Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
195 KB
Nội dung
XÉT NGHIỆM DI TRUYỀN TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Ngô Diễm Ngọc 1 , Nguyễn Thị Tân Sinh 2 , Nguyễn Thị Phương Mai 1 , An Thuỳ Lan 1 , Đinh Thị Hồng Nhung 1 , Lý Thị Thanh Hà 1 , Nguyễn Thanh Liêm 1 . 1 Khoa di truyền và sinh học phân tử - Bệnh viện Nhi Trung Ương 2 Khoa Sản - Bệnh Viện Bạch Mai TÓM TẮT Chẩn đoán trước sinh cho những thai phụ có nguy cơ cao và cho những gia đình có tiền sử bệnh di truyền đang trở thành vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng xã hội và giảm gánh nặng cho gia đình người bệnh. Mục tiêu: 1. Sàng lọc trước sinh bằng kỹ thuật di truyền tế bào: Fluorescence insitu Hybridization (FISH) và phân tích NST từ tế bào ối. 2. Chẩn đoán trước sinh (CĐTS) bằng kỹ thuật di truyền phân tử: bệnh Teo cơ tủy (SMA), bệnh Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), bệnh Beta Thalassemia, bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 18 mẫu dịch ối tuần thai từ 16-25 nguy cơ cao bị dị tật được sàng lọc bằng kỹ thuật FISH và phân tích NST từ tế bào ối. 08 mẫu dịch ối làm CĐTS bệnh SMA , 01 mẫu dịch ối làm CĐTS bệnh DMD, 06 mẫu dịch ối làm CĐTS bệnh beta Thalassemia, 02 mẫu dịch ối làm CĐTS bệnh CAH, tại khoa Di truyền bệnh viện (BV) Nhi trung ương từ tháng 1/2008 đến tháng 8/2009. Kết quả: 100% mẫu kết quả FISH phù hợp với kết quả phân tích NST. Đã phát hiện 01 hội chứng Patau (trisomy 13), 02 hội chứng Down (trisomy 21), 01 bất thường nhánh dài NST 16. 02 thai không phát hiện mất đoạn exon 7 của gene SMN1. 01 thai nhi không phát hiện mất đoạn 25 exons vùng hotspot của gene Dystrophy. 02 thai nhi bị beta thalassemia thể nặng, 04 thai nhi không mang đột biến gen, hoặc là người lành mang gen bệnh. 01 thai nhi là trẻ gái mang đột biến đồng hợp mất đoạn 30Kb (Exon 3 hybrid)- là đột biến thường gặp ở bệnh nhân TSTTBS thể mất muối; 01 thai nhi là trẻ trai mang đột biến dị hợp mất đoạn 30Kb- là người bình thường mang gene đột biến. Kết luận: Ứng dụng các kỹ thuật di truyền tế bào và phân tử trong chần đoán trước sinh góp phần quan trọng trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng xã hội. Từ khoá: FISH, PCR, Multiplex PCR, ARMS-PCR, sequencing, MLPA. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1 Trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh di truyền là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ năm 2005 đến nay, Khoa Di truyền và Sinh học phân tử (SHPT) - BV Nhi Trung ương đã thực hiện thành công nhiều kỹ thuật di truyền hiện đại phục vụ cho chẩn đoán sau sinh như nuôi cấy và phân tích NST và kỹ thuật FISH trong di truyền tế bào nhằm phát hiện các bất thường về số lượng và cấu trúc NST, di truyền phân tử trong chẩn đoán một số bệnh di truyền: Teo cơ tuỷ (SMA), Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH), Beta- thalassemia. Hàng năm, Khoa đã tiếp đón khoảng 1500 bệnh nhân có chỉ định thực hiện các xét nghiệm di truyền. Trong đó có khoảng 1000 bệnh nhân có chỉ định làm công thức NST, và có khoảng 30% đã được phát hiện có bất thường về cấu trúc hoặc số lượng NST (1, 2). Trong khoảng 500 bệnh nhân có chỉ định chẩn đoán bệnh di truyền bằng kỹ thuật sinh học phân tử, đã có khoảng 30% số bệnh nhân được phát hiện mắc bệnh teo cơ tuỷ (SMA) (3) và 43% số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (4). Trong thời gian gần đây, Khoa đã triển khai thành công xét nghiệm di truyền chẩn đoán bệnh thiếu máu huyết tán di truyền beta Thalassemia, là một trong những bệnh di truyền thường gặp nhất ở trẻ em. Cũng như, đã chẩn đoán thành công bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh bằng các kỹ thuật di truyền hiện đại như MLPA và giải trình tự gen. Đây là cơ sở vững chắc để tiến hành chẩn đoán trước sinh các bệnh lý này. Dựa trên cơ sở đó, tiến đến thực hiện các xét nghiệm di truyền cho chẩn đoán trước sinh là một nhu cầu cấp thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giảm gánh nặng cho gia đình người bệnh, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1. Phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi bằng kỹ thuật FISH và phân tích NST từ tế bào ối. 2. Chẩn đoán trước sinh bệnh Teo cơ tủy (SMA). 3. Chẩn đoán trước sinh bệnh Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD). 4. Chẩn đoán trước sinh bệnh Beta Thalassemia. 5. Chẩn đoán trước sinh bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH). II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng: 2 Sản phụ thuộc nhóm nguy cơ cao về tiền sử gia đình bị bệnh di truyền có thai từ tuần thứ 15 đến tuần thai thứ 25 đến khám tại Khoa Di truyền, Bệnh Viện Nhi trung ương từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 8 năm 2009. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Sản phụ có thai từ tuần thai thứ 15-25 có một trong các xét nghiệm chỉ định sau: • Hình ảnh siêu âm thai bất thường • Kết quả sàng lọc huyết thanh mẹ dương tính cho nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward… • Tiền sử sinh con bất thường. • Tiền sử gia đình có con hoặc người thân mắc các bệnh di truyền như Teo cơ tuỷ (SMA), Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD), Beta Thalassemia, Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH). 2. Phương pháp, kỹ thuật: 2.1. Di truyền tế bào: • Nuôi cấy NST từ tế bào ối: Dịch ối sau khi thu thập, được ly tâm lấy cặn tế bào. Tế bào ối được nuôi cấy trong đĩa petri (Corning) với coverslip 22x22mm (BDH) trong 5-6 ngày. Cặn tế bào sau khi thu hoạch sẽ được phun trên lam kính, nhuộm băng G và phân tích dưới hệ thống karyotyping. • Kỹ thuật interphase FISH: được thực hiện trên các tế bào ối không qua nuôi cấy. Tế bào sau khi xử lý được lai với đầu dò đặc hiệu cho NST 13, 18, 21, X, Y (Vysis). Tín hiệu sau khi lai được phân tích dưới kính hiển vi huỳnh quang. 2.2. Di truyền phân tử: • Tách chiết DNA: DNA được tách trực tiếp từ tế bào ối bằng kit tách QiaAmp DNA mini kit của hãng Qiagen (Đức) • Kỹ thuật PCR và cắt enzym: Phương pháp PCR được dùng để phát hiện đột biến mất đoạn đồng hợp tử exon 7 của gen SMN1 trong bệnh SMA. Cắt enzym được sử dụng để phân biệt mất đoạn exon 7 của gen SMN1 và SMN 2. • Điện di sản phẩm PCR: Sản phẩm PCR được điện di trên Agarose 3% để nhận biết kích thước. 3 • Mutiplex ARMS-PCR/ ARMS-PCR: là kỹ thuật được sử dụng để sàng lọc các đột biến. Phản ứng này dùng các mồi đặc hiệu có trình tự đầu 3’ bổ sung với alen đột biến và một mồi chung ngược chiều với với mồi đặc hiệu alen • Sàng lọc các đột biến thường gặp bằng kỹ thuật MLPA: Sử dụng kit MLPA P050B2 (MRC- Holland) sàng lọc 06 đột biến thường gặp: P30L (Exon 1), Mất đoạn 8bp (Exon 3), I172N (Exon 4), Exon 6 Cluster (Exon 6), Q318 (Exon 8), Mất toàn bộ gene CYP21, Mất đoạn 30Kb (Exon 3 hybrid). Kết quả được phân tích trên máy CEQ8000 (Beckman Coulter). • Giải trình tự gene CYP21 và phân tích kết quả: Giải trình tự gene được thực hiện trên máy ABI tại viện Công Nghệ Sinh học. Kết quả được phân tích bằng phần mềm Chromas và Chromas Pro, sau đó được đưa lên Ngân hàng gene (Gene Bank) để so sánh với trình tự chuẩn. III. KẾT QUẢ: 1. Di truyền tế bào: Hình 1: FISH cho NST 13,18,21,X,Y với kết quả phân tích NST của Trisomy 13 2. Di truyền phân tử: 4 2.1. Chẩn đoán trước sinh cho bệnh thoái hóa cơ tủy SMA Sản phụ Đinh Vân A. 32 tuổi - Thai 18 tuần, có tiền sử sinh hai con gái mắc bệnh SMA: Con đầu Ngô Mỹ Kh. 6 tuổi, con thứ hai Ngô Mỹ H. 8 tháng tuổi. Cả hai đều được phát hiện mất đoạn exon 7 của gene SMN1 tại khoa Di truyền Bệnh viện Nhi TW. Kết quả PCR không phát hiện thấy mất đoạn exon 7 của gene SMN1 ở thai nhi. Thai nhi hiện tại đang ở tháng thứ 7. 8 7 6 5 4 3 2 1 M M: Marker 100bp 1: Mẫu chứng âm (không mất đoạn exon 7) 2: Mẫu chứng mất đoạn telomere của exon 7 3: Mẫu chứng mất đoạn centromere của exon 7 4: Con đầu Ng M Kh mất đoạn telomere – SMA 6: Con 2 Ng M H mất đoạn telomere – SMA 7: Thai 18 tuần không mất đoạn telomere của exon 7 8: Mẫu chứng không có DNA. Hình 2: Kết quả PCR chẩn doán trước sinh cho SMA của thai phụ VA 2.2. Chẩn đoán trước sinh bệnh Loạn dưỡng cơ Duchenne DMD: Sản phụ Ng T S 39 tuổi, mang thai nam 24 tuần, có tiền sử sinh con trai thứ nhất Ng V H được chẩn đoán mất đoạn exon 49,50,51,52 tại Khoa Di truyền BV Nhi TW lúc 8 tuổi. Sử dụng kỹ thuật Multiplex PCR phát hiện mất đoạn 25 exons vùng hotspot của gene Dystrophin của thai nhi không phát hiện thấy đột biến tại 25 exons này. Hiện tại, trẻ đã sinh ra được 12 tháng, khỏe mạnh và phát triển bình thường. Multiplex A Multiplex B Multiplex C M 1 2 3 4 M 4 3 2 1 4 3 2 1 M Hình 3: Multiplex PCR phát hiện đột biến mất đoạn 25 exon vùng hotspot của gen Dystrophin của thai phụ Ng T S. 5 M: Marker 100bp. 1: Mẫu chứng không mất đoạn. 2: Mẫu chứng mất đoạn exon 51(A); exon50, 52(B); exon49(C). 3: Con trai NgVH mất đoạn exon 51(A); exon50, 52(B); exon49(C). 4: Thai 24 tuần không phát hiện thấy đột biến mất đoạn trên 25 exon ở vùng hotspot. 2.3. Chẩn đoán trước sinh bệnh beta Thalassemia: Hình 4: Muliplex ARMS-PCR vàARMS-PCR trong chẩn đoán trước sinh bệnh beta Thalassemia. (1)Multiplex ARMS-PCR sàng lọc bước 1 ở một gia đình có con đầu tiền sử bị beta thalassemia thể nặng. M: Marker 100bp.Giếng 1: Mẫu chứng bình thường. Giếng 2: Mẫu chứng mắc đột biến CD17 và CD41/42. Giếng 3: mẫu ADN của mẹ (bị đột biến CD17). Giếng 4: mẫu ADN của bố (bị đột biến CD41/42). Giếng 5: mẫu ADN của con đầu (bị đột biến CD17+CD41/42). (2-3): ARMS-PCR xác định kiểu gen trong chẩn đoán trước sinh. Giếng 1: Mẫu chứng của người bình thường. Giếng 2: ADN của người dị hợp tử 1 đột biến. Giếng 3: ADN của mẹ hoặc bố. Giếng 4: Mẫu ADN của thai nhi. Giếng 5: Mẫu chứng không chứa AND. 2.4. Chẩn đoán trước sinh bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh: 6 N + M N + M N + M N + M N+ M N+ M N+ M 1 2 3 4 5 439bp CD41/ 42 N+ M N+ M N+ M N+ M N+ M N+ M 1 2 3 4 5 240bp CD17 N+ M M 2 3 1 4 5 6 P30L Intron 2G Hình 5: MLPA và giải trình tự gen CYP21 trong chẩn đoán trước sinh bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh. (1) Kết quả MLPA cho thấy thai nhi của gia đình 2 có dị hợp đột biến mất đoạn 30Kb (Exon 3 hybrid) và thai nhi là trẻ trai. (2) Giải trình tự gene cho thai nhi phát hiện thấy thai nhi có dị hợp đột biến mất đoạn 30Kb, mang đột biến giống bố. Như vậy có thể kết luận rằng thai nhi là trẻ trai, mang đột biến dị hợp mất đoạn 30Kb - là người bình thường mang gene đột biến. Kết quả này phù hợp với kết quả MLPA. IV. BÀN LUẬN: FISH là một kỹ thuật có độ chính xác cao, do sử dụng cặp mồi đặc hiệu cho từng NST đặc hiệu, cho phép sàng lọc cùng một lúc bất thường về số lượng các NST 13,18,21 và NST giới. Một ưu điểm khác rất quan trọng trong chẩn đoán trước sinh của kỹ thuật này là có thể cho kết quả rất sớm, chỉ 24 đến 48h sau khi lấy mẫu ối. Khoa Di truyền BV Nhi TW là đơn vị đầu tiên ở Miền Bắc đã triển khai thành công và đã đưa kỹ thuật này vào xét nghiệm thường quy. Do kỹ thuật FISH là phương pháp sàng lọc nhanh về bất thường số lượng của một số NST thường gặp, không bao gồm các bất thường về cấu trúc và các NST khác, nên song song với kỹ thuật FISH, thiết lập và phân tích NST từ tế bào ối cũng là một bước quan trọng tiếp theo trong công tác sàng lọc trước sinh. Khoa Di truyền BV Nhi TW đã triển khai thành công kỹ thuật nuôi cấy NST từ tế bào ối theo phương pháp hiện đại, cho kết quả nhanh chóng sau 10 ngày, thay vì từ 3 đến 4 tuần so với một số cơ sở xét nghiệm khác. Đây cũng là một ưu thế rất lớn và quan trọng đối với các khuyến cáo đình chỉ thai nghén của sản phụ và các bác sỹ sản khoa trong trường hợp thai nhi có kết quả FISH và phân tích NST từ tế bào ối bất thường. 100% kết quả phân tích NST phù hợp với kết quả sàng lọc nhanh của kỹ thuật FISH. Phương pháp PCR và Multiplex PCR đã và đang được sử dụng để phát hiện các đột biến mất đoạn của bệnh SMA và DMD cho các bệnh nhi tại khoa Di truyền BV Nhi TW. Hàng năm, trong số khoảng hơn 100 bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh teo cơ tuỷ (SMA), có khoảng 30% số bệnh nhi có phát hiện mất đoạn exon 7 của gen SMN1, đây là một trong những bệnh cơ di truyền có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở trẻ em (3, 4). Với bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, chúng tôi cũng phát hiện khoảng 43% số bệnh nhi được chỉ định có phát hiện mất đoạn một số exon ở vùng hotspot của gen Dystrophin. Bố mẹ của 7 những bệnh nhi này hầu hết đều nằm trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 35 tuổi, do đó nhu cầu tiếp tục sinh ra những đứa con khỏe mạnh của họ là rất lớn. Trên cơ sở đó, việc tiến hành chẩn đoán trước sinh hai bệnh lý cơ di truyền này trên các gia đình có tiền sử con bị bệnh đã, đang và sẽ được tiến hành thường quy tại Khoa Di truyền BV Nhi TW. Đối với 09 gia đình được chẩn đoán trước sinh cho hai bệnh lý cơ trên, các thai nhi đều không phát hiện thấy đột biến mất đoạn, đều được chỉ định giữ thai. Cho đến nay, có năm cháu đã được sinh ra khỏe mạnh. Ở 6 gia đình làm chẩn đoán trước sinh bệnh beta Thalassemia, 12 trường hợp là bố hoặc mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử với 1 đột biến. Trong 6 trường hợp là con đầu của 6 gia đình, 5 trường hợp có kiểu gen dị hợp tử kép với 2 đột biến khác nhau, 1 trường hợp đồng tử với một đột biến. Trong 6 thai nhi được làm chẩn đoán trước sinh của 6 gia đình trên, 2 thai nhi có kiểu gen dị hợp tử kép với 2 đột biến, được kết luận mắc beta Thalassemia thể nặng, 02 thai nhi có kiểu gen dị hợp tử một đột biến là người lành mang gen bệnh, 02 thai nhi không phát hiện thấy đột biến là người bình thường không mang gen bệnh. Ở 2 gia đình làm chẩn đoán trước sinh bệnh TSTTBS, gia đình thứ nhất có tiền sử con được chẩn đoán mắc TSTTBS và đã tử vong lúc 3 tháng tuổi. Sàng lọc kiểu đột biến cho bố mẹ phát hiện thấy bố và mẹ đều mang đột biến dị hợp tử mất đoạn 30Kb (người bình thường mang gene đột biến). Nếu thai nhi đồng hợp tử với đột biến này sẽ mắc bệnh. Với kỹ thuật MLPA và giải trình tự gen, chúng tôi phát hiện thai nhi là trẻ gái, mang đồng hợp đột biến mất đoạn 30Kb-, đây là đột biến thường gặp trên trẻ mắc TSTTBS thể mất muối. Kiểu gene này phù hợp với kiểu đột biến được tìm thấy trên bố mẹ. Gia đình thứ hai có con gái được chẩn đoán mắc bệnh TSTTBS lúc 2 tháng tuổi và đang điều trị tại BV Nhi TƯ. Xét nghiệm giải trình tự gene phát hiện thấy bố dị hợp tử đột biến mất đoạn 30Kb và mẹ mang đột biến dị hợp tử Intron 2’g’. Con gái đầu phát hiện thấy mang cả hai đột biến trên. Đây là kiểu đột biến kết hợp thường gặp ở bệnh nhân TSTTBS thể mất muối và cũng phù hợp với lâm sàng của bệnh nhân. Xét nghiệm di truyền cho thấy thai nhi của gia đình này là trẻ trai có kiểu gene dị hợp tử đột biến mất đoạn 30Kb và là người bình thường mang gene đột biến. Kết quả này phù hợp với kiểu gene đã được tìm thấy trong gia đình. Theo nghiên cứu của Speiser và cs (8), đột biến đồng hợp mất đoạn 30Kb và đột biến kết hợp giữa mất đoạn 30Kb và Intron 2G đều là 8 các đột biến thường gặp trên các bệnh nhân thể mất muối. Kỹ thuật MLPA là một trong những kỹ thuật di truyền hiện đại nhất, được ứng dụng để sàng lọc những đột biến thường gặp trên gene CYP21 và giới tính của thai nhi. Kỹ thuật giải trình tự gene là tiêu chuẩn vàng để sàng lọc tất cả các đột biến đã biết và đột biến mới trên gene. Tuy nhiên đây là hai kỹ thuật di truyền phức tạp, đòi hỏi về thời gian và kinh phí. Hơn nữa, kỹ thuật sinh thiết gai rau, kỹ thuật cho phép tiến hành chẩn đoán từ tuần thai thứ 10, chưa được thực hiện tại các cơ sở sản khoa. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng hiện nay là mẫu dịch ối ở tuần thai từ 13-18 tuần. Do vậy, để rút ngắn tối đa thời gian chẩn đoán trước sinh, các gia đình có nhu cầu chẩn đoán trước sinh cho đứa con thứ hai, nhất thiết phải được làm xét nghiệm cho người con đầu và với bố mẹ trong một số trường hợp cần, trước hoặc ngay tại thời điểm bắt đầu mang thai lần hai. Việc áp dụng các kỹ thuật di truyền tế bào và di truyền phân tử trong chẩn đoán trước sinh là một bước tiến rất lớn, đem lại lợi ích và hiệu quả cao cho gia đình bệnh nhân, góp phần quan trọng làm nâng cao đời sống xã hội và giảm gánh nặng cho gia đình người bệnh. Đây là các kỹ thuật có độ chính xác cao, thời gian xét nghiệm nhanh chóng và giảm được chi phí xét nghiệm, đi lại cho gia đình người bệnh. V. KẾT LUẬN - 100% mẫu kết quả FISH phù hợp với kết quả phân tích NST. Đã phát hiện 01 hội chứng Patau (trisomy 13), 02 hội chứng Down (trisomy 21), 01 bất thường nhánh dài NST 16. 08 thai không phát hiện mất đoạn exon 7 của gene SMN1. 01 thai nhi không phát hiện mất đoạn 25 exons vùng hotspot của gene Dystrophy. 02 thai nhi bị beta thalassemia thể nặng, 04 thai nhi không mang đột biến gen, hoặc là người lành mang gen bệnh. 01 thai nhi là trẻ gái mang đột biến đồng hợp mất đoạn 30Kb (Exon 3 hybrid)- là đột biến thường gặp ở bệnh nhân TSTTBS thể mất muối; 01 thai nhi là trẻ trai mang đột biến dị hợp mất đoạn 30Kb- là người bình thường mang gene đột biến - Các kỹ thuật di truyền tế bào và phân tử được áp dụng trong chẩn đoán trước sinh là những kỹ thuật có độ chính xác và đặc hiệu cao, thời gian xét nghiệm nhanh chóng. Đây là tiền đề để tiếp tục ứng dụng các kỹ thuật di truyền vào chẩn đoán trước sinh cho các bệnh di truyền khác nhằm nâng cao chất lượng xã hội và giảm gánh nặng cho gia đình người bệnh. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chamberlain J S, Gibbs R A, Raniel J E, Nguyen P N, Caskey C T. 1988. Deletion screening of the Duchenne muscular dytrophy locus via multiplex DNA amplification. Nucleic Acids Res. 16(23): 11141 – 11156. 2. Scheffer H., Cobben J. M., Matthijs G., Wirth B. 2001. Best Practice Guidelines for Molecular Analysis in Spinal Muscular Atrophy. European Molecular Genetics Quality Network (EMQN). 3. HH Jr Kazazian, CE Dowling, PG Waber, S Huang and WH Lo. 1986. The spectrum of beta-thalassemia genes in China and Southeast Asia. The American Society of Hematology 68: 964-966 4. Imran-ud-din Khattak, Sania Tanwwer Khattak, Jehanzeb Khan. 2006. Heterozygous beta thalassemia in patients of children with beta thalassemia major. Gomal Journal of Medical Sciences July-Dec 2006, Vol.4, No.2. 5. Perrin C, White et al. 2000. Congenital adrenal hyperplasia due to 21- hydroxylase deficiency. Endocrine Reviews. 21: 245- 91. 6. Speicer PW, Laforgia N et al. 2003. Congenital adrenal hyperplasia. N Engl J Med. 349(8): 76- 89. ABTRACTS Prenatal diagnosis is one of the most strategies of public health. Objective: 1. Prenatal screening using FISH method and analysis the karyotype from amniotic fluid cells cultured. 2. Prenatal diagnosis using molecular techniques for Spinal Muscular Atrophy (SMA), Duchenne Muscular Atrophy (DMD), Beta Thalassemia, Congenital adrenal hyperplasia (CAH). Materials and Methods: 15 amniotic fluid samples from mother had 16-25 weeks gestation that have hight risk of abnomalities of fetus, using FISH method and analysis karyotype from amniotic fluid cells cultured. 08 amniotic fluid from mother had 18-25 weeks gestation that had a child with SMA, using PCR method to diagnose the deletion of exon 7 of SMN gene. 01 amniotic fluid from mother had 18-25 weeks gestation that had a child with DMD, using Multiplex PCR to diagnose the deletion of 25 exons of Dystrophin gene. 06 fluid cells in 16-18 weeks in families who were carriers or affected individual identified by clinicals and haematology were screened with multiplex 10 [...]...ARMS-PCR and diagnosed with ARMS-PCR 02 samples of amniotic fluid from 02 different families with CAH first child and was diagnosed type of point mutations Using MLPA technology and sequencing technology to screen mutations Results: 100% FISH results were suitable with... hybrid); The other fetus is a boy had heterozygous of 30Kb deletion in CAH Conclusion: Applying the cytogenetic techniques and molecular techniques for prenatal diagnosis are very useful and helpful for developing the public health Key words: Prenatal diagnosis, FISH, amniotic cells culture, PCR, Multiplex PCR, ARMS PCR, MLPA, sequencing 11 . bào ối. 2. Chẩn đoán trước sinh bệnh Teo cơ tủy (SMA). 3. Chẩn đoán trước sinh bệnh Loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD). 4. Chẩn đoán trước sinh bệnh Beta Thalassemia. 5. Chẩn đoán trước sinh bệnh Tăng. Duchenne (4). Trong thời gian gần đây, Khoa đã triển khai thành công xét nghiệm di truyền chẩn đoán bệnh thiếu máu huyết tán di truyền beta Thalassemia, là một trong những bệnh di truyền thường. gian chẩn đoán trước sinh, các gia đình có nhu cầu chẩn đoán trước sinh cho đứa con thứ hai, nhất thiết phải được làm xét nghiệm cho người con đầu và với bố mẹ trong một số trường hợp cần, trước