiểm soát điểm tới hạn Tại tất cả mọi khâu sản xuất chế biến đều phân tích xem có
những mối nguy nào có thể ảnh hưởng tới tính an
toàn của sản phẩm (những gì có thể
làm con người bị bệnh), dùng các biện pháp để kiểm soát những mối nguy đó (là cho
chúng không hoặc ít gây hại cho con người) tại
những điểm (khâu) quan trọng/ cần
thiết
Phương pháp đảm bảo chất lượng theo HACCP được hình thành từ những năm 60
(thế kỷ 20) từ việc chế biến thức ăn cho các nhà du hành vũ trụ ở Mỹ Phương pháp
Trang 9này được phát triển mạnh trong những năm
1980-1990 Nó phát triển cả ở cấp độ
ngành công nghiệp chế biến lẫn cấp nhà nước Ngày nay, tại những nơi có cách tiếp
4
cận HACCP được chấp nhận như một phương pháp
để phân tích, đánh giá và kiểm soát
các mối nguy tiềm ẩn (có thể có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của chúng ta khi chúng ta
ăn các thực phẩm đó) liên quan tới việc sản xuất và chế biến thực phẩm
4