130 5.6.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân nguyên phát Chủ yếu do nuôi dưỡng và chăm sóc kém, dẫn đến sức đề kháng của gia súc non giảm, vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. b. Nguyên nhân kế phát - Do kế phát từ các bệnh truyền nhiễm (dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng). - Do kế phát từ bệnh nội khoa (viêm dạ dày, viêm ruột). - Do kế phát từ bệnh kí sinh trùng (giun phổi, ấu trùng giun đũa di hành). 5.6.3. Cơ chế sinh bệnh Cơ thể gia súc non thích ứng với ngoại cảnh kém, nếu điều kiện chăn nuôi và chăm sóc không tốt sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể kém. Khi đó các vi trùng gây bệnh từ ngoài không khí vào cơ thể hoặc các vi sinh vật ký sinh sẵn trong đường hô hấp phát triển, gây thành quá trình bệnh lý. Do tác động của vi khuẩn, gia súc non sốt, cơ thể mất nước, mất muối, đồng thời do sốt cao quá trình phân giải protit trong cơ thể tăng làm độ pH của máu gia súc giảm, gia súc dễ bị nhiễm độc toan. Mặt khác các chất phân giải trong cơ thể cùng với các độc tố của vi khuẩn sẽ gây rối loạn tuần hoàn ở phổi gây ra sung huyết phổi và viêm phổi. Khi viêm phổi, cơ thể thiếu oxy làm tim đập nhanh và mạnh nên dẫn tới suy tim. Do sốt làm cơ năng tiết dịch và vận động của ruột giảm làm gia súc kém ăn, bỏ ăn. Trong nước tiểu xuất hiện albumin niệu. Cuối kỳ bệnh, gia súc thường bị bại huyết, cơ năng điều tiết của thần kinh trung khu giảm sút. Cuối cùng trung khu hô hấp và tuần hoàn bị tê liệt làm cho gia súc chết. 5.6.4. Triệu chứng a. Thể cấp tính Gặp ở những gia súc vài tuần tuổi, gia súc sốt cao (41 0 C), uể oải, thích nằm, giảm ăn, mũi khô, đầu gục sát đất, lông xù và ho. Con vật thở gấp, thở nông, có nước mũi chảy ra ở hai bên lỗ mũi, nước mũi có thể loãng hay đặc. Khi bị chứng bại huyết toàn thân run rẩy, niêm mạc mắt, mũi, miệng lấm tấm xuất huyết. Tim đập nhanh, mạnh yếu dần. Nếu kế phát viêm ruột gia súc ỉa phân thối khắm lẫn chất nhày. Gõ vùng phổi thấy xuất hiện vùng âm đục, nghe thấy âm phế quản bệnh lý, tiếng ran, tiếng vò tóc. Kiểm tra X - quang thấy vùng phổi đậm ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim. Kiểm tra máu, số lượng bạch cầu tăng, độ dự trữ kiềm giảm, cuối kỳ bệnh lượng hồng cầu và huyết sắc tố giảm. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 131 b. Thể mạn tính Gặp ở gia súc đã lớn. Con vật sốt nhẹ, thỉnh thoảng ho, gõ phổi không thấy xuất hiện vùng âm đục, nghe phổi có khi thấy tiếng ran. Gia súc chậm lớn, ngày một gầy dần. 5.6.5. Bệnh tích Bệnh tích viêm phổi thuộc thể phế quản phế viêm, thuỳ phế viêm hay hỗn hợp của hai thể. Bệnh thường biểu hiện nhiều ở thuỳ tim, thuỳ đỉnh và thuỳ đáy của phổi, có khi phổi bị dính vào lồng ngực. Trong nhiều trường hợp gia súc còn bị viêm ruột, các hạch lâm ba sưng và xuất huyết. 5.6.6. Tiên lượng - Nếu bệnh kéo dài 3 - 5 ngày không khỏi thì gia súc khó khỏi bệnh, thường bị chết. - Bệnh ở thể mạn tính kéo dài hàng tuần, hàng tháng. - Nếu viêm phổi chuyển sang dạng bại huyết, kế phát viêm ruột và viêm phổi hoá mủ thì rất khó chữa. 5.6.7. Điều trị a. Hộ lý: Cho gia súc ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm. Dùng dầu nóng xoa vào ngực. b. Dùng thuốc điều trị Dùng kháng sinh điều trị: Dùng một trong các loại kháng sinh - Penicillin 10000 - 15000 UI/kg/lần. Tiêm bắp ngày 2 lần, liên tục 3 - 5 ngày; - Ampicillin. Tiêm bắp 10 mg/kg/ngày, liên tục 3 - 5 ngày; - Kanamycin tiêm bắp 10 - 15 mg/kg/ngày liên tục 3 - 5 ngày; - Gentamycin tiêm bắp 10 mg/kg/ngày, liên tục 3 - 5 ngày; - Genta - tylo, Cephaxilin, Erythromyxin, Dùng thuốc giảm sốt: Anagin 10%. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, tăng cường sức đề kháng và giải độc Thuốc Bê, nghé Chó, lợn Glucoza 20% 300 - 400ml 100 - 150ml Cafeinnatribenzoat 20% 5 - 10ml 1 - 3ml Canxi clorua 10% 30 - 40ml 5 - 10ml Urotropin 10% 30 - 50ml 10 - 15ml Vitamin C 5% 10ml 3 - 5ml Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 132 Chương 6 BỆNH Ở HỆ TIÊU HOÁ Bệnh ở hệ tiêu hoá là bệnh thường xảy ra đối với mọi loài gia súc, nó chiếm tỷ lệ 33 - 53% trong các bệnh nội khoa. Địa dư nước ta thuộc vùng nhiệt đới, khí hậu thay đổi bất thường, trình độ, kỹ thuật chăn nuôi gia súc còn thấp kém nên hàng năm số gia súc chết về bệnh đường tiêu hoá rất nhiều, đặc biệt là hội chứng tiêu chảy ở gia súc và bệnh lợn con phân trắng. Do đó, bệnh về hệ tiêu hoá là một loại bệnh mà những người làm công tác nội khoa phải đặc biêt chú ý. Những nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu hoá có nhiều mặt, song có thể tóm tắt những nguyên nhân chính sau: Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc kém; cho gia súc ăn những thức ăn kém phẩm chất (mốc, thối, ít dinh dưỡng, có lẫn tạp chất, chất độc, ). Thay đổi thức ăn cho gia súc đột ngột, do làm việc quá sức hoặc do chuồng trại thiếu vệ sinh. Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm (bệnh dịch tả lợn, lao, phó thương hàn, ) hoặc các bệnh kí sinh trùng (giun đũa, sán lá gan, tiên mao trùng, ) hoặc do một số bệnh của các cơ quan trong cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, thần kinh, bệnh của răng miệng, ). Trong các loài gia súc khác nhau, mỗi loài có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý. Chính vì vậy, bệnh ở đường tiêu hoá của mỗi loài cũng có những điểm riêng biệt. Ví dụ: ở ngựa có dạ dày đơn và nhỏ hơn so với cơ thể nên hay mắc chứng bội thực, loài nhai lại có dạ dày bốn túi, trong quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ làm cho chúng dễ bị chướng hơi dạ cỏ, Trong hàng loạt các bệnh của hệ tiêu hoá, trên thực tế gia súc non và gia súc già có tỷ lệ mắc cao hơn. Ở gia súc non do sự phát triển của cơ thể chưa hoàn thiện, sự thích ứng với ngoại cảnh kém, còn gia súc già nói chung sức đề kháng của cơ thể giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngoài ra còn phải xét đến loại hình thần kinh và đặc điểm của từng cơ thể con vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mắc bệnh. Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở hai mặt đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá. 6.1. BỆNH VIÊM MIỆNG (Stomatitis) Viêm miệng là bệnh mà gia súc hay mắc, tuỳ theo tính chất viêm mà chia ra: viêm cata, viêm nổi mụn nước, mụn mủ, viêm màng giả, viêm hoại tử. Trong lâm sàng người Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 133 ta thấy ba thể viêm (viêm miệng thể cata, viêm nổi mụn nước, viêm miệng lở loét). Trong đó thể viêm miệng cata hay xảy ra. 6.1.1. Bệnh viêm miệng cata (Stomatitis catarrhalis) a. Đặc điểm Quá trình viêm xảy ra trên niêm mạc của vùng miệng. Trong quá trình viêm nước rãi chảy nhiều và làm ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn, nước uống và nhai thức ăn. b. Nguyên nhân Nguyên nhân nguyên phát - Do niêm mạc miệng bị kích thích của các tác động cơ giới (thức ăn cứng, răng mọc chồi, kích thích niêm mạc miệng → gây viêm. - Do kích thích về nhiệt (đồ ăn, nước uống quá nóng, ) - Do những tác động về hoá chất (các loại chất độc lẫn vào thức ăn gây nên, hoặc dùng một số hóa chất có tính kích thích mạnh trong điều trị) Nguyên nhân kế phát - Do viêm lan từ các khí quan khác trong cơ thể, vi khuẩn vào máu rồi đến miệng gây viêm. - Hậu quả của các bệnh toàn thân (như thiếu vitamin A, C, thiếu máu). - Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm (như sốt lở mồm long móng, dịch tả trâu bò, dịch tả lợn, bệnh đậu, viêm màng mũi thối loét). c. Triệu chứng * Thể cấp tính: Con vật luôn chảy nhiều nước rãi (hình 6.1). Niêm mạc miệng khô, đỏ đều hay lấm tấm đỏ, con vật lấy thức ăn chậm chạp, nhai khó khăn. Trong miệng gia súc nóng, đau, có khi sưng vòm khẩu cái (ngựa). Nhìn trên niêm mạc ngoài hiện tượng đỏ còn thấy vết xây xát . Lưỡi có màu xám trắng, nếu bệnh nặng lưỡi sưng to, đau đớn, nếu viêm chân răng thì thấy chân răng đỏ, có khi có mủ. * Thể mạn tính: Triệu chứng giống thể cấp tính nhưng kéo dài, gia súc ăn kém và ngày càng gầy dần, niêm mạc miệng dày lên, lồi lõm, không nhẵn, mặt lưỡi bị loét, phía trong má niêm mạc viêm lở loét. d. Tiên lượng Bệnh ở thể nguyên phát khoảng 7 - 10 ngày con vật tự khỏi, nếu không chú ý hộ lý bệnh sẽ kéo dài, con vật gầy dần. Hình 6.1. Nước dãi chảy nhiều Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m 134 e. Chẩn đoán Bệnh dễ phát hiện, dựa vào triệu chứng để chẩn đoán song cần phải xem xét có phải là kế phát của các bệnh khác không, nhất là bệnh truyền nhiễm. Bệnh sốt lở mồm long móng: con vật sốt cao, vú và móng nổi mụn nước và mụn loét, bệnh lây lan nhanh. Bệnh dịch tả trâu bò: ngoài triệu chứng viêm miệng, con vật thể hiện viêm ruột rất rõ, bệnh lây lan nhanh. Bệnh viêm miệng hoá mủ có tính chất truyền nhiễm ở ngựa: Trong môi, má, lợi mọc lấm tấm những nốt bằng hạt vừng, hạt đậu sau đó hoá mủ, vỡ ra, hình thành các vết loét từng đám, bệnh có tính chất lây lan. Những bệnh kể trên lúc đầu viêm niêm mạc ở thể cata rồi mới đến các triệu chứng điển hình. g. Điều trị Hộ lý: không cho con vật ăn thức ăn cứng, uống nước nóng, những thức ăn có tính kích thích. Dùng thuốc điều trị: - Dùng dung dịch sát trùng rửa vùng miệng + Bệnh nhẹ: dùng natri carbonat 2 - 3% hoặc axit boric 3%, dung dịch phèn chua 3% để rửa niêm mạc miệng. + Bệnh nặng: dùng Ichthyol 1 - 3%, hoặc dung dịch Rivanol 0,1%. + Bệnh thuộc dạng mạn tính: dùng natri bạc 0,1 - 0,5% hoặc sulfat đồng 0,2 - 0,5% rửa vết loét. Chú ý: Trong bệnh lở mồm long móng người ta thường dùng các nước quả chua - Bôi kháng sinh vào những nơi có nốt loét. - Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin A, C, B 2 , PP. 6.1.2. Bệnh viêm miệng nổi mụn nước (Stomatitis vesiculosa) a. Đặc điểm Trên mặt niêm mạc miệng nổi mụn nước màu trong. Khi các mụn nước và tạo thành các nốt loét. Bệnh thường gặp ở bò, ngựa, dê. b. Nguyên nhân - Do gia súc ăn phải những thức ăn mốc, thức ăn có tính chất kích thích, hoặc do ăn thức ăn lẫn hoá chất hay các loại cây độc. - Do kế phát từ viêm miệng cata. Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m Click to buy NOW! P D F - X C h a n g e V i e w e r w w w . d o c u - t r a c k . c o m . làm cơ năng tiết dịch và vận động của ruột giảm làm gia súc kém ăn, bỏ ăn. Trong nước tiểu xuất hiện albumin niệu. Cuối kỳ bệnh, gia súc thường bị bại huyết, cơ năng điều tiết của thần kinh. vi sinh vật ký sinh sẵn trong đường hô hấp phát triển, gây thành quá trình bệnh lý. Do tác động của vi khuẩn, gia súc non sốt, cơ thể mất nước, mất muối, đồng thời do sốt cao quá trình phân. 5 .6. 3. Cơ chế sinh bệnh Cơ thể gia súc non thích ứng với ngoại cảnh kém, nếu điều kiện chăn nuôi và chăm sóc không tốt sẽ làm cho sức đề kháng của cơ thể kém. Khi đó các vi trùng gây bệnh từ