Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật hạt trần Khi quan sát lát cắt ngang của lá cây thuộc họ Thông Pinaceae, người ta phân biệt được các phần chính sau đây: a.. Biểu bì và hạ bì Biểu bì
Trang 1Cấu tạo giải phẫu của lá cây thực vật hạt trần
Khi quan sát lát cắt ngang của lá cây thuộc họ Thông (Pinaceae), người ta
phân biệt được các phần chính sau đây:
a Biểu bì và hạ bì
Biểu bì của lá thông thường gồm những tế bào có màng dày, bề mặt thường có
phủ một lớp cutin dày, khoang tế bào gần như bịt kín, phía dưới biểu bì là lớp hạ bì:
những tế bào này thường làm thành một vòng bao xung quanh các tế bào thịt lá và
mô dẫn, các tế bào hạ bì thường có màng dày như các
tế bào của sợi, làm thành một
lớp liên tục và vững chắc và chỉ bị ngắt quãng ở dưới các lỗ khí Nằm xen kẽ với
các tế bào biểu bì thường có nhiều lỗ khí, lỗ khí
thường nằm sâu ở bên dưới, có
Trang 2nhiều khi lỗ khí xếp thành dãy và chạy dọc theo các
bó mạch
Biểu bì cùng với hạ bì làm nhiệm vụ che chở các
phần trong của lá và làm cho
lá cứng
b Mô diệp lục
Gồm những tế bào lớn có màng gấp nếp, bên trong có chứa nhiều lạp lục, các
tế bào thường xếp thành dãy ngang, có nhiều khoản gian bào nằm xen kẽ Trong mô
diệp lục của lá Thông và nhiều cây thực vật Hạt trần
khác có chứa nhiều ống tiết
nhựa với các tế bào biểu mô có màng mỏng bao xung
quanh, phía ngoài các tế bào
biểu mô có vòng sợi màng dày bao bọc
c Hệ thống dẫn
Trang 3Là một gân chạy dọc gồm 1 hoặc 2 bó mạch, trong đó
gỗ trước (xylem trước)
thường bị phá hủy và chỉ còn giữ lại 1 ít quản bào xoắn và gỗ sau (xylem sau) gồm
những quản bào điểm Trong mỗi bó dẫn, gỗ thường hướng về phía gần trục, libe
hướng về phía xa trục của lá
Bao xung quanh bó mạch là 1 vòng mô dẫn gọi là mô chuyển hóa; mô này chủ
yếu gồm 2 loại tế bào: một loại tế bào sống - là
những tế bào mô mềm có màng
không hóa gỗ và một loại tế bào chết - đó là các quản
bào có lỗ viền, màng mỏng,
Hình3.19 Cấu tạo giải
phẫu của lá Thông (Pinus)
1.Biểu bì; 2 Hạ bì; 3 Lỗ
khí; 4 Mô diệp lục xếp nếp;
Trang 45 Ống tiết nhụa với tế bào
biể mô (6); 7 Bó mạch dẫn;
8 Mô chuyển hóa
(Nguồn: Nguyễn Bá, 1975)
84
hóa gỗ Người ta cho rằng mô chuyển hóa có vai trò trong việc vận chuyển vật chất
giữa nhu mô và mô diệp lục
d Nội bì
Là lớp tế bào bao xung quanh mô chuyển hóa, gồm những tế bào có màng
dày, có khi có chứa tinh bột, lúc đầu những tế bào
này có thể có khung caspari, về
sau lại được thấm bần hoặc vừa thấm bần lại vừa hóa
gỗ