ÔN TẬP CHƯƠNG IV (Đề 1) Vật lí 12 (Thời gian làm bài: 45 phút) Họ và tên: …………………………………………………… Lớp: …………………. Câu 1. Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa A. điện trường và từ trường. B. hiệu điện thế và cường độ điện trường. C. điện tích và dòng điện. D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường. Câu 2. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 10pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 1mH . Tần số của dao động điện từ riêng trong mạch sẽ là: A. ~ 19,8Hz. B. ~ 6,3.10 7 Hz. C. ~ 0,05Hz. D. ~ 1,6MHz. Câu 3. Năng lượng điện trường trong tụ điện của một mạch dao động biến thiên A. điều hòa theo thời gian với chu kì 2T. B. điều hòa theo thời gian với chu kì T. C. điều hòa theo thời gian với chu kì T/2. D. không điều hòa theo thời gian. (T là chu kì biến thiên của điện tích của tụ điện) Câu 4. Đại lượng nào dưới đây của một mạch dao động không lí tưởng có thể coi như không thay đổi theo thời gian? A. Biên độ. B. Năng lượng điện từ. C. Chu kì dao động riêng. D. Pha dao động. Câu 5. Dao động điện từ nào dưới đây xảy ra trong một mạch dao động có thể có biên độ giảm dần theo thời gian? A. Dao động điện từ riêng. B. Dao động điện từ cưỡng bức. C. Dao động điện từ duy trì. D. Dao động điện từ cộng hưởng. Câu 6. Trong hiện tượng nào dưới đây chắc chắn không có sự tỏa nhiệt do hiệu ứng Jun – Len-xơ? A. Dao động điện từ duy trì. B. Dao động điện từ cưỡng bức. C. Dao động điện từ cộng hưởng. D. Dao động điện từ riêng của mạch dao động lí tưởng. Câu 7. Dòng điện xoay chiều (có tần số 50 Hz) chạy trong một mạch điện R,L,C mắc nối tiếp (có C = 20 F và L = 0,1H) có thể coi như A. dao động điện từ riêng của mạch. B. dao động điện từ cưỡng bức trong mạch. C. dao động điện từ duy trì trong mạch. D. dao động điện từ cộng hưởng trong mạch. Câu 8. Khi có sự cộng hưởng điện từ trong một mạch dao động không lí tưởng thì A. không có sự tiêu hao năng lượng trong mạch. B. sự tiêu hao năng lượng trong mạch là nhỏ nhất. C. sự tiêu hao năng lượng trong mạch là lớn nhất. D. sự tiêu hao năng lượng trong mạch ở mức trung bình. (Cho rằng biên độ của suất điện động cưỡng bức được giữ không đổi) Câu 9. Một dòng điện một chiều không đổi chạy trong một dây kim loại thẳng. Xung quanh dây dẫn A. có điện trường. B. có từ trường. C. có điện từ trường. D. không có trường nào cả. Câu 10. Tìm câu phát biểu sai. A. Điện trường và từ trường đều tác dụng được lực lên điện tích đứng yên. B. Điện trường và từ trường đều tác dụng được lực lên điện tích chuyển động. C. Điện từ trường tác dụng được lực lên điện tích đứng yên. D. Điện từ trường tác dụng được lực lên điện tích chuyển động. Câu 11. Chỉ ra câu phát biểu sai. Xung quanh một điện tích dao động A. có điện trường. B. có từ trường. C. có điện từ trường. D. không có trường nào cả. Câu 12. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ ? A. mang năng lượng. B. là sóng ngang. C. bị nhiễu xạ khi gặp vật cản. D. truyền được trong chân không. Câu 13. Chọn câu phát biểu đúng. A. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường cùng pha với dao động của từ trường. B. Trong sóng điện từ, dao động của từ trường trễ pha 2 so với dao động của điện trường. C. Trong sóng điện từ, dao động của từ trường trễ pha so với dao động của điện trường. D. Tại mỗi điểm trên phương truyền của sóng điện từ, thì dao động của cường độ điện trường E đồng ha với dao động của từ cảm B. Câu 14. Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ A. vài nghìn mét. B. vài trăm mét. C. vài chục mét. D. vài mét. Câu 15. Trong việc nào sau đây, người ta dùng sóng vô tuyến để truyền tải thông tin ? A. Nói chuyện bằng điện thoại. B. Xem truyền hình cáp. C. Xem băng viđêô. D. Điều khiển tivi từ xa. Câu 16. Trong thiết bị điện tử nào dưới đây có một máy thu và một máy phát sóng vô tuyến ? A. Máy vi tính. B. Máy điện thoại thường dùng. C. Máy điện thoại di động. D. Cái điều khiển tivi. Câu 17. Trong việc truyền thanh vô tuyến trên những khoảng cách hàng nghìn kilômet, người ta thường dùng các sóng vô tuyến có bước sóng vào cỡ A. vài mét. B. vài chục mét. C. vài trăm mét. D. vài nghìn mét. Câu 18. Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có tần số vào khoảng A. vài kilôhec. B. vài mêgahec. C. vài chục mêgahec. D. vài nghìn mêgahec. Câu 19. Tần số dao động điện từ trong mạch dao động (LC) được xác định bởi biểu thức A. 1 f LC B. 2 f LC C. 1 2 f LC D. 1 2 f LC Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường ? A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy. B. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy. C. Điện trường xoáy là điện trường mà các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức của từ trường. D. Từ trường xoáy là từ trường mà các đường cảm ứng từ bao quanh các đường sức điện trường. . ÔN TẬP CHƯƠNG IV (Đề 1) Vật lí 12 (Thời gian làm bài: 45 phút) Họ và tên: …………………………………………………… Lớp: ………………… kì T/2. D. không điều hòa theo thời gian. (T là chu kì biến thiên của điện tích của tụ điện) Câu 4. Đại lượng nào dưới đây của một mạch dao động không lí tưởng có thể coi như không thay đổi. cộng hưởng trong mạch. Câu 8. Khi có sự cộng hưởng điện từ trong một mạch dao động không lí tưởng thì A. không có sự tiêu hao năng lượng trong mạch. B. sự tiêu hao năng lượng trong mạch là nhỏ