Moi truong sinh thai docx

33 213 0
Moi truong sinh thai docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đất là địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và chất hữu cơ nơi cư trú cho các loại động thực vật và con người, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước. Đất còn phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông… Mỗi dạng đất có sự khác nhau về giới hạn của nó và mỗi vùng nông - sinh thái với các yếu tố khí hậu đặc trưng cho phép tạo ra nhiều thời vụ, đáp ứng những mục đích sử dụng khác nhau. Cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản xuất công nghiệp phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động mạnh mẽ của tự nhiên và các hoạt động canh tác do con người. Sự thoái hóa của đất biểu hiện dưới nhiều hình thức, vì thế rất khó đánh giá tiềm năng màu mỡ của đất do sự đa dạng của việc sử dụng đất, mức độ công nghệ, các tiêu chuẩn về quản lí và sức ép dân số. Việt Nam có diện tích tự nhiên 32.931.456 ha với ¾ lãnh thổ là vùng đồi núi và trung du,trong đó diện tích sông suối và núi đá không có rừng cây là 1,3 triệu ha ( chiếm 4,06% diện tích đất tự nhiên ) phần đất liền 31,2 triệu ha (chiếm 94,5% diện tích tự nhiên) xếp thứ 58 trên thế giới. Một vấn đề đặt ra là với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 toàn lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rữa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hoá đất. Thoái hóa đất đang trở thành một vấn đề môi trường cần được quan tâm giải quyết một cách triệt để không chỉ của thế giới mà còn ở ngay tại nước ta nhằm cứu lấy nguồn tài nguyên quý giá này . 1 NỘI DUNG 1.Định nghĩa: Đất bị suy thoái là những loại đất do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian đã và đang mất đi những đặc tính và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp Một loại đất bị thoái hóa nghĩa là bị suy giảm hoặc mất đi: - Độ phì đất: các chất dinh dưỡng; cấu trúc đất; màu sắc ban đầu của đất; tầng dày đất, thay đổi pH đất… - Khả năng sản xuất: các loại cây trồng, các loại vật nuôi, các loại cây lâm nghiệp - Cảnh quan sinh thái: Rừng tự nhiên , rừng trồng, hệ thống cây trồng - Hệ sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật - Môi trường sống của con người: cây xanh, nguồn nước, không khí trong lành, nhiệt độ ôn hòa, ổn định… Sự thoái hóa đất là hậu quả của các tác động khác nhau từ bên ngoài và bên trong của quá trình sử dụng đất: - Thiên tai: khô - hạn - bão - lũ lụt - nóng - rét - lốc xoáy - Hoạt động sản xuất không hợp lý của con người • Các hoạt động sản xuất và kinh tế khác nhau • Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp trực tiếp đến đất 2 2. Nguyên nhân gây ra suy thoái đất * Do tự nhiên: - Vận động địa chất của trái đất: động đất, sóng thần, sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở, nước biển xâm nhập… - Do thay đổi khí hậu, thời tiết: Mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão… * Do con người gây nên: - Chặt đốt rừng làm nương rẫy - Canh tác trên đất dốc lạc hậu: cạo sạch đồi, chọc lỗ bỏ hạt, không chống xói mòn, không luân canh… - Chế độ canh tác độc canh, bỏ hoang hóa, không bón phân, hoặc bón phân không hợp lý, không phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ… - Suy thoái do ô nhiễm đất từ nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm dầu, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu Từ các nguyên nhân trên đã dẫn đến các kiểu thoái hóa đất - Phèn hóa, nghèo kiệt dinh dưỡng trong đất - Nhiễm mặn - Laterit hóa - Ô nhiễm đất - Xói mòn, xói lở - Sa mạc hóa 3. Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta Diện đất tự nhiên nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 59/200 nước, nhưng dân số đông (khoảng 78 triệu người) nên diện tích đất bình quân mỗi người vào loại thấp (0,5 ha) và xếp vào thứ 159. Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích cả nước), đất tốt có đất bazan 2,4 triệu ha chiếm 7,2%, đất phù sa 3,0 triệu ha chiếm 8,7%. Nhìn chung đất tốt chỉ được xấp xỉ 20%. 3 Đất nông nghiệp khoảng 7,36 triệu ha, trong đó 5,9 triệu ha trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, lương thực thực phẩm (số liệu năm 1994). Đất rừng khoảng 9,91 triệu ha. Ngoài ra, có khoảng 13,58 triệu ha chưa được sử dụng trong đó chỉ có khoảng 400.000 ha có thể sử dụng vào nông nghiệp, còn lại là đồi núi trọc và mặt nước ao hồ sông suối. Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam cũng có xu hướng giống thế giới: tăng đất nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dùng và đất trống đồi trọc. 55% diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào 4 mục đích cơ bản: nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dụng và các khu dân cư. Khoảng 7 triệu ha đất (21,13% diện tích đất tự nhiên) được sử dụng vào nông nghiệp như trồng cây hàng năm (5,5 triệu ha), trồng cây lâu năm (1,1 triệu ha), đồng cỏ chăn nuôi (0,35 triệu ha). Bảng 11. Tình hình sử dụng đất tại Việt Nam (%) Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Tổng diện tích đất : 33.104,22 triệu ha Đất nông nghiệp 21,17 22,03 22,20 22,25 22,26 24,09 Đất rừng 29,05 28,77 29,12 29,95 32,61 32,84 Đất chuyên dụng 3,03 3,34 3,35 3,39 3,84 3,93 Đất định cư 2,44 2,34 2,34 2,17 2,50 2,62 4 Đất chưa sử dụng 44,31 43,52 42,99 42,24 38,80 36,52 Bảng 12. Diện tích đất nông nghiệp và đất rừng so với diện tích đất tự nhiên năm 1994 chia theo vùng Đất Tự nhiên (%) Nông nghiệp (%) Rừng (%) Cả nước 100 22,3 30,0 Miền núi và trung du Bắc bộ 100 3,6 6,2 Đồng bằng sông Hồng 100 2,1 0,2 Khu Bốn cũ 100 2,0 5,7 Duyên hải miền Trung 100 1,6 5,6 Tây Nguyên 100 1,9 9,9 Đông Nam bộ 100 2,9 1,5 Đồng bằng sông Cửu Long 100 8,0 0,9 4. Thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta 5 Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng (Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007) và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Đó là con số do Văn phòng thực hiện Công ước chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (UNCCD) tại Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp Nhân ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 17-6 năm nay. Văn phòng UNCCD Việt Nam cho biết, độ phì nhiêu của đất ở Việt Nam đang có nguy cơ bị giảm xuống hoặc bị thoái hóa nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa. Tài nguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể. Nếu như năm 1943 Việt Nam có tỷ lệ che phủ của rừng là 43% thì sau nhiều nỗ lực khắc phục các nguyên nhân mất rừng suốt 60 năm qua, tỷ lệ che phủ hiện nay mới chỉ là 37,6% (Số liệu công bố tháng 12-2006). Rừng bị mất đã làm tăng diện tích đất hoang hóa, kéo theo sự giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. 4.1 Xói mòn, xói lở Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn và phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn đất/ha/năm. Trung bình, lượng chất dinh dưỡng của đất hàng năm bị mất đi là chất hữu cơ 5.600 tấn/năm; nitơ 199,2 kg/năm; lân 163,2 kg/năm; Ca và Mg 33 kg/năm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, đất đồi núi miền Bắc nước ta hàng năm mất khoảng 1cm tầng đất mặt (100m 3 /ha), trong đó có khoảng 6 tấn mùn (tương đương 6 khoảng 100 tấn phân chuồng) và 300kg N (tương đương khoảng 1,5 tấn sunphat amon). Đặc biệt, có nơi như Tây Bắc mất đi khoảng 3cm đất mặt, tương đương 150 - 300 tấn đất/ha. Mỗi năm nước cuốn ra biển khoảng 250 triệu tấn phù sa màu mỡ, riêng sông Hồng mất đi khoảng 80 triệu m 3 /năm 7 Xói mòn đất-Sạt lở đất 4.2 Sa mạc hóa Sa mạc hóa là sản phẩm cuối cùng của thoái hóa đất xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn. Nguyên nhân do tác động qua lại giữa hạn hán và sử dụng môi trường đất không hợp lý. Việt Nam có sa mạc cục bộ, đó là các dải cát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha. Theo thống kê trên bản đồ của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển (chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc) và 87.800 ha trong số này là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt khoảng 700 mm (vùng nóng hạn nhất là 8 Ninh Thuận và Bình Thuận). Theo kết quả điều tra gần đây nhất của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trong số 21 triệu ha đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam thì đã có đến 9,34 triệu ha đất hoang hóa. Ở Điện Biên: Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa mạnh chiếm 14.3% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 145674,99 ha, có nhiều thời kì thiếu nước kéo dài 6-9 tháng, thời kỳ khô hạn 4-5 tháng.Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa trung bình chiếm 47,22% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 451.546,78ha. Có 6-8 tháng thiếu nước, thời kỳ khô hạn từ 1-3 tháng.Vùng có nguy cơ hoang mạc hóa yếu chiếm 30,11% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh với 281.952,87ha, có 4-5 tháng thiếu nước và 1-3 tháng hạn.Vùng không bị nguy cơ hoang mạc hóa có 75.216,72 ha, chiếm 7.87% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Duyên hải Nam Trung bộ đối mặt với hoang mạc hóa:Hiện các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn (gần 1,2 triệu ha đất hoang đồi núi và hơn 60.000 ha đất hoang đồng bằng trên tổng diện tích đất tự nhiên hơn 3 triệu ha), đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa và hoang mạc hóa diễn ra trên phạm vi nhiều địa phương. Vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Ở Bình Định, tổng diện tích đất tự nhiên là 602.506 ha, có 425.835 ha đất xám bạc màu, trong đó diện tích đất cát 15.968 ha, đồi núi dốc 375.000 ha; diện tích hoang mạc hóa hiện nay của Bình Định là 786 ha. Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, địa hình của dãy Kon Tum và hướng gió thổi gần song song 9 với hướng địa hình ven biển đã ảnh hưởng và làm cho khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận trở nên khô nóng quanh năm, nhất là ở Ninh Sơn (Ninh Thuận), Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận). Tại đây có chế độ khí hậu bán khô hạn và được xem là vùng khô hạn nhất nước, đã tạo thành vùng cát hoang mạc hóa trên diện tích hơn 131.000 ha. Hai huyện Tuy Phong và Bắc Bình (Bình Thuận) có diện tích đất cát hoang hóa khoảng 35.000 ha phân bố trên chiều dài 50 km bờ biển. Riêng các đồi cát di động ở đây có diện tích khoảng 5.000 ha và hiện là nguy cơ suy thoái hàng đầu trong khu vực. Với điều kiện khô hạn và gió mạnh, đã thường xuyên tạo ra những cơn bão cát đe dọa chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp Quốc lộ 1A trên một phạm vi rộng hàng ngàn hécta. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong - Bình Thuận) ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của khu vực. Nghiên cứu thực trạng hạn hán, hoang mạc hóa ở Ninh Thuận, GS-TS Lê Sâm và cộng sự (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam) đã ghi nhận: tổng số diện tích đất hoang mạc ở Ninh Thuận là hơn 41.000 ha, chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Và cho đến hiện nay, tình trạng hoang mạc hóa vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Xúc tiến phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) cho biết: trong tổng số khoảng hơn 852.000 ha đất trống đồi núi trọc và hoang hóa của vùng 10 [...]... + K+ → KFe3(SO4)2(OH)6 + SO42- + 3H+ KFe3(SO4)2(OH)6 → 3FeO.OH + K+ + 3H+ + 2SO42FeO.OH → Fe2O3 + H2O Tác hại: - pH không thích hợp cho cây trồng - Ion sắt, nhôm gây độc cho cây - Giảm động vật và vi sinh vật có lợi trong đất - Giảm khả năng tự làm sạch của đất Đất nhiễm phèn 21 Trên thế giới có khoảng 12 triệu ha đất phèn (Van Wijk và ctv; 1992) Tại Việt Nam, diện tích đất phèn vào khoảng 1.863.128... che phủ mặt đất bằng xác bã thực vật Trồng cây có bộ rễ ăn sâu xen với cây họ đậu để vừa bảo vệ đất vừa cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất nhằm làm cho đất trở nên tơi xốp và màu mỡ hơn - Bón phân vi sinh, phân hữu cơ đề tăng hàm lượng dinh dưỡng trong đất và tăng kết cấu đất 6.2 Biện pháp cải tạo đất mặn - Bón vôi: Những vùng đất mặn có phèn nên bón vôi nung (CaO) để rửa mặn, những vùng đất mặn không... nghiên cứu, lại được lãnh đạo tỉnh quan tâm thường xuyên, thành công bước đầu khá rõ nét Mới chỉ qua hơn 1 năm, cảnh quan đã hoàn toàn đổi khác Những cồn cát trắng xám nhấp nhô do xáo trộn các tầng phát sinh đã biến mất Có những cây trồng cho năng suất chẳng kém gì trên đất thuần thục Có hộ nuôi 40 con lợn vừa nâng cao thu nhập, vừa có nguồn hữu cơ lớn để cải tạo đất Cây keo lai với chức năng cây rừng . loại vật nuôi, các loại cây lâm nghiệp - Cảnh quan sinh thái: Rừng tự nhiên , rừng trồng, hệ thống cây trồng - Hệ sinh vật: thực vật, động vật, vi sinh vật - Môi trường sống của con người: cây xanh,. và tính chất vốn có ban đầu trở thành các loại đất mang đặc tính và tính chất không có lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng nông lâm nghiệp Một loại đất bị thoái hóa nghĩa. nghiệp, xây dựng, giao thông… Mỗi dạng đất có sự khác nhau về giới hạn của nó và mỗi vùng nông - sinh thái với các yếu tố khí hậu đặc trưng cho phép tạo ra nhiều thời vụ, đáp ứng những mục đích

Ngày đăng: 09/08/2014, 01:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Nguyên nhân gây ra suy thoái đất

  • 3. Hiện trạng sử dụng đất ở nước ta

  • 4. Thực trạng suy thoái đất hiện nay ở nước ta

    • 4.1 Xói mòn, xói lở

    • 4.2 Sa mạc hóa

    • 4.3 Ô nhiễm đất

    • 4.4 Laterit hóa

    • 4.5 Nhiễm mặn

    • 4.6 Nhiễm phèn

    • 5. Một số biện pháp hạn chế suy thoái đất

      • 5.1 Làm ruộng bậc thang

      • 5.2 Các biện pháp nông nghiệp

      • 5.3 Biện pháp lâm nghiệp

      • 5.4 Biện pháp hóa học

      • 6. Một số biện pháp cải tạo đất suy thoái

        • 6.1 Biện pháp cải tạo đất xói mòn

        • 6.2 Biện pháp cải tạo đất mặn

        • 6.3 Biện pháp cải tạo đất phèn

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan