Tài liệu Báo cáo " SƠ BỘ KHẢO CỨU MỘT LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CÁC GIA ĐÌNH THÀNH PHỐ (XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA) " pdf

8 661 3
Tài liệu Báo cáo " SƠ BỘ KHẢO CỨU MỘT LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CÁC GIA ĐÌNH THÀNH PHỐ (XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA) " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn SƠ BỘ KHẢO CỨU MỘT LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CÁC GIA ĐÌNH THÀNH PHỐ (XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA) TRỊNH DUY LUÂN Những năm gần đây, ngành xã hội học đã triển khai một loạt hoạt động nghiên cứu cụ thể trên nhiều lĩnh vực của dời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã có những nghiên cứu chuyên sâu, song cũng còn những mảng vấn đề lớn thuộc nhiều lĩnh vực chưa được tìm hiểu và khảo sát thấu đáo. Hoạt động giao tiếp của dân cư là một trong những mảng vấn đề như vậy. Đề cập đến hoạt động giao tiếp, có thể gặp những câu hỏi khá rộng. Trong cuộc sống hằng ngày người ta (các cá nhân, các nhóm xã hội) thường tiếp xúc với ai, với cái gì, ở đâu và với mức độ như thế nào? Những đặc điểm chung nhất của các hoạt động đó là gì và trong hệ thống các quan hệ xã hội đang phát triển như ở ta hiện nay thì có gì là tác nhân chi phối các hoạt động đó? trả lời cho các câu hỏi này, dù ở mức độ cụ thể hay khái quát, đều phải có nhiều công trình nghiên cứu có quy mô lớn và có tính khoa học cao. Mặc dầu còn có nhiều hạn chế, khó khăn, chúng tôi cũng mạnh dạn tiến hành những thăm dò và thảo sát bước đầu. Ở đây, chúng tôi đề cấp đến một bộ phận nhỏ các hoạt độ ng giao tiếp này. Đó là loại hình giao tiếp người - người mà, theo chúng tôi, là thuần túy trong cả nội dung và hình thức của nó. Những hoạt động đó vốn có tính văn hóa truyền thông, nằm trong những tập quán, thói quen, linh cảm của mọi người. Cụ thể hơn, đó là những hoạt động đi lại thăm hỏi, tiếp khách mang tính chất xã giao, những cuộc gặp gỡ có tính sinh hoạt thường ngày. Song phạm vi nghiên cứu lại chỉ cho phép đúng tôi khảo sát trên một nhóm không lớn, gồm khoa 50 gia đình cán bộ, công nhân viên chức tại một khu tập thể thuốc nội thành Hà Nội. Bởi vậy, bài Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn bộ khảo cứu một loại hình 59 viết này chỉ là sự trình bày một vài kết quả khảo cứu bộ và thử đặt ra một vài vấn đề có liên quan đến loại hình giao tiếp nói trên của các gia đình thành phô, một lĩnh vực mà đến nay hãy còn ít được nghiên cứu. * * * Để khảo sát loại hình giao tiếp này, trong bản hỏi của chúng tôi gửi tơi các gia đình có 1 câu hỏi liệt kê sẵn 9 đối lượng giao tiếp chủ yếu (xem bảng số liệu trang sau) và đề nghị những người chủ của gia đình xác nhận : - Có tiếp xúc với các đối tượng này không? - Nếu có thì ở mức độ nào ? - Ai trong gia đình thường tiếp xúc với họ? Phân tích các kết quả thu được và kết hợp với các chỉ báo nhân khẩu - xã hội của các gia đình được hỏi ý kiến, có thể nêu mấy nhận xét chung sau dân : 1. Nhìn chung, có ba đối tượng giao tiếp phổ biến nhất (có t ừ 05-100% các gia đình tham gia với mức độ khá thường xuyên) là hàng xóm, bạn bè cùng cơ quan và cha mẹ (hoặc con cái) ở riêng. Sau đối tượng còn lại, tỷ lệ số gia đình có tham gia giao tiếp dao động quanh con 70% và với mức độ chủ yếu là vài lần trong 1 năm. Tỷ lệ chung các gia đình có tham gia giao tiếp thường xuyên (hằng ngày hoặc tuần vài lần) là 16% , trong đó chiếm phần lớn là giao tiếp với ba đối tượng phổ biến khể trên. Có th ể xem đây là ba hoạt động giao tiếp cơ bản của các gia đình được hỏi ý kiến. Đó là các mối quan hệ dựa trên ba yếu tố : không gian nơi ở (hàng xóm), môi trường nghề nghiệp, công tác (bạn bè cùng cơ quan) và quan hệ ruột thịt (cha mẹ, con cái ở riêng). Bởi vậy, trước hết xin điểm qua ý nghĩa và những nét có liên quan đến ba hoạt động giao tiếp này. a) Quan hệ hàng xóm láng giềng. Do nhiều nguyên nhân chi phối nh ư: sự kế thừa các truyền thống, trình độ phát triển kinh tế và trình độ đô thị hóa Ở chúng Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn TRỊNH DUY LUÂN 60 TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ THAM GIA GIAO TIẾP CỦA CÁC GIA ĐÌNH ĐƯỢC HỎI Ý KIẾN Mức độ tham gia (%) Đối tượng giao tiếp Số gia đình có tham gia Tỷ lệ (%) Hầu như hằng ngày Tuần vài lần Tháng vài lần Vài lần trong năm 1. Hàng xóm 121 95 27,5 29 26,7 15,1 2. Thầy, cô giáo của các con 93 71 1,5 1,5 1,0 51,5 3. Bạn bè cùng cơ quan 132 100 9,9 10,7 38,9 40,4 4. Bạn bè không cùng cơ quan 91 69 0,7 4,5 22,9 40,4 5. Bạn bè xưa cũ 91 69 0,7 3 11,4 53,8 6. Cha mẹ (hoặc con cái) ở riêng 87 100* 3,4 12,6 50,6 33 7. Họ hàng thân thích 15 72,5 3,2 2,3 25,9 44,3 8. Bạn bè của các con lớn 36 100* 5,3 13,1 36,8 44,8 9. Bà con ở các tỉnh thành khác 54 43,5 - - 2,3 40,9 * Hai tỷ lệ này tính trên tổng số các gia đình có con cái lớn và có con cái đã ra ở riêng. ta, lối sống thành thị vẫn chưa khác biệt nhiều lắm với lối sống nông thôn. Các quan hệ hàng xóm láng giềng, vốn rất pho biến ở nông thôn, cũng còn khá phổ biến trong đời sống và trong quan niệm của dân cư thành phố. Người ta vẫn còn cần đến nhau trong những lúc “tắt lửa tối đèn”, người ta vẫn thường nói “bán anh Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn bộ khảo cứu một loại hình 61 em xa, mua láng giềng gần”. Để có một bầu không khí tâm lý - xã hội tốt tại môi trường ở hẹp thì mối quan hệ này giữ một vai trò khá quan trọng. Chỉ xét trên góc độ môi trường xã hội của nơi ở, có thể nêu mấy dẫn liệu minh họa sau đây : - Ở Hà Nội trong 5 năm gần đây có 11% số gia đình phải dọn đến nơi ở mới và xô xát, mất đoàn kết với hàng xóm tại nơi ở cũ. - 12,9% Các gia đình khi nêu những yêu cầu về một nơi ở tốt đã đề cập đến việc “ phải có những quan hệ hàng xóm láng giềng tốt” (1) . Ngay cả ở lứa tuổi thiếu niên, 36,6% các em được hỏi ý kiến đã muốn được sống trong một khu ở mà quan hệ bạn bè cùng lứa và quan hệ của người lớn ở đó là “tốt” (2) . Sự hình thành mối quan hệ giao tiếp láng giềng ở các gia đình là rất tự nhiên. Nó là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống các quan hệ giao tiếp của dân cư. Ở bảng số liệu trên cho thấy : 95% số gia đình được hỏi ý kiến có tham gia vào hoạt động giao tiếp này với những mức độ khác nhau. Song cũng cần thấy rằng, tính chất của các quan hệ giao tiếp này là rất khác nhau, tùy theo khu ở được nghiên cứu là những đường phố buôn bán lớn ở trung tâm, những khu tập thể lớn, những khu nhà ở các cơ quan hay những khu dân cư lao động hỗn hợp. Việc không xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ này có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Các khu nhà ở kiểu “nhiều căn hộ chung nhau một khu phụ” được xây dựng trước đây là một ví dụ điển hình. Chính giới thiế t kế và xây dựng nhà ở giờ đây đã phải thừa nhận : cái bếp chung ấy nhiều khi đã là một điểm “nóng” thực sự trong quan hệ hàng xóm láng giềng. (1) Số liệu của Nguyễn Đức Thiềm trong báo cáo Đặc điểm nhân khẩu xã hội của các gia đình ở Hà Nội đang có nhu cầu cấp bách về nhà ở, thuộc đề tài “Vấn đề ở” do Ban xã hội học chỉ đạo. (2) Số liệu của Trịnh Duy Luân và Nguyễn Hữu Minh trong báo cáo Thiếu niên học sinh ngoài giờ học tại nơi ở. Thuộc đề tài “Vấn đề ở” do Ban Xã hội học chỉ dạo. Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn TRỊNH DUY LUÂN 62 b) Quan hệ với đồng nghiệp, đồng sự Có 100% các gia đình được hỏi ý kiến tham gia vào quan hệ giao tiếp này. Đây là sự tiếp tục của mối quan hệ đã được hình thành trong lao động sản xuất tại một không gian khác, với nội dung mở rộng và phong phú hơn. Phần nào nó sẽ có ảnh hưởng qua lại tới mối quan hệ trong lao động, và do vậy có ảnh hưởng tới chính chất lượng công tâc. Bên c ạnh đó, qua quan sát chúng tôi nhận thấy là : khi mà người “hàng xóm” cũng là người “đồng nghiệp” hay cùng công lác ở một cơ quan, người ta thường cảm thấy thoải mái hơn khi phải sống bên cạnh những người hàng xóm mà lối sống của họ hoàn toàn xa lạ với mình. Nhờ đó mà tại các khu nhà ở của các cơ quan, có những mục tiêu chung được thực hiện dễ dàng hơn như việc thực hiện quy ước cu ộc sống tập thể, việc giáo dục thanh thiếu niên hoặc việc tạo ra một bầu không khí thân thiện, đoàn kết giữa các gia đình. c) Quan hệ với cha mẹ (hay con cái) ở riêng Hoạt động lui tới thăm hỏi và chăm sóc đối với cha mẹ (hoặc con cái) ở riêng là kết quạ của việc gia đình mở rộng bị tách ra thành các gia đình hạt nhân. Đó là biểu hiện của tình c ảm gia đình ruột thịt của trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái, biểu hiện nhu cầu giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong quan hệ gia đình, và hầu hết, đó là quan hệ giữa các thế hệ. Tính ra trung bình mỗi gia đình hàng năm có khoảng 40 lần đi lại thăm hỏi hoặc tiếp đón tại nhà. So với các đối tượng giao tiếp khác thì đây cũng là một con số khá lớn và là một nhu cầu khá thườ ng xuyên. Có một khía cạnh liên quan mật thiết với mối quan hệ giao tiếp này : đó là ý muôn tổ chức nơi ăn chốn ở của hai thế hệ cha mẹ và con cái. Qua điều tra của chúng tôi. có 84,5% các bậc cha mẹ được hỏi ý kiến muốn cho con mình sẽ ở riêng ra sau khi lập gia đình. Trong khi đó chỉ có 48% nam nữ thanh niên được hỏi ý kiến muốn ra ở riêng sau khi kết hôn. Như vậy là có một sự khác biệt đáng kể trong nguyện vọng tổ chức cuộc sông giữa hai thế hệ. Phải chăng tính tự lập của lớp thanh niên ngày nay kém thua thế hệ cha anh của họ trước đây ? Phải chăng giờ đây, các bậc cha mẹ cảm thấy mệt mỏi hơn về con cái ? Có những nhân tố gì và “sức nặng” của chúng là như thế nào đang ảnh hưởng đến ý muốn của Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn bộ khảo cứu một loại hình 63 thế hệ trong việc tổ chức nơi ăn chốn ở ? Chưa thể trả lời cho các câu hỏi này chừng nào chưa có đủ những tứ liệu có sức thuyết phục. Song, trong sự phát triển gia đình hiện nay có một xu hướng là : các gia đình mở rộng ngày càng bị tách thành nhiều gia đình hạt nhân. Theo xu hướng này, các quan hệ giao tiếp kiểu cha mẹ - con cái ở riêng sẽ ngày càng được tăng c ường, và không gian giao tiếp cũng sẽ ngày càng mở rộng. Đây là sư phản ánh quan hệ tiếp xúc giữa hai thế hệ; các hoạt động giao tiếp kiểu này đang đặt ra nhiều vấn đề quan trọng và đang được xem xét, nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. 2. Ngoài ba đối tượng giao tiếp cơ bản nói trên, sáu đối tượng còn lại có thể được sắp xếp theo tỷ lệ tham gia của các gia đình từ cao đến thấp như sau : - Bạn bè của các con lớn ; - Bạn bè không cùng cơ quan công tác ; - thầy, cô giáo của các con ; - Họ hàng thân thích ; - Bạn bè xưa cũ ; - Bà con ở các tỉnh, thành phố khác. Trật tự này đương nhiên là không ổn định do nhiều tác nhân chi phối. Để có thể đưa ra mộthình hoàn chỉnh về sự phân bố các hoạt động giao tiếp, cần phải có những nghiên cứu, khảo sát sâu hơn. 3. Qua tính toán, trung bình một nă m, mỗi gia đình có khoảng 140 lần tiếp dân hoặc lui tới thăm hỏi chín đối tượng kề trên. Số liệu về quỹ thời gian cũng của các gia đình này cho thầy, thời gian trung bình của các cuộc gặp gỡ, tíên xúc là 90 phút trong ngày thường, và trong ngày nghỉ có thể lên tới 3 tiếng đồng hồ ! Như vậy là, trong cơ cấu thời gian ngoài giờ làm việc của người lao động, thời gian tham gia vào các hoạt động giao tiếp cũ ng giữ một vai trò quan trọng. Đáp ứng những nhu cầu này là điều cần thiết để phát triển con người toàn diện. 4. Qua các số liệu trên, cũng có thể thấy bước phát triển các quan hệ xã hội của các gia đình thành phố. Cùng với quá trình đô Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn TRỊNH DUY LUÂN 64 thị hóa, các gia đình cũng vượt ra khỏi các loại hình giao tiếp có tính truyền thống trong phạm vi cộng đồng dân tộc, cộng đồng nơi ở để tham gia vào các loại hình giao tiếp phát triển hơn trong phạm vị các cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng sở thích, cộng đồng lối sống, phong cách sống, Tuy nhiên, tương quan giữa hai loại hình giao tiếp này chưa thể định hình hoàn chỉnh trong điều kiện c ủa xã hội quá độ, nơi mà các quan hệ xã hội truyền thống và hiện đại đan bện chặt chẽ vào nhau. 5. Với tư cách là một thành tố của lối sống, hoạt động giao tiếp của các gia đình nhất định phải mang các đặc trưng tầng lớp nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, cơ cấu nhân khẩu,vv… Tuy nhiên, thử làm một phép so sánh giữa ba tầng lớp nghề nghiệ p - trí thức, công nhân và viên chức - trên một vài hoạt động giao tiếp thì thấy : tỷ lệ chung số các gia đình có tham ra hầu như không có sự khác biệt nào đáng kể giữa ba tầng lớp. Ở các gia đình trí thức là 83%, ở các gia đình công nhân 79%, gia đình viên chức 83%. Về giới tính, so sánh mức độ tham gia vào các giao tiếp trong ba trường hợp : - Chỉ có nam giới (người chồng) tham gia : - Chỉ có nữ giới (người vợ) tham gia : - Cả v ợ và chồng (hoặc cả gia đình) cùng tham gia ; thì thấy : với các đối tượng như hàng xóm, bạn bè cùng cơ quan, bạn bè xưa cũ, thầy cô giáo của các con, tỷ lệ chung của cả ba trường hợp đều xấp xỉ nhau ( từ 25 -30%), nghĩa là hầu như không có sự phân biệt, phân công gì trong hoạt động này. Với các đối tượng còn lại thì tỷ lệ cao hơn hẳn nghiêng về trường hợp cả vợ và chồng (ho ặc cả gia đình) cùng tham gia vào giao liếp (trên 50% ). Cũng có thể do đề tài nghiên cứu của chúng tôi quá rộng trong đó vấn đề các hoạt động giao tiếp vừa nói trên chỉ được điểm qua, nên chưa đủ điều kiện để làm nổi lên những đường nét căn bản của vấn đề. Để làm được điều này, đương nhiên cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu. 6. Lớp thanh niên mới lớn trong các gia đình có nhu cầu giao tiếp bạn bè cùng lứa tuổi rất lớn. Chỉ riêng những tiếp xúc bè bạn tại nhà, tính ra trung bình có khoảng 50 lần/năm. Lớn hơn con số này là những tiếp xúc bè bạn ở ngoài nhà : bên các công trình văn Xã hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn bộ khảo cứu một loại hình 65 hóa, thể dục thể thao, giải trí, trong các ngày nghỉ, ngày lễ, ngày hội. Hoạt động giao tiếp của lớp người trẻ tuổi và hiếu động này luôn đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành và các đoàn thể trong việc đáp ứng những nhu cầu xác đáng của họ. Nghiên cứu một cách chi tiết và kỹ lưỡng các hoạt động giao tiếphội của thanh niên có lẽ cũng là một việc cần thiết để làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho các chính sách xã hội đối với lớp người trẻ tuổi này. 7. Về những khó khăn, trở ngại trong hoạt động giao tiếp, ý kiến Của các gia đình cho thấy : - 15% các gia đình nêu khó khăn về điều kiện đi lại. - 39% nêu khó khăn ít thời gian rỗi. - 31% nêu các khó khăn về nhà ở, mà tựu trung lại là : nhà ở qúa chật, thiếu buồng riêng, không thuận tiện cho hoạ t động giao tiếp của các thành viên trong gia đình. - 33% nêu các khó khăn vê kinh tế Những khó khăn nói trên đã thực sự có ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các gia đình, làm giảm đi nhiều cả số lượng lẫn chất lượng các hoạt động giao tiếp, cũng như hạn chế hiệu quả xã hội do các hoạt động này mang lại. Nó đã khiến cho ở một số gia đình hình thành một tâm lý ng ại giao tiếp hoặc tham gia không hào hứng lắm, muốn khép kín cánh cửa giao liếp. Đây cũng thực sự là một điều đáng quan tâm. * * * Mục tiêu phát triển con người toàn diện của chế độ làm cho trật tự xã hội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải thấu hiểu mọi hoạt động sống của con người - từ lao động sản xuất đến nghỉ ngơi, giải trí, thỏ a mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần và tình cảm của họ. Hoạt động giao tiếp mà chúng tôi mới đề cập tối một cách lược trên đây, vì vậy, cũng đòi hỏi phải được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn nữa để cùng với sự phát triển kinh tế, những điều kiện thuận lợi sẽ được tạo ra cho phép mỗi cá nhân, môi gia đinh có thể phát triển các quan h ệ giao tiếp phong phú của mình, trở thành những nhân cách xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện và hài hòa, và điều quan trọng bậc nhất là xây dựng những quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp trong xã hội ta. . hội học 1 - 1983 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn SƠ BỘ KHẢO CỨU MỘT LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CÁC GIA ĐÌNH THÀNH PHỐ (XÃ HỘI. đến loại hình giao tiếp nói trên của các gia đình thành phô, một lĩnh vực mà đến nay hãy còn ít được nghiên cứu. * * * Để khảo sát loại hình giao tiếp

Ngày đăng: 25/02/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan