Khủng hoảng tài chính Mỹ dưới "góc nhìn Harvard" - lịch sử kinh tế quốc dân docx

4 268 1
Khủng hoảng tài chính Mỹ dưới "góc nhìn Harvard" - lịch sử kinh tế quốc dân docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khủng hoảng tài chính Mỹ dưới "góc nhìn Harvard" Các cuộc thảo luận ở Harvard vốn không phải là hoạt động quá mới mẻ, tuy nhiên, hội thảo lần này có một giá trị và sức nặng rất lớn bởi nó được đích thân bà Hiệu trưởng trường Harvard điều khiển và gửi thư mời đến những người quan tâm. Khán phòng Sanders nơi diễn ra cuộc hội thảo đã chật kín trước khi bắt đầu. Rất nhiều người đã theo dõi cuộc tường thuật trực tiếp trên forum của trường. Cuộc hội thảo có tựa đề: "Để hiểu cuộc Khủng hoảng Tài chính Mỹ: Hội thảo của các chuyên gia Harvard" (“Understanding the Crisis in the Markets: A Panel of Harvard Experts). Những người tham gia hội thảo gồm có GS. Jay O.Light - Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), giáo sư Robert C.Merton - giáo sư trường Kinh doanh Harvard, người từng đoạt giải Nobel và tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng N.Gregory Mankiw và nhiều học giả có uy tín khác. Nội dung cuộc thảo luận đưa ra cái nhìn về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, kế hoạch giải cứu 700 tỷ đôla và những dự đoán tổng thể về nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. 700 tỷ USD chỉ là "muối bỏ biển" Những người tham gia thảo luận nhất trí rằng hệ thống luật định của các tổ chức tài chính sẽ phải thay đổi đáng kể, đồng thời cũng bày tỏ lo ngại về tác động tiêu cực, cho dù là hữu ý, của sự can thiệp vốn cũng như những thay đổi luật định sắp tới. Giáo sư trường Kinh doanh Harvard Robert Kaplan cũng chỉ ra những vấn đề "thật sự" ẩn chứa trong nền kinh tế “thật”. Ông cho rằng tầng lớp trung lưu của Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn và bị khủng hoảng trầm trọng vì tài sản của họ là nhà ở đang bị mất giá. Rõ ràng là 700 tỷ USD là không đủ để các ngần hàng cho vay thêm và xây dựng lại tầng lớp trung lưu ở Mỹ. Giáo sư trường Luật Harvard Elizabeth Warren cho rằng giải pháp lâu dài phải là xây dựng lại tầng lớp trung lưu và chỉnh đốn lại các qui định về phá sản và khoản vay cá nhân, không để cho các ngân hàng tài chính vận hành trong tình trạng thiếu qui định cụ thể. Trước đó, vào ngày 23/9 trong một cuộc thảo luận chỉ giành cho sinh viên của trường Kinh doanh Harvard tại Hội trường Burden, các sinh viên MBA bày tỏ sự lo lắng về triển vọng nghề nghiệp, không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn cả các Cơn lốc khủng hoảng tài chính đang kéo theo nó nhiều hậu quả khôn lường (Ảnh nguồn: The Economist) lĩnh vực khác của nền kinh tế. Hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard, GS. Jay Light đã gọi đây là “một thời điểm lịch sử, chìm trong lo lắng và thậm chí hiểm nguy” khi “con tàu đang dần rạn nứt” của các tổ chức tài chính trong 18 tháng qua đột nhiên tăng tốc lao vào cuộc đụng độ thảm khốc. Ông nhắc lại sự thất bại của hiện tượng bong bóng địa ốc và sự giao thoa của nó với “một hệ thống tài chính mới nhưng chưa qua thử thách”. Đồng thời ông cảnh báo những nguy cơ có thể xảy đến với các hộ gia đình, các ngân hàng đầu tư, và các nhà đầu tư với “nguồn cứu cánh” duy nhất là các nguồn vốn với độ thanh khoản cao. Ông cũng nói thêm, việc dùng 700 tỷ đôla giải cứu thị trường hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời, hiện chưa thể nào định giá được giá trị các khoản nợ một cách chính xác. GS. Light đồng thời là giám đốc Công ty Quản lý Harvard (Harvard Management Company) và Blackstone Group, một công ty đầu tư cổ phần tư nhân, đã đưa ra 3 bước hành động như sau: Bước thứ nhất tương tự như trong y học, bệnh nhân cần được ổn định và cầm máu, trong trường hợp này là việc bơm 700 tỉ USD vào các tổ chức tài chính đang lâm nạn. Thứ hai, vấn đề cần được chẩn đoán và xử lí. Và cuối cùng, hệ thống tài chính nói chung cần được phục hồi trạng thái cũ, không chỉ đơn giản dưới dạng sửa đổi những bất cập của hệ thống luật định và tiêu chuẩn của vốn, tính minh bạch và khả năng thanh khoản. Nhiệm vụ này sẽ phải mất vài năm mới hoàn thành được Trong khi đó GS Gregory Mankiw lại đưa ra 3 giải pháp để chọn lựa, đó là: Để cho thị trường tự giải quyết (lấy nguồn vốn từ các quỹ và cá nhân), nhà nước mua lại các tài khaorn và bán khi nào thị trường ổn định trở lại, hoặc là buộc các ngân hàng tự tìm nguồn vốn. Giáo sư Nicolas P. Retsinas cũng miêu tả các góc độ của bong bóng địa ốc và cú sốc tài chính nước Mỹ đang đối mặt, trước hiện trạng dư thừa nhà rao bán,cùng với bối cảnh cho vay hết sức hỗn loạn. Ông chỉ ra nghịch cảnh oái ăm hiện nay khi chỉ người vay với chỉ số tín nhiệm cao và trả đủ tiền mặt mới có thể mua nhà. Đây chính là những điều kiện của vài thập kỉ trước, trước khi việc vay cầm cố trở nên thịnh hành như ngày nay. Tất nhiên trong tình cảnh “nước sôi lửa bỏng” như thế này, số người mua là quá ít, số người cho vay cũng là quá ít so với lượng nhà rao bán trên thị trường. Giảng viên lâu năm của Havard là ông Clayton Rose, cựu phó chủ tịch và CEO của J.P. Morgan Chase, vốn là một ngân hàng đầu tư, đã tóm tắt 20 năm nới lỏng luật định của Phố Wall, bồi thêm bởi sự thiếu hụt những sửa đổi cần thiết của cấu trúc. Trong bầu không khí ngột ngạt của cạnh tranh căng thẳng, các ngân hàng đầu tư đã tìm đến những nguồn vốn cao chưa từng có (trong trường hợp của các công ty dẫn đầu là 30 lần so với lượng vốn của họ) hòng tăng thu nhập đầu tư. Cùng lúc đó, giá trị của các đầu tư phức tạp như chứng khoán có cầm cố đảm bảo, vốn phái sinh hay đầu tư cổ phần Liệu các nỗ lực hiện nay của CP Mỹ có thực sự cứu vãn được tình thế, và cứu vãn được bao lâu? Nguồn: The Economist càng trở nên khó định giá. Ông đưa ra ví dụ về đối thủ của J.P. Morgan là Golden Sachs, tăng lợi nhuận gấp 5 lần nhờ vào chấp nhận tỉ lệ rủi ro rất cao. Trong khi các ngân hàng và các công ty nắm giữ ngân hàng duy trì các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vốn thì các ngân hàng đầu tư thoát khỏi giới hạn đó. Nhưng ông cho rằng các đối thủ đã đặt nhiều niềm tin vào giá trị của các chứng khoán cầm cố, và có những giả thuyết sai lầm về tỉ lệ mặc định, giá trị của chứng khoán hay sự đảm bảo của quỹ thanh khoản khi cần. Phố Wall vừa trải qua cơn ác mộng, và chuỗi ngày đen tối còn chưa chấm dứt Nguồn: The Economist Hiện nay, khi khủng hoảng đã lan ra khắp các tầng lớp của cải, và người cho vay, nó cũng cướp đi nguồn vốn nền kinh tế cần để vận hành. Các ngân hàng chứng kiến sự sát nhập bắt buộc của Bear Stearns vào J.P. Morgan Chase, sự phá sản của Lehman Brothers, sự gia nhập vội vã của Merrill Lynch vào Ngân Hàng Mỹ. Về lâu dài, lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư sẽ giảm, và nền văn hóa cùng với phong cách quản lí của họ cũng sẽ thay đổi. Cần các biện pháp kiểm soát "rủi ro đạo đức" Trọng tâm của nỗ lực nên là các chức năng tài chính cần thiết, chứ không phải việc cứu vãn một số tổ chức nhất định nào đó. Nguồn: The Economist Giáo sư McLean, tác giả của cuốn Khi tất cả các cách đều thất bại: Chính phủ là nhà Quản lý Rủi ro cuối cùng, đồng tình rằng khủng hoảng nhà đất là gốc rễ của tất cả các vấn đề hiện nay, và rằng sự yếu kém trong kiến trúc tài chính ngày nay đã tạo nên khủng hoảng lòng tin, gần đến mức gây ra hiện tượng chảy máu ngân hàng khi người ta đổ xô đến ngân hàng để rút tiền ra khỏi ngành công nghiệp với hàng tỉ USD này. Lo ngại lớn nhất của Moss là hướng giải quyết của bộ phận công cần đi cùng với các biện pháp nhằm kiểm soát “các rủi ro đạo đức”. Vì thế, sự bảo hiểm liên bang có thể khuyến khích các ngân hàng tham gia vào việc cho vay với mức độ rủi ro lớn, do luật định lỏng lẻo. Cứu trợ của liên bang phản tác dụng khi khuyến khích việc phục hồi của các cộng đồng bị bão phá hủy tại chính những địa điểm hay xảy ra bão lụt nhất. Vì thế Moss địng nghĩa vấn đề theo chiều hướng thành công và không thành công của chính phủ Mỹ trong việc quản lý rủi ro. Cho tới nay, ông cho thấy kế hoạch 700 tỉ USD không đưa ra giải pháp nào trong việc ngăn ngừa hiện tượng chấp nhận rủi ro bất hợp lí của các ngân hàng tái diễn trong tương lai. Giáo sư Robert Merton của trường ĐH McArthur nhấn mạnh tầm quan trọng của “phân tích chức năng của hệ thống tài chính.” Mặc dù những lo ngại hiện nay tập trung vào tính thanh khoản và thị trường vốn, Merton cho rằng chỉ trong năm ngoái, giá nhà sụt đã gây thất thoát từ 3 đến 4 triệu tỉ USD tài sản, với hi vọng khôi phục lại là rất mong manh. Giá nhà càng giảm thì nguy cơ rủi ro càng tăng cao, đóng dấu sự sụp đổ của các tổ chức tài chính vốn “ôm” nhiều khoản cho vay cầm cố không còn có khả năng hoàn trả. Các đổi mới tài chính và cơ cấu tài chính bị gán cho tội gây ra, hoặc góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện nay, và theo một cách nào đó, nhận định này là đúng. Đổi mới thường bao gồm mức độ rủi ro bới một số ý tưởng có khả năng thất bại, và vượt ra ngoài cấu trúc hiện hành. Nhưng thay vì siết chặt đổi mới tài chính, ông cho rằng luật định cần nới lỏng để càng nhiều đổi mới đến với lĩnh vực tài chính càng tốt. Đổi mới, theo ông là động lực của phát triển, bởi những nhu cầu tối thiểu như lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu hay phát triển khả năng cung cấp vốn cho phát triển kinh tế vẫn luôn hiện hữu. Vì thế, ông cho rằng trọng tâm của nỗ lực nên là các chức năng tài chính cần thiết, chứ không phải việc cứu vãn một số tổ chức nhất định nào đó. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực tài chính sẽ là khá mong manh. Nhưng giải pháp cho xã hội sẽ không phải là loại bỏ các tổ chức tài chính với các nhân viên được huấn luyện tốt và có định hướng đổi mới. Thay vào đó, hệ thống quản lí và điều chỉnh luật cần nhiều những tài năng hơn nữa để hiểu rõ về sản phẩm họ đang cung cấp – điều mà họ rõ ràng là đã không làm trước đây. (Còn nữa) . lĩnh vực tài chính mà còn cả các Cơn lốc khủng hoảng tài chính đang kéo theo nó nhiều hậu quả khôn lường (Ảnh nguồn: The Economist) lĩnh vực khác của nền kinh tế. Hiệu trưởng trường Kinh doanh. các tổ chức tài chính vốn “ôm” nhiều khoản cho vay cầm cố không còn có khả năng hoàn trả. Các đổi mới tài chính và cơ cấu tài chính bị gán cho tội gây ra, hoặc góp phần vào cuộc khủng hoảng hiện. Khủng hoảng tài chính Mỹ dưới "góc nhìn Harvard" Các cuộc thảo luận ở Harvard vốn không phải là hoạt động

Ngày đăng: 08/08/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan