1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BÁO CÁO SƠ LƯỢC VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT ppt

5 1,8K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 77 KB

Nội dung

NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BÁO CÁO SƠ LƯỢC VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT I. Năng lượng và tầm quang trọng. Trong sự tồn tại và phát triển của con người, năng lượng luôn đóng một vai trò cực kì quan trọng, bất kì hoạt động sinh hoạt và sản xuất nào cũng cần đến năng lượng. không có năng lượng con người không thể tồn tại được. Năng lượng mà chúng ta cần đến có thể ở dưới các dạng khác nhau như: nhiệt năng, quang năng, cơ năng, thế năng, điện năng,… dù ở dạng nào thì con người đều có thể làm cho chúng phục vụ nhu cầu của họ. Song năng lương không phải là vô tận, vì thế chúng ta phải luôn hướng tới việc khai thác đi đôi với bảo vệ các nguồn tài nguyên, đồng thời tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay thế và phuc vụ tốt nhu cầu của con người. Từ thời xưa con người đã biết sử dụng các dạng năng lượng khác nhau như: sử dụng nhiệt năng để nấu chín thức ăn, dùng cơ năng để săn bắt: con người càng phát triển, càng biết cách biến đổi các dạng năng lương theo nhu cầu của mình. Ngày nay, chúng ta có thể lợi dụng thế năng của dòng nước, hay nhiệt năng từ các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ), hay cơ năng của gió, thủy triều, hay động năng của các hạt từ đó tạo ra điện năng, rồi từ điện năng có thể tạo ra các dạng năng lượng khác tùy nhu cầu của con người. Tuy nhiên, sự khai thác các nguồn năng lượng trên hoặc gây ô nhiễm môi trường (năng lượng hóa thach, năng lương hạt nhân), cạn kiệt tài nguyên; hoặc phụ thuộc quá nhiều vào khí hậu, khó khăn trong khai thác và sử dụng (năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lương mặt trời). Vì thế đòi hỏi tim ra các nguồn năng lượng mà ít gây ô nhiễm môi trường, dể khai thác và sử dụng. II. Năng lượng địa nhiệt. Năng lượng địa nhiệt là dạng năng lượng tồn tại trong lòng đất ở dưới dạng nhiệt năng. Nguồn nhiệt năng này được tích tụ từ các điều kiện sau: + Năng lượng của quá trình phân hủy các nguyên tố phóng xạ nằm trong lớp vỏ trái đất. Quá trình phân hủy các nguyên tố phóng xạ mặc dầu rất chậm, nhưng với số lượng rất lớn vì thế nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình này vô cùng lớn. Đây là nguồn nhiệt chính. + Nhiệt năng cũng có thể tích tụ dần thông qua sự hấp thụ năng lượng mặt trời của lớp vỏ trái đất. 1 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT Nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng sạch, ít thải các chất độc hại ra môi trường. Việc khai thác đêm lại hiệu quả cao. Do vây, nó là nguồn năng lượng được các chuyên gia hướng tới và nghiên cứu sử dụng. III. Mục đích khai thác năng lượng địa nhiệt. Năng lượng địa nhiệt được con người phát hiện ra từ rất sớm, ban đầu nó chủ yếu đươc sử dụng để : sưởi ấm, cung cấp nước nóng, du lịch,làm tan tuyết, hay dung để chữa bệnh (do có chứa các loai khoáng)… Ngày nay với công nghệ ngày càng phát triển, ngoài việc sử dụng trực tiếp chúng, thì việc sản xuất điện từ năng lượng địa nhiệt không còn khó khăn nữa. Theo các chuyên gia nghiên cứu nếu khai thác tốt nguồn năng lượng này thì không những đáp ứng đủ điên năng cho toàn cầu mà chúng có thể gấp hang trăm lần so với lương điên hiên nay. IV. Sản xuất điện bằng năng lượng địa nhiệt. Có hai hướng khai thác: *Hướng thứ nhất : Lấy hơi nước và nước nóng từ các hồ địa nhiệt nằm sâu trong lòng đất, khai thác theo hướng này tương đối thuận lợi bằng cách: khoan và tạo ra các giếng khoan nhăm bơm hơi nước và nước nóng lên mặt đất để tạo ra điện năng. *Hướng thứ hai : Các hồ địa nhiệt chưa có sẵn mà các chuyên gia phải nghiên cứu , tính toán tìm ra các khu vực, các lớp đất đá tại đó tích tụ một lượng nhiệt rất cao, phù hợp để tiến hành các bước khai thác kế tiếp tao ra điện năng. Sau khi tìm được lớp đất đá phù hợp ở độ sâu khoảng 5.000- 10.000 feet, họ sẽ tiến hành khoan và dung áp lực đủ lón tao ra các vết nứt, sau đó, nước lạnh sẽ được bơm xuông. Nước này sẽ được làm nóng nhờ các lớp đá trên, chúng sẽ được bơm lên thong qua kột lỗ khoan khác để tạo ra điện năng. V. Quy trình khai thác. - Xác định nguồn địa nhiệt đáp ứng yêu cầu sản xuất. - Tạo các giếng khoan, bơm nước lạnh xuống và đưa nước nóng và hơi nước lên. - Dẫn nước nóng và hơi nước qua bộ phận tách hơi nước. - Hơi nước làm quay tuabin, máy phát điện sinh ra dòng điện. - Lưu trữ và truyền tải điện năng. - Dẫn nước lanh trở lại chu trình hoạt động ban đầu. 2 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT VI. Một số lưu ý khi khai thác nguồn năng lương địa nhiệt. * Môi trường : Năng lượng địa nhiệt được coi là nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng “xanh”, tuy nhiên cũng có một vài tác động môi trường phải được xem xét và thường được giảm nhẹ: Phát thải các khí độc hại, ô nhiễm tiếng ồn, việc sử dụng và chất lượng của nước, sử dụng đất và sự tác động tới hiện tượng tự nhiên, động vật hoang dã và thực vật. *Phát thải : Điều này thường xảy ra với các tháp làm mát của nhà máy điện, toả ra hơi nước chứ không phải là khói. Các khí có thể toả ra, tuỳ thuộc vào loại bể ngầm, là cácbon điôxít, sunfua điôxít, nitơ ôxít, hyđrô sunfua cùng với các loại bụi. So sánh khối lượng phát thải kg/MWh từ nhà máy nhiệt điện than với nhà máy điện địa nhiệt cho thấy kết quả như sau: cácbon điôxít: 994 (nhiệt điện than) và 40 (điện địa nhiệt), sunfua điôxít: 4,71 và 0,16; nitơ ôxít: 1,95 và 0; hyđrô sunfua: 0 và 0,08; và bụi 1,01 và 0. Hyđrô sunfua thường được xử lý tại các nhà máy điện địa nhiệt để chuyển thành lưu huỳnh. Trong khi đó lượng phát thải từ các nhà máy điện đốt dầu và khí tự nhiên tương ứng là 814 kg/MWh và 550 kg/MWh. Các nhà máy điện lưỡng phân và các dự án sử dụng trực tiếp thường không gây ra bất kỳ chất ô nhiễm nào, vì nước được bơm trở lại vào lòng đất sau khi sử dụng, không tiếp xúc với khí quyển. *Tiếng ồn : Đa phần tiếng ồn phát ra từ nhà máy điện hoặc tại nơi sử dụng trực tiếp là khi đang khoan giếng, thường được nghỉ vào ban đêm. Tiếng ồn từ nhà máy điện không được coi là một vấn đề đáng quan ngại vì tiếng ồn rất thấp, trừ phi bạn ở ngay bên cạnh hoặc bên trong nhà máy. Phần lớn tiếng ồn phát ra từ quạt làm mát và tua bin đang chạy. *Sử dụng nước : Các nhà máy địa nhiệt sử dụng khoảng 20 lít nước ngọt/MWh, trong khi các nhà máy lưỡng phân được làm nguội bằng không khí lại không sử dụng nước ngọt, còn nhà máy nhiệt điện than sử dụng 1.370 lít/MWh. So với nhà máy nhiệt điện than thì nhà máy nhiệt điện dầu sử dụng nước ít hơn khoảng 15% còn nhà máy điện hạt lại sử dụng nhiều hơn khoảng 25%. Sự thay đổi duy nhất trong chất lỏng trong suốt quá trình sử dụng là nó được làm mát và chất lỏng thường được quay trở lại về chính tầng nước ngầm đó, vì vậy nó không hoà lẫn với nước ngầm nông. Tại nhà máy The Geysers ở Bắc California, mỗi ngày có 42 triệu lít nước thải đã qua xử lý từ Santa Rosa được bơm trở lại về bể chứa điạ nhiệt, nhờ đó giảm thiểu sự ô nhiễm nước bề mặt trong công đồng và tăng sản lượng của mỏ địa nhiệt. Một dự án tương tự cung cấp nước thải từ vùng Hồ Clear nằm về phía Đông Bắc của Geysers. Các dự án này đã nâng công suất của mỏ lên trên 100 MW. *Sử dụng đất : 3 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT Các nhà máy điện địa nhiệt được thiết kế hài hoà cảnh vật và thường được đặt gần các khu vực giải trí, ít tác động lên đất đai và cảnh quan. Các nhà máy này thường bao gồm những mô đun nhỏ, dưới 100 MW, so với các nhà máy điện than hoặc hạt nhân cỡ khoảng 1.000 MW. Điển hình, một nhà máy điện địa nhiệt sử dụng 404 m2 đất/GWh trong khi đó một nhà máy nhiệt điện than phải cần tới 3.632 m2/GWh, còn các trại gió cần tới 1.335 m2/GWh. Hiện tượng lún sụt và động đất là hai vấn đề trong sử dụng đất phải được xem xét khi rút chất lỏng từ lòng đất. Các hiện tượng này thường được giảm nhẹ bằng cách bơm lượng chất lỏng đã khai thác trở lại vào chính bể chứa đó. Đã có một số vấn đề rắc rối liên quan đến lún sụt tại mỏ địa nhiệt Wairakei ở New Zealand, tuy nhiên, hiện tượng này đã được chặn đứng bằng cách bơm nước trở lại. Các dự án sử dụng trực tiếp không gặp phải những vấn đề rắc rối trên, vì lượng chất lỏng sử dụng là nhỏ và giếng và các đường ống thường được đi ngầm. Ngoài ra, khai thác các nguồn địa nhiệt không cần đến công tác đào mỏ, chế biến và vận chuyển như đối với việc phát điện từ các nguồn nhiên liệu hoá thạch và hạt nhân. *Tác động tới các hiện tượng tự nhiên, động vật hoang dã và thực vật: Các nhà máy thường không được phép xây dựng gần các mạch nước phun, lỗ phun khí và suối nước nóng bởi vì khai thác chất lỏng để chạy tuabin có thể tác động tới các hiện tượng tự nhiên liên quan đến nhiệt này. Hầu hết các nhà máy được đặt tại những khu vực không có những biểu hiện tự nhiên trên bề mặt. Nếu các nhà máy được đặt gần nơi có các hiện tượng tự nhiên, thì độ sâu hút chất lỏng phải được dự kiến lấy từ một bể chứa khác để không gây bất kỳ tác động nào. Các nhà thiết kế và những người vận hành đặc biệt nhạy cảm với việc bảo tồn các biểu hiện tự nhiên được coi là thiêng liêng đối với người dân bản xứ. Bất kỳ vị trí nào được xem xét để đặt nhà máy điện địa nhiệt phải được cân nhắc và xem xét tác động đến động vật hoang dã và thực vật, nếu tác động này là đáng kể thì phải có kế hoạch giảm nhẹ. Các dự án sử dụng trực tiếp thường nhỏ và do đó không gây tác động đáng kể đến các đặc điểm tự nhiên. Tóm lại, sử dụng năng lượng địa nhiệt là đáng tin cậy, cung cấp phụ tải đáy; có thể tái tạo; phát thải vào không khí ở mức tối thiểu và bù đắp lại lượng phát thải cao vào không khí của các nhà máy đốt nhiên liệu hoá thạch; tác động môi trường ở mức tối thiểu; không có quá trình cháy và là nguồn nhiên liệu nội địa. *Tiết kiệm năng lượng : Hiển nhiên sử dụng năng lượng địa nhiệt có thể thay thế cho việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và ngăn ngừa phát thải khí nhà kính. Giả định rằng năng lượng địa nhiệt thay thế cho sản xuất điện năng thì hiệu suất chuyển đổi ước tính đạt khoảng 0,35 (35%). Bảng 5 tóm tắt năng lượng tiết kiệm được khi sử dụng năng lượng địa nhiệt với mức hiệu suất này. Nếu năng lượng thay thế cho việc sử dụng trực tiếp (hệ thống sưởi ấm) được cung cấp bằng cách đốt trực tiếp nhiên liệu thì sẽ tiết kiệm được khoảng một nửa (35% so với 70% hiệu suất). Bảng 5 cũng bao gồm lượng tiết kiệm được ở chế độ làm mát của các máy bơm địa nhiệt. Lượng dầu nhiên liệu hoá thạch tiết kiệm được tương đương với khoảng 3 ngày (1%) tiêu thụ trên toàn thế giới. Khi xem xét vấn đề tiết kiệm này, cần lưu ý rằng 4 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT một số nhà máy điện địa nhiệt cũng phát thải một số chất ô nhiễm khác nhau, dù chỉ ở mức hạn chế. Tuy nhiên, lượng phát thải này được giảm tới gần bằng không khi sử dụng phương pháp bơm khí trở lại, thậm chí còn được triệt tiêu trong trường hợp lắp đặt nhà máy lưỡng phân để sản xuất điện. Vì hầu hết các dự án sử dụng trực tiếp chỉ sử dụng nước nóng, chất lỏng dùng rồi được bơm trở lại, thì về cơ bản đã loại bỏ được những ô nhiễm trên. VII. Ưu nhược điểm : *Ưu điểm. - Đây là nguồn năng lượng sạch, than thiện với môi trường. - Hoạt động liên tục suốt ngày đêm. - Không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như năng lượng mặt trời, gió hoặc sóng biển - Nguồn năng lượng địa nhiệt trong lòng đất vô cùng vô tận, nhà máy điện địa nhiệt hoạt động bền vững, lâu dài - Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt tốn rất ít diện tích *Nhược điểm - Chi phí xây dựng nhà máy điện khá cao - Những kỹ thuật địa chất phức tạp để tìm kiếm nhiệt lượng. VIII. Kết luận Năng lượng địa nhiệt với những ưu việt của mình đã và đang đáp ứng được nhu cầu của con người. Hiên nay đã có nhiều nước đầu tư phát triển nguồn năng lượng này với quy mô lớn như: Thụ y Sỹ, Mỹ, Áo, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc, Inđônêxia, Trong tương lai năng lượng sẽ phát triển nhiều hơn nữa. THE END 5 . NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY BÁO CÁO SƠ LƯỢC VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT I. Năng lượng và tầm quang trọng. Trong. nguồn năng lượng mà ít gây ô nhiễm môi trường, dể khai thác và sử dụng. II. Năng lượng địa nhiệt. Năng lượng địa nhiệt là dạng năng lượng tồn tại trong lòng đất ở dưới dạng nhiệt năng. Nguồn nhiệt. tải điện năng. - Dẫn nước lanh trở lại chu trình hoạt động ban đầu. 2 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT VI. Một số lưu ý khi khai thác nguồn năng lương địa nhiệt. * Môi trường : Năng lượng địa nhiệt được

Ngày đăng: 08/08/2014, 11:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w