Đặc điểm - Cây có dạng thân gỗ thứ sinh hoặc thân thảo.. - Hoa nhỏ tập hợp thành cụm hoa bông mo hoặc một bông, hoặc một chùm của những bông trên có các hoa xếp sít nhau.. Ở gốc cụm hoa
Trang 1PHÂN LỚP CAU - ARECIDAE
1 Đặc điểm
- Cây có dạng thân gỗ thứ sinh hoặc thân thảo
- Hoa nhỏ tập hợp thành cụm hoa bông mo hoặc một bông, hoặc một chùm
của những bông trên có các hoa xếp sít nhau Trục cụm hoa nạc Ở gốc cụm hoa có
lá bắc lớn bao bọc thường sặc sỡ Lá bắc gọi là mo
Lá bắc bao gồm cả cụm hoa gọi
là cụm hoa bông mo
- Lá noãn hợp
- Hạt có nội nhũ
2 Phân loại
Gồm 5 bộ, xét hai bộ sau:
2.1 Bộ Cau - Arecales (Palmales)
2.1.1 Đặc điểm
Trang 2Thân cột lớn, không phân nhánh Lá lớn
thường tập trung ở đỉnh thân, xẻ lông chim, chân vịt Mạch thủng lỗ đơn, mạng lưới, thang xiên Hoa nhỏ thường tập trung thành cụm hoa đuôi sóc phân nhánh, mỗi nhánh là một bông Mo có 2 cái: 1 lớn,
1 nhỏ do lá bắc biến đổi thành (mo cau, mo bẹ) Hoa không cuống, đôi khi nằm hơi chìm vào trong hốc của hoa Trục nạc Hoa lưỡng tính có khi đơn tính
Công thức hoa
* K3 C3 A 3 3 G(3)
Đài, tràng thường phân biệt với nhau về kích thước Một số trường hợp 3 lá
noãn rời nhau Hạt thường có nội nhũ Thụ phấn chủ yếu nhờ gió
2.1.2 Phân loại
Trang 3Chỉ có một họ là họ Cau: Arecaecae mang đặc điểm của bộ Có tới 240 chi
khoảng 3.400 loài Nước ta khoảng 40 chi, hơn 90 loài
- Dừa Cocos nucifera L
- Cau Areca catechu L (Hình 7.47)
- Thốt nốt Borassua flabellifer L
- Mây Calamus tonkinensis B
2.2 Bộ Ráy - Arales
2.2.1 Đặc điểm
- Cây thảo, thường sống trên cạn, đôi khi sống ở nước
- Bao hoa thường không phát triển, các hoa đính chung với nhau trên một trục
nạc, không phân nhánh
- Có 1 mo bao bọc, là lá bắc biến thành, thường có màu sặc sỡ
Trang 4- Thụ phấn nhờ sâu bọ
- Hoa đơn tính, phần lớn trần Ở hoa lưỡng tính
thường có bao hoa đầy đủ
Trên trục cụm hoa hoa cái thường xếp ở dưới, hoa đực ở trên, chúng cách nhau một
đoạn bất thụ
Bộ nhụy gồm từ 1 - 9 lá noãn thường 3 tạo thành bầu trên 3 ô
Công thức hoa: * K0 C0 A6-4 G(3)
* K0 C0 A6-4
* K0 C0 G(3)
2.2.2 Phân loại
Gồm 110 chi, khoảng 2.000 loài Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Ở nước ta có 30 chi hơn 135 loài
- Ráy Alocasia macrorhiza Schott
- Nưa Amorphophalus rivieri Dur
Trang 5- Môn Tía Alocasia india Schott
- Bán Hạ Typhonium divaricatum = Typ Trilobatum
Schott