1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tinh hinh xuat-nhap khau cua nuoc ta pot

2 365 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 31 KB

Nội dung

Với kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ trong khi nhập khẩu giảm tháng thứ 3 liên tiếp, nhập siêu tháng 8 của Việt Nam tiếp tục đi xuống.. Với nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu, nhập siêu tháng

Trang 1

Với kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ trong khi nhập khẩu giảm tháng thứ 3 liên tiếp, nhập siêu tháng 8 của Việt Nam tiếp tục đi xuống.

Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 dự kiến vẫn giữ được mức 6 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với tháng trước, nhưng vẫn tăng tới 32,6% so với con số của tháng 8/2009

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 8 giảm mạnh hơn, ước đạt 6,9 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng 7, nhưng còn tăng xấp xỉ 18% so với cùng kỳ năm 2009

Với nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu, nhập siêu tháng này lùi về mức khoảng 900 triệu USD, thấp hơn so với con số gần 980 triệu USD của tháng 7 trước đó

Đáng chú ý là kim ngạch xuất khẩu đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi nhập khẩu đã giảm đến tháng thứ 3 Nhưng với mức sụt giảm không nhiều, kim ngạch xuất khẩu vẫn tiếp tục duy trì ở mức 6 tỷ USD, nhập khẩu đã mất mốc 7 tỷ USD nhưng chưa xuống quá sâu

Đóng góp vào mức giảm kim ngạch xuất khẩu trong tháng này, 5 mặt hàng giảm nhiều nhất gồm có gạo “mất” 93 triệu USD; giày dép 41 triệu USD; thuỷ sản 36 triệu USD; dệt may 32 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 27 triệu USD

Ở diễn biến ngược lại, kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng thêm 84 triệu USD, chủ yếu do giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu Cũng trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu dầu thô cũng tăng thêm 66 triệu USD; xăng dầu tăng 32 triệu USD; than đá tăng 19 triệu USD và điện tử máy tính tăng 15 triệu USD

Đối với nhập khẩu, các mặt hàng có kim ngạch giảm so với tháng trước gồm chất dẻo giảm 76 triệu USD; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu giảm tới 71 triệu USD; xăng dầu giảm 50 triệu USD; máy móc thiết bị phụ tùng giảm 36 triệu USD…

Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng là phân bón tăng 40 triệu USD; sữa và sản phẩm sữa tăng 18 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 15 triệu USD; khí đốt hoá lỏng tăng

10 triệu USD và hoá chất tăng thêm 9 triệu USD

Tính đến hết tháng 8/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 44,52 tỷ USD, tăng 19,7% so với

8 tháng đầu năm 2009; tổng kim ngạch nhập khẩu 8 tháng ước đạt 52,68 tỷ USD tăng 24,4%

so với cùng kỳ Nhập siêu tính từ đầu năm đến nay đã đạt khoảng 8,16 tỷ USD, tương đương 18,3% kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ

Như vậy, đây là tháng thứ 3 liên tiếp, Việt Nam kiềm chế nhập siêu ở mức dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu

Đóng góp vào kết quả trên, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao là sắt thép tăng 2,2

Trang 2

lần; cao su tăng 89,3%; hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 83,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 83,0%; dây điện và cáp điện 72,2%

Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm 2009 gồm máy móc thiết bị phụ tùng tăng 14,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 31,5%; vải tăng

26,6%; chất dẻo tăng 38,1% Riêng mặt hàng phân bón giảm 30,5%; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 10,8% về kim ngạch so với cùng kỳ

Ngày đăng: 08/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w