1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xóa đói giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em nghèo doc

5 337 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 112,31 KB

Nội dung

Xóa đói giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em nghèo Vũ Trùng Dương, Bộ LĐTB&XH Hằng ngày, trên thế giới có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 – 11 không được cắp sách đến trường. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt tới trẻ em. Sự quan tâm này xuất phát từ tầm nhìn xa, trông rộng “vì lợi ích trăm năm phải trồng người”, từ tình thương yêu vô hạn đối với trẻ em, Bác nói: “cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi, thì dân tộc mới có thể tự cường tự lập”. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tăng cường theo hướng đảm bảo ngày càng đầy đủ hơn các quyền cơ bản và nhu cầu của trẻ em, tạo môi trường bình đẳng, điều kiện giáo dục, vui chơi giải trí cho trẻ em; nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, phục hồi chức năng và tái hòa nhập cộng đồng;ngân sách dành cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ngày càng được tăng cường. Mặc dù công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã có thành công nhất định, nhưng trên cả nước vẫn còn một bộ phận trẻ em sống trong nghèo đói và không được đảm bảo các quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và học tập. Theo Công ước quyền trẻ em mà Chính phủ đã cam kết với cộng đồng quốc tế thì vấn đề nghèo đói đã làm ảnh hưởng tới các quyền sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia của các em. Trẻ em nghèo đang gặp nhiều thiệt thòi, thiếu sự bảo vệ để các em được sống và phát triển trong một môi trường an toàn và lành mạnh. Trẻ em nghèo có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, bị thất học và dễ trở thành nạn nhân bị tai nạn thương tích, bị lạm dụng, bóc lột, bị buôn bán… Thực tế cho thấy, hiện nay còn nhiều trẻ em đang sống trong các gia đình nghèo, cần được cung cấp, đáp ứng những nhu cầu tối thiểu về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí… Trẻ em nghèo ở nước ta thường tập trung ở các tỉnh vùng núi cao, vùng sâu vùng xa, vùng ven biển, vùng nông thôn và trẻ em nghèo đang gặp nhiều thiệt thòi, thiếu sự bảo vệ để các em được sống và phát triển trong một môi trường an toàn và lành mạnh. Trẻ em nghèo có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, bị thất học và dễ trở thành nạn nhân bị tai nạn thương tích, bị lạm dụng, bóc lột, bị buôn bán. Việc hỗ trợ đồng bào các dân tộc ít người trong các hoạt động kinh tế xã hội; tạo điều kiện để các nhóm xã hội dễ bị tổn thương hoà nhập với cộng đồng. Các biện pháp như miễn giảm các loại phí dịch vụ cho trẻ em nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em nghèo, tăng cường các hình thức giáo dục thay thế cho trẻ em trong độ tuổi không được học tiểu học, chế độ cử tuyển và phát triển các trường dân tộc nội trú cho học sinh dân tộc… đã đem lại những tác động tốt đối với các nhóm đối tượng trẻ em nghèo và trẻ em hoàn cảnh đặc biệt. Hằng ngày, trên thế giới có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 – 11 không được cắp sách đến trường. Ở nước ta hiện nay, nhìn từ góc độ chất lượng dân số và sự chênh lệch về thu nhập trong cuộc sống: thực chất vấn đề không chỉ là do nghèo đói sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn làm tăng tỷ lệ trẻ em phải sinh ra trong tình trạng nghèo đói. Xóa đói và giảm nghèo bền vững rất cần trợ giúp trẻ em nghèo, vì trẻ em nghèo không có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ giáo dục cơ bản, trình độ học vấn thấp, hiểu biết hạn chế, cơ hội học lên cao rất ít… Hậu quả là trẻ em các thế hệ nối tiếp lại bị rơi vào vòng luẩn quẩn với những nghề có thu nhập thấp, không ổn định và lại nghèo, thậm chí là nghèo hơn thế hệ cha mẹ của các em. Nghèo ở trẻ em không chỉ là thiếu vật chất, không có thu nhập, mà nghèo còn bao hàm cả các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển nói chung của trẻ em cả về y tế, giáo dục, văn hoá, tinh thần, vui chơi giải trí… Trẻ em lớn lên trong nghèo đói sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, bỏ học, nghiện hút, phạm tội, thất nghiệp, có thai trước tuổi thành niên và nghèo đói kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các thế hệ con cái kế tiếp. Trẻ em khuyết tật/tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều có thể có nguy cơ dẫn tới đói nghèo, thiếu học và thất học. Những trẻ em nghèo ở nông thôn đổ ra thành thị trở thành trẻ em lang thang, kiếm sống bằng các nghề đánh giầy, bán báo, bán vé số, mì gõ. Một số khác phải làm ô sin, chạy bàn, bán hàng thuê… những nhóm trẻ này dễ bị bóc lột, lạm dụng sức lao động; bị xâm hại về thể chất cũng như tinh thần và dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị lợi dụng nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. So với trẻ em ở nghèo ở thành phố thì trẻ em nghèo ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều bất lợi hơn nhất là cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn so với trẻ em nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trẻ em ở những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc… ít có cơ hội tiếp cận thông tin dẫn đến nghèo đói về văn hoá, thông tin và những vấn đề dịch vụ xã hội khác. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, đường đi học quá xa, nguy hiểm, dẫn tới việc trẻ sẽ không đi học hoặc bỏ học giữa chừng. Trẻ em sống ở những vùng này cũng ít có cơ hội tiếp cận với các thông tin sách báo, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông khác… Do những hoàn cảnh bất lợi về địa lý, trẻ em tiếp cận với các dịch vụ xã hội bị hạn chế, người lớn ít có cơ hội được học hỏi và tiếp cận với khoa học kỹ thuật để tự thay đổi, nâng cao cuộc sống của mình. Xoá đói và giảm nghèo bền vững phải được giải quyết từ nhiều khía cạnh: Từ việc nâng cao nhận thức, cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản, đến việc tạo cơ hội công ăn việc làm, khả năng vay vốn tín dụng nhỏ…. Bên cạnh đó, cần có sự hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, cho các bậc cha mẹ mất sức lao động, cũng như các cơ sở, các dịch vụ chăm sóc trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Do đó, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các chính sách ưu tiên cho trẻ em thông qua đầu tư giáo dục và đào tạo nhằm tạo cơ hội để vượt qua thách thức của cơ chế thị trường, toàn cầu hoá. Các mục tiêu chương trình vì trẻ em của quốc gia cũng như của địa phương phải bao gồm cả việc giảm thiểu sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái, trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị, trẻ em con nhà nghèo với trẻ em con nhà khá giả, trẻ em bình thường với trẻ em khuyết tật. Trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn hầu như không có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí và ít có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc, giáo dục tốt hơn. Nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc giành quỹ đất đầu tư điểm vui chơi cho trẻ em. Nghèo đói ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, kìm hãm sự phát triển chung của đất nước. Riêng với trẻ em, hậu quả của đói nghèo còn gây tổn thương lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển nhân cách, trí tuệ … đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời các em. Chính vì vậy, đói nghèo ở trẻ em không chỉ là vấn đề của hộ gia đình nghèo trong một giai đoạn nhất định. Nghèo đói của trẻ em ảnh hưởng và có hệ quả rất nặng nề cho sự phát triển của các em sau này. Trợ giúp trẻ em nghèo chính là tạo được môi trường xã hội, dịch vụ xã hội thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý, để trẻ em nghèo có cơ hội phát triển như những trẻ em khác. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao dân trí để người dân có năng lực sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình, cho trẻ em. Ưu tiên cho trẻ em chính là thể hiện quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển kinh tế – xã hội. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mọi chủ trương chính sách phát triển trước hết phải hướng vào mục tiêu phát triển con người. Người nghèo nói chung và trẻ em nghèo nói riêng là những đối tượng đang phải gánh chịu những hậu quả trực tiếp, dễ thấy nhất trong đời sống, sinh hoạt. Đây không chỉ là những thách thức đối với cả hệ thống chính trị nói chung mà còn là những khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em và tiếp đến là đe doạ đến tính bền vững của công cuộc giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Điều này càng thấy rõ hơn, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại; khoảng cách giữa các vùng miền cũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em…. đòi hỏi sự quan tâm, giải quyết cấp bách của Nhà nước và xã hội. Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, thực hiện công bằng xã hội. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Hồ Chủ Tịch đã chỉ đạo là chống giặc đói. Xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nước, bài học kinh nghiệm của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cần theo hướng xã hội hóa, chuyên nghiệp hóa và đồng bộ hóa hướng đến thực hiện các quyền cơ bản. Hoạch định chính sách tạo được môi trường xã hội, dịch vụ thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý, để trẻ em nghèo có cơ hội phát triển như những trẻ em khác; tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, trong đó tập trung vào: xoá đói giảm nghèo; rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng miền và các nhóm dân cư, để mọi người dân, đặc biệt là mọi trẻ em nhất là trẻ em nghèo, được hưởng những thành quả của sự tăng trưởng kinh tế. Việc xây dựng “xã, phường phù hợp với trẻ em” là một trong những biện pháp chiến lược, lâu dài và toàn diện đối với trẻ em. Trong đó ưu tiên các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục và cuộc sống tinh thần cho trẻ em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em được chăm sóc và phát triển. Một yếu tố rất quan trọng đó là đa dạng hóa nguồn lực, bao gồm ngân sách Nhà nước, huy động cộng đồng, vận động quốc tế, lồng ghép các chương trình dự án khác nhau để hỗ trợ phát triển bền vững cho các gia đình nghèo và gia đình có trẻ em nghèo. Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng và gia đình. Đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững và phải luôn xác định, đặt trong hệ thống kế hoạch phát triển./. . việc giảm thiểu sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái, trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị, trẻ em con nhà nghèo với trẻ em con nhà khá giả, trẻ em bình thường với trẻ em khuyết tật. Trẻ. là do nghèo đói sẽ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn làm tăng tỷ lệ trẻ em phải sinh ra trong tình trạng nghèo đói. Xóa đói và giảm nghèo bền vững rất cần trợ giúp trẻ em nghèo, . Xóa đói giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em nghèo Vũ Trùng Dương, Bộ LĐTB&XH Hằng ngày, trên thế giới có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia

Ngày đăng: 08/08/2014, 07:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w