Hóa giải xung đột lợi ích trên vỉa hè Vỉa hè đô thị là không gian vật chất - kỹ thuật được xây dựng gắn liền với đường phố. Trong ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị, vỉa hè là không gian thiết yếu của cư dân đô thị. Sống trong đô thị, ai cũng muốn sử dụng không gian để đi lại sao cho có lợi nhất xét về khía cạnh kinh tế, quan hệ xã hội và sức khỏe của mình. Hơn thế, khi xây dựng không gian vật chất của thành phố, vỉa hè luôn được coi là không gian lưu thông hỗ trợ thiết yếu cho các phương tiện xe cộ, nhất là đối với những đô thị muốn phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Trong thực tế phát triển ở TPHCM, xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội trong việc sử dụng không gian vỉa hè luôn diễn ra. Đáng chú ý, khi TPHCM xây dựng nhà ở, cửa hàng, nhà máy, trường học… tiếp giáp trực tiếp với vỉa hè thì những xung đột lợi ích thường diễn ra đa dạng và phức tạp trong cuộc sống hàng ngày của cư dân. Thực tế là việc chiếm dụng vỉa hè để buôn bán, tiếp đón khách hàng, giữ xe, trưng bảng hiệu… đến nay không phải tập trung ở đối tượng nghèo, thu nhập thấp nữa. Rất nhiều nhà hàng, cửa tiệm, công ty, cơ sở sản xuất… đã chiếm dụng vỉa hè bằng nhiều cách. Có chỗ thì chủ nhà “cho thuê mặt bằng vỉa hè trước nhà mình”, có chủ nhà cho người thân chiếm dụng để buôn bán, kinh doanh vỉa hè. Phổ biến nhất là chủ nhà đã trực tiếp chiếm dụng để kinh doanh… Đến nay, nhiều thành phần xã hội, nhiều đối tượng đã tham gia chiếm dụng vỉa hè như không gian riêng của mình. Vỉa hè đô thị đã không còn là nơi của người nhập cư bán hàng rong như nhiều người vẫn nghĩ! Đô thị là chốn đông người! Nơi hiển thị nhiều nếp sống của đa dạng các thành phần dân cư. Để có đô thị trật tự và nếp sống văn minh, mọi cá nhân trong đô thị phải biết tôn trọng và thống nhất giữa cái lợi ích chung với lợi ích riêng. Theo đó, các hoạt động sống trong những không gian công cộng không thể “tùy tiện”. Khi ai đó sử dụng không gian vỉa hè cho mình, đó là quyền, nhưng bản thân người ấy cũng phải biết rằng, cái quyền sử dụng không gian vỉa hè đối với mọi cá nhân trong đô thị cũng đều như nhau! Theo đó, người đi bộ cũng không được quyền đi xuống lòng đường (nơi không có biển báo ưu tiên). Một khi quyền và lợi ích của mình đang lấn át người khác, dù mình là ai, hành xử như thế trong không gian đô thị sẽ không được coi là người có nếp sống văn minh! Ở nhiều nơi, trong quá trình đô thị hóa, không gian vỉa hè bao giờ cũng được các nhà quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị rất quan tâm. Vỉa hè là không gian kinh tế, không gian xã hội rất nhạy cảm. Trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định, người ta phải điều hòa lợi ích để cho nhiều nhóm xã hội tham gia khai thác lợi ích kinh tế từ vỉa hè. Nhưng các nhà chức trách luôn cân nhắc làm sao để quyền được khai thác vỉa hè của một nhóm người ưu tiên nào đó không mâu thuẫn và xung đột với quyền đi bộ trên vỉa hè của các cư dân. Để hạn chế các xung đột về quyền lợi này, người ta phải nghiên cứu để tạo dựng luật pháp và ứng dụng các giá trị văn hóa xã hội của cộng đồng để điều hòa. Vỉa hè, còn gọi là hè phố, trong tâm thức của nhiều người dân thành phố dường như đó là không gian ngoài nhà! Theo đó, việc nhiều người đã chiếm dụng và làm dơ bẩn không gian vỉa hè, phải chăng đó trở thành nếp sống? Điều đáng nói, cho dù nếp sống ấy, hành vi ấy có là vô thức hay hợp lẽ, nhưng trong đời sống chung của không gian đô thị, thì chính quyền phải cần có những chương trình cụ thể để thay đổi nhanh hơn. . Hóa giải xung đột lợi ích trên vỉa hè Vỉa hè đô thị là không gian vật chất - kỹ thuật được xây dựng gắn liền với đường phố. Trong ý tưởng quy hoạch phát triển đô thị, vỉa hè là không. thuẫn và xung đột với quyền đi bộ trên vỉa hè của các cư dân. Để hạn chế các xung đột về quyền lợi này, người ta phải nghiên cứu để tạo dựng luật pháp và ứng dụng các giá trị văn hóa xã hội. ta phải điều hòa lợi ích để cho nhiều nhóm xã hội tham gia khai thác lợi ích kinh tế từ vỉa hè. Nhưng các nhà chức trách luôn cân nhắc làm sao để quyền được khai thác vỉa hè của một nhóm người