1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

các chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ppt

3 301 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Thứ nhất: Cần nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất của ODA. ODA nên được coi là nguồn lực có tính chất bổ sung chứ không thay thế nguồn lực trong nước đối với mọi cấp độ thụ hưởng và đây không phải là nguồn vốn cho không. Mặc dù có một tỷ lệ không hoàn lại (khoảng 20%) nhưng phần lớn là vốn vay (khoảng trên 80%), mà đã vay thì phải trả nợ. Vì vậy, nếu vay mà sử dụng không có hiệu quả thì gánh năng nợ quốc gia sẽ ngày càng trầm trọng, đặt quốc gia trước áp lực của sự vỡ nợ. Do đó, chúng ta cần thay đổi quan điểm nhận thức về nguồn vốn này và từ đó có kế hoạch chuẩn bị dự án và thẩm định dự án một cách cẩn thận và khoa học để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Đồng thời cần xây dựng kế hoạch trả nợ một cách chi tiết, cụ thể không tạo áp lực cho ngân sách Nhà nước Một điều cũng quan trọng nữa là cần nâng cao quyền tự chủ trong huy động và sửdụng ODA để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành và địa phương, và đểnâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. . Thứ hai: Chú ý đến lãi suất . Lãi suất vay của ODA thường là thấp nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên. Hơn nữa, đây là lãi suất vay ngoại tệ nên phải tính thêm vào lãi suất phần giảm giá của VNĐ theo công thức: lãi suất của khoản vay ngoại tệ = lãi suất ngoại tệ + sự giảm giá của nội tệ. Với cách tính toán như trên thì lãi suất vay sẽ không quá thấp như chúng ta tưởng. Vì vậy, khi đàm phán vay vốn chúng ta cần phải tính đến yếu tố trượt giá của VNĐ để thoả thuận lãi suất cho phù hợp, Thứ ba: Sử dụng ODA có chọn lọc và đa dạng hóa các nguồn vốn đối ứng. Một vấn đề quan trọng là ODA cần phải được sử dụng phù hợp và kết hợp hài hoà với các nguồn vốn đầu tư khác. Thực tế, các tranh luận chính sách chính không còn là liệu có nên thu hút ODA hay không mà vấn đề là làm cách nào để tối đa hoá các lợi ích của ODA. Do vậy, chất lượng trong thu hút ODA sẽ quan trọng hơn là sốlượng ODA. Điều này có nghĩa là việc huy động và sử dụng ODA cần phải căn cứ vào các yếu tố kinh tế - xã hội và phải đánh giá kỹ các lợi ích mang lại từ việc chuyển giao vốn, kiến thức, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cùng với việc thu hút ODA là vấn đề nguồn vốn đối ứng trong nước.Cần khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nguồn vốn ngân sách Nhà Nước, vào nguồn vốn Trung ương. Hiện nay, một số địa phương, đơn vị xem đây là nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà Nước nên xin được càng nhiều càng tốt, không quan tâm để hiệu quả sử dụng. Vì vậy, cần đa dạng hoá nguồn vốn đối ứng và chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận nguồn vốn ODA để góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng hiệu quả vốn ODA. Thứ tư: Cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA. Yêu cầu tăng tốc độ giải ngân ODA là trách nhiệm của cả bên Việt Nam và cộng đồng tài trợ. Về phía Việt Nam, chính phủ cần phải đơn giản hoá văn bản pháp lý và thủ tục liên quan đến ODA. Về phía các nhà tài trợ, hài hoà và đơn giản hoá quy trình thủ tục với chính phủ Việt Nam cũng là điều cần thiết nhằm đảm bảo tiến trình thực hiện có hiệu quả trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, rút ngắn thời gian xây dựng nhanh chóng đưa công trình vào khai thác, sử dụng là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để tận dụng thời gian ân hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Thứ năm: Tối đa hoá hiệu quả và tác động lan toả của ODA. Việc huy động và sử dụng ODA phải dựa trên sự đánh giá tương quan giữa chi phí và lợi ích của các chương trình và dự án để đảm bảo rằng các chương trình và dự án này có hiệu quả cao, tạo ra tác động lan toả tối đa và đóng góp vào phát triển kinh tế. Một vấn đề quan trọng nữa là tránh việc sử dụng tràn lan và dàn trải vốn ODA, dẫn đến gánh nặng nợ cho đất nước. Hiệu quả của ODA phải được đặt trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Hơn nữa, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng ngành và địa phương phải được xem xét để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Thứ sáu: Mở rộng diện thụ hưởng ODA tới khu vực tư nhân để thực hiện các chương trình và dự án phục vụ các lợi ích công cộng. Huy động sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng là một cách quan trọng để đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng công khai, minh bạch, có hiệu quả, và tránh được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.Bên cạnh đó là rà soát lại toàn bộ hoạt động của các ban quản lí các dự án, nghiên cứu chuyển các ban quản lí dự án sang mô hình doanh nghiệp doanh nghiệp tư vấn dự án hoạt động theo luật doanh nghiệp. Thứ bảy: Xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA. Phân cấp quản lý và sử dụng ODA là tiến trình không thể đảo ngược trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vấn đề quan trọng là Việt Nam cần phải xác định được phân cấp đến mức độ nào và những dự án nào cần được phân cấp. Từ cách nhìn này, những kết quả và kinh nghiệm phân cấp trong thời gian qua cần được xem xét. Một hệ thống các tiêu chí cho việc phân cấp ODA bao gồm thời gian và chi phí thực hiện dự án, năng lực quản lý ODA và hiệu quả hoạt động cũng cần phải được xây dựng. Thứ tám : Tăng cường theo dõi và quản lý ODA. Giải pháp này bao gồm: (i) đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, đơn giản và minh bạch của hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng ODA; (ii) tăng cường nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ; (iii) đẩy nhanh cải cách hành chính và hiệu quả hành chính nhà nước; (iv) nâng cao đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo lại cán bộ quản lý dự án; (v) hoàn thiện chính sách tài chính đối với ODA bao gồm thực hiện quản lý nợ nước ngoài và đảm bảo chính sách thuế thông thoáng đối với các hương trình và dự án ODA; (vi) tăng cường quản lý vốn ODA theo Luật ngân sách. Để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, hệ thống văn bản pháp quy phải được thay đổi theo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao, quy định trách nhiệm giữa các cơ quan phải thật rõ ràng, bổ xung những nội dung còn thiếu như quy chế mua sắm trong khi thực hiện dự án, quy chế sử dụng công sản sau dự án, cơ chế tạo lập nguồn vốn đối ứng, cơ chế kiểm tra, kiểm soát… Bên cạnh đó phải có những quy định thật cụ thể các đầu mối giải quyết công việc ở các bộ, các địa phương. Ngoài ra sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng sẽ bảo đảm việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả, phòng và chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng Thứ chín: Xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ .ODA gắn với mục tiêu chính trị và lợi ích kinh tế của nhà tài trợ vì vậy cần hợp tác xây dựng và cùng chia sẻ trách nhiệm trong cung cấp và tiếp nhận ODA. . huy động và sử dụng ODA phải dựa trên sự đánh giá tương quan giữa chi phí và lợi ích của các chương trình và dự án để đảm bảo rằng các chương trình và dự án này có hiệu quả cao, tạo ra tác động. quả, và tránh được thất thoát, lãng phí và tham nhũng.Bên cạnh đó là rà soát lại toàn bộ hoạt động của các ban quản lí các dự án, nghiên cứu chuyển các ban quản lí dự án sang mô hình doanh nghiệp. này và từ đó có kế hoạch chuẩn bị dự án và thẩm định dự án một cách cẩn thận và khoa học để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Đồng thời cần xây dựng kế hoạch trả nợ một cách

Ngày đăng: 08/08/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w