Block nhánh Block nhánh là tình trạng có sự chậm trễ hoặc cản trở ở đường dẫn truyền các tín hiệu điện ở tim giúp tim có thể đập được. Block nhánh có thể xuất hiện ở những người có vẻ ngoài khỏe mạnh và cũng thường là dấu hiệu của một vấn đề về tim mạch khác. Tổn thương cơ tim hoặc tắc nghẽn những mạch máu ở tim có thể làm chậm hoặc ngừng những tín hiệu điện giúp tim đập. Kể cả khi tín hiệu chỉ chậm trễ khoảng một phần mấy của giây cũng đủ để gây ra block nhánh. Block nhánh đôi khi còn làm tim phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm máu mạnh hơn và hiệu quả hơn vào hệ thống tuần hoàn. Mặc dù chính bản thân block nhánh không cần phải điều trị trực tiếp nhưng bạn cũng cần phải điều trị những nguyên nhân bên trong gây ra nó, chẳng hạn như bệnh mạch vành. Cơ chế Xuyên suốt bên trong tim là một hệ thống thần kinh kiểm soát các tín hiệu điện ra lệnh cho cơ tim co lại. Hãy thử tưởng tượng chúng như là một hệ thống các đường dây điện của tim. Khi tín hiệu đi qua tim, chúng ra lệnh cho những phần khác nhau của tim co lại theo một trật tự nhất định để đẩy máu đi. 1. Pha đầu tiên được gọi là pha nghỉ, khi tim đã được đổ đầy máu. 2. Ở pha thứ hai, một tín hiệu điện học của tim bắt đầu xuất phát ở một điểm nằm cao phía trên tâm nhĩ có tên là nút xoang. Tín hiệu này sẽ lan dọc theo các cơ của những buồng tim và làm cho chúng co lại để đẩy máu đi về tâm thất (những buồng tim ở phía dưới) 3. Cuối cùng, sóng điện đi qua nút nhĩ thất rồi lan tỏa khắp tâm thất làm cho nó co lại và bơm máu vào phổi và vào những động mạch lớn của cơ thể. Như vậy, tín hiệu điện bắt đầu ở nút xoang và lan tỏa khắp mạng lưới các sợi dọc theo tim. Block nhánh có nghĩa là có một sự sai sót nào đó ở một số sợi gây gián đoạn đường truyền của tín hiệu thần kinh. Điều này có nghĩa là một phần của cơ tim không nhận được tín hiệu ra lệnh cho nó co lại, hoặc nhận được tín hiệu chậm khi tín hiệu đã đi hết được một vòng trong chu trình của nó. Dọc theo đường di chuyển của các tín hiệu thần kinh, chúng đi dọc theo những bó sợi mảnh của tim được gọi là bó His, bó His được chia ra làm 2 nhánh: nhánh phải và nhánh trái, mỗi nhánh đi đến chi phối cho một tâm thất. Nếu đường truyền gián đoạn ở nhánh phải ta có block nhánh phải, nếu đường truyền gián đoạn ở nhánh trái, ta có block nhánh trái. Một số nguyên nhân gây ra block nhánh Cơn nhồi máu cơ tim. Dày, xơ hóa hoặc yếu cơ tim (bệnh cơ tim) Cơ tim bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn (viêm cơ tim) Tăng huyết áp Hình thành mô sẹo sau phẫu thuật tim Bất thường tim xuất hiện từ lúc mới sinh (bẩm sinh) - chẳng hạn như khuyết vách liên nhĩ (xuất hiện một lỗ ở thành phân chia 2 tâm nhĩ). Những mức độ block khác nhau Mức độ ảnh hưởng của block nhánh đến tim tùy thuộc vào vị trí của nó ở đâu. Nếu nó gần với nút, tín hiệu bắt cơ tim co lại sẽ không bao giờ đi đến tâm thất và kết quả là toàn thời gian tín hiệu này sẽ chỉ làm cho tâm nhĩ đập. Khi đó, hai tâm thất sẽ đập chậm hơn rất nhiều, khoảng 40 lần/phút. Điều này cũng gần giống với chuyện có hư hỏng ở đường dây dẫn điện chính của khu phố dẫn đến việc hầu hết các nhà thuộc khu phố đó đều bị mất điện. Hiện tượng này được gọi là block hoàn toàn và có thể gây ra một số vấn đề như: hạ huyết áp, không cung cấp đủ máu cho những cơ quan sinh tồn của cơ thể, do tim không làm việc hiệu quả và các buồng tim không được đổ đầy máu ở mỗi nhịp đập. Quan trọng hơn, tâm nhĩ sẽ không đáp ứng một cách bình thường khi cơ thể vận động bằng cách đập nhanh hơn mà ngược lại nó vẫn chỉ đập ở mức 40 lần/phút và điều này làm giới hạn trầm trọng khả năng vận động của bệnh nhân. Block nhánh cũng giống như hư hỏng một đường dây dẫn điện đến phòng ngủ của bạn. Khi đó, chỉ có phòng ngủ bị mất điện mà thôi, còn các phòng khác vẫn hoạt động bình thường. Sự gián đoạn ở một trong những nhánh phụ có thể gây ra ít vấn đề hơn. Ở thể nhẹ nhất, có thể chỉ là tín hiệu truyền đi bị chậm trễ một chút giữa các buồng tim với nhau có thể dẫn đến tim đập hụt nhịp (đập thiếu nhịp) vào một lúc nào đó. Đôi khi nó có thể gây ra hụt nhịp thưừong xuyên hơn và có thể dẫn đến những triệu chứng như suy tim, đau ngực, choáng hoặc thở hụt hơi. Triệu chứng Ở hầu hết trường hợp, block nhánh không gây ra triệu chứng nào cả. Đối với những trường hợp có triệu chứng, có thể là những triệu chứng sau: Ngất Chóng mặt Cảm thấy sắp bị ngất Nhịp tim chậm Nếu bạn bị block nhánh ngay từ khi mới sinh ra (bẩm sinh) và không biết gì về nó trong hàng năm trời thì thường là dạng block nhánh ở phía bên phải của tim có khuynh hướng ít nghiêm trọng hơi block nhánh trái. Cận lâm sàng và chẩn đoán Điện tâm đồ (ECG - electrocardiogram) là phương tiện cận lâm sàng thường được dùng nhất để chẩn đoán block nhánh. Đây là một phương tiện chẩn đoán không xâm lấn dùng để ghi nhận lại những hoạt động điện học của tim. Kỹ thuật viên sẽ đặt những điện cực lên da ngực bệnh nhân, những điện cực này sẽ thể hiện những tín hiệu điện của tim dưới dạng sóng. Các bất thường của các sóng này có thể cho biết sự hiện diện của block nhánh. Các sóng cũng có khả năng xác định được xem block ở nhánh bên trái hay nhánh bên phải. Cũng có thể bác sĩ phát hiện ra bạn bị block nhánh một cách tình cờ khi đo ECG để chẩn đoán một bệnh tim mạch khác. Biến chứng Biến chứng của block nhánh đều như nhau nếu block ở nhánh phải hay nhánh trái, nhưng đối với những người bị block nhánh trái thì thường gặp biến chứng hơn. Những biến chứng bao gồm: Nhịp tim chậm Loạn nhịp tim Ngưng tim hoặc chết tim đột ngột Những người bị lên cơn nhồi máu và sau đó là block nhánh dễ có nguy cơ bị biến chứng và tử vong hơn những người chỉ bị nhồi máu mà không bị block nhánh. Ngoài ra, vì block nhánh ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim nên đôi khi nó gây khó khăn để chẩn đoán chính xác những bệnh tim khác, đặc biệt là nhồi máu và có thể dẫn đến chậm trễ trong việc đưa ra những quyết định điều trị thích hợp. Điều trị Block nhánh có thể không cần phải điều trị Block nhánh là một tình trạng thường gặp và khoảng phân nửa số trường hợp có nguyên nhân rõ ràng. Một số nguyên nhân đã được biết đến như bệnh mạch vành, viêm cơ tim và quá liều digitalis. Block nhánh xảy ra ở phía bên phải của tim (block nhánh phải) thường là do những dạng khác nhau của chức năng bình thường của tim. Block nhánh xảy ra ở phía bên trái (block nhánh trái) thì có nhiều nguy cơ là có những vấn đề về tim mạch đi kèm với nó. Nếu bạn không gặp vấn đề gì với block nhánh, tốt nhất là hãy cứ để yên như vậy. Hầu hết những người bị block nhánh không bao giờ biết được tình trạng của họ cho đến khi tình cờ phát hiện ra và không bao giờ gặp vấn đề với nó. Nếu nó bắt đầu gây ra triệu chứng thì việc điều trị thường là sẽ đặt một máy tạo nhịp nhân tạo có thể thay để được hệ thống dẫn truyền điện bên trong tim đã bị lỗi. Thuốc Điều trị dựa vào bệnh gây ra block nhánh có thể bao gồm dùng những loại thuốc làm hạ áp hoặc làm giảm những tác động của suy tim. Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA - American Heart Association) và Trường đại học tim mạch học Hoa Kỳ (American College of Cardiology) cho lời khuyên về cách điều trị được gọi là liệu pháp tái tưới máu đối với những người bị block nhánh trái đã từng bị nhồi máu. Liệu pháp này là thiết lập tình trạng khẩn cấp bao gồm dùng thuốc streptokinase hoặc chất hoạt hóa plasminogen mô để làm tan máu cục và tăng lượng má đến tim. Phương pháp này tăng nguy cơ bị chảy máu, do đó hãy hỏi bác sĩ nếu như bạn lo lắng về việc uống những loại thuốc này. Máy tạo nhịp nhân tạo (xem thêm bài Máy tạo nhịp tim - pacemaker) Đối với một số người bị block nhánh và đã từng bị ngất, các bác sĩ có thể sẽ khuyên nên cấy máy tạo nhịp nhân tạo. Máy tạo nhịp là một thiết bị chạy pin có kích thước khoảng bằng 1 đồng xu và trọng lượng khoảng 0.3g và có thể được cấy vào dưới da. Máy tạo nhịp được đặt gần xương đòn của bệnh nhân sau một cuộc phẫu thuật kéo dài từ 1 đến 2 giờ dưới gây tê cục bộ. Máy sẽ tạo ra những xung động điện để giúp tim đập đều đặn. Thiết bị này có những cảm ứng có thể xác định được lúc nào cần phải truyền tín hiệu để đưa nhịp tim trở về bình thường. Máy có thể hoạt động trong nhiều năm trước khi pin cần được sạc. Nếu bạn cần sử dụng máy tạo nhịp, bác sĩ sẽ giải thích tất cả những việc cần phòng tránh để giúp máy hoạt động được tốt và giảm nguy cơ liên quan đến sử dụng máy. Thay đổi lối sống Để giảm nguy cơ bị bệnh liên quan đến tim mạch và có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng block nhánh, bạn có thể: Bỏ hút thuốc Kiểm soát huyết áp Giảm lượng cholesterol và chất béo trong bữa ăn hằng ngày Giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường Tập thể dục thường xuyên Kiểm soát bệnh đái tháo đường . ra làm 2 nhánh: nhánh phải và nhánh trái, mỗi nhánh đi đến chi phối cho một tâm thất. Nếu đường truyền gián đoạn ở nhánh phải ta có block nhánh phải, nếu đường truyền gián đoạn ở nhánh trái,. digitalis. Block nhánh xảy ra ở phía bên phải của tim (block nhánh phải) thường là do những dạng khác nhau của chức năng bình thường của tim. Block nhánh xảy ra ở phía bên trái (block nhánh trái). bệnh tim mạch khác. Biến chứng Biến chứng của block nhánh đều như nhau nếu block ở nhánh phải hay nhánh trái, nhưng đối với những người bị block nhánh trái thì thường gặp biến chứng hơn. Những