Availability Độ hữu dụng - Mức độ các dưỡng chất trong phân bón có thể được cây trồng hút thu, thường được đánh giá bằng độ hoà tan trong nước hoặc acid loãng; thuật ngữ này cũng được sử
Trang 1Phụ lục
THUẬT NGỮ CHUYÊN NGÀNH PHÌ NHIÊU ĐẤT & PHÂN BÓN
Cán bộ biên sọan: Ngô Ngọc Hưng Acidification Sự chua hoá - Sự giảm pH đất do các cation bị rửa trôi ( chủ yếu
là Ca2+ và Mg2+) hoặc do hoa màu hút thu
Additive Chất phụ gia - Nguyên liệu được trộn trong phân bón:
(a) Để cải thiện đặc tính vật lý của phân bón, e.g trong tồn trữ, hoặc tiện lợi cho bón rải (b) Để bổ sung dưỡng chất thứ yếu khác, thí dụ
bổ sung B, (c) Để bổ sung chất có hoạt tính sinh học, thí dụ nông dược hoặc chất điều hoà sinh trưởng
Adsorption Ngoại hấp - Tiến trình mà các nguyên tử, phân tử, hoặc ion
trong dung dịch đất hoặc khí quyển được giữ lại trên bề mặt các chất rắn do liên kết hoá học hoặc lý học
Adsorption complex Phức hệ ngoại hấp - Tập hợp các vật liệu vô cơ và hữu cơ khác nhau
trong đất mà nó có khả năng ngoại hấp các ion và phân tử
Ammonia
volatilization
Sự bốc thoát hơi ammoniac
- Sự bốc hơi của N dạng ammoniac từ đất, cây, hoặc trong nước vào khí quyển
Ammonification Sự amôn hoá - Tiến trình sinh học đưa đế sự hình thành N dạng
amôn từ các hợp chất hữu cơ có chứa N
Ammonium fixation Sự cố định amôn - Tiến trình của sự bắt giữ amôn trong mặt trong
của phiến sét Các loại khoáng sét smectite, illite và vermiculite có khả năng cố định amôn, trong đó vermiculite có khả năng cố lịnh lớn nhất Các amôn
bị cố định này không hữu dụng cho cây trồng Anaerobic Yếm khí - (i) Sự thiếu oxy (ii) Sinh trưởng trong điều kiện
thiếu oxy (như vi khuẩn yếm khí) (iii) Xuất hiện trong điều kiện thiếu oxy (như tiến trình sinh hoá) Anaerobic
respiration Sự hô hấp yếm khí - Tiến trình trao đổi chất nhờ đó các điện tử được chuyển hoá từ dạng hợp chất khử (thường là hữu
cơ) sang chất nhận dạng vô cơ ngoại trừ oxy Chất nhận thông thường nhất là carbonate, sulphate, và nitrate
Anion exchange
capacity (AEC)
Khả năng trao đổi anion
- Tổng các anion trao đổi được đất hấp phụ Đơn vị
là centimol, hoặc milimol điện tích trên kg đất (thí dụ: x cmol(+)/kg đất)
Trang 2Antagonism Sự đối kháng - Sự tạo ra một chất do sinh vật mà chất này ức chế
một hoặc nhiều sinh vật khác Thuật ngữ kháng sinh và allelopathy cũng được dùng để mô tả các trường hợp ức chế hoá học này
Application rate Liều lượng phân bón - Trọng lượng phân được bón trên đơn vị diện tích
Autotroph Tự dưỡng - Khả năng của sinh vật sử dụng CO2 hoặc
cacbonate như là nguồn cacbon, và nhận năng lượng từ năng lượng mặt trời cho sự khử cacbon và các tiến trình sinh tổng hợp (quang tự dưỡng) hoặc oxy hoá các chất vô cơ (hoá tự dưỡng)
Availability Độ hữu dụng - Mức độ các dưỡng chất trong phân bón có thể
được cây trồng hút thu, thường được đánh giá bằng
độ hoà tan trong nước hoặc acid loãng; thuật ngữ này cũng được sử dụng cho dưỡng chất trong đất để
mô tả mức độ được cây trồng hút thu
Available nutrients Các dưỡng chất hữu
dụng
- (i) Dưỡng chất trong đất ở dạng vô cơ có thể được
rễ cây trồng hút thu hoặc các hợp chất có thể chuyển hoá thành dạng cây trồng hút thu được trong mùa trồng (ii) Hàm lượng các dưỡng chất chỉ định “hữu dụng” trong phân bón được xác định qua phòng thí nghiệm
Balanced
fertilizat
ion
Bón phân cân đối - Bón phân theo tỉ lệ dưỡng chất thích hợp nhất theo
nhu cầu của cây trồng, được tính cân đối với lượng dưỡng chất được đất cung cấp
Band placement Bón theo hàng - Phân được bón theo các hàng song song với hàng
gieo hạt hoặc trồng cây, thường phân được bón cùng lúc với thời gian gieo hạt
Basal dressing (base
dressing
)
Bón lót - Phân (thường là P và K) được bón trước khi trồng
cây để cung cấp cho nhu cầu cây suốt mùa trồng
Base saturation Base bão hoà - Tỉ số giữa lượng base trao đổi trên CEC Giá trị
base bão hoà thay đổi theo: (i) CEC chỉ bao gồm acid trích được bởi muối không đệm, hoặc (ii) Tổng acid được xác định ở pH 7 hoặc 8 Đơn vị của base bão hoà là %
Binary fertilizers Phân kép, phân hai
màu
- Bất kỳ loại phân bón nào có chứa hai trong số dưỡng chất N, P và K
Bioaccumula-tion Sự tích luỹ sinh học - Sự gây dựng một chất trong cơ thể sinh vật hoặc
một hợp chất đặc biệt được tạo nên trong tiến trình sinh học Thuật ngữ thường được sử dụng đối với kim loại nặng, nông dược; hoặc chất trao đổi
Trang 3Biofertilizer Phân sinh học - Sản phẩm được chủng vi khuẩn hoặc có chứa các
chất kích thích sinh trưởng thực vật
Biological
availability
Độ hữu dụng sinh học (hoặc tính sẵn sàng sinh học)
- Phần của một hợp chất hoá học hoặc nguyên tố có thể dễ dàng được sinh vật hút thu
Bioremediation Cải tạo bằng sinh
học - Việc sử dụng tác nhân sinh học để cải tạo đất và nước bị ô nhiễm các chất có hại đối với môi trường
và con người
Biuret Biuret - H2NCONHCONH2, chất này được hình thành ở
nhiệt độ cao trong quá trình chế tạo urea Đây là chất độc đối với cây trồng Còn được gọi là carbamoylurea
Blended fertilizer
(mixed
fertilizer
-US)
Phân pha trộn - Phân hỗn hợp được chế tạo bằng cách trộn nhiều
loại phân mà không qua phản ứng hoá học
BOD (biochemical
oxygen demand)
Chỉ số nhu cầu oxy hoá sinh
- Lượng oxygen được sử dụng trong sự oxy hoá hoá sinh của chất vô cơ và hữu cơ trong một thời điểm, một nhiệt độ và điều kiện nhất định Chỉ số này đo lường gián tiếp nồng độ chất có thể phân huỷ sinh học trong các chất thải hữu cơ
Broadcast
application
Bón rải - Rải hoặc phun phân bón hoặc hoá chất lên bề mặt
của đất
Calcareous soil Đất có vôi - Đất có chứa đủ lượng CaCO3 và cacbonate và sẽ
sủi bọt khi xử lý với 0.1 M HCl Thường các loại đất này có chứa tương đương từ 10 đến 1000 g CaCO3 kg-1
Carbon-nitrogen
ratio Tỉ số C/N - Tỉ số giữa khối lượng cacbon hữu cơ trên khối lượng N hữu cơ có trong đất, chất hữu cơ, thực vật,
hoặc tế bào vi sinh vật
Cation exchange Sự trao đổi cation - Sự trao đổi giữa một cation trong dung dịch và
một cation khác hiện diện trên bề mặt của sét hoặc chất hữu cơ mang điện tích âm
Cation exchange
capacity (CEC)
Khả năng trao đổi cation
- Tổng số các base trao đổi cộng với tổng độ chua của đất ở một trị số pH nhất định, thường là 7.0 hoặc 8.0 Khi độ chua được xác định bằng cách trích với muối không đệm, CEC này được gọi là effective CEC (ECEC) vì nó có được từ các phức
hệ trao đổi ở điều kiện pH tự nhiên Đơn vị thường
sử dụng là cmolckg-1
.
Trang 4Chelated fertilizer Phân chelat - Loại phân bón trong đó có chứa một hoặc nhiều
nguyên tố vi lượng được cầm giữ bởi phức hợp phân tử hữu cơ (chất chelat) và các vi lượng này được phóng thích dần dần, vì thế nó kéo dài giai đoạn hữu dụng cho cây trồng
Chelates Chelate - Các hoá chất hữu cơ có 2 đến 3 nhóm chức năng
mà nó có thể kết hợp với kim loại để hình thành cấu trúc vòng Chất hữu cơ trong đất có thể hình thành các cấu trúc chelate với một số kim loại Một số hợp chất chelate được chế tạo để bón vào đất làm nâng cao độ hoà tan cho một số kim loại
Chemical oxygen
demand (COD)
Chỉ số nhu cầu oxy hoá học
- Sự đo lường khả năng tiêu thụ oxy của chất vô cơ hoặc hữu cơ hiện diện trong nước hoặc trong nước thải Chỉ số COD được sử dụng để xác định độ ô nhiễm trong một chất thải
Coated fertilizer Phân bọc - Phân bón mà các hạt phân được bao phủ bởi một
lớp vật liệu; các lớp mỏng được sử dụng để ngăn chặn sự gây ẩm hoặc sự đóng bánh và sự bao phủ bởi các lớp dày hơn hoặc các vật liệu ít thấm để làm chậm sự phóng thích dưỡng chất
Complex fertilizer Phân phức hợp - Phân hổn hợp mà sản phẩm cuối cùng được tạo ra
qua tiến trình phản ứng hoá học giữa các nguyên liệu gốc và các chất trung gian
Compost Phân ủ hữu cơ - Chất thải hữu cơ được ủ để xúc tiến quá trình phân
huỷ sinh học Đôi khi phân hoá học được cho thêm vào
Compound fertilizer
(mixed fertilizer -
US)
Phân hỗn hợp - Phân bón có chứa hai hoặc ba các chất dinh
dưỡng chính N, P và K
Content (analysis,
formula) Hàm lượng (phân tích, công thức) - Hàm lượng dưỡng chất trong cây hoặc phân bón, thường được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm Corrective
application
Bón hiệu chỉnh - Phân được bón để tăng hàm lượng một loại
dưỡng chất mà đất thiếu hụt chất này đối với cây trồng
Critical nutrient
concentration
Nồng độ ngưỡng của dưỡng chất
- Nồng độ dưỡng chất trong cây hoặc trong một bộ phận của cây, mà trên ngưỡng này đáp ứng của cây
sẽ ít hơn Năng suất, phẩm chất và sinh trưởng của cây sẽ kém hơn mức tối hão khi mà nồng độ này giảm
Crop nutrient
requirement
Nhu cầu dưỡng chất cây trồng
- Lượng dưỡng chất cần thiết để tạo nên năng suất nhất định cho cây trồng trên một đơn vị diện tích
Trang 5Crystalline fertilizer Phân dạng tinh thể - Các tinh thể phân bón được thấy rõ ràng, thí dụ
amoni sufphat
Decalcification Sự mất canxi - Sự loại trừ các canxi cacbonat tự do và các ion
Ca2+ từ đất trồng do tiến trình chua hoá
Decomposition Sự phân huỷ - Sự phân huỷ của một hợp chất (hợp chất khoáng
hoặc hữu cơ) thành các hợp chất khác đơn giản hơn, thường là nhờ vào hoạt động của vi sinh vật
Deep placement Bón vùi - Bón phân sâu khỏi lớp đất mặt, như thế vùng rễ
được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng
Deficiency Sự thiếu dinh dưỡng - Dưỡng chất thiết yếu không được cung cấp đủ
hoặc không hữu dụng làm hạn chế sinh trưởng cây trồng Sự thiếu có thể là thiếu thực sự (do hàm lượng dưỡng chất trong đất không đủ) hoặc sự thiếu cảm ứng (do tương tác hoá học với các thành phần khác trong đất)
Degradation Sự suy thoái - (i) Tiến trình mà nhờ vào đó một hợp chất chuyển
hoá thành các hợp chất đơn giản hơn (ii) Sự thay đổi của một loại đất thành dễ bị rửa trôi và phong hoá hơn; thường là kèm theo các thay đổi về hình thái như là phát triển tầng A2
Denitrification Sự khử nitrate - Sự khử đạm oxid (nitrate và nitrite) thành phân tử
N2 hoặc oxid N với tình trạng oxy hoá thấp hơn do hoạt động của vi khuẩn
Desorption Sự phóng thích - Sự di chuyển của các vật thể bị hấp thu ra khỏi vị
trí ngoại hấp Trái nghịch với sự ngoại hấp
dung dịch trích bão hoà
- Độ dẫn điện của một chất trích từ đất được bão hoà với nước cất Đơn vị là S/m hoặc dS/m qui về
25oC
Economic optimum Tối hão kinh tế - Mức lợi nhuận cao nhất có được từ tính toán giá
trị hoa màu và chi phí phân bón
Electrical
conductivity (EC)
Độ dẫn điện - Độ dẫn điện của dung dịch trích từ đất Thường
dùng để ước lượng hàm lượng muối hoà tan trong dung dịch
Enzyme Phân hoá tố - Bất kỳ số lượng protein được tạo ra trong tế bào
của sinh vật sống và nó có chức năng như chất xúc tác trong các tiến trình hoá học
Trang 6Essential [chemical]
elements
Các nguyên tố thiết yếu
- Các nguyên tố được cây trồng yêu cầu để hoàn thành chu kỳ sống bình thường của chúng, bao gồm các nguyên tố C, H, O, P, K, N, S, Ca, Fe, Mg, Mn,
Cu, B, Zn, Co, Mo, Cl, và Na
Eutrophication Sự phú dưỡng - Sự làm giàu dưỡng chất của ao, hồ và các nguồn
nước khác mà nó kích thích sự sinh trưởng của các thuỷ sinh vật, điều này dẫn đến sự thiếu oxy trong nguồn nước
Exchangeable anion Anion trao đổi - Ion mang điện tích âm bị cầm giữ ở phía trên
hoặc gần bề mặt của phần tử rắn mang điện tích dương, ion bị cầm giữ này dễ dàng được thay thế bởi các ion mang điện tích âm khác (thí dụ thay thế bởi Cl-)
Exchangeable cation Cation trao đổi - Ion mang điện tích dương bị cầm giữ ở phía trên
hoặc gần bề mặt phần tử rắn mang điện tích âm và
nó có thể thay thế bởi ion khác mang điện tích dương có trong dung dịch Đơn vị là cmol (+)/kg
Exchangeable
sodium percentage Phần trăm Na trao đổi - chiếm chỗ, được diễn tả bằng công thức sau:Mức độ mà phức hệ ngoại hấp của đất bị Na
Farmyard manure
(manure, dung)
Phân chuồng - Phân hữu cơ có chứa cơ bản các chất phân, nước
tiểu động vật và rơm rạ
Fertigation Bón tưới - Bón phân bằng cách hoà tan phân trong nước
tưới
Fertilization Sự bón phân - Gồm mọi phương diện sử dụng phân bón để cải
thiện tăng trưởng cây trồng và phì nhiêu đất
Fertilization, foliar Sự bón phân qua lá - Phân lỏng được pha loãng được bón lên lá cây Fertilizer Phân bón - Các chất rắn, lỏng hoặc khí có chứa một hoặc
nhiều dưỡng chất ít nhiều hữu dụng đối với cây trồng mà nó hoạt động cơ bản trên thành phần hoá học của phì nhiêu đất
Fertilizer
acid-forming
Phân chua sinh lý -Loại phân mà sau khi bón vào đất nó sẽ phản ứng
với đất làm gia tăng độ chua và làm pH đất giảm Fertilizer distributor Máy bón phân - Thiết bị được sử dụng để bón phân theo nhiều
cách, bao gồm bón rải, bón vùi, v.v
Trang 7Fertilizer grade Hàm lượng dưỡng
chất trong phân bón
- Phần trăm các nguyên tố dinh dưỡng chính cho cây trồng có chứa trong phân bón Hàm lượng phân tích này được chỉ định như N-P2O5-K2O; hoặc cũng
có thể là N-P-K trong một số trường hợp
Fertilizer mixed Phân hỗn hợp - Hai hoặc nhiều loại phân được pha trộn hoặc tạo
thành hỗn hợp viên Thuật ngữ này bao gồm các hỗn hợp có dạng bột trộn khô, tạo viên, dung dịch, huyền phù hoặc bột sệt
Fertilizer nutrient Dưỡng chất phân
bón
- Gồm các dưỡng chất N,P và K, đôi khi bao gồm các nguyên tố khác có trong phân, thí dụ Mg, S Fertilizer ratio Tỉ số dưỡng chất
trong phân bón
- Thành phần tương đối của các chất dinh dưỡng chính trong phân được chia cho tử số chung, thí dụ thành phần phân có hàm lượng 10-6-4 và 20-12-8
sẽ có tỉ số là 5-3-2
Fertilizer
recommendation
Khuyến cáo phân bón
- Khuyến cáo cho việc bón loại phân và lượng phân dựa vào phân tích đất và/hoặc thông tin khác trên đất và cây trồng
Fertilizer
requirement
Nhu cầu phân bón - Số lượng của một loại dưỡng chất cần thiết để gia
tăng độ hữu dụng dưỡng chất trong đất và để làm tăng sinh trưởng cây trồng
Fertilizer
top-dressed
Bón phân rải - Phân được bón rải trên mặt đất sau khi cây đã
được trồng
Formula (analysis) Công thức phân - Hàm lượng dưỡng chất trong phân bón được biểu
diễn theo thứ tự N-P-K ở dạng nguyên tố hoặc oxid
P và K tuỳ theo qui định nhà sản xuất
Goethite Goethite - FeOOH Khoáng oxid Fe có màu nâu vàng
Goethite xuất hiện trong hầu hết các biểu loại đất và các vùng khí hậu, nó tạo nên màu nâu vàng trong nhiều loại đất và vật liệu phong hoá
Granular fertilizer Phân viên - Phân có dạng hạt tròn, có đường kính 1,5-5 mm
Green manure Phân xanh - Vật liệu từ cây trồng được vùi vào đất trong khi
nó còn màu xanh hoặc lúc cây đã trưởng thành, có tác dụng cải tạo đất
Trang 8Green manure crop Cây phân xanh - Đối với các loại cây được trồng với mục đích tạo
vòng quay của đất và cày vùi khi cây còn xanh hoặc vừa trưởng thành, có tác dụng cải thiện đất
Greenhouse gas Khí nhà kính - Loại chất khí nếu ở nồng độ cao trong khí quyển
có thể làm thay đổi nhiệt độ bình quân trái đất do
nó hấp thu chiếu xạ mặt trời Bao gồm các chất khí carbon dioxide, methane và nitrous oxide
Hardpan Tầng đế cày - Tầng đất cứng bên dưới tầng A hoặc trong tầng B,
gây ra do ciment hoá của các phần tử với chất hữu
cơ hoặc với các vật liệu như silica, sesquioxide, hoặc calci carbonate Độ cứng không thay đổi đáng
kể khi ẩm độ thay đổi Tầng này có đặc tính vật lý giới hạn sự xuyên thấu rễ cây trồng và sự di chuyển nước
Harvest index Chỉ số thu hoạch - Lượng của sinh khối (kinh tế) có thể thu hoạch
trên tổng lượng sinh khối có được
Heavy metals Kim loại nặng - Các kim loại có tỉ trọng >5.0 Mg m-3 Trong đất
các nguyên tố này bao gồm: Cd, Co, Cr, Fe, Hg,
Mn, Mo, Ni, Pb, và Zn
Hematite Hematite - Fe2O3 Khoáng oxid Fe có màu đỏ mà nó tạo nên
màu đỏ cho nhiều loại đất
Heterotroph Dị dưỡng - Loại sinh vật có thể nhận cacbon và năng lượng
cho sinh trưởng và tổng hợp tế bào bằng cách sử dụng các hợp chất hữu cơ
Heterotrophic
nitrification
Sự nitrate dị dưỡng - Sự oxy hoá hoá sinh của amôn và/hoặc N hữu cơ
thành nitrate và nitrite do các vi sinh vật dị dưỡng Humic acid Humic acid - Vật liệu hữu cơ có màu đen được trích từ đất với
chất kiềm loãng và các hoá chất khác và nó bị kết tủa khi acid hoá ở pH 1 đến 2
Humification Sự mùn hoá - Tiến trình mà nhờ đó cacbon của xác bả hữu cơ
được chuyển hoá thành vật liệu humic qua các tiến trình hoá sinh và sinh học
Humin Humin - Thành phần của chất hữu cơ trong đất mà nó
không thể trích được bằng chất kiềm loãng
Humus Chất mùn - Tổng các hợp chất hữu cơ trong đất ngoại trừ các
mô động thực vật chưa phân huỷ hặc bán phân huỷ
Từ này đồng nghĩa với chất hữu cơ trong đất (soil organic matter)
Trang 9Hydropocics Thuỷ canh - Hệ thống sản xuất cây trồng bằng dung dịch dinh
dưỡng mà không có môi trường chất rắn để trồng cây vào
Immobilization Sự bất động - Sự chuyển hoá của nguyên tố từ dạng vô cơ sang
dạng hữu cơ trong cơ thể vi sinh vật hoặc mô cây trồng
Incorporation Cày vùi - Thao tác trộn vùi phân được bón trên mặt vào
trong đất
Inhibitor Chất ức chế - Loại chất tổng hợp làm chậm hoặc ngăn chặn
hoạt động của một số nhóm vi sinh vật đất hoặc phân hoá tố được tạo ra từ vi sinh vật, thí dụ chất ức chế nitrate hoá, chất ức chế thuỷ phân urea
Inorganic
compounds
Hợp chất vô cơ - Tất cả các hợp chất hoá học trong tự nhiên ngoại
trừ các chất có chứa cacbon Tuy nhiên các chất
CO, CO2 và cacbonat là chất vô cơ
Inorganic fertilizer Phân vô cơ - Xem Mineral fertilizer.
Integrated
management Quản lý tổng hợp - Mọi yếu tố thích hợp được đưa vào trong hoạt động nông trang, bao gồm: Quản lý tổng hợp cây
trồng (Integrated Crop Management: ICM), Quản lý tổng hợp nông trang (Integrated Farm Management: IFM), Quản lý tổng hợp dinh dưỡng (Integrated Nutrient Management: INM)
Intensive
fertilization
Thâm canh phân bón - Sử dụng liều lượng phân bón cao để cung cấp nhu
cầu dưỡng chất cho cây trồng trong điều kiện trồng tối hão
Iron oxides Oxid Fe - Tên cho các nhóm oxid và hydroxid Fe Bao gồm
các khoáng goethite, hematite, lepidocrocite, ferrihydrite, maghemite, và magnetite Đôi khi chúng còn được gọi là “sesquioxides” hoặc “iron hydrous oxides”
Isotope Chất đồng vị - Các nguyên tử của cùng nguyên tố có sự khác
biệt về số neutron trong nhân của chúng, thí dụ 15N,
32P Được sử dụng trong đánh dấu dưỡng chất để đánh giá hiệu quả của phân bón đối với cây trồng Jarosite Jarosite - KFe3(OH)6(SO4)2 Khoáng sulphate sắt kali có
màu vàng rơm, hiện diện trong tầng phèn hoạt động
K2O K2O - Oxid kali, ghi trên nhãn phân bón biểu thị % K
hữu dụng qui về K2O
Trang 10Kow Kow - Hệ số phân chia octanol-nước Tỉ số của nồng độ
một hợp chất hữu cơ trong octanol và trong nước sau khi cân bằng ở 2 pha Hệ số này được dùng để ước lượng giá trị Koc cho một số hợp chất hữu cơ Labile Tính di động - Thuật ngữ được sử dụng cho dưỡng chất trong đất
để mô tả thành phần hữu dụng trực tiếp đối với cây trồng, thí dụ P di động, được xác định bằng các kỹ thuật đánh dấu phóng xạ
Leaching Sự rữa trôi - Sự di chuyển của các vật liệu hoà tan từ một tầng
đất sang tầng đất khác do sự vận chuyển của nước trong phẫu diện
Legume Cây họ đậu - Thuộc họ Leguminosae, một loại cây quan trọng
và phân bố rộng rãi Bao gồm nhiều loài cho thực phẩm cho người và thực phẩm gia súc có giá trị như: đậu nành, đậu phộng, cỏ alfafa,… Hầu như tất
cả cây họ đậu đều được kết hợp với vi sinh vật cố định đạm
Liebig’s law Định luật tối thiểu
của Liebig - Sự sinh trưởng và sinh sản của sinh vật phụ thuộc vào chất dinh dưỡng mà chất này hiện diện với
một lượng tối thiểu
Lime requirement Nhu cầu vôi - Lượng vôi cho nông nghiệp, hoặc chất khác với
lượng tương đương với vôi, được yêu cầu để nâng
pH đất lên một giá trị mong muốn dưới điều kiện ngoài đồng
Limestone Đá vôi - Một loại đá trầm tích chứa chủ yếu calcite
(CaCO3) Nếu thành phần dolomite (CaCO3 MgCO3) hiện diện số lượng đáng kể, nó được gọi là
đá vôi dolomit
Liming Bón vôi - Sự bón các vật liệu vôi (thường có gốc Ca, đôi
khi bao gồm Mg) thường để cải thiện tính chất vật
lý đất (pH, cấu trúc) nhưng đôi khi cũng cải thiện
độ phì hoá học
Liming material Phân vôi - Vật liệu có tác dụng trung hoà, thường là CaCO3,
Ca(OH)2 hoặc CaO, cũng có thể là các hợp chất Mg
Liquid fertilizer Phân lỏng - Phân bón dạng dung dịch hoặc huyền phù