1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề 6: Tư tưởng quản trị của người Việt Nam trong xu hướng hội nhập pptx

22 2,5K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 219,72 KB

Nội dung

Trong quá trình hội nhập này, bên cạnh thuận lợi, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt khó khăn lớn nhất là làm thế nào nềnkinh tế Việt Nam phát triển được trên 3 trụ cột chính:

Trang 1

Chủ đề 6: Tư tưởng quản trị của người Việt Nam trong xu hướng hội nhập.

I Giới thiệu.

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của thế giới - đó là thời kỳ mà đặc biệt các hoạt động kinh tế không còn đóng khung trong phạm vi một quốc gia nữa, mà đã vượt ra khỏi một đất nước cụ thể, để lan toả, thâm nhập vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.

Điều này có thể tạo điều kiện cho các quốc gia thông qua quá trình phân công lao động quốc tế, hội nhập kinh tế để hỗ trợ, tương hỗ lẫn nhau cùng phát triển theo nguyên tắc "cùng thắng"Và cũng trong điều kiện này, một quốc gia kém phát triển, hoặc đang phát triển có thể tận dụng được các cơ hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.

Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đã hơn 10 năm qua và hiện nay là thành viên của tổ chức WTO Trong quá trình hội nhập này, bên cạnh thuận lợi, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt khó khăn lớn nhất là làm thế nào nềnkinh tế Việt Nam phát triển được trên 3 trụ cột chính: kinh tế, xã hội và môi trường

Nói đến sự phát triển kinh tế Việt Nam không thế không nói tới sự góp phần hết sức quan trọng của các nhà quản trị Việt Nam về mặt tư tưởng

II Tư tưởng quản trị và nguồn gốc của tư tưởng quản trị.

1 Tư tưởng quản trị là gì?

Tư tưởng quản trị chính là tầm nhìn, suy nghĩ là sự đánh giá khách quan của nhà quản trị đã rút ra được từ trong thực tiễn nhằn mang lại tầm nhìn mới mẽ về quản tri.

2 Nguồn gốc của tư tưởng quản trị.

Trước năm 1900, chỉ có ba trường đại học ở Mỹ (Pennsylvania, Chicago và

Trang 2

California) có ngành quản trị kinh doanh Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều ví

dụ trong lịch sử loài người cho thấy quản trị đã được thực hiện từ vài ngàn năm trước

Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành là những ví dụ tiêu biểu cho các công trình có quy mô

vĩ đại và quan trọng, sử dụng hàng chục nghìn người và có thể coi là những minh chứng thực tế về khả năng quản trị của con người từ xa xưa Làm thế nào mà các công trình này có thể hoàn thành được?

Câu trả lời chính là quản trị Cho dù các kỹ năng về quản trị của người Ai Cập hay Trung Quốc còn khá đơn giản nhưng về nguyên tắc hoạt động của họ không khác biệt so với các nhà quản trị ngày nay

Vào thời điểm đó thì họ vẫn phải lên kế hoạch cho những công việc cần làm, tiếp nhận

và huy động các nguồn lực như con người, vật tư để thực hiện những công việc đó,

phối hợp các hoạt động riêng rẽ và hướng dẫn công nhân, thực hiện kiểm tra để đảm

bảo rằng mọi việc đều được thực hiện như đã dự định.

Ⅲ Tư tưởng quản trị của người Việt Nam

trong xu hướng hội nhập

1 Phải suy nghĩ giữa lợi nhuận và uy tín :

Như các bạn cũng đã biết các doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích là lợi nhuận , nhưng đôi lúc ,muốn có uy tín thì phải chấp nhận mất lợi nhuận muốn

có lợi nhuận thì phải mất uy tín hoặc mất cả 2.

Uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và nếu để mất uy tín thì cái giá doanh nghiệp phải trả là rất lớn.

Doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với sự hoài nghi của khách hàng về uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà đây còn là cơ hội để các đối thủ vượt lên giành thị phần và khiến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm.

Trang 3

2 Hội nhập và yêu cầu minh bạch trong quản trị :

Sự phát triển của TTCK ở Việt Nam không chỉ làm thay đổi tư duy về

mô hình DN (nhiều công ty đại chúng hơn) mà còn kéo theo sự gia nhập của nhiều

"anh tài" trên thị trường tài chính quốc tế Khá nhiều quỹ đầu tư rót tiền vào thị trường Việt Nam và đã góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt thị trường tài chính - chứng khoán trong nước Chính sự hội nhập nhanh chóng này mà nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008 phải gánh chịu những thử thách của sự phát triển quá nóng từ các nguồn vốn đầu tư đổ vào Tuy nhiên, đây là đợt thử thách tốt cho

DN trong nước trước sự thâm nhập của các "đại gia" quốc tế Những tập đoàn đa quốc gia này không chỉ mang vốn cho nền kinh tế trong nước, mà còn đem theo những chuẩn mực quản trị kinh doanh quốc

tế với yêu cầu khắt khe hơn về quản trị và tính minh bạch trong kinh doanh.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra các nguyên tắc về QTDN từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước và đã trở thành những nguyên tắc cơ bản làm thước đo trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động DN Các công ty có thể xây dựng mô hình quản trị khác nhau nhưng đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản Các nguyên tắc này bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: HĐQT và ban điều hành; quyền và sự đối xử công bằng giữa các cổ đông; yêu cầu về tính minh bạch và công khai.

3 Làm cách nào thúc đẩy tài sản lớn nhất của bạn – thương hiệu :

Hầu hết mọi người đều nghĩ thương hiệu được tạo ra thông qua marketing, quảng cáo với những mẩu quảng cáo thú vị, những thông điệp đủ sức ảnh hưởng.

Nhưng để xây dựng thương hiệu thành công phải đi sâu hơn nhiều so với việc tạo ra những gì khách hàng thấy và nghe từ các phương tiện truyền thông Hãy nghĩ về một tảng băng trôi: Phần lớn của tảng băng luôn nằm sâu dưới nước Marketing và quảng cáo giống phần của tảng băng nằm trên mặt nước mà bạn có thể nhìn thấy Marketing và quảng cáo có thể chuyền tải lời hứa thương hiệu đến với khách hàng, nhưng đó mới chỉ là lời hứa hẹn chưa

có gì chắc chắn Những trải nghiệm thực sự mới thể hiện được lời hứa thương hiệu Sự truyền đạt này có khả năng thu hút lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của bạn.

Trang 4

Để thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu, nhân viên và các thành viên trong công ty cần phải nắm rõ lời hứa thương hiệu, trước khi truyền tải nó đến khách hàng của thương hiệu, họ có thể truyền tải lời hứa thương hiệu dưới những góc độ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và công việc họ đảm nhận Thông qua việc đào tạo nhân viên và các thành viên của công ty, bạn đang trao cho họ và thương hiệu quyền hành động, bằng cách tạo ra ra cho họ sự hứng khởi, thay vì những nghĩa vụ và trách nhiệm trong công việc.

Bạn thường nghe điệp khúc: “Nhân viên là tài sản lớn nhất của chúng ta” Thật không may, hầu hết các công ty đã không đem đến cho nhân viên của

họ những hiểu biết cụ thể, rõ ràng về những giá trị mà thương hiệu của họ đem đến cho khách hàng và họ đã thất bại Hãy lên các kế hoạch hành động

và biến thương hiệu thành một phần trong công việc của tất cả nhân viên.

4 Tư duy “think out of box” : “Suy nghĩ phá lệ”

Nói một cách dễ hiểu, là muốn sáng tạo, muốn có những cú đột phá trong kinh doanh, thì hãy đừng tự trói suy nghĩ của mình vào một rào cản nhất định, do chính mình đặt ra.

Hãy đừng tự trói mình vào một rào cản nào đó Sáng tạo là vốn quý nhất của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh hiện nay, nhưng sáng tạo chỉ có khi chúng ta “think out of box”.

Ⅳ Đánh giá năng lực quản trị của Việt Nam trong xu hướng hội nhập :

Thành tựu và kinh nghiệm quản trị, điều hành Đất nước trong hơn 20 năm Đổi mới là một tiền đề quan trọng để hội nhập thành công

Nhiều bài học kinh nghiệm về quản lý đất nước, quản lý kinh tế, quản lý xã

hội đã được tổng kết trước và trong Đổi mới đã giúp chúng ta có sự tự tin cần thiết để vững tin bước vào sân chơi lớn

Đóng góp của hoạt động quản lý vào sự phát triển của Đất nước được thể hiện qua nhiều cơ chế chính sách đựơc ban hành, nhiều khung pháp lý được thực thi đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực

Qua thực tiễn quản lý đất nước trong cả thời kì kế hoạch hoá và Đổi mới, mỗi chủ thể quản lý (từ Trung ương đến Cơ sở) đã đúc rút ra được nhiều bài học

kinh nghiệm quản trị quý báu Đây là một tri thức quản trị quan trọng góp một

phần đảm bảo cho những thành công khi hội nhập Nhiều bài học quản lý

kinh tế - xã hội vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn như: Bài học về phát huy nội

Trang 5

lực, thực hiện dân chủ trong quản lý kinh tế - xã hội, phát huy tinh thần sáng tạo và độc lập của người lao động và các tổ chức thông qua việc phân phối lợi ích một cách hợp lý, bài học về xây dựng và bảo vệ thương hiệu, về xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia…

- Năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước và các

tổ chức kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cao và mang tính hiện đại

Trước hết, những kết quả của cải cách hành chính đã củng cố niềm tin và là thành tựu của đất nước về phương diện quản lý Điều này thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của Đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trong thời gian qua, Nhà nước đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển Việt Nam đang từng bước xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tất cả các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng pháp luật Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính không cần thiết luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 - 2001 bước đầu đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều hoạt động quản trị của các cơ quan nhà nước Đây là những nỗ lực rất lớn trong xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản trị của quốc tế vào hoạt động của các cơ quan quản lý ở Việt Nam.

Cùng với những thành tựu đổi mới của đất nước thì năng lực quản lý của từng doanh nghiệp ngày càng được nâng cao hơn Theo đánh giá thì đã có trên 40 % doanh nghiệp áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong hoạt động quản lý, trên 43% doanh nghiệp giảm tối đa biên chế quản lý; 73,7% doanh nghiệp thực hiện các biện pháp tiết kiệm các chi phí gây lãng phí; nhiều doanh nghiệp đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 nhằm chủ động trong việc xây dựng quy trình công tác, hợp lý hoá sản xuất, giảm biên chế hành chính, giảm chi phí quản lý.

Liên tiếp trong các năm gần đây, Việt Nam luôn được đánh giá là một điểm

sáng về nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, là một trong 10 quốc gia có

tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh

nghiệp có sự chia sẻ và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đổi mới, đặc

biệt là đổi mới cơ chế quản lý Bên cạnh đó chúng ta luôn có một đội ngũ các

nhà quản lý có trình độ, ham học hỏi và có quyết tâm muốn chiếm lĩnh

được tinh hoa quản lý của nhân loại để hội nhập thành công.

Trang 6

Tất cả những thành tựu đó là một sự chuẩn bị quan trọng và góp phần nâng cao năng lực quản trị của quốc gia để chủ động hội nhập với quốc tế nhanh

và bền vững hơn

- Văn hoá truyền thống Việt Nam và văn hoá phương Đông rất phù hợp với những xu hướng phát triển của phương thức và tiêu chuẩn quản lý hiện đại.

Đề cao tính nhân bản là một trong những đặc trưng cơ bản của xu hướng quản trị hiện đại Dường như xã hội càng phát triển thì những giá trị nhân bản trong các hoạt động quản lý càng được đề cao Xu hướng này ít nhiều có ảnh hưởng từ mô hình quản trị theo kiểu Z mà Nhật Bản đã áp dụng thành công vào thập kỷ 70, 80 của thế kỷ trước.

Là một nước có nền văn hoá truyền thống lâu đời, có tính nhân văn sâu sắc chắc chắn đó sẽ là nguồn vốn văn hóa (capital culture) to lớn góp phần nâng cao năng lực quản trị của Việt Nam khi chúng ta hội nhập với quốc tế Văn hoá truyền thống của Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy sự thành công trong hoạt động quản lý bằng khả năng thu hút và tập hợp trí tụê của con người, là

sự linh hoạt và năng động trong việc đưa ra các quyết sách quản lý Chúng

ta lấy sức mạnh của văn hoá để hội nhập và lấy văn hoá làm động lực để phát triển Nhiều chuyên gia quản trị trình độ cao của nước ngoài đến với Việt Nam không phải chỉ bởi chúng ta có chính sách đãi ngộ cao, chính trị ổn định mà còn vì tính nhân bản của nền văn hoá Việt Nam, vì muốn khám phá những nét văn hoá truyền thống độc đáo đã được hun đúc qua nghìn năm lịch sử Sau APEC 2006, ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã thông báo

với dân chúng Mỹ về Việt Nam là “đất nước Việt Nam đẹp, dễ thương và có

nhiều điều ngạc nhiên…” Chắc chắn rằng các doanh nghiệp, các nhà đầu tư

nước ngoài không thể thờ ơ với những thông tin này Sự ngạc nhiên đó được

kết tinh ở khía cạnh văn hóa, ở bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam

2 Điểm yếu :

- Tư duy và phương thức quản lý lạc hậu.

Trước hết, đó là tư duy quản trị dựa vào các nguồn lực và mô hình phát triển

truyền thống sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn khi hội nhập quốc tế Nếu

như trước đây chúng ta lấy tài nguyên thiên nhiên, giá nhân công rẻ, thị trường lớn làm lợi thế cạnh tranh thì khi hội nhập quốc tế các nhân tố đó khó tạo nên sự khác biệt Trong điều kiện đó, cái tạo nên sự khác biệt và có

đóng góp quan trọng là năng lực quản trị quốc gia Tuy vậy, “cái đó lại chính

là những lĩnh vực mà một nước nghèo đang phát (như Việt Nam - TG) khó cạnh tranh nhất” Vì thế, nếu không có những giải pháp kịp thời và hiệu quả

để nâng tầm quản trị của mình thì Việt Nam sẽ rất khó thích ứng được với môi trường quản trị toàn cầu hiện nay.

Trang 7

Ngoài ra, đó còn là tư duy quản trị mang tính “kế hoạch” cứng nhắc Bởi lẽ,

trong kỉ nguyên toàn cầu thì đòi hỏi và đề cao tính năng động, tính dự

báo lớn hơn rất nhiều so với những kế hoạch mang tính pháp định mà hiện

vẫn còn thấm sâu vào trong hoạt động điều hành nhiều tổ chức và những

nhà quản lý chưa thích ứng với những thay đổi của môi trường quản trị

mới “Kế hoạch hoá” chỉ có thể phát huy tác dụng và được đề cao khi mà sự

phát triển của xã hội chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vai trò của “con người” - với tư cách là chủ thể của tính năng động rất mờ nhạt và

điều kiện kinh tế - xã hội ít biến động Peter F Drucker cho rằng “Điều này

(kế hoạch hoá - TG) sẽ đi vào quá khứ, bởi vì thời đại sắp tới là thời đại đầy biến động và bão táp Nó không cho phép “kế hoạch hoá” mà nhiều nhất chỉ

là dự báo”.

Có nhiều yếu tố thuộc về phương thức quản lý của Việt Nam cần phải loại

bỏ để thay thế bằng phương thức quản lý theo tiêu chuẩn toàn cầu Đó là

những thay đổi về phương thức ra quyết định và lựa chọn các chính sách, phương thức thanh toán, những khác biệt về tiêu chuẩn và giá trị quản lý, về

cơ chế điều hành trong tổ chức Những thay đổi này là một thực tế khách

quan buộc các nhà quản lý của nước ta phải nhận thức và thích ứng Lãnh đạo để thích nghi và thực hiện được các mục tiêu của tổ chức là nhiệm

vụ quan trọng của một nhà quản lý trong điều kiện hội nhập quốc tế Nhưng

rõ ràng đây chưa phải là điểm mạnh của các nhà quản lý nước ta trong thời điểm hiện nay

- Thiếu sự quan tâm đến đổi mới, nâng cao trình độ

Thời gian qua, các nhà quản lý của Việt Nam cũng đã bắt đầu có ý thức thay đổi hiện trạng này bằng những quyết tâm cải cách ở nhiều nội dung song hiệu quả của nó cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển Theo Báo cáo

Kết quả thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2005 thì “trong 5 năm

Trang 8

qua cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện tạo ra được bước chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính và góp phần tạo nên

những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, ổn định chính trị, xã hội của đất nước trong thời gian qua” Tuy nhiên, “cải cách hành chính còn diễn ra chậm, bộ máy quản lý vận hành chưa hiệu quả… Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, phiền hà, không ít cơ quan và công chức nhà nước chưa thực hiện tốt trách nhiệm, gây khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp”.

Khi nhận xét về đội ngũ các nhà quản lý tại các nước đang chuyển đổi như

Việt Nam, GS.VS Grzegorz W.Kolodko cho rằng: “Việc quản lý ở mức kinh tế

vĩ mô và vi mô ngày nay đã trở nên phức tạp hơn bao giờ hết Đồng thời, kiến thức của chúng ta về các phương pháp giải quyết các vấn đề kinh tế cũng đã phát triển rất nhiều Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy việc tiếp thu các kiến thức này ở các nhóm người, thậm chí ngay cả đối với tầng lớp quản lý và các chính trị gia đều rất chậm”

Trong thực tế, cải cách hành chính vẫn còn nhiều điểm yếu cần phải tiếp tục

thực hiện như: “Tốc độ cải cải cách hành chính 5 năm qua còn chậm, chưa

nhất quán, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra là đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại Nền hành chính tuy đã có chuyển biến, nhưng còn tụt hậu

so với tốc độ cải cách của nền hành chính hiện đại”.

Nhiều doanh nghiệp vẫn coi nhẹ nhân tố quản lý mà chỉ đề cao đến vốn và thị trường Đặc biệt, trong các tổ chức kinh tế có quy mô lớn và thuộc sở hữu nước thì vấn đề cải thiện chất lượng quản lý diễn ra rất chậm Thời gian qua chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp song tốc độ còn chậm, chưa đạt được mục tiêu Cổ phần hoá chỉ diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp,

bộ máy quản lý sau cổ phần hoá không thay đổi, một bộ phận cổ đông chưa

hiểu hết quyền lợi và nghĩa vụ nên vai trò giám sát cũng như trách nhiệm còn

hạn chế.

Việc ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp cũng rất chậm Chẳng hạn, trong công nghiệp tỉ lệ các doanh nghiệp tự động hoá chỉ chiếm khoảng 1.9%, bán tự động hoá 19.6%, cơ khí hoá 26.6%, bán cơ khí hoá là 35.7% và thủ công là 16.2%

Trang 9

Tất cả những hạn chế này đã đang đặt ra những thách thức không nhỏ, tạo

ra những lực cản về quản trị khi Việt Nam hội nhập với thế giới ngày càng đi vào chiều sâu.

- Chất lượng nhân lực quản lý chưa cao, thiếu đội ngũ nhân lực quản lý chuyên nghiệp ở cả khu vực nhà nước

và tư nhân.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí nhân công rẻ, số lượng đông, có truyền thống lao động cần cù Tuy nhiên, trong thực tế, đi liền với nó là năng suất lao động thấp (nhất là lao động quản lý), tác phong quản lý kém hiệu quả, kĩ năng và phương pháp thiếu chuyên nghiệp Vì thế, đây là một điểm yếu căn bản của nhân lực quản

lý Việt Nam khi bước ra với khu vực và thế giới

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ công chức còn hạn chế về trình độ chuyên môn, tác phong quản lý còn thiếu chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập Công tác đào tạo cán bộ chưa theo kịp được yêu cầu phát triển và những thay đổi của thực tiễn

Về phương diện đào tạo nhân lực quản lý: Chi phí đào tạo cho lao động Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong cùng khu vực Lao động quản lý

có trình độ cao thì chúng ta lại càng không thể so sánh với Thái Lan,

Malaysia hay Singapore Các nước này có các cơ sở đào tạo nhân lực quản

lý có chất lượng cao, nội dung hiện đại và cập nhật thường xuyên, hình thức đào tạo đa dạng Trong khi đó, hệ thống các trung tâm đào tạo nhân lực quản

lý của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức Vẫn còn cơ chế các ngành vừa sản xuất vừa đào tạo, chưa gắn đào tạo với thực tiễn và thị trường, nội dung lạc hậu, thiếu cập nhật và còn thiếu các trung tâm đào tạo chuyên gia quản lý có trình độ cao Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp là tự tổ chức đào tạo (chiếm 85,06%), ít đào tạo qua hệ thống các cơ sở chuyên đào tạo

về quản lý

Trong 5 năm đầu tiên thực hiện cải cách hành chính chúng ta đào tạo được gần 2.510.000 lượt cán bộ nhưng chỉ có 1.076.000 lượt được đào tạo về quản lý nhà nước Theo đánh giá của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của

Chính phủ thì “chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội”.

Trang 10

Rõ ràng, bài toán nâng cao chất lượng nhân lực quản lý của nước ta sẽ còn mất nhiều thời gian bởi cải cách và đổi mới bao giờ cũng khó khăn và không phải lúc nào cũng nhanh chóng thành công.

- Thiếu hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn thiện - công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý xã hội

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho rằng: “Hội nhập kinh tế quốc tế trong

một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên… Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ…” Chúng ta cònthiếu nhiều luật quan trọng, thiếu những

quy định pháp luật cụ thể để điều tiết các quan hệ nên chưa quản lý được tốt các mặt trái của xã hội

Ở nước ta hiện còn tồn tại nhiều cơ chế quản lý khác nhau, dẫn đến tình trạng chồng chéo về quản lý ở nhiều phương diện như: thanh tra, kiểm tra,

cơ chế chủ quản… Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra, giám sát của nhiều chủ thể quản lý khác nhau Trong nội bộ doanh nghiệp còn nhiều bất cập về quản lý, tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhất là doanh nghiệp nhà nước Nhiều thủ tục quản lý còn rườm rà, chưa và chậm được sửa đổi đã làm giảm đi tính năng động, linh hoạt của mỗi chủ thể kinh tế, không theo kịp với yêu cầu đổi mới và hội nhập Cơ chế và năng lực tiếp cận với kiến thức và phong cách quản lý hiện đại còn hạn chế Biên chế bộ máy quản lý của doanh nghiệp nhà nước cao gấp 2 - 3 lần so với các doanh nghiệp khác ở cùng ngành nghề và quy mô Chẳng hạn, dù có cùng số lượng tài sản như nhau nhưng doanh nghiệp nhà nước có số lao động cao gấp 10 lần doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Bên cạnh đó, hiện tượng không chấp hành kỉ cương, pháp luật, chính sách

của Đảng và Nhà nước vẫn diễn ra đã làm méo mó những quy định, chế tài

của pháp luật, gây cản trở quá trình phát triển Chế độ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm túc nên kỉ cương, quy định trong hoạt động của các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước chưa nghiêm, kỉ luật chưa được tôn trọng Chúng ta đã ban hành những chính sách phát triển rất hợp lòng dân và với xu thế hội nhập nhưng do không có

hệ thống pháp luật đảm bảo nên hầu như những yếu tố tích cực này đều bị triệt tiêu

Thời cơ và thách thức mà trong tư tửơng nhà quản trị cần cân nhắc trong xu hướng hội nhập :

+Thời cơ : VN đang dần hội nhập với nền kinh tế quốc tế

Có nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước

Trang 11

Nguồn nhân lực dồi dào thị trừơng rộng lớn +Thách thức : Cạnh tranh tranh trở nên quyết liệt hơn

Quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiềm ẩn nhiều rũi ro

Hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách cho việc bổ sung và hoàn thiện thể chế.

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã làm bộc lộ nhiều bất cập của nền hành chính quốc gia.

Phải có một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh nhân đủ mạnh.

Hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự hợp tác về an ninh và văn hóa

Ⅵ Vai trò của nhà quản trị Việt Nam trong xu hứơng hội nhập :

Các nhà quản lý ngày nay phải là những người tạo điều kiện hỗ trợ trong công việc đối với nhân viên Chúng ta cần ở họ khả năng dẫn đường chỉ lối và quyết định, chứ không phải cách quản lý chuyên quyền.

Đưa ra quyết định trên cơ sở thông tin đầy đủ

Hệ thống báo cáo và cập nhật thông tin tự động là kẻ thù của trách nhiệm pháp lý Mức độ thận trọng đòi hỏi sự thay đổi ở người giám đốc, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể mà công ty đang phải đối mặt Các giám đốc cần phải lưu tâm tới các điều kiện của thị trường và suy nghĩ thấu đáo về cách thức các xu hướng hay các sự kiện ảnh hưởng tới chiến lược và khả năng kinh doanh của công ty Chỉ cần các giám đốc hành động trên cơ sở nắm bắt thông tin đầy đủ, tự tin, và theo cách khiến họ tin tưởng rằng lợi ích cao nhất của công ty luôn được đảm bảo, thì các quyết định kinh doanh của họ sẽ nhận được sự bảo hộ từ phía luật pháp.

Các giám đốc chủ động tìm kiếm thông tin để được cung cấp thông tin đầy đủ - đó chính là nguyên lý cốt lõi của trách nhiệm chăm sóc công ty Để được cung cấp thông tin đầy đủ, các giám đốc phải quan tâm đúng mức tới những tài liệu có liên quan, thực sự suy ngẫm, cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định Một sự thiếu quan tâm đối với công ty – cho dù đó là việc cố ý đưa ra quyết định khi chưa thu thập đầy đủ thông tin và cân nhắc kỹ càng hay thông qua việc bỏ qua có hệ thống một rủi ro đã được biết đến – sẽ không thể thỏa mãn yêu cầu hành động trung thực và dựa trên nền tảng được cung cấp đầy đủ thông tin đối với một giám đốc.

Trách nhiệm của các giám đốc là phải đòi hỏi được cung cấp thông tin họ cần để biến mình thành người đưa ra quyết định dựa trên thông tin đầy đủ, và đồng thời cũng chính là nghĩa vụ của nhóm

Ngày đăng: 08/08/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w