Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Ông Huỳnh Thế Du: Thân chào các bạn, Nói một cách ngắn gọn, theo tôi, lạm phát ở Việt Nam là do yếu tố tiền tệ do chi tiêu công quá mức và phân bổ vốn thiên lệch ở khu vực thị trường (doanh nghiệp). Điều này có thể giải thích cụ thể như sau: Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên nhân gây ra lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền kinh tế (nguyên nhân chủ quan), nhưng căn nguyên của lạm phát chính là yếu tố tiền tệ. Điều này được hiểu một cách đơn giản qua ví dụ năm ngoái trong nền kinh tế có 100 đơn vị hàng hóa và 100 đồng tiền thì giá 1 hàng hóa là 1 tiền. Năm nay, do tăng trưởng kinh tế 10% nên nền kinh tế có 110 đơn vị hàng hóa. Do những yếu tố khác nhau (chủ yếu vẫn là việc gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương) mà nền kinh tế có đến 121 đơn vị tiền. Kết quả là giá 1 hàng hóa bằng 1,1 tiền hay lạm phát là 10%. Ngoài yếu tố tiền tệ, trong ngắn hạn, lạm phát cũng có thể do cầu kéo hay chi phí đẩy. Một ví dụ đơn giản nhất của cầu kéo là những gói kích thích kinh tế của chính phủ. Với một kế hoạch chi tiêu lớn được đưa ra sẽ làm cho tổng cầu của nền kinh tế gia tăng dẫn đến mức giá gia tăng trong ngắn hạn. Sự nóng lên bất thường của các thị trường tài sản (chứng khoán , bất động sản ) cũng có thể gây ra lạm phát cầu kéo do nhiều người trở nên giàu có bất thường sẽ gia tăng mức chi tiêu rất lớn của mình dẫn đến tăng tổng cầu của cả nền kinh tế tăng. Đối với lạm phát chi phí đẩy, ví dụ dễ nhìn thấy nhất là do một cú sốc cung nào đó mà làm cho nguồn cung khan hiếm hay giá nguyên liệu đầu vào đột ngột tăng lên làm cho mức giá chung của cả nền kinh tế tăng lên tưc thì. Ví dụ hay được nhắc tới trogn tình huống này là cuộc khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới ở thập niên 1970. Tuy nhiên, nếu có chính sách tiền tệ hợp lý sao cho mức tăng cung tiền trong nền kinh tế phù hợp với mức tăng của hàng hóa thì tác động của lạm phát do cầu kéo hay chi phí đẩy sẽ không kéo dài. Căn cứ vào những lập luận trên và số liệu thực tế sẽ thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát của Việt Nam không phải do các yếu tố bên ngoài. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường so với các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều kiện tương tự. Ở các nước này, nhìn chung mức lạm phát luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP (cụ thể là hầu hết đều dưới 5%), trong khi từ năm 2004 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Cá biệt năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP; và chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã gần 2 con số. Rất khó thuyết phục để có thể nói rằng lạm phát ở Việt Nam là do các yếu tố khách quan vì nếu là bên ngoài thì hầu hết các nước cũng phải chịu tác động như nhau chứ tại sao chỉ có mình Việt Nam là cao bất thường. Tóm lại, nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam, theo tôi, chính là yếu tố tiền tệ. Mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng nhà nước chỉ nền tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế nhưng tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35- 40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng như phân tích dưới đây. Thứ hai, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu vực thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí khoảng 4 tỷ đô la trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đối với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, không ít trong số họ chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán ) hay tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ không phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Điều đáng quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này không chỉ có các ngân hàng hay tổ chức tài chính riêng của mình mà còn có quan hệ chặt chẽ với không ít các tổ chức tài chính ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác. Điều này làm cho các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và một phần không nhỏ nguồn vốn được đưa vào các hoạt động kinh doanh có tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày. Thứ ba, việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Như nhiều lần tôi đã phân tích, khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút. Sự lãng phí tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn thiệc lệch như trên còn dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại cộng với việc định giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày một căng thẳng hơn. Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn cùng với lạm phát luôn ở mức rất cao. Ông Nguyễn Đình Cung: Như chúng ta đều biết, cắt giảm đầu tư nhà nước, cắt giảm chi tiêu ngân sách, giảm thâm hụt ngân sách là một trong số các giải pháp cơ bản để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Như trên tôi đã trình bày, nguyên nhân sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư nhà nước còn thấp. Còn mở rộng tài khóa, làm tăng tổng cầu là một trong những nguyên nhân trực tiếp. Vì vậy, nếu chỉ cắt giảm đầu tư mà chưa có những giải pháp đổi mới quản lý, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư thì mới chỉ giải quyết được nguyên nhân trước mắt mà chưa khắc phục được nguyên nhân cơ bản của nó. Vì vậy, theo tôi đồng thời với việc rà soát, cắt giảm đầu tư như hiện nay đang làm ở các bộ, ngành và các địa phương thì Chính phủ cần đồng thời nghiên cứu, xây dựng để trong một hai năm tới đây sẽ thực hiện một cơ chế mới về phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư nhà nước, trong đó mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả của đầu tư nhà nước nói chung và của từng dự án nói riêng. Đây có lẽ cũng là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hinh tăng trưởng như Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra. Tại sao chúng ta không nghĩ đến nguyên nhân sâu xa của việc tăng giá hay cái gốc của sự việc là lạm phát và các vấn đề liên quan? Phía Bộ Công thương cho rằng giá tăng là do đầu cơ trục lợi, găm hàng của tiểu thương. Theo suy nghĩ cá nhân, sự chênh lệch giữa cung - cầu, tiền - hàng gây ra lạm phát mới là nguyên nhân chính mà chúng ta cần giải quyết. Việc cảnh báo tình trạng lạm phát của VN có nguy cơ trở thành lạm phát phi mã mặc dù theo báo cáo CPI của VN 8 tháng đầu năm là 5,08% nhưng thực tế thời gian qua CPI đã tăng rất nhanh. Thiết nghĩ, sự đồng loạt lên giá của các mặt hàng phần (không tính các mặt hàng lên giá do "tát nước theo mưa") phần nào cũng đã nói lên được vấn đề. Thực tế thời gian qua miền Trung đã gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra phần nào đã đã làm tăng sự chênh lệch giữa tiền - hàng, cung - cầu trong nước làm tăng tình trạng lạm phát ở nước ta. Có vài ý kiến cũng cho rằng vì sao ở các siêu thị giá cả lại tăng ít hơn so với các chợ, theo suy nghĩ cá nhân là do siêu thị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách bình ổn giá hơn chợ và mức giá trung bình ở các chợ mới thực sự nói lên giá trị của đồng tiền hay nói đúng hơn đồng tiền đã không thể hiện đúng số lượng hàng hóa trên thị trường lúc này. Việc chúng ta cần làm lúc này là vẫn áp dụng chính sách bình ổn giá, tuy nhiên phải cần xác định trước đó chỉ là giải pháp tình thế. Trước tiên, phải nhanh chóng cân đối giữa tỉ lệ cung - cầu, tiền - hàng bằng cách Nhà nước kiểm tra chặt chẽ việc in tiền và lượng tiền đưa vào thị trường kết hợp biện pháp kích cầu phát triển doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng có mức giá tăng cao so với các mặt hàng khác, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng nguồn hàng trong nước đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu có nhu cầu thị trường cao sau đó là các mặt hàng có mức tăng giá (tất nhiên là giá thực) lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải cân nhắc khi vay vốn ODA dù nó cần thiết nhưng lại liên quan đến các điều khoản mậu dịch và quan trọng là nó có thể làm tăng lượng hàng từ ngoài nhập vào vì suy cho cùng nước cho vay vốn ODA cũng phải tính đến các điều khoản mà có lợi cho họ. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát Ông Bá cho rằng, xét một cách đầy đủ, lạm phát ở Việt Nam là do cơ cấu kinh tế khá lạc hậu. Tăng trưởng của ta là tăng trưởng theo chiều rộng, dựa vào vốn đầu tư, ít dựa vào kinh tế tri thức, khoa học công nghệ. Đồng vốn đầu tư của ta hiệu quả chưa cao, thậm chí có những đồng vốn không hiệu quả. Muốn không có lạm phát hoặc lạm phát ở mức thấp, phải tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu tư. Nếu không lạm phát là vấn đề tương đối thường trực. “Có thể hôm nay bằng biện pháp này khác ta kìm chế được lạm phát nhưng rồi nó sẽ bùng lại bất cứ lúc nào. Phải kết hợp giữa tăng trưởng theo chiều rộng và tăng trưởng theo chiều sâu, phải chú trọng đến việc tăng hàm lượng khoa học công nghệ, tri thức lên”- Ông nói. Theo ông Bá, một trong những điều làm nền kinh tế kém hiệu quả chính là việc thất thoát, tham nhũng từ đầu tư công. Vì vậy cần tiếp tục tăng cường kỷ luật tài chính trong đầu tư công theo hướng minh bạch, khách quan và hiệu quả. . Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động thấp. Ông Huỳnh Thế Du: Thân chào các bạn, Nói một cách ngắn gọn, theo tôi, lạm phát ở Việt Nam là do yếu. chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Như trên tôi đã trình bày, nguyên nhân sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư nhà nước còn thấp. Còn mở rộng tài khóa, làm tăng tổng cầu là. ta hiệu quả chưa cao, thậm chí có những đồng vốn không hiệu quả. Muốn không có lạm phát hoặc lạm phát ở mức thấp, phải tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu tư.