Nhập môn quản trị kinh doanh

7 2.5K 48
Nhập môn quản trị kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn quản trị kinh doanh 1.1.1. Kinh tế và nguyên tắc kinh tế Kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa học kinh tế là nền kinh tế, là các hoạt động kinh tế hoạt động tạo ra của cải vật chất của loài người. Nhu cầu của con người là một phạm trù thực tế và không có giới hạn trong khi các phương tiện được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu đó lại là một phạm trù có giới hạn của tự nhiên . Bởi vậy, con người phải tiết kiệm – cố gắng sử dụng các phương tiện hiện có sao cho đáp ứng các nhu cầu của mình cao nhất có thể (tính tối ưu). Quá trình ra quyết định về sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa là điều kiện tiền đề cho mục tiêu thảo mãn nhu cầu tối ưu. Quy luật khan hiếm biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên vô hạn của con người và khả năng có giới hạn của của các người lực để đáp ứng nhu cầu đó. Quy luận này tồn tại hiển nhiên trong đời sống kinh tế của loài người với tính chất ngày càng gia tăng. Sự vận động của nó buộc mọi hoạt động kinh tế của con người không hướng vào việc sản xuất tất cả hàng hóa mà chỉ sản xuất những hàng hóa dịch vụ cần thiết. Bản thân tính kinh tế là một phạm trù khác quan. Ý nghĩa đầu tiên của nó là phải xác định được mục tiêu – tức là cái cần phải đạt được thông qua hoạt động có tính chất kinh tế là thỏa mãn các nhu cầu của con người bởi các sản phẩm vật chất và phi vật chất.

MỤC LỤC NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn quản trị kinh doanh 1.1.1. Kinh tế và nguyên tắc kinh tế Kinh tế là hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Đối tượng nghiên cứu của tất cả các môn khoa học kinh tế là nền kinh tế, là các hoạt động kinh tế - hoạt động tạo ra của cải vật chất của loài người. Nhu cầu của con người là một phạm trù thực tế và không có giới hạn trong khi các phương tiện được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu đó lại là một phạm trù có giới hạn của tự nhiên . Bởi vậy, con người phải tiết kiệm – cố gắng sử dụng các phương tiện hiện có sao cho đáp ứng các nhu cầu của mình cao nhất có thể (tính tối ưu). Quá trình ra quyết định về sản xuất và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa là điều kiện tiền đề cho mục tiêu thảo mãn nhu cầu tối ưu. Quy luật khan hiếm biểu hiện ở sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên vô hạn của con người và khả năng có giới hạn của của các người lực để đáp ứng nhu cầu đó. Quy luận này tồn tại hiển nhiên trong đời sống kinh tế của loài người với tính chất ngày càng gia tăng. Sự vận động của nó buộc mọi hoạt động kinh tế của con người không hướng vào việc sản xuất tất cả hàng hóa mà chỉ sản xuất những hàng hóa dịch vụ cần thiết. Bản thân tính kinh tế là một phạm trù khác quan. Ý nghĩa đầu tiên của nó là phải xác định được mục tiêu – tức là cái cần phải đạt được thông qua hoạt động có tính chất kinh tế là thỏa mãn các nhu cầu của con người bởi các sản phẩm vật chất và phi vật chất. Tính giới hạn ít ỏi của của cải vật chất buộc con người phải tiếp cận được các quyết định sử dụng có hiệu quả. Hành động có tính chất kinh tế, cũng giống như các hành động khác của con người, phụ thuộc vào nguyên tắc hợp lý; điều này có nghĩa là phải đạt được mục tiêu xác định với việc sử dụng tối thiểu các phương tiện cần thiết. Xét trên góc độ kinh tế, nguyên tắc hợp lý (nguyên 2 tắc tiết kiệm) được biểu hiện bằng số lượng hoặc giá trị. Khái niệm về mặt số lượng đề cập đến việc đạt được sản lượng sản phẩm lớn nhất có thể với một lượng hao phí xác định về các yếu tố sản xuất, nghĩa là tối đa hóa sản lượng (nguyên tắc tối đa) hoặc là sử dụng tiết kiệm nhất các yếu tố sản xuất để tạo ra một số lượng sản phẩm xác định, nghĩa là tối thiểu hóa các yếu tố sản xuất (nguyên tắc tối thiểu). Nguyên tắc tiết kiệm (nguyên tắc kinh tế) là một nguyên tắc thuần túy hình thức chứ không hề biểu hiện hành động hay mục tiêu hành động củ thể nào. Và, nguyên tắc này hoàn toàn không biểu hiện về mô hình mà nó chỉ mang đặc trưng hình thức thực hiện các hành vi kinh tế. Có thể khẳng định, tính kinh tế là khái niệm bên trong của mọi hoạt động có kế hoạch của con người; các hoạt động này đạt được nhờ sự chú ý nguyên tắc hợp lý (nguyên tắc kinh tế) nhằm hạn chế tính giới hạn ít ỏi của của cải vật chất trong việc đáp ứng các nhu cầu vô hạn của con người. 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học 1.1.2.1. Kinh doanh Kinh doanh là việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường nhằm mục đích kiếm lời. Người kinh doanh phải trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Hai phương thức đáp ứng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ Cung cấp theo phương thức kinh doanh: theo cách này người hay nhóm người sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thị trường theo nguyên lý tối đa hóa lợi nhuận. Những người kinh doanh chỉ tiến hành sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho nên kinh tế nếu tìm thấy ở đó cơ hội 3 kiếm lợi nhuận. Cơ hội kiếm lợi nhuận càng cao thì sức hút họ càng lớn và ngược lại. Cung cấp theo phương thức tôi đa hóa lợi ích xã hội: theo cách này người hoặc nhóm người sản xuất và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho thị trường theo nguyên lý tôi đa hóa lợi ích xã hội. Người sản xuất làm theo đơn đặt hàng của nhà nước và được nhà nước bù lỗ (nhà nước phải trả lợi nhuận cho nhà sản xuất bằng với mức lợi nhuận bình quân của xã hội) để bán hàng theo mức giá có lợi cho toàn xã hội. 1.1.2.2. Doanh nghiệp Xí nghiệp Xí nghiệp là một đơn vị kinh tế được tổ chức một các có kế hoạch để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các đặc trưng của xí nghiệp: Không phụ thuộc vào cơ chế kinh tế +Kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo thành các yếu tố đầu ra. +Nguyên tắc cân bằng tài chính. +Nguyên tắc hiệu quả. Phụ thuộc vào cơ chế kinh tế Cơ chế kế hoạch hóa tập chung Cơ chế thị trường Sở hữu tư liệu sản xuất Sở hữu công cộng Đa sở hữu Lập kế hoạch Xây dựng kế hoạch một cách thống nhất Xây dựng kế hoạch theo nhu cầu của thị trường Mục tiêu Hoàn thành nhiệm vụ được giao Tìm kiếm nguồn lực tốt nhất, rẻ nhất cung cấp sản phẩm tốt cho thị trường. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập chung xí nghiệp là một đơn vị cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Còn trong cơ chế thị trường 4 xí nghiệp được gọi là doanh nghiệp. Như vậy, Doanh nghiệp là xí nghiệp hoạt động trong nên kinh tế thị trường. Đối tượng nghiên cứu của môn học quản trị kinh doanh là hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh. 1.2. Quản trị kinh doanh với tư cách là một môn khoa học 1.2.1. Thực chất và nhiệm vụ của môn học quản trị kinh doanh Môn khoa học quản trị kinh doanh nghiên cứu trên cơ sở tri thức về tính quy luật phổ biến của sự vận động hoạt động kinh doanh để hình thành các kiến thức cụ thể về việc ra các quyết định kinh doanh cũng như tiến hành các hoạt động quản trị phù hợp với các tính quy luật của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như thế, mông quản trị kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu và phát hiện các tính quy luật vận động của các hoạt động kinh doanh cũng như trên cơ sở các quy luật kinh tế và quy luật hoạt động đã được phát hiện mà nghiên cứu các tri thức cần thiết về quản trị các hoạt động kinh doanh đó. 1.2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn học khoa học xã hội Vị trí của môn quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn khoa học xã hội: khoa học quản trị kinh doanh là một bộ phận của môn khoa học kinh tế và nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội. Cơ sở: Không chỉ dựa trên các cơ sở các thành tự tri thức mà môn kinh tế học đem lại mà còn dựa trên cơ sở tri thức của các môn khoa học khác tạo ra như các quy luật toán học, thống kê học, xã hội học Đặc trưng: Cũng như các môn khoa học ứng dụng khác, môn khoa học quản trị kinh doanh không thể giải quyết được tất cả các vấn đề từ khái quát đến cụ thể và ở nhiều lĩnh vực khác nhau cho một đội tượng cụ thể. 5 Vị trí của học phần quản trị kinh doanh: là cầu nối giữa các kiến thức lý thuyết (sinh viên đã được trang bị ở các môn khoa học cơ bản như toán học, kinh tế học, ) và các học phần khoa học trang bị những kĩ năng cụ thể cho sinh viên. Như vậy, môn học quản trị kinh doanh trang bị những kiến thức “cụ thể” đủ mức cần thiết làm cơ sở để tiếp tục phát triển kiến thức và kĩ năng chuyên sâu ở các môn khoa học cụ thể khác. 1.3. Quản trị kinh doanh với tư cách là một môn khoa học lý thuyết và ứng dụng T ính chất của đối tượng nghiên cứu của môn quản trị kinh doanh là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phức tạp, động chạm đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, tác động lẫn nhau trong mối quan hệ mang tính hệ thống. Mặt khác, xu hướng phát triển của môn khoa học quản trị kinh doanh ngày càng mang tính chồng lấn, khó phân biệt tính lý thuyết hay ứng dụng. Do đó, môn khoa học quản trị kinh doanh ngày nay mang đặc trưng cơ bản là vừa mang tính chất lý thuyết vừa mang tính ứng dụng. 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu của môn khoa học quản trị kinh doanh lý thuyết Như đã đề cập, môn khoa học quản trị kinh doanh, trước hết là môn khoa học mang tính chất lý thuyết. Để nghiên cứu môn khoa học quản trị kinh doanh mang tính đặc trưng và ở góc độ lý thuyết cần áp dụng phương pháp thực chứng. Phương pháp thực chứng tìm cách giải thích một cách khách quan tính quy luật phổ biến của các hiện tượng hay quá trình liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như quản trị của các doanh nghiệp. 6 Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có tư duy tiếp cận thực chứng – tư duy tiếp cận vấn đề chỉ trên cơ sở giải thích được tính quy luật phổ biến của nó. 1.3.2. Nguyên tắc lựa trọn của môn quản trị kinh doanh ứng dụng Đối tượng nghiên cứu của môn học quản trị kinh doanh ứng dụng là các hoạt động rất cụ thể của con người gắn với lĩnh vực kinh doanh. Mỗi con người là một thực thể có nhận thức, tư duy, tầm nhìn cụ thể. Vì thế, để nghiên cứu môn quản trị kinh doanh ứng dụng cần giả định con người là con người có lý chí biết nhận thức và hành động theo tính quy luật phổ biến. Trên cơ sở giả định đó, môn khoa học Quản trị kinh doanh tiếp tục nghiên cứu và phát triển những chi thức, kiến thức, kĩ năng cụ thể liên quan đến: -Quy luật phổ biến của thị trường như quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh. -Thái độ ứng xử của người sản xuất – kinh doanh có kĩ năng ra quyết định theo nguyên lý tối đa hóa lợi nhuận, người tiêu dung thực hiện hành vi tiêu dung theo nguyên lý tối đa hóa lợi ích,… -Mọi thành viên kinh tế đề hành động trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Những giả định này một mặt, vừa cho phép nghiên cứu và phát hiện cũng như trang bị các kiến thức, kĩ năng cơ bản cho các đối tượng liên quan song mặt khác, không thể bao hàm mọi hành vi, hoạt động rất đa dạng của con người. Để khắc phục hạn chế trong trường hợp này môn khoa học Quản trị kinh doanh không chỉ tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo phương pháp thực chứng mà rất cần kiến thức kinh doanh bằng phương pháp chuẩn tắc. Chính cách tiếp cận chuẩn tắc này đòi hỏi và cho phép có sự khác biệt nhất định trong trình bày kiến thức kinh doanh và quản trị kinh doanh trong những hoàn cảnh, môi trường cụ thể nhất định. 7 . MỤC LỤC NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. 1. Đối tượng nghiên cứu của môn quản trị kinh doanh 1. 1 .1. Kinh tế và nguyên tắc kinh tế Kinh tế là hoạt động của con người. của của cải vật chất trong việc đáp ứng các nhu cầu vô hạn của con người. 1. 1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học 1. 1.2 .1. Kinh doanh Kinh doanh là việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. doanh là hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh. 1. 2. Quản trị kinh doanh với tư cách là một môn khoa học 1. 2 .1. Thực chất và nhiệm vụ của môn học quản trị kinh doanh Môn khoa

Ngày đăng: 08/08/2014, 23:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Đối tượng nghiên cứu của môn quản trị kinh doanh

    • 1.1.1. Kinh tế và nguyên tắc kinh tế

    • 1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của môn học

      • 1.1.2.1. Kinh doanh

      • 1.1.2.2. Doanh nghiệp

      • 1.2. Quản trị kinh doanh với tư cách là một môn khoa học

        • 1.2.1. Thực chất và nhiệm vụ của môn học quản trị kinh doanh

        • 1.2.2. Vị trí của môn học quản trị kinh doanh trong hệ thống các môn học khoa học xã hội

        • 1.3. Quản trị kinh doanh với tư cách là một môn khoa học lý thuyết và ứng dụng

          • 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu của môn khoa học quản trị kinh doanh lý thuyết

          • 1.3.2. Nguyên tắc lựa trọn của môn quản trị kinh doanh ứng dụng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan