- Túi bào tử có vách dày hay mỏng chứa bào tử giống nhau thường gặp ở dương xỉ ở cạn hay khác nhau hường gặp ở dương xỉ ở nước - Tinh trùng có nhiều roi.. Phân loại Ngành Dương xỉ gồm n
Trang 1Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta
6.1 Đặc điểm
Ngành Dương xỉ đặc trưng bởi:
- Cơ thể trưởng thành có thân, rễ và lá (lá lớn) xếp theo đường xoắn ốc
- Trung trụ nguyên sinh, hình ống, hình mạng có khi nhiều vòng
- Túi bào tử có vách dày hay mỏng chứa bào tử giống nhau (thường gặp ở dương xỉ
ở cạn) hay khác nhau (hường gặp ở dương xỉ ở nước)
- Tinh trùng có nhiều roi
- Cơ quan sinh sản là túi tinh và túi trứng nằm trên nguyên tản lưỡng tính hay
đơn tính
6.2 Phân loại
Ngành Dương xỉ gồm những cây có lá lớn trong
thành phần thảm thực vật
Trang 2ngày nay Gồm 300 chi và hơn 10.000 loài Sự sắp xếp thành các bậc phân loại của
ngành đến nay vẫn chưa thống nhất Gần đây
Takhtajan đã chia ra như sau:
6.2.1 Lớp tiền Dương xỉ - Protopteridiopsida
a Đặc điểm
Phần lớn có thân thẳng đứng, có trung trụ nguyên sinh tiến đến trung trụ hình
ống Túi bào tử đơn độc, nằm trên ngọn nhánh Vách túi có nhiều lớp tế bào, chưa có
tế bào chuyên hoá Bào tử phát tán nhờ lỗ ở đỉnh
hoặc do túi vỡ ra
- Là những Dương xỉ cổ nhất, tổ tiên của các loài Dương xỉ hiện đại, chúng
xuất hiện từ kỷ Devo đến cuối đại Cổ sinh thì tuyệt diệu
b Phân loại
Trang 3Gồm 3 bộ: Protopteridales, Cladoxylales và
Zygopteridales
Xét 2 đại diện
+ Protopteridium là chi nguyên thuỷ nhất có thân
trần, chưa có lá điển hình
Cơ thể gồm một chồi phân nhánh đôi Nhánh cuối cung dẹp, làm nhiệm vụ quang
hợp Trên đỉnh chồi mang túi bào tử hình bầu dục dài Vách túi có nhiều lớp tế bào
+ Cladoxylon thân mảnh, đường kính 1,5cm, cao
30cm Phân nhánh không
đều Trên thân có một số cánh xếp sít nhau tạo thành một bản dạng lá làm nhiệm vụ
quang hợp Hệ thống dẫn dạng đa trụ Túi bào tử sắp xếp đơn độc trên đỉnh cành
nhỏ
6.2.2 Lớp Dương xỉ cổ - Archacopteridopsida
Trang 4a Đặc điểm
Gồm những đại diện đã hoá thạch sống ở kỷ Devo - Carbon
- Kích thước không lớn lắm, có lá lớn dạng kép lông chim hai lần, gân lá hình
quạt, phân đôi, hoặc lá xẻ thuỳ hay lá nguyên
- Trung trụ hình ống
- Túi bào tử sắp đơn độc hay tập trung thành cụm trên các chồi tiêu giảm Bào
tử khác nhau Bào tử lớn bằng 0,5 x 2mm; bào tử nhỏ 0,2 x 2mm và có số lượng
nhiều hơn (100) Vách túi có nhiều lớp tế bào, chưa
có vòng cơ để mở
b Phân loại
Gồm 1 bộ, 1 họ, 3chi Đại diên là chi Archaeopteris
6.2.3 Lớp Lưỡi rắn - Ophioglossopsida
a Đặc điểm
Trang 5Là những đại diện cổ nhất trong các Dương xỉ hiện sống, chuyên hoá cao
Thân thảo, có thân rễ dưới đất, lá đơn có xẻ thuỳ rất sâu, nằm trên một cuống
dài phân thành phần sinh sản và không sinh sản
Phần không sinh sản thường nguyên hay xẻ thuỳ chân vịt Phần sinh sản
thường phát triển thành một trụ nạc trên đó mang các túi bào tử, tạo thành dạng
bông, vách túi gồm nhiều lớp tế bào, không phân hoá thành vòng cơ Có bào tử
giống nhau
b Phân loại
Gồm 1 bộ, 1 họ, 2 chi
+ Chi Sâm chân rết: Helminthostachys, với loài
H.zeylanica (L.) Hook: có
Trang 6thân rễ nằm ngang mang nhiều rễ ở 2 bên, lá phân thành 2 phần
- Phần không sinh sản, xẻ thuỳ chân vị sâu, gân hình
lông chim
- Phần sinh sản là một trụ nạc, các túi bào tử phát triển ngay trên mô của trụ
này
+ Chi lưỡi rắn: Ophyoglossum với loài O
gramincum Cây thảo nhỏ, chứa
nhiều tanin (mọc nhiều ở vách đá tại Lăng Tự Đức - Huế)
6.2.4 Lớp Toà Sen - Marattiopsida
a Đặc điểm
Gồm những đại diện tương đối nguyên thuỷ của
Dương Xỉ hiện đại
Thân ngắn thường nạc, mô mềm phát triển
Trang 7Lá phát triển mạnh, dạng kép 1 - 2 lần lông chim Hệ gân phụ trên lá chét phân
nhân đôi
Túi bào tử có vách gồm nhiều lớp tế bào chưa có
vòng cơ, xếp thành ổ dọc 2
bên mép của phiến lá Bào tử giống nhau
b Phân loại
Gồm 2 bộ: Marattiales và Angiopterdales phân biệt nhau bởi đặc điểm
- Marattiales: lá kép lông chim 1 lần
- Angiopteridales: lá kép lông chim 2 lần
Đại diện: Angiopteris evecta (Farst) Hoffn
6.2.5 Lớp Dương xỉ - Polypodiopsida
Phần đông các tác giả phân chia lớp này thành 3 phân lớp