Ngành Tảo lam - CYANOPHYTA (Vi khuẩn lam - Cyanobacteria) pdf

5 2.5K 41
Ngành Tảo lam - CYANOPHYTA (Vi khuẩn lam - Cyanobacteria) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngành Tảo lam - CYANOPHYTA (Vi khuẩn lam - Cyanobacteria) a. Đặc điểm:Tảo lam gồm những tế bào chưa có nhân điển hình, không có màng nhân, vật chất di truyền được tập trung trong chất nhân (nucleoid). Chúng được chia thành 2 lớp: Cyanophyceae (hay Bacteriophyceae) và Prochlorophyceae. Lớp Prochlorophyceae được phát hiện gần đây (năm 1975) có nhiều nét gần với Cyanophyceae, chỉ sai khác là chứa 2 loại sắc tố chlorophyll a, b, thiếu sắc tố phycobilin và các thylakoid xếp chồng trong khi Cyanophyceae chỉ có chlorophyll a và thylakoid không xếp thành chồng. b. Sinh sản Tảo lam không có sinh sản hữu tính, sinh sản theo hình thức dinh dưỡng bằng phân đôi tế bào và bằng tảo đoạn; sinh sản vô tính bằng nội và ngoại bào tử. Một số Tảo lam hình thành bào tử màng dày (akinete) còn gọi là bào tử nghỉ (resting spore) có khả năng chống chịu với điều kiện môi trường bất lợi. Bào tử nghỉ thường gặp ở các bộ Nostocales, Stigonematales. c. Phân loại: Ngành Tảo lam có 2 lớp +Lớp Tảo lam (Cyanophyceae):Tảo lam thuộc nhóm tiền nhân, nhân không có màng nhân, không có lưới nội sinh chất, ty thể, thể golgi, lạp thể và không mang roi. Tế bào chia làm hai vùng: vùng trung tâm tế bào chứa các yếu tố di truyền; vùng ngoại vi chứa các bản mỏng quang hợp (thylakoid) có các sắc tố, còn gọi là vùng sắc chất. + Lớp Tảo lục tiền nhân (Prochlophyceae):Một nhóm Tảo lục tiền nhân có sắc tố chlorophyll b được Ralph Lewin phát hiện năm 1975. Tảo này giống với Tảo lam ở các đặc điểm cấu trúc tế bào và sinh hoá, chỉ khác là thiếu các thể mang sắc tố phycobilin (phycobilisome) trên mặt thylakoid và tảo được đặt tên là Prochloron. Tế bào Prochloron ngoài sắc tố chlorophyll a còn có chlorophyll b và thiếu phycobiliprotein. Chính vì thế mà tảo này có màu lục. d. Phân bố: Tảo lam phân bố rộng rãi ở cả môi trường nước ngọt và nước mặn. Chúng sống trôi nổi hay sống bám ở đáy thuỷ vực. Một số Tảo lam sống ở môi trường cạn (vỏ cây, đất ẩm ), một số khác sống nội cộng sinh. Các tảo Lam cộng sinh tạo ra nguồn đạm cho vật chủ và cả chính mình. Nhờ có khả năng cố định đạm, Tảo lam có thể sống thuận lợi hơn các tảo khác trong môi trường có nồng độ nitơ hòa tan thấp. Tảo lam thuộc nhóm rộng nhiệt, rộng pH, rộng muối. Một số loài sống trong môi trường có nhiệt độ cao, độ kiềm cao và có thể chống chịu được cả một thời kỳ khô hạn. Synechococcus sống được ở nhiệt độ môi trường lên đến 740C. Ngược lại 145 nhiều loài Tảo lam sống ở các hồ vùng bắc cực có tuyết phủ quanh năm với độ dày nhiều loài Tảo lam sống ở các hồ vùng bắc cực có tuyết phủ quanh năm với độ dày hàng mét. Tảo lam cũng gặp ở các hồ, vũng ven biển có độ mặn cao do quá trình bốc hơi nước. Một số Tảo lam có thể tiến hành quang hợp trong môi trường yếm khí tương tự như vi khuẩn. Ở các thuỷ vực nước ngọt giàu chất dinh dưỡng, Tảo lam phát triển mạnh gây nên hiện tượng nước nở hoa. Ngoài ra, một số loài tảo lam còn có khả năng sản sinh ra các độc tố như ß – N – methylamino – L - alanine, một loại độc tố thần kinh gây hại cho sinh vật và con người. . Ngành Tảo lam - CYANOPHYTA (Vi khuẩn lam - Cyanobacteria) a. Đặc điểm :Tảo lam gồm những tế bào chưa có nhân điển hình, không có màng. nghỉ thường gặp ở các bộ Nostocales, Stigonematales. c. Phân loại: Ngành Tảo lam có 2 lớp +Lớp Tảo lam (Cyanophyceae) :Tảo lam thuộc nhóm tiền nhân, nhân không có màng nhân, không có lưới nội. số Tảo lam sống ở môi trường cạn (vỏ cây, đất ẩm ), một số khác sống nội cộng sinh. Các tảo Lam cộng sinh tạo ra nguồn đạm cho vật chủ và cả chính mình. Nhờ có khả năng cố định đạm, Tảo lam

Ngày đăng: 09/08/2014, 00:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan