1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thực trạng thương hiệu việt trên trường quốc tế potx

2 293 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Thực trạng của thương hiệu Việt Nam tại thị trường quốc tếTác giả: HỶ A QUANG Sinh viên trường ĐH Gia Định Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng..

Trang 1

Thực trạng của thương hiệu Việt Nam tại thị trường quốc tế

Tác giả: HỶ A QUANG Sinh viên trường ĐH Gia Định

Trong những năm gần đây, giá trị xuất khẩu của Việt Nam không ngừng gia tăng Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như: Càphê, gạo, da dầy, dệt may đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu xuất khẩu Tuy nhiên, thương hiệu của hàng Việt Nam lại chưa được thị trường thế giới biết đến

Ở đâu ta cũng bắt gặp hàng Việt Nam do người Việt Nam làm, tốt hẳn hoi mà không ai công nhận đó là hàng Việt Nam

Chúng ta xuất khẩu nhiều chủng loại hàng hoá Nông sản có gạo, cà phê, điều, tiêu, chè , lâm sản có gỗ, bột giấy, đồ gỗ gia dụng thậm chí chúng ta đã xuất khẩu linh kiện điện tử, phần mềm tin học nhưng điều đáng nói ở đây là gần như chỉ có một số mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam

1 Giá trị của thương hiệu bị đánh giá thấp

Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ để khai thác trong nước là chính, xuất khẩu thì không hiệu quả vì chưa có tiếng tăm gì, chưa ai biết đến Riêng với mặt hàng may mặc xuất khẩu thì không thể

sử dụng thương hiệu Việt Nam vì chẳng ai mua, nếu có mua thì mua với giá rất thấp không tương xứng với chất lượng chúng ta làm

Ngay tại thị trường Campuchia, một thị trường được đánh giá là rất dễ xâm nhập, thì hàng Việt Nam lại tốt đến mức bị nhầm với hàng Thái Lan! Ở đây, hàng hoá Việt Nam, đặc biệt

là nguyên vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng chiếm tới 40-50% thị phần nhưng phần lớn người tiêu dùng Campuchia không có ý niệm gì về hàng Việt Nam, họ không ý thức được rằng họ đang dùng hàng Việt Nam Theo ông Prak Nork - Cục trưởng trưởng Cục xúc tiến xuất khẩu

Campuchia thì có những hàng hoá Việt Nam quá tốt làm cho người Campuchia nghĩ rằng chỉ có Thái Lan mới có khả năng sản xuất những những mặt hàng như vậy Không biết doanh nghiệp Việt Nam nên buồn hay vui trước lời nhận xét của ông PrakNork đây? Thực tế này không chỉ đặt

ra yêu cầu đối với việc khuyếch trương thương hiệu của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp mà còn động chạm tới vấn đề thương hiệu quốc gia

2 Bị mất bản quyền thương hiệu

Bên cạnh đó, trong khi các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu bằng thương hiệu Việt Nam còn dừng lại ở những con số khiêm tốn vì chúng ta chưa còn nhiều thương hiệu uy tín thì lại xảy

ra tình trạng thương hiệu Việt Nam bị "đánh cắp hợp pháp" ở một số nơi.

Cà phê Trung Nguyên sau khi vượt qua rất nhiều khó khăn để bước đầu chen chân được vào thị trường Mỹ thì gần như ngay lập tức một thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng với màu nâu ấy, logo ấy được đăng ký bảo hộ tại văn phòng sáng chế và bảo hộ Mỹ (USPTO) Và tiếc thay người đăng ký thương hiệu này lại không phải là đại diện của cà phê Trung Nguyên Việt Nam mà là công ty Lifefil Cooperation của bang Carlifornia Ít lâu sau Tổng công ty dầu khí Việt Nam cũng

đã bị đẩy vào nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ khi thương hiệu Petro Việt Nam được một công ty tại Mỹ là Nguyên Lai đăng ký bảo hộ tại USPTO Văn phòng sáng chế vào bảo hộ

Mỹ đang chờ những phản ứng từ phía Việt Nam trước khi đưa ra quyết định cuối cùng Thậm chí ngay tại thị trường Trung Quốc láng giềng, công ty sản xuất giầy dép Bình Tiên đã phải rất vất

vả mới đòi lại được thương hiệu Biti’s bị một công ty ở Côn Minh chiếm dụng Rõ ràng thương hiệu của chúng ta bị đánh cắp nhưng theo lí luận của những người đánh cắp thì lỗi là ở chúng ta

Trang 2

Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế cho sản phẩm của mình trước khi mang chuông đi đánh xứ người Vì thế việc đòi lại các thương hiệu đã gặp rất nhiều khó khăn

Qua thực tế trên đòi hỏi vai trò của thương hiệu cần được xem xét cụ thể hơn, dưới nhiều góc độ

và có những biện pháp cụ thể như: bảo hộ, quảng bá, khuyếch trương thương hiệu Việt Nam nói chung và thương hiệu của từng doanh nghiệp, từng ngành hàng nói riêng một cách hiệu quả Bài toán thương hiệu đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp, các trung tâm xúc tiến thương mại và nhà nước cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm xây dựng chương trình xây dựng và phát triển các thương hiệu quốc gia và quốc tế

3 Năng lực cạnh tranh của thương hiệu việt còn yếu

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thương hiệu Việt Nam vẫn được biết đến rất ít ở thị trường thế giới Không những thế, càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thương hiệu hàng hóa Việt Nam càng bộc lộ những bất cập lớn như: bị lép vế trước các thương hiệu nước ngoài trên chính thị trường nội địa và vẫn tiếp tục phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian hoặc dưới dạng gia công cho các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài; bị đối thủ cạnh tranh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, khai thác một cách bất lợi trên thị trường thế giới Vì thế, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp sẽ nâng cao giá trị hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh, vị thế hàng hóa Việt Nam góp phần thúc đẩy xuất khẩu Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ thương hiệu Việt vẫn còn lép vế vì các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, lại rất ít kinh nghiệm xây dựng thương hiệu Bên cạnh đó,

do tập quán kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến bán hàng có thương hiệu của riêng mình Trong khi đó, việc xây dựng thương hiệu ở thị trường trong nước vốn đã khó khẳng định tên tuổi thì ở thị trường nước ngoài càng khó hơn vì sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam còn phải cạnh tranh khốc liệt với các nước khác.

Ngày đăng: 08/08/2014, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w