Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
177,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 I. Khái niệm cung cầu tiền tệ: 3 1. Cầu tiền: 3 2. Cung tiền: 3 II. Khái niệm cung cầu hàng hóa: 5 1. Cầu hàng: 5 2. Cung hàng: 5 III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa: 6 1. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa: 6 2. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiền 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 7 I. Sự lệch lạc của quan hệ cung – cầu gây lạm phát 7 II. Thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên và xu hướng diễn biến của lãi suất 8 III. Thúc đẩy chu chuyển ngoại tệ giảm sức ép cầu ngoại tệ 9 IV. Cân bằng cung cầu tiền tệ ở Việt Nam hiện nay: 10 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP 13 I. Những biện pháp cơ bản chiến lược 13 II. Những biện pháp cấp bách trước mắt 14 III. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TIẾT QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ 15 1. Nghiệp vụ thị trường mở 15 2. Chính sách chiết khấu 16 3. Dự trữ bắt buộc 17 4. Kiểm soát hạn mức tín dụng 18 5. Quản lý lãi suất của các ngân hàng thương mại 18 KẾT LUẬN 19 1 LỜI NÓI ĐẦU Tiền tệ là những phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản suất và lưu thông hàng hoá. Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, cũng như trên phạm vi quốc tế; đặc biệt trong nền kinh tế thị trường nền kinh tế được tiền tệ hoá cao độ. Trong nền kinh tế tiền tệ là phương tiện trao đổi khi nó được dùng để mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoài nước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quá trình trao đổi trực tiếp (hàng đổi hàng). trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao. Bởi vì, người mua người bán phải tìm được những người trùng hợp với mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ là môi giới trung gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họ cần. Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lao động. 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm cung cầu tiền tệ: 1. Cầu tiền: Cầu tiền tệ là tổng khối lượng tiền mà các tổ chức và cá nhân cần có để thỏa mãn các nhu cầu. Nhu cầu tiền tệ không trực tiếp quyết định mức tiền tệ cung ứng vì mức tiền cung ứng nhiều hay ít phụ thuộc vào quyết định của NHTW, mà nó chỉ có tác động gián tiếp đến mức cung tiền thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, lãi suất… Nhìn chung, trong nền kinh tế có hai nhu cầu lớn chi phối nhu cầu tiền đó là nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng. Rõ ràng, nền kinh tế muốn phát triển được thì đòi hỏi các chủ thể cần gia tăng đầu tư, tạo thêm nhiều của cải vật chất. Khi nhu cầu đầu tư càng tăng thì đòi hỏi nhu cầu tiền dành cho đầu tư càng lớn. Nhu cầu tiền dành cho đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất tín dụng và tỷ suất sinh lời từ hoạt động đầu tư và chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. Đặc biệt, Nhà nước có thể khuyến khích các chủ thể gia tăng đầu tư bằng việc sử dụng công cụ lãi suất và chính sách thuế, chính sách chi tiêu công cộng. Việc Nhà nước khuyến khích hay hạn chế nhu cầu đầu tư còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển quá “nóng” hoặc khi đang lạm phát cao thì cần hạn chế khối lượng tiền trong lưu thông, vì thế có thể làm giảm nhu cầu đầu tư của các chủ thể. Nhu cầu tiêu dùng tăng hay giảm cũng phụ thuộc nhiều vào mức thu nhập và lãi suất. Nhìn chung, nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu đầu tư gia tăng sẽ làm thu nhập của các chủ thể tăng lên. Điều đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế, làm gia tăng nhu cầu tiền cho tiêu dùng. Mặt khác, lãi suất cũng là một trong những yếu tố tác động tới nhu cầu tiêu dùng. Nếu lãi suất cho vay tiêu dùng càng tăng thì nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm và ngược lại. 2. Cung tiền: Cung tiền tệ là khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế. Nói cách khác, mức cung tiền tệ là toàn thể khối tiền đã đƣợc cung cấp cho nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Mức cung tiền tạo thành khối tiền tệ (Monetary Block) và bao gồm các thành phần sau: Tiền giao dịch (M1): Là khối tiền có tính “lỏng” cao nhất trong các khối tiền, nó bao gồm: - Tiền mặt (Tiền pháp định/giấy bạc ngân hàng trung ương): có tính lỏng cao nhất. Tiền mặt do Ngân hàng trung ƣơng (ở Việt Nam gọi là NHNN) phát hành. Các chi tiết về mệnh giá, tên gọi, quy ước giá trị của đồng tiền đều được quy định bằng luật. - Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn - Các thẻ thanh toán - Ngoại tệ tự do chuyển đổi 3 - Vàng - Séc các loại - Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán Khối M2: Gồm những phương tiện có tính “lỏng” thấp hơn khối M1, nó bao gồm: - M1 - Tiền gửi có kỳ hạn. Khối M3: Có tính lỏng thấp nhất. Nó bao gồm: - M2 - Thương phiếu - Tín phiếu - Cổ phiếu Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là: Số lượng các phương tiện thanh toán đƣợc phát hành từ ngân hàng Các phương tiện thanh toán được phát hành từ doanh nghiệp Các phương tiện thanh toán được phát hành từ chính phủ Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế - Ngân hàng trung ương (NHTW): NHTW là cơ quan độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng cho nền kinh tế. Cơ sở để NHTW quyết định việc cung ứng tiền: Tốc độ phát triển kinh tế, Tỷ lệ lạm phát, Tình trạng của cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế, Chính sách động viên và phân phối các nguồn lực tài chính của nhà nước. - Ngân hàng trung gian (chủ yếu là NHTM): cung ứng cho nền kinh tế loại bút tệ thông qua cơ chế tín dụng tạo tiền. - Các chủ thể khác. Ngoài NHTW và các NHTM các chủ thể khác như nhà nước, doanh nghiệp có thể cung ứng cho nền kinh tế những phƣơng tiện chuyển tải giá trị có thể thay thế cho tiền trong một số chức năng. Tóm lại: NHTW là chủ thể quan trọng nhất. Tuy giấy bạc không phải là thành phần duy nhất trong khối tiền tệ nhƣng giấy bạc là thành phần chi phối quyết định các thành phần khác của khối tiền. Đồng thời NHTW nắm trong tay các công cụ thực thi chính sách tiền tệ, do đó có thể tác động đến việc cung ứng tiền của các chủ thể khác. 4 II. Khái niệm cung cầu hàng hóa: 1. Cầu hàng: Cầu hàng là nhu cầu về hàng hóa có khả năng thanh toán. Như vậy, cầu và nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Chỉ những nhu cầu về hàng hóa mà có khả năng thanh toán thì mới là cầu. Ảnh hưởng đến cầu có những nhân tố sau đây: - Nhu cầu mua sắm: nhu cầu mua sắm mà càng tăng lên thì cầu càng có khả năng tăng lên và ngược lại. - Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì cầu càng tăng lên và ngược lại. - Giá cả hàng hóa: giá cả hàng hóa càng tăng lên thì cầu về hàng hóa đó càng giảm và ngược lại. - Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa: Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa mà phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì cầu về hàng hóa đó tăng lên và ngược lại. - Giá cả của hàng hóa thay thế: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về thịt heo. Mặt hàng thay thế thịt heo là thịt bò. Nếu giá thịt bò mà tăng đột biến trên thị trường thì cầu về thịt heo sẽ tăng lên. - Giá cả của hàng hóa bổ trợ: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về xe gắn máy. Mặt hàng bổ trợ cho xe gắn máy là xăng. Nếu giá xăng tăng mạnh trên thị trường thì cầu về xe gắn máy sẽ giảm xuống. - Những dự kiến của người tiêu dùng về giá cả của hàng hóa trong tương lai: nếu người tiêu dùng cho rằng, trong tương lai, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, thì cầu về hàng hóa đó trong hiện tại sẽ tăng lên. 2. Cung hàng: Cung hàng là số lượng hàng hóa có mặt trên thị trường hoặc có khả năng chuyển đến thị trường. Như vậy cung và sản xuất có liên quan với nhau, nhưng không phải là một. Cung và sản xuất có thể chênh lệch nhau. Ví dụ trường hợp nhập khẩu: cung lớn hơn sản xuất. Ảnh hưởng đến cung có những nhân tố sau đây: - Giá cả các yếu tố đầu vào: giá cả các yếu tố đầu vào mà tăng lên thì cung về hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. - Trình độ công nghệ: công nghệ càng hiện đại thì cung về hàng hóa được sản xuất ra càng tăng lên và ngược lại. - Số lượng người sản xuất: số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung về hàng hóa càng tăng lên và ngược lại. - Giá cả của hàng hóa có cùng sử dụng vật liệu chính. Ví dụ: xét cung về giường gỗ. Mặt hàng cũng sử dụng gỗ làm vật liệu chính là tủ gỗ. Nếu giá tủ gỗ giảm mạnh trên thị trường. Sản xuất tủ gỗ có hiệu quả thấp, thậm chí lỗ vốn. 5 Người sản xuất sẽ chuyển sang sản xuất giường gỗ nhiều hơn. Cung về giường gỗ sẽ tăng lên. - Chính sách thuế của chính phủ: Thuế về mặt hàng nào đó tăng lên thì cung về mặt hàng đó giảm đi và ngược lại. III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa: 1. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa: Cầu hàng hóa càng cao- cầu tiền càng cao tuy nhiên trong mối quan hệ này, ảnh hưởng của cung tiền lên cung cầu hàng quan trọng và chủ yếu hơn cầu tiền lên cung cầu hàng. Cung tiền tăng thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng từ đó cung hàng hóa tăng cầu hàng hóa cũng tăng tuy nhiên khi cung tiền đạt đến một mức độ nào đó sẽ đẩy lạm phát tăng lên khiến giá hàng hóa ngày càng tăng và đẩy cầu hàng hóa đến giai đoạn nào đó sẽ ko tăng nữa mà đứng yên và có xu hướng co lại cầu hàng giảm kéo theo cung hàng cũng giảm tương ứng để đạt tới điểm cân bằng cung tiền giảm thì hiệu quả ngược lại 2. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiền Mối quan hệ giữa cung cầu tiền và cung cầu hàng hóa là mối quan hệ biện chứng trong đó, cung cầu tiền đóng vai trò quyết định cung cầu hàng hóa do cung tiền do chính sách của NHNN quyết định nhưng ngược lại cung cầu hàng hóa cũng tác động trở lại cung cầu tiền do các chính sách tiền tệ của NHNN có hiệu quả hay ko thực tiễn hay không là phải dựa trên cơ sở tình trạng cung cầu hàng hóa hiện tại không thể xa rời thực tế. 6 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI LIÊN HỆ TIỀN TỆ VÀ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM I. Sự lệch lạc của quan hệ cung – cầu gây lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,93% so với tháng 7.2011. Mặc dù mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm lại, nhưng nếu tính bình quân trong 8 tháng qua thì chỉ số này là 17,64%. Như vậy, tuy chỉ số giá tiêu dùng có tăng chậm hơn các tháng trước nhưng mức độ khó khăn của người dân vẫn tiếp tục tăng lên. Đặc biệt là những hàng hóa, sản phẩm liên quan trực tiếp đến mỗi người dân là nông, lâm, thủy sản và hàng công nghiệp đều có mức tăng cao. Nhiều ý kiến cho rằng giá hàng hóa, dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do động lực giảm giá từ việc xăng giảm 500 đồng/lít chưa thể tác động đến diễn biến thị trường. Hiện đang trong thời điểm mưa lũ hàng năm nên nhiều khả năng giá lương thực, hàng hóa sinh hoạt sẽ tăng trên một số địa bàn. Dịch bệnh trên vật nuôi chưa được khống chế hoàn toàn cũng tác động tới tâm lý tiêu dùng làm tăng giá thực phẩm thay thế. Ngoài ra, nhu cầu đi lại và nhu cầu đối với một số hàng hóa, dịch vụ mùa khai giảng, Tết Trung thu, tỷ giá có xu hướng tăng, giá vàng vẫn ở mức cao và còn diễn biến phức tạp, tâm lý kỳ vọng lạm phát trước việc tăng lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp cũng là những nhân tố gây sức ép tăng giá thị trường. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất đến giá hàng hóa là chi phí sản xuất tăng do tăng giá một số loại chi phí đầu vào chủ yếu. Theo tính toán cấu trúc chi phí từ bảng cân đối liên ngành thì ảnh hưởng trực tiếp từ các chi phí đầu vào của sản xuất (một số chuyên gia gọi là chi phí đẩy) như xăng, dầu, điện, than, lãi suất… đến giá thành là khoảng 4% và ảnh hưởng lan tỏa đến chu kỳ sản xuất tiếp theo khoảng 6%. Như vậy, có thể thấy nếu CPI là thước đo sự khó khăn của người dân thì các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay còn khó khăn hơn nhiều. Trước tình hình này đã có ý kiến đề nghị cần giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy sản xuất, tránh rơi vào tình trạng giảm phát. Hơn nữa, dư địa của tăng trưởng tín dụng còn khá nhiều. Thực tế, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay ngay sau khi cuộc họp của Ngân hàng Nhà nước với 12 ngân hàng thương mại kết thúc. Nhưng có thể thấy các giải pháp để kiềm chế lạm phát dựa vào điều tiết dòng tiền trong xã hội mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Nếu thắt chặt tiền tệ rồi lại mở rộng để thúc đẩy sản xuất sẽ lặp lại cách điều hành chính sách tiền tệ xen cài như trong ba năm trước. Thực tế, trong năm 2008, Chính phủ đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Nhưng sang đến quý IV.2009 sức mua giảm mạnh khiến CPI âm buộc phải tăng cung tiền để hồi phục sản xuất, tiêu dùng. Gốc của tình trạng lạm phát tăng cao trong thời gian qua là từ khâu sản xuất và quan hệ cung cầu. Nếu nguồn cung dồi dào, hạn chế được tình trạng tích trữ, đầu cơ, làm giá thì sẽ khiến giá hàng hóa, dịch vụ phản ánh đúng giá trị, sức tiêu thụ của thị trường. Như vậy, thị trường sẽ vận hành đúng với nguyên tắc khi tăng một đồng từ phía cầu sẽ kích thích lan tỏa đến phía cung, từ đó lan tỏa 7 tiếp đến thu nhập. Khi thu nhập tăng lên thì sức mua sẽ tăng lên và tiết kiệm của nội bộ nền kinh tế cũng tăng lên và hiển nhiên là nợ nần sẽ giảm đi. Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, doanh nghiệp cần thay đổi quan điểm từ tăng trưởng sang quan điểm trụ vững. Doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, kinh doanh để trụ vững trong giai đoạn khó khăn, hơn là đòi hỏi Nhà nước tăng nguồn cung tiền. Thực tế cho thấy, với áp lực từ phía doanh nghiệp, Chính phủ đã áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ trong năm 2010. Nhưng chính sách này đã để lại hậu quả cho năm 2011 là lạm phát tăng cao. Phần lớn nghiên cứu lý thuyết kinh tế kinh điển về lạm phát đều cho rằng nguyên nhân của lạm phát bao gồm: lạm phát do chính sách tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu tiền của nền kinh tế; lạm phát do cầu kéo hay là do sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ; lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi có cú sốc giá (ví dụ: giá dầu mỏ) tác động vào làm tăng chi phí sản xuất; lạm phát do sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế, mâu thuẫn về phân phối gây ra tăng giá. Cách tiếp cận cơ cấu coi các yếu tố cứng nhắc là một trong nguyên nhân gây lạm phát bao gồm: chênh lệch về năng suất lao động giữa các khu vực, tính co giãn thấp của các sản phẩm thiết yếu, các hạn chế về ngoại hối hay ngân sách. Những yếu tố cứng nhắc này dẫn đến sự thay đổi mức giá và gây ra tình trạng lạm phát (Akinboede et al. 2004). Phân tích quan hệ giữa chính sách tài khoá và lạm phát hiện nay cũng phần lớn được giải thích qua tác động gián tiếp tới các nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên có một trường phái mới tìm cách giải thích tác động của chính sách tài khoá (đặc biệt là thâm hụt ngân sách) đến sự thay đổi mức giá (fiscal theory of price level - FTPL). Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu tóm tắt các cách tiếp cận đối với quan hệ giữa chính sách tài khoá và lạm phát. II. Thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên và xu hướng diễn biến của lãi suất Trong thời gian qua thị trường tiền tệ tiếp tục nóng lên với những diễn biến khác nhau và nhiều lo ngại rằng lãi suất sẽ tăng lên. Trong khi các NHTM cạnh tranh thu hút tiền gửi.Tăng lãi suất huyđộng vốn mở rộng mạng lưới, chỉ trong 8 tháng qua có 18 chi nhánh mới phụ thuộc của các NHTM được khai trương hoạt động ở TP Hồ Chí Minh, và 3 chi nhánh mới ở khu vực Hà Nội, tăng giờ giao dịch làm việc cả buổi trưa, ngày thứ 7 và chủ nhật, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại đẩy mạnh việc lắp đặt hệ thống máy rút tiền tự động ATM. Lãi suất huy động vốn của các NHTM tăng cao nhưng vốn huy động vào rất chậm. Thực tế đó cho thấy dù lãi suất huy động có tăng cao hơn nữa khi rất khó huy động được bởi vì nguồn vốn tromg dân không phải là vô tận. Người có tiền phải chi tiêu cho các công việc khác nhau phải phân tán lựa chọn hướng đầu tư khác nhau. Nhiều lo ngại rằng sẽ đẩy lãi suất tăng cao tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế song lý thuyết kinh tế hiện đại đã chỉ ra răng thị trường có sự tự điều chỉnh của nó, tất nhiên có tác động gián tiếp của NHTW bởi vì lãi suất tăng cao mà không huy động được vốn buộc các NHTM phải lựa chọn kỹ 8 lưỡng các dự án khả thi cho vay, hạn chế cho vay các dự án có rủi ro cao, hạn chế các khoản nợ quá hạn tích cực giám sát chặt chẽ và đôn đốc các khoản cho vay đến hạn. đồng thời với lãi suất tiền vay caobuộc các doanh nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng, thận trọng trước khi vay vốn đầu tư các dự án có lợi nhuận thấp hoặc không chắc ăn. Bên cạnh đó lãi suất tiền gửi cao nhiều người có vốn sẽ cân nhắc giữa việc bỏ vốn ra tự kinh doanh những dự án có lợi nhuận thấp bấp bênh với việc gửi tiền vào ngân hàng lấy lãi suất hấp dẫn và chắc ăn hơn… III. Thúc đẩy chu chuyển ngoại tệ giảm sức ép cầu ngoại tệ Đánh giá về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối từ đầu năm đến nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy cung cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn luôn ở tình trạng căng thẳng và chưa có biểu hiện giảm bớt. Điều này thể hiện rõ nét qua hoạt động trầm lặng của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng vì hầu như chỉ có người mua mà vắng bóng người bán. tỷ giá mua bán đồng đô la Mỹ của các ngân hàng thương mại luôn ở mức trần tối đa cho phép, chênh lệch giá mua bán ở mức thấp, thậm chí một số ngân hàng do không mua được đã đặt giá mua, bán bằng nhau ( một hiện tượng khong bình thường trong kinh doanh) thêm vào đó NHNN vẫn phải thường xuyên bán USD cho các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu nhập xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Chính vì tình trạng căng thẳng về cung cầu đồng USD đã xuất hiện nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc săn lùng và lôi kéo khách hàng có nguồn thu ngoại tệ cho ngân hàng mình. Theo vụ quản lý ngoại hối NHNN, thì một trong những nguyên nhân chủ yếu gây lên tình trạng mất cân đối ngoại tệ là do chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế còn bất hợp lý, nguồn ngoại tệ còn bị phân tán mất tập trung qua hệ thống ngân hàng để đáp ứng cho nền kinh tế.Theo ước tính thì cán cân thanh toán về ngoại tệ của nền kinh tế trong 6 tháng vẫn tương đối cân bằng (nhập siêu của 6 tháng đầu năm lên đến 1,15 tỷ USD, nhưng đã được bù đáp từ nguồn chuyển tiền ngoại hối ước cung đạt trên 1,1 tỷ USD ), các cân đối khác như vay trả nợ nước ngoài , đầu tư vào và ra nước ngoài cũng không có đấu hiệu mất cân đối, tuy nhiên trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ. Hiện nay, thu chi ngoại tê của nền kinh tế được hình thành từ ba thành phần chính là thu chi ngoại tệ của Nhà nước, thu chi ngoại tệ của khối các doanh nghiệp và thu chi ngoại tệ của hệ thống dân cư, về lý thuyết nếu cung cầu ngoại tệ không bị mất can đối, các nguồn ngoại tệ từ ba khu vực này đều được tập trung vào một đầu mối để phân bổ một các hợp lý thì sẽ không có sự mất cân đối trên thị trường ngoại tệ. Tuy nhiên trên thực tế do các nguồn ngoại tệ đã bị phân tán nên vẫn gây nên tình trạng căng thẳng cung cầu ngoại tệ. Thứ nhất, chu chuyển ngoại tệ của hệ thống các doanh nghiệp.Đây là nguồn ngoại tệ lớn tuy nhiên nguồn ngoại tệ này các doanh nghiệp không bán cho ngân hàng nên các ngân hàng không sử dụng được. Nhiều doanh nghiệp có ngoại tệ trên tài khoản, tạm thời chưa dùng đến nhưng không giám bán vì theo họ khi có nhu cầu thì việc mua lại rất khó khăn. 9 Thứ hai, về thu chi ngoại tệ của Nhà nước: hiện nay, NHNN giữ quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước. Tuy nhiên nguồn thu ngoại tệ từ việc bán dầu thô lại tập trung vào bộ tài chính, sau đó bộ tài chính mới bán lại một phần cho NHNN để bán cho NHTM phục vụ nhu cầu nhập khẩu xăng dầu. Thứ ba, về thu chi ngoại tệ của dân cư. Do chính sách khuyến khích thu hút kiều hối về nước nên hiện nay lượng ngoại tệ nằm trong khu vực này vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên họ chỉ gửi vào ngân hàng với hình thức tiết kiệm, mà không bán cho các ngân hàng nên nguồn này ngâng hàng cũng không được sử dụng, do phải có nguồn tái tạo ngoại tệ để trả cho người gửi ngoại tệ. Rõ ràng hiện nay nguồn ngoại tệ đang bị phân tán không tập trung vào hệ thống ngân hàng để điều hào cung cầu ngoại tệ cho nền kinh tế, vì vậy thị trường ngoại tệ luôn trong tình trạng căng thẳng cầu lớn hơn cung. Để giảm áp lực về ngoại tệ khơi thông dòng chảy ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nền kinh tế cần phải có giải pháp đồng bộ tác động trực tiếp đến các đối tượng nắm giữ ngoại tệ. Có thể thấy đây là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều văn bản pháp quy cần phải có thời gian để sử lý. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng thì có thể áp dụng ngay một số biện pháp như nghiên cứu việc mở rộng thêm các hình thức giao dịch trên thị trường ngoại tệ, tạo thêmcác công cụ phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp hạn chế việc găm giữ ngoại tệ, sử dụng hợp lý hơn nguồn ngoại tệ của Nhà nước, quản lý tốt hơn thị trương ngoại tệ tự do, khuyến khích người dân sử dụng các nguồn đầu tư hiệu quả bằng đồng Việt nam…chắc chắn nếu có biện pháp phù hợp làm cho chu chuyển ngoại tệ hợp lý hơn sẽ góp phần làm cho thị trường ngoại tệ ổn định và giảm sức ép về cầu ngoại tệ. IV. Cân bằng cung cầu tiền tệ ở Việt Nam hiện nay: Trong điều kiện hiện nay ở Việt nam công cụ lưu thông điều hào trực tiếp quan trọng nhất là hạn mức tín dụng hay còn gọi là hạn mức cho vay. Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng làm cho hệ số tạo tiền tăng và do vậy làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên. Do nhiều nguyên nhân, tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh qua các kênh: các khoản thu ngân sách bằng ngoại tệ và các khoản vay bằng ngoại tệ được đổi ra đồng việt nam; nay bù đắp thiều hụt ngân sách; NHNN tung tiền ra mua ngoại tệ do các nguồn ngoại tệ vào nhiều; các tổ chức tín dụng gia tăng khối lượng tín dụng. Ngân sách Nhà nước Việt Nam sử dụng hạn mức tín dụng để kiểm soát sự bành trướng tín dụng. Hạn mức tín dụng gồm hạn mức tín dụng cho từng NHTM, từng tổ chức tín dụng, tổng hạn mức tín dụng cho toàn bộ hệ thông tổ chức tín dụng; tông hạn mức tín dụng vay nước ngoài dành cho toàn hệ thống NHTM hay tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc quy định hạn mức tín dụng mang tính chất bắt buộc, từ trên xuống, song trong giai đoạn hiện nay và một số năm tới nó vẫn là một công cụ có hiệu lực mạnh trontg điều hoà lưu thông tiền tệ, ý nghĩa của nó có thể suy giảm khi nền kinh tế thị trường ở nước ta đã đạt đến trình độ chín mùi. Hạn mức tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng cũng là một công cụ lưu thông 10 [...]... (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng nội tệ Thông qua chính sác tiền tệ ngân hàng trung ương có thể góp phần quan trọng việc kiểm soát lạm phát nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tóm lại Ngân hàng trung ương có vai trò hết sức to lớn trong việc kiểm soát cung cầu tiền tệ và điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tiền tệ, do vậy cung cầu tiền có vai trò quan trọng... đối phó với thực trạng báo động của tình hình tiền tệ, giá cả - Biện pháp tiền tệ tín dụng: Xuất phát từ quan điểm cho rằng lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng của tiền tệ, năm biện pháp ổn định tiền tệ và chống lạm phát phải bắt đầu từ lĩnh vực tiền tệ- tín dụng: • Quản lý chặt chẽ việc cung ứng tiền Quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng “tạo tiền của ngân hàng thương thương mại bằng cách tăng tỷ lệ... chính sách tiền tệ nhằm gây ra sự mở rộng hay thắt chặt lại trong việc cung ứng tiền tệ, để ổn định giá trị đồng bản tệ, đưa sản lượng và việc làm của quốc gia đến mong muốn Trong một quãng thời gian nhất định nào đó chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể được hoạch định theo một trong hai hướng là chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt Chính sách tiền tệ một mặt cung cấp đủ phương... hay tiền gửi tại NHTW Các yêu cầu dự trữ này là công cụ cuối cùng trong ba công cụ chủ yếu của NHTW mà chúng ta xem xét Nhưng chúng ta đã biết, một sự tăng lên trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm số nhân tiền tệ và cung tiền ngược lại một sự giảm sút trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm số nhân tiền tệ và cung tiền tăng Dự trữ có thể dưới dạng tiền mắt ở ngân hàng hay tiền gửi ở NHTW Khoảng 90% các ngân hàng. .. một phần của cơ cấu tiền tệ Một sự tăng lên trong khối lượng cho vay chiết khấu làm tăng cơ số tiền và cung tiền Ngược lại một sự giảm sút trong khối lượng cho vay chiết khấu làm giảm cơ số tiền và cung tiền lãi suất chiết khấu mà tại đó NHTW cho vay đối với thị trường tín dụng và quan điểm chung của nó về cho vay chiết khấu phu thuộc vào những ảnh hưởng mong muốn của NHTW đến cung tiền Cửa sổ chiết... mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa Có thể can thiệp bằng vàng và ngoại tệ bằng cách bán ra để ổn định giá vàng, giá ngoại tệ, từ đó tạo tâm lý ổn địn giá cả các loại mặt hàng khác Mặt khác, quản lý thị trường tốt, chống buôn lậu, chống độc quyền, tranh mua tranh bán… III NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐIỀU TIẾT QUAN HỆ CUNG CẦU TIỀN TỆ 1 Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở NHTW mua và bán các chứng khoán... pháp phá giá tiền tệ (Devaluation) Trong thời đại hiện nay, trên danh nghĩa pháp lý, vàng không còn là cơ sở của lưu thông tiền tệ, không còn là cơ sở bảo đảm trực tiếp cho tiền giấy lưu thông trong nước nữa thì các biện pháp ổn định và kiềm chế lạm phát đã có sự thay đổi quan trọng Ổn định tiền tệ ngày nay là ổn định sức mua của tiền giấy trên cơ sở ngăn chặn leo thang của giá cả hàng hóa bằng các... của công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ gián tiếp Cùng với các công cụ điều hoà lưu thông tiền tệ trực tiếp trên đây, từ năm 1990 trở lại đây NHNN Việt nam đã dần dần đưa vào thực hiện điều hoà lưu thông tiền tệ nươc ta một số công cụ điều hoà gián tiếp Khác với công cụ điều hòa lưu thông tiền tệ trực tiếp, các công cụ lưu thông tiền tệ gián tiếp phát huy hiệu lực dựa vào sự hoạt động của nền kinh tế... doanh giữa các ngân hàng quốc doanh và ngân hàng thương mại cổ phần, giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Dự trữ bắt buộc là một công cụ quan trọng để diều hoà lưu thông tiền tệ Thông qua việc thực hiện chế độ này, NHNN điều hành tổng phương tiện thanh toán qua cơ chế tác đọng đến khối lượng và giá cả tín dụng của các tổ chức tín dụng Từ năm 1991, công cụ điều hoà lưu thông tiền. .. tiền mặt trong nền kinh tếxã hội, làm giảm lượng tiền cung ứng, mặt khác, nâng cao lãi suất tín dụng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại Trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp cải cách tiền tệ, phát hành tiền mới thu hồi tiền cũ, lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ • 14 - Biện pháp với tài chính ngân sách: áp dụng biện pháp về tài chính ngân sách có ý nghĩa quan . niệm cung cầu tiền tệ: 3 1. Cầu tiền: 3 2. Cung tiền: 3 II. Khái niệm cung cầu hàng hóa: 5 1. Cầu hàng: 5 2. Cung hàng: 5 III. Tác động qua lại cung cầu tiền tệ và hàng hóa: 6 1. Cung cầu tiền. bằng cung tiền giảm thì hiệu quả ngược lại 2. Cung cầu hàng hóa tác động ngược trở lại cung cầu tiền Mối quan hệ giữa cung cầu tiền và cung cầu hàng hóa là mối quan hệ biện chứng trong đó, cung cầu. hóa: 1. Cung cầu tiền tác động lên cung cầu hàng hóa: Cầu hàng hóa càng cao- cầu tiền càng cao tuy nhiên trong mối quan hệ này, ảnh hưởng của cung tiền lên cung cầu hàng quan trọng và chủ yếu hơn cầu