50 “In” trong dịch vụ khách hàng Một dịch vụ khách hàng tốt cần “In” (ở trong) mỗi công ty. Các khách hàng sẽ cần “Into” (đi vào) những gì công ty bạn cung cấp cho họ? Trong dịch vụ khách hàng, chữ “In” không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đó mà còn bao hàm rất nhiều yếu tố bạn sẽ cần quan tâm tới. Trong thế giới dịch vụ khách hàng, luôn có những câu hỏi và phương thức quan trọng mà tất cả chúng ta cần đặt ra qua đó làm rõ những gì cần thiết cho việc đảm bảo một dịch vụ khách hàng ưu việt nhất. Hàng ngày, có những vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng lại có tác động rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực nếu bạn không cẩn thận. Đó có thể là việc một nhân viên nào đó đó ít quan tâm, chú ý đến khách hàng, và kết quả là khách hàng sẽ rời bỏ bạn để chuyển sang các đối thủ cạnh tranh,…. Các khách hàng cần biết được họ có thể tin tưởng bạn thông qua cách thức mà bạn phục vụ họ, và thông thường là dựa trên những yếu tố khá nhỏ nhặt. Hãy đương đầu với nó, việc giải quyết một khó khăn lớn cho khách hàng luôn khiến bạn phải vất vả. Hơn tất cả, nếu nó là một vấn đề lớn, bạn cần biết rõ rằng các khách hàng đang quan sát bạn một cách kỹ lưỡng. Dưới đây là 50 cách thức với 50 chữ “In” để có được một dịch vụ khách hàng đáng tin cậy và nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh. 1. Chào mời (Invite) khách hàng của bạn với những nụ cười cởi mở và thân thiện. 2. Giao tiếp (Interact) với khách hàng bằng ngôn ngữ của khách hàng. Hãy tìm ra những gì họ yêu thích. 3. Dò hỏi (Inquire). Hãy hỏi những gì các khách hàng thích. Hãy hỏi họ xem hiệnt ại họ thế nào, gia đình họ ra sao. Hãy hỏi họ để họ giúp bạn cung cấp những trải nghiệm Dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể. 4. Đầu vào (Input). Hãy đề nghị họ cung cấp các thông tin phản hồi. Hãy giúp đỡ họ nói với bạn làm thế nào bạn có thể cải thiện tốt hơn dịch vụ của mình. 5. Thông báo (Inform) với khách hàng. Hãy nói với khách hàng những gì bạn cung cấp và cách thức tốt nhất cho họ để có được hầu hết các mong muốn từ công ty bạn. 6. Đưa (Include) khách hàng vào tất cả các giao tiếp của bạn với họ liên quan tới những trải nghiệm dịch vụ. 7. Lôi kéo (Involve) họ bằng cách tư vấn khách hàng về những bước hành động bạn đang thực hiện và tại sao. Sau đó hỏi đề nghị họ chấp nhận và cho biết ý kiến. 8. Phỏng vấn (Interview) họ. Hãy hỏi những câu hỏi dễ và khó. Sẽ thích hợp với những câu hỏi kiểu như “Quý vị thích gì?”, “Quý vị thích nó như thế nào?” và “Có còn gì nữa không ạ?”. 9. Đầu tư (Invest) thời gian của bạn để khám phá ra những gì tốt nhất cho khách hàng, chứ không phải công ty bạn. 10. Hãy sử dụng Khả năng (Intellect) của bạn để có được những cuộc hội thoại ý nghĩa và phong phú với các khách hàng. 11. Hãy sử dụng Trực giác (Intuition) của bạn để cung cấp các trải nghiệm khách hàng tổng thể tốt hơn. 12. Nhớ tới (Invoke) “Bản tuyên ngôn nhân quyền” Khách hàng bất cứ khi nào bạn có chút nghi ngờ về những gì là “Điều đúng đắn” cần làm cho họ. 13. Trở nên Không thể bị đánh bại (Invincible) khi sử dụng những Quyền đó để chăm sóc khách hàng. 14. Can thiệp (Intervene) thay mặt khách hàng đối với những ai không đối xử tôn trọng và đúng mực với các Khách hàng của bạn đúng như họ xứng đáng được hưởng. 15. Đứng ra làm trung gian (Intercede) giữa Khách hàng của bạn với Nhà sản xuất hay với Cấp quản lý cao hơn. Trong những trường hợp này, sự quan tâm ngoài mong đợi như thế luôn tạo ra sự khác biệt lớn. 16. Đảm bảo sự tế nhị và lịch thiệp (Intangibles). Như câu nói “Làm ơn” hay :cảm ơn”, các yếu tố tế nhị và lịch thiệp luôn có tác dụng rất lớn đem lại niềm hạnh phúc cho các Khách hàng của bạn. 17. Tránh (Infrequent) sử dụng những từ, cụm từ kiểu như “Không”, “Tôi không thể làm việc đó”, “Quý vị sẽ phải”, hay phổ thông hơn là “Chúng tôi không làm điều đó”. 18. Truyền (Infuse) lòng nhiệt tình vào các Khách hàng của bạn. Yếu tố này có tính chất lan truyền và kéo dài mãi. 19. Trở nên Vô giá (Invaluable). Không chỉ tốt cho hoạt động kinh doanh của bạn, nó còn đưa các Khách hàng quay trở lại với bạn vì những mối quan hệ bạn xây dựng với họ. 20. Hãy làm những gì tốt nhất cho Khách hàng của bạn thay vì (Instead) những thủ tục và chính sách rườm rà. Sau khi làm xong, bạn hãy quay trở lại và thay đổi chính sách hay quy trình. 21. Sử dụng Ảnh hưởng (Influence) của bạn để có được những thay đổi cần thiết. Đừng từ bỏ chỉ bởi vì “Đó là cách thức chúng tôi vẫn luôn làm”. Nếu nó sai, nó luôn sai. 22. Cách ly (Insulate) các Khách hàng của bạn với những thách thức thường gặp. Họ không cần thấy bạn chạy trên con đường gập ghềnh của mình như thế nào. 23. Truyền (Instill) niềm đam mêm cho đội ngũ nhân viên của bạn cung cấp một dịch vụ tốt. Hãy đào tạo và hướng dẫn họ nhiều nhất có thể. 24. Quyết tâm (Insist) đối xử với các Khách hàng của bạn như những người bạn. Hãy chắc chắn rằng mọi người trong công ty bạn đều làm như vậy. 25. Làm rõ (Interpret) các cuộc thăm dò và dữ liệu từ các Khách hàng của bạn theo những phương thức tích cực. Hãy sử dụng chúng để đưa ra các thay đổi mang lại kết quả là những trải nghiệm tốt hơn cho Khách hàng. 26. Thể hiện Mối quan tâm (Interest) đối việc nhận được phản hồi hữu ích từ các Khách hàng của bạn thậm chí cả khi công ty bạn không đề nghị có phản hồi này. 27. Đẩy mạnh (Intensify) việc tìm kiếm những Hành động Tốt nhất cho dịch vụ khách hàng của bạn. Nếu công ty bạn không làm điều này, hãy tự mình làm lấy. 28. Trở nên Tham lam vô độ (Insatiable) trong việc tìm kiếm những hành động này. Đừng từ bỏ. 29. Kết nối (Interconnect) những Hành động Tốt nhất với các thói quen chuyên môn của bạn. Khách hàng của bạn sau đó sẽ có được những gì tốt nhất bạn phải cung cấp. 30. Phát minh (Invent) những cách thức mới cung cấp dịch vụ. Nếu bạn không sáng tạo trong lĩnh vực này, hãy bắt tay suy nghĩ về những cách thức khác biệt khi làm cùng một việc tương tự. 31. Những cách thức làm việc mới sẽ Tiếp thêm sinh lực (Invigorate) cho đội ngũ nhân viên và các khách hàng của bạn. Họ chắc luôn thích những điều mới mẻ. 32. Có cái nhìn Thấu đáo (Insight) bằng việc xây dựng một chiến lược giao tiếp thích hợp với các Khách hàng của bạn. Hãy đề nghị và sẵn sàng nhận được các phản hồi vào mọi thời điểm. Những cái nhìn thấu đáo được xây dựng bởi thời gian và hội thoại, chứ không phải những lần gặp gỡ đơn lẻ. 33. Đưa khách hàng vào Bên trọng (Inside) quy trình của bạn. Hãy để họ cảm thấy họ là một phần của giải pháp chữ không phải là “vấn đề cần phải giải quyết”. 34. Hãy sử dụng từ Ngay lập tức (Instantly) trong đánh giá các giải pháp dịch vụ khách hàng của bạn. Các nhân viên của bạn có biết những gì cần làm ngay lập tức trong bất cứ tình huống nào được đưa ra? Họ có được trao quyền để xử lý các yêu cầu của Khách hàng ngay lập tức? 35. Mọi thứ phải thật dễ dàng cho việc Tiếp nhận (Intake) các yêu cầu và bình luận. Hãy kiểm tra các quy trình và chính sách hiện tại của bạn để xem liệu có các rào cản nào hay không. 36. Luôn Chân thật (Ingenuous) trong giao dịch với Khách hàng và Nhân viên của bạn. 37. Phát triển những cách thức Khéo léo (Ingenious) nhằm có được các giải pháp thích hợp cho những vấn đề khó khăn. Sau đó hãy đánh giá và xác định xem có gì cần phải thay đổi lâu dài hay không. 38. Để việc tự đánh giá như là một phần gắn liền (Integral) trong ngày của bạn. Đừng hỏi những gì đã sai lầm, mà hãy hỏi mình phải làm những gì khác biệt hay mình muốn đạt được các kết quả tốt như thế nào? 39. Truyền (Inundate) vào các nhân viên của bạn suy nghĩ về việc đưa ra các câu hỏi thay vì chấp nhận những kết quả nghèo nàn. Đó là bước đầu tiên để trở nên Không thể đánh bại. 40. Kiểm tra (Inspect) những gì bạn mong đợi. Việc đặt ra các mong đợi là bước thứ hai. 41. Nếu bạn phải tiến hành thay đổi trong Nhân sự, việc có được những Nhân viên Có thể Hoán đổi lẫn nhau (Interchangeable) luôn rất có ích khi cung cấp những trải nghiệm thú vị và liên tục. Bạn có thể có được điều này bằng việc đạo tạo và hướng dẫn các Nhân viên vào mọi thời điểm tại mọi nơi. 42. Những hành động liền mạch và trôi chảy sẽ giúp các Nhân viên chiếm được tình cảm (Ingratiate) của Khách hàng. 43. Tích hợp (Integrate) những giải pháp dịch vụ với một phương cách hợp lý và ngôn ngữ đúng đắn. 44. Khai phá (Initiate) tất cả các giam tiếp có thể có. Hãy là người đầu tiên giơ tay ra, có những lời chào mừng thân thiện và mời chào Khách hàng của bạn đến với những trải nghiêm thú vị với dịch vụ của bạn. 45. Cung cấp những giải pháp tạm thời (Interim) để nối liền khoảng cách nếu cần thiết. Đừng chờ đợi để cung cấp các giải pháp hãy tạm thời, hãy thực hiện ngay. 46. Ý định (Intentions) sẽ rất tệ hại nếu thiếu sự hiểu biết. Khi có ý định làm một việc gì đó, bạn cần nhận thức được các mục tiêu của mình là gì, cần làm những gì và cần tránh làm những gì. 47. Giữ cho mối quan hệ của bạn với các Khách hàng được Nguyên vẹn (Intact) bằng sự cởi mở trong Giao tiếp. Thậm chí có gì đó không do lỗi của bạn, bạn vẫn nên giúp đỡ Khách hàng. 48. Đưa (Ingrain) ra cho các Khách hàng của bạn những lợi ích họ có thể mong đợi khi giao dịch với bạn. Hãy truyền cho họ lòng nhiệt tình cho những sản phẩm và dịch vụ của bạn. 49. Thực thi sự Chính trực (Integrity) với Khách hàng và Nhân viên của bạn. Cách thức này sẽ không tồn tại bất cứ câu hỏi nào về những gì bạn tin tưởng. 50. Truyền cảm hứng (Inspire) cho các Khách hàng và Nhân viên của bạn. Truyền cảm hứng bằng cách thức quản lý. Truyền cảm hững bằng những câu hỏi. Truyền cảm hững bằng việc Cung cấp cho những những gì tốt nhất mà bạn và Công ty bạn có thể đưa ra. . 50 “In” trong dịch vụ khách hàng Một dịch vụ khách hàng tốt cần “In” (ở trong) mỗi công ty. Các khách hàng sẽ cần “Into” (đi vào) những gì công ty bạn cung cấp cho họ? Trong dịch vụ khách. đó làm rõ những gì cần thiết cho việc đảm bảo một dịch vụ khách hàng ưu việt nhất. Hàng ngày, có những vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng tưởng chừng như rất nhỏ nhặt nhưng lại có tác. họ? Trong dịch vụ khách hàng, chữ “In” không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa đó mà còn bao hàm rất nhiều yếu tố bạn sẽ cần quan tâm tới. Trong thế giới dịch vụ khách hàng, luôn có những câu hỏi