1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

XÌ MỦ THỐI GỐC TRÊN CÂY ĂN TRÁI ppsx

5 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 107,29 KB

Nội dung

XÌ MỦ THỐI GỐC TRÊN CÂY ĂN TRÁI Bệnh xì mủ , thối gốc do nấm Phytophthora spp. gây ra là một bệnh rất nguy hiểm trên nhiều loại cây trái như sầu riêng , cam, quýt, nhãn, chôm chôm, ca cao. Ðây là một bệnh rất nguy hiểm trên cây ăn trái , bởi vì chúng tấn công và gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng từ giai đoạn cây con đến giai đoạn trưởng thành thậm chí đến giai đoạn sau khi thu hoacïh . Trong mùa lũ , phần lớn cây trồng đều bị tổn thương , nhất là bộ rễ , vì thế nấm bệnh dễ dàng tấn công , chúng biểu hiện rõ nhất là giai đạon sau lũ , đôi khi làm cho vườn cây chết hàng loạt , hơn cả thiệt hại khi ngập . Do đó , công việc phòng hống bệnh rất quan trọng để bảo vệ vườn cây ăn trái. [http://agriviet.com]> Nấm bệnh Phytophthora spp thường tồn tại trong đất dưới dạng động bào tử tự do, chúng tấn công vào cây khi cây có vết thương do quá trình chăm sóc cây , sâu hại tấn công , tổn thương do ngập úng hoặ vùng kéo dài của đỉnh rễ , chúng cũng có thể thâm nhập trực tiếp vào cây qua thân , cành , lá non để gây hại . Các bệnh thường gặp là chết cây con, thối thân, thối gốc, thối nâu trái. Triệu chứng bệnh có thể nhận diện được qua các đặc tính sau đây : Bệnh chết cây con : Cây bị nấm bệnh tấn công thường có triệu chứng như : phần thân có những vết màu đen , bệnh nặng , gốc cây teo nhỏ làm cho cây gãy rồi chết . Khi chẻ thân cây gãy ra , ta thấy lõi cây có màu đen và nhiều nơi bị rỗng . Về sau vết bệnh sẽ lan nhanh xuống bộ phận hại rễ , làm cho cây bị thối hoặc lan nhanh lên thân lá . Trên lá , khi ây bị nấm Phytophthora spp tấn công gây hại , vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu trên mặt lá , vết bệnh lan nhanh trên lá bị nhiễm và lá bên cạnh làm cho vườn ươm bị thành từng chòm . Khoảng 3 ngày sau khi nhiễm, lá bệnh có thể bị rụng, nếu mưa nhiều độ ẩm cao, cây bệnh sẽ chết hàng loạt . Thối trái Thông thường những trái gần mặt đất bị nhiễm bệnh nhiều nhất do dễ tiếp xúc với nguồn bệnh .Trái bị bệnh thối nẫu thành các vùng dạng tròn, màu nâu , từ từ lan rộng ra khắp trái và lan ra trái bên cạnh. Những trái bị bệnh sẽ rụng, những trái mới bị xâm nhiễm hoặc bệnh còn nhẹ thì sẽ tiếp tục gây hại sau khi thu hoạch . Nứt thân cành Cây bị nhiễm nấm Phytophthora spp tấn công thường thể hiện ở vị trí thân giáp rễ , đôi khi xuất hiện ở nơi cao hơn 50 cm và trên cành . Triệu chứng bệnh phát có thể thấy trên tán lá : tán lá trở nên thưa thớt , màu nhợt nhạt , thường có màu vàng dọc theo gân lá , cành non nhỏ và chết khô , trái đèo đẹt . Tiếp theo , bệnh thể hiện trên thân , cành gồm các vết nứt kèm theo chảy mủ , càng ngày tình trạng càng trở nên trầm trọng hơn , vỏ cây bong ra , cây suy kiệt trầm trọng rồi chết . Thối rễ Hiện tượng thối rễ trên cây ăn trái kèm theo xì mủ thân rất phổ biến . Triệu chứng khởi đầu là lá cây trở nên vàng sau đó rụng đi khi các lá non lại không phát triển làm cho cây trở nên còi cọc . Quan sát rễ cây , ta thấy có những vết loét , sau đó lan rộng nhanh chóng làm cho rễ cây bị thối . Bộ rễ ây bị bệnh thường ít rễ tơ , rễ ngắn với phần vỏ bị thối và rất dễ bị tuột ra khỏi vỏ rễ . Ðến tình trạng anỳ cây bệnh sẽ chết . Ðể phòng trị bệnh này , cần có những biện pháp tổng hợp từ canh tác đến việc sử dụng thuốc háo họ như sau : 1/ Sử dụng gốc ghép kháng bệnh : Ðây là hướng phòng trị bệnh thối gốc , xì mủ . Tuy nhiên , cho đến nay , chưa có gốc ghép của loại cây ăn trái này được xem là kháng bệnh mà chỉ có một số loại gốc ghép có tính chống chịu khá với bệnh này . 2/ Biện pháp canh tác Phải chú ý cải thiện các biện pháp canh tác như đất đai thông thoáng , thoát nước tốt , nhất là sau khi cây ngập úng , cần tạo điều kiện cho vườn thoát nước nhanh bằng cách khai thông nơi ứ đọng nước và phá bỏ lớp váng mặt đất bằng cách dùng cuốc răng xới nhẹ mặt đất sau khi nước rút . Khi lập vườn , nên chú ý khoảng cách cây trồng hợp lý tạo dều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh, chống chịu với bệnh . Ðều đáng lưu ý là bón nhiều phân hữu cơ hoai mục và dùng các loại phân háo học có hàm lượng N-P-K-Ca cân đối sẽ giúp cây ít nhiễm bệnh hơn . Khi bón phân nên chia thành nhiều lần bón . Khi xơi đất , nhất là trong mùa mưa , nên tránh gây tổn thương với bộ rễ . 3/ Biện pháp hoá học Khi phát hiện cây bệnh , phải sớm điều trị bằng thuốc hoá học kết hợp với việc cải thiện các yếu tố canh tác như trên. Hiện nay , hai loại thuốc được xem là đặc trị của bệnh xì mủ , thối gốc là Aliette và Ridomil, tuy nhiên , chúng chỉ tỏ ra có hiệu quả trong thực tế khi điều trị sớm và đúng cách . Cách điều trị phổ biến là cạo sạch vết bệnh rồi bôi lên vết bệnh với liều lượng 10 gr / 1lít nước . Cũng có thể phòng trị bằng cách dùng Aliette 80 WP từ 15 -20 gr / 1lít nước phun ướt toàn cây Ngoài ra cũng có thể dùng nấm đối kháng với nấm Phytophthora spp là nấmá Trichoderma hazianum để phòng trị . Cách dùng thông thường là trộn 1 kg nấm Trichoderma với 40 kg phân chuồng rải chung quanh tán cây với liều lượng 2-3kg hỗn hợp trên cho cây nhỏ hơn 5 năm tuổi và 5 kg cho trên 5 năm tuổi . Lưu ý là khi sử dụng nấm này nên giữ cho đất luôn ẩm và độ PH đất tốt nhất là 6, 5 ( tức đất ít phèn ) . XÌ MỦ THỐI GỐC TRÊN CÂY ĂN TRÁI Bệnh xì mủ , thối gốc do nấm Phytophthora spp. gây ra là một bệnh rất nguy hiểm trên nhiều loại cây trái như sầu riêng , cam, quýt,. dụng gốc ghép kháng bệnh : Ðây là hướng phòng trị bệnh thối gốc , xì mủ . Tuy nhiên , cho đến nay , chưa có gốc ghép của loại cây ăn trái này được xem là kháng bệnh mà chỉ có một số loại gốc. trên cây ăn trái kèm theo xì mủ thân rất phổ biến . Triệu chứng khởi đầu là lá cây trở nên vàng sau đó rụng đi khi các lá non lại không phát triển làm cho cây trở nên còi cọc . Quan sát rễ cây

Ngày đăng: 07/08/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w