1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bản đầy đủ BCTT pps

32 138 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH: QUẢNG NINH Giáo viên hướng dẫn : Th.s Vương Thị ThanhTrì Sinh viên thực hiện : Cao Thu Hà Mã sinh viên : A13321 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI - 2011 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP MỤC LỤC PHẦN 1 8 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 8 1.2. Bộ máy tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Ninh 9 1.2.1. Cơ cấu tổ chức 9 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 10 PHẦN 2 13 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG 13 NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 13 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh 13 2.2. Quy trình hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh 14 2.2.1. Quy trình chung 14 2.2.2. Quy trình vay vốn 15 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2009 - 2010 17 2.3.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng 17 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng 19 2.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng 22 2.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 23 2.4. Một số chỉ tiêu tài chính 24 2.4.1. Hệ số tổng dư nợ/tổng vốn huy động 25 2.4.2. Hệ số nợ quá hạn/tổng dư nợ 25 2.4.3. Hệ số nợ xấu/tổng dư nợ 25 2.4.4. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng 25 2.4.5. Hệ số thu nhập/chi phi 26 2.5 Tình hình người lao động 26 PHẦN 3 28 NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 28 3.1. Nhận xét chung về môi trường kinh doanh 28 3.2. Những ưu điểm, tồn tại và biện pháp khắc phục 29 3.2.1. Ưu điểm 29 3.2.2. Tồn tại 29 3.2.3. Biện pháp khắc phục 30 3.3. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh từ năm 2011 đến 2015 31 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTMNN : Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TTQT : Thanh toán quốc tế TSTC : Tài sản thế chấp KH : Khách hàng PR : Quan hệ công chúng TW : Trung ương DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 9 Hình 2.1: Quy trình vay vốn tại NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 15 Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn 2009 - 2010 của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 17 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn 2009 - 2010 của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 19 Bảng 2.3: Lợi nhuận của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh năm 2009-2010 23 Bảng 2.4: Chỉ tiêu tài chính 24 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực tại chi nhánh NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 26 KẾT LUẬN Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những thành công nhất định và dần trở thành sự lựa chọn, tín nhiệm của nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân. Để có được kết quả đó là sự nỗ lực hoạt động không ngừng của cả hệ thống Ngân hàng. Bên cạnh đó là nhờ vào Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục. Vì vậy Ngân hàng cần tiếp tục xây dựng các biện pháp, định hướng hiệu quả để thu hút khách hàng, giữ vững và mở rộng thị phần từ đó tạo thương hiệu vững chắc cho Ngân hàng trên thị trường Tài chính. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, các bác, các anh, các chị trong phòng Tín Dụng, phòng Kế Toán, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh, cùng các thầy cô giáo trong Bộ môn Kinh tế của trường Đại học Thăng Long đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2011. Sinh Viên Cao Thu Hà LỜI NÓI ĐẦU NHTM là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu trạng thái của nền kinh tế. Các ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh. Ngược lại, các ngân hàng yếu nền kinh tế sẽ yếu kém. Thậm chí nếu ngân hàng đổ vỡ nền kinh tế sẽ lâm vào khủng hoảng và sụp đổ. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư. NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. NHTM ngày càng đóng vai trò là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế, là định chế tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước không mấy khởi sắc, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Có thể nói, với ngành tài chính - ngân hàng năm vừa qua là một năm có quá nhiều biến động thất thường tác động đến việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế chung. Trong bối cảnh đó, hoạt động của AGRIBANK vẫn tương đối ổn định và tăng trưởng. AGRIBANK đi đầu trong vai trò ổn định thị trường tiền tệ, là công cụ đắc lực, hữu hiệu của Chính phủ và NHNN trong việc thực thi các chính sách tiền tệ. Với sự nỗ lực hết mình cùng với tôn chỉ : “AGRIBANK mang phồn thịnh đến mọi khách hàng” AGRIBANK đã vươn mình ra khắp các tỉnh thành trong cả nước với mạng lưới rộng khắp, với đội ngũ nhân viên có chất lượng chuyên môn cao, luôn hết mình vì sự phát triển bền vững của AGRIBANK. Nội dung báo cáo gồm 3 phần sau: Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh. Phần 2: Thực trạng hoat động của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh. Phần 3: Nhận xét và kết luận. PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh là chi nhánh phụ thuộc NHNo Việt Nam. Tổng giám đốc NHNN Việt Nam đã ký quyết định số 59/NH – QĐ ngày 01/07/1988 thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Ninh - trên cơ sở tách ra từ NHNN Quảng Ninh. Quá trình đi vào hoạt động từ khi thành lập cho đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp Quảng Ninh đã 3 lần thay đổi tên gọi theo các quyết định và mốc thời gian: - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 59/NH – QĐ ngày 01/07/1988. - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 603/NH – QĐ ngày 22/12/1990. - Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 198/QĐ - NHNN ngày 02/06/1998. Trong hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh từ một ngân hàng có nhiều khó khăn: Nguồn vốn nhỏ bé, dư nợ thấp, nợ quá hạn cao, tài chính gặp nhiều khó khăn, chi phí tác nghiệp cao, trình độ cán bộ bất cập, cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng hoạt động trên địa bàn rộng, vừa hoạt động kinh doanh đồng thời phải phục vụ mục tiêu chương trình phát triển kinh tế của địa phương. Song NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh vẫn khắc phục khó khăn, vươn lên trở thành một Chi nhánh có thị phần và quy mô lớn nhất, chiếm trên 26% về nguồn vốn, dư nợ và dịch vụ ngân hàng trong tổng số 33 NHTMNN và NHTM cổ phần hoạt động trên địa bàn. Với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nguồn vốn của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh không ngừng tăng trưởng; Sau hơn 20 qua, nguồn vốn ban đầu có 6,3 tỷ đồng, đến cuối năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 33.976 tỷ đồng (Chiếm khoảng 26% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn); với tốc độ bình quân 42%/năm trong đó vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 9%. Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng và loại hình sản phẩm. Dư nợ năm 1988 là: 6,4 tỷ đồng đến cuối năm 2010 tổng dư nợ cho vay và đầu tư của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh đạt 43.695 tỷ đồng, chiếm 28% thị phần dư nợ các NHTM trên địa bàn. Các hoạt động dịch vụ khác của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh cũng không ngừng được nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ tối ưu khách hàng. Ban đầu doanh thu từ các hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng nhưng đã được cải thiện: Trước những năm 2000 doanh thu từ các dịch vụ khác chiếm dưới 3% tổng doanh thu thì đến năm 2010 tỷ lệ này là 11%. Cùng với việc mở rộng quy mô về nguồn vốn và đầu tư tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng, công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới, áp dụng công nghệ ngân hàng được tăng cường, trình độ cán bộ được nâng cao đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng tốt, quan tâm phát triển thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp trên đia bàn. Về tổ chức mạng lưới: Đến nay có 1 chi nhánh ngân hàng tỉnh (Cấp I), 18 chi nhánh (Cấp II), 19 phòng giao dịch, bàn tiết kiệm trải đầy khắp các huyện thị, vùng núi, hải đảo với cơ sở vật chất khang trang thuận tiện cho việc giao dịch ngân hàng. Tổng số lao động trên 463 người, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 60%. Từng bước áp dụng và triển khai công nghệ mới hiện đại hóa ngân hàng đáp ứng yêu cầu cho hoạt động kinh doanh. Mục tiêu và định hướng những năm tới: Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, góp phần định hướng của Ngân hàng NHNo & PTNT Việt Nam. Định hướng chiến lược của Ngân hàng NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh từ nay đến năm 2011 và định hướng 2015 như sau: Nguồn vốn và dư nợ đầu tư tín dụng tăng trưởng bình quân hàng năm 25-28%, thu dịch vụ trên 10%, tài chính ổn định, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ ngân hàng, duy trì và phát triển thị phần trên địa bàn, nâng cao chất lượng hoạt động góp phần xây dựng NHNo & PTNT trở thành ngân hàng hiện đại, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập. 1.2. Bộ máy tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Quảng Ninh 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu bộ máy quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, hệ thống quản lý của ngân hàng đóng vai trò quyết định trong hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu bộ máy của Ngân hàng NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh được thể hiện dưới hình sau: Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh ( Nguồn theo phòng hành chính và nhân sự 2010) Theo hình 1.1 ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được bố trí theo kiểu trực tuyến. Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động cũng như phạm vi trách nhiệm của từng phòng ban, ta sẽ đi vào cụ thể nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận trong phần tiếp theo. 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Ban giám đốc Chức năng: Ra quyết định trong mọi hoạt động của chi nhánh. Nhiệm vụ: + Giám đốc: Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Ngân hàng. + Các phó Giám đốc: Tham mưu cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về một số phòng mà mình phụ trách theo sự phân công của Giám đốc. - Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Chức năng: Xác lập một cơ chế giám sát bằng những quy định rõ ràng, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định đó nhằm giảm thiểu sai xót và rủi ro. Nhiệm vụ: + Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo & PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. [...]... biệt các chế độ đối với lao động nữ được quan tâm và đảm bảo đầy đủ quyền lợi, tạo điều kiện và động viên kịp thời cán bộ nữ khắc phục hoàn cảnh khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, tặng quà động viên kịp thời nhân ngày 08/3, 20/10… Tiền lương, thưởng trong tháng, quý, năm, các ngày lễ tết được đảm bảo đầy đủ theo đúng chế độ quy định Ngân hàng luôn động viên khen... kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng - Thẩm định tài sản cố định Bước 3: Nếu khách hàng có đủ điều liện vay vốn cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ gồm có: - Giấy đề nghị vay vốn - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ - Hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (Có đầy đủ chữ ký của người đồng sở hữu tài sản) - Hợp đồng tín dụng - Hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo Bước 4:... hành chính văn thư lưu trữ: + Xây dựng quy định, lề lối làm việc trong cơ quan và mối quan hệ với tổ chức Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn + Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế cả Ngân hàng nông nghiệp + Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, in ấn, FAX, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo... cao chất lượng cho các khoản cho vay, nhằm mục tiêu kinh doanh và an toàn vốn, có lãi góp phần đáp ứng cho việc phát triển kinh tế địa bàn tỉnh Bảng số liệu dưới đây sẽ cho thấy tình hình sử dụng vốn trong những năm gần đây của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn 2009 - 2010 của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh (Đơn vị : Tỷ đồng) Chỉ tiêu 1, Tổng dư nợ Nội tệ Ngoại tệ 2, Phân loại... hoạch và đầu tư cấp, các giấy thay đổi (nếu có) - Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập - Giấy chứng nhận mã số thuế - Giấy phép đầu tư (Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) - Giấy phép hành nghề (nếu có) - Giấy chứng nhận mã số doanh nghịệp hoặc tài sản cá nhân bảo lãnh cho doanh nghiệp - Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,... quốc tế tăng 10% so 2010; thu dịch vụ tăng 20% so 2010, tỷ lệ thu dịch vụ chiếm 10% thu nhập ròng; phát hành thẻ tăng 25% so 2010; quỹ thu nhập tăng 10% so năm 2009, đạt kế hoạch TW giao, đủ lương V1+V2 (V1: Lương cơ bản, V2: Lương kinh doanh) và có thưởng; xếp loại chi nhánh đạt danh hiệu A (*) Phương hướng nghiên cứu tiếp của sinh viên trong thời gian thực tập: Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng... Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam (chủ yếu là thực hiện theo hình thức thế chấp) Bộ hồ sơ thế chấp gồm: - Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền đất - Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (mẫu số 12/ĐBTV) - Hợp đồng thế chấp (mẫu số 04A1T1-08) - Thông báo sử lý tài sản bảo đảm (mẫu số 09/BĐTV) Nếu người vay không trả nợ được - Phụ lục hợp đồng thế chấp... rất cao trong mảng dịch vụ này 2.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Trong những năm qua tình hình kinh doanh của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh luôn ổn định và hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng Bảng 2.3: Lợi nhuận của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh năm 2009-2010 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu/Năm 2009 Thực hiện Tổng thu Thu từ tín dụng Thu nợ đã xử lý rủi ro Thu dịch vụ 886 778 91,3 16,7 Tổng chi Chi... +43% +43% +8% +65% Tỷ trọng Lợi nhuận trước thuế 186 200,7 +14,7 Nộp thuế 46,5 50,2 +3,7 Lợi nhuận 139,5 150,5 +11 +8% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009-2010 NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh) Qua bảng số liệu cho thấy: Tổng thu 2009 là 886 tỷ đồng trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất ( 88% tổng doanh thu) Năm 2010 tổng thu là 1.202,5 tỷ đồng tăng 316,5 tỷ đồng tương ứng tăng... trong khi tốc độ tăng doanh thu là 35,7% thì tốc độ tăng chi phí lên tới 43%, đây là một sự chênh lệch cần chú ý bởi nếu tình trạng này còn kéo dài thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với hậu quả thu không đủ chi, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng đây là dấu hiệu không tốt báo động ngân hàng cần giảm các khoản chi, điều chỉnh hoạt động sao cho hiệu quả hơn nhằm tăng doanh thu cho các năm tới . 17 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn 2009 - 2010 của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 19 Bảng 2.3: Lợi nhuận của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh năm 2009-2010 23 Bảng 2.4: Chỉ tiêu tài chính 24 Bảng. Trung ương DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 9 Hình 2.1: Quy trình vay vốn tại NHNo & PTNT Tỉnh Quảng Ninh 15 Bảng 2.1: Kết quả. Đảng, công đoàn, chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. + Lưu trữ các văn bản Pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế cả Ngân hàng nông nghiệp. + Trực tiếp quản lý con dấu của

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:22

Xem thêm: Bản đầy đủ BCTT pps

w