BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP HA NOI
LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC
ANH HUONG BAN DAU CUA GIA NHAP WTO TOI CHAN NUOI LON THIT TAI THI TRAN VAN GIANG TINH HUNG YEN
Tén sinh vién : NGUYEN THI TRA Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KT 50B
Niên khoá : 2005 - 2009
Giáng viên hướng dẫn : TS NGUYÊN THỊ DƯƠNG NGA
HÀ NỘI - 2009
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng đề bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích đẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn
goc
Tác giả luận văn
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, với đề tài nghiên cứu “Phân
tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình” tơi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thé đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ mơn Phân tích định lượng đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo
TS Nguyễn Thị Dương Nga, người đã trực tiếp chỉ bảo để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo các
ban ngành và nhân dân Thị Trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tôi
về thực tế nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại địa phương
Cuối cùng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè đã
động viên, ủng hộ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 nam 2008 Sinh viên
Nguyễn Thị Trà
Trang 4DANH MUC CAC TU VIET TAT
BQ Binh quan
ITO Tổ chức thương mại quốc tế
cc Co cau
DVT Don vi tinh
GATT Hiép dinh chung vé thué quan va thuong mai
Go Giá trị sản xuất
NN Nông nghiệp
GTSX Giá trị sản xuất
CN Công nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
XD Xây dựng
NK Nhân khâu
LĐ Lao động
DV Dịch vụ
TACN Thức ăn chăn ni
IC Chi phí trung gian
MI Thu nhập hỗn hợp
WTO WorldTrade Organization
VA Gia tri gia tang
Trang 5PHAN I DAT VAN DE
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986 đến nay ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng đạt giá trị bình quân 5,27% năm, cao hơn
ngành trồng trọt và địch vụ Trong hơn 20 năm qua, trong ngành chăn nuôi, lợn
là gia súc có xu hướng tăng khá nhanh, nhất là trong giai đoạn sau thập kỷ 90
Trong giai đoạn 1986 đến 1990, số đầu lợn chỉ tăng bình quân xấp xỉ 1% năm,
giai đoạn 1991 đến 1995 tốc độ tăng trưởng bình quân đã đạt 5,97% Giai đoạn
2000 đến 2003 mặc dù thị trường xuất khẩu khó khăn nhưng chăn nuôi lợn vẫn tăng trưởng cao, bình quân 7,2% năm Đến nay, cả nước đã có trên 24000 con
lợn, gấp trên hai lần so với năm 1990 Hiện nay nước ta sản xuất được khoảng
1,8 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 76%, có khoảng 90% lượng thịt lợn của các hộ nông đân sản xuất ra được tiêu thụ trên thị trường Chăn nuôi lợn phát triển mạnh, tạo ra một động lực lớn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu tạo ra một lượng việc làm lớn cho người nông dân Chăn nuôi lợn đang từng bước giúp người nơng dân thốt nghèo, tạo ra sự phát triển
bền vững kinh tế nông nghiệp nông thôn
Việt nam sau một quá trình nỗ lực đàm phán ngày 7-11-2006 chúng ta
chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua
khi việt nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu Đến nay, WTO đã có 159 thành viên chiếm 90% dân số thế giới, 95% GDP và 95% giá trị thương mại toàn cầu Khi Việt Nam gia nhập WTO, nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tốn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế
Trang 6điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém Bên cạnh những khó khăn đó chúng ta cũng có được những cơ hội lớn: được tiếp cận với thị trường hàng hoá ở các nước thành viên
với mức thuế cắt giảm, không bị phân biệt đối xử Điều đó tạo điều kiện cho
chúng ta mở rộng thị trường xuất khâu
Chăn nuôi lợn cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng khi việt nam gia nhập
WTO, đặc biệt là chính sách cho nhập khẩu thịt lợn đã tác động làm thay đổi rất lớn đến ngành chăn nuôi lợn đê có một đánh giá khách quan hơn, cụ thể hơn về chăn nuôi lợn tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “ánh hướng ban đầu
cúa gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn thịt tại Thị Trấn Văn Giang Tinh Hưng Vên”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tác động của WTO tới ngành chăn nuôi lợn
thịt, phân tích tác động của WTO đến chăn nuôi lợn thịt của thị trấn và đưa ra
một số giải pháp nhằm giúp các hộ chăn ni thích ứng với tiến trình hội nhập
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động, ảnh hưởng của gia nhập WTO tới sản xuất nông nghiệp
- Phân tích tác động, ảnh hưởng của gia nhập WTO tới chăn nuôi lợn
thịt tại thị trấn Văn Giang
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt tại thị tran
Văn Giang
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ và trang trại chăn nuôi lợn thịt tại thị tran Van Giang - huyén Van
Trang 71.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tại thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh
Hưng Yên
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 8/1/2009 đến ngày 23/5/2009
- Phạm vi nội dung: nghiên cứu những lý luận và thực tiễn tác động của
gia nhập WTO đến ngành chăn nuôi lợn thịt tại thị trấn Tác động của việc gia
nhập WTO rất nhiều mặt nhưng chủ yếu là đi vào nghiên cứu tác động của
Trang 8PHAN II CO SO LY LUAN VA THUC TIEN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm kinh tế hộ, trang trại
- Theo Ellis năm 1988: Hộ nông là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đắt,
sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống
kinh tế rộng hơn, nhưng cơ bản đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị
trường với mức độ hồn hảo khơng cao [1,2]
- Khái niệm kinh tế hộ nông dân: Kinh tế hộ nơng dân là hình thức tơ chức hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất - kinh đoanh và đời sống tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận hỗ trợ tạo điều kiện đề phát triển [1,4]
- Khái niệm kinh tế trang trại: Trang trại là loại hình kinh tế cơ sở sản xuất
nông nghiệp các hộ gia đình nơng dân, hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến, khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở một số nước châu âu [3]
Theo Lê Trọng ( 2000): kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa trên cơ
sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được nhà nước bảo hộ theo
luật định [S]
2.1.2 Giới thiệu về tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Trang 9để tiến tới tự đo thương mại Tính đến ngày 7 - 1- 2006, WTO có 150 thành viên, 31 nước quan sát viên, kiểm soát tới 90% giá trị thương mại toàn cầu
Lịch sứ hình thành WTO: Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề
xuất thành lập tố chức thương mại quốc tế ( ITO) nhằm thiết lập các quy tắc luật lệ cho thương mại giữa các nước Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội
nghị của Liên Hợp quốc về thương mại và việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948 Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn Hiến chương
này Một số nhà sử học cho rằng, sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh
nghiệp Hoa Kỳ lo ngại Tổ chức Thương mại quốc tế có thể sử dụng để kiểm sốt chứ khơng phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ ( Lisa Wilkins, 1997)
ITO chết yêu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế vẫn tồn tại Đó là hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại ( GATT) GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ
thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thoả ước thương mại
mới Vòng đàm phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm
1994 với sự thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thay thế cho GATT
Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý mở rộng Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một
tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể WTO chính thức được thành lập vao ngay 1-1-1995
Nguyên tắc hoạt động cúa WTO: Nguyên tắc thứ nhất của WTO là không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại giữa cả hai phương diện
quốc tế và quốc gia Trong giao dịch thương mại quốc tế, đó là quy chế tối huệ quốc dành ưu đãi như nhau cho tất cả các nước thành viên WTO, không phân biệt đối xử thuế quan và qui chế xuất nhập khẩu cho các nước theo mức cao
thấp khác nhau Trong phạm vi quốc gia, nguyên tắc đối xử quốc gia không có
Trang 10Nguyén tắc thứ hai của WTO là tự đo hoá thương mại, thực hiện bảo hộ sản xuất bằng thuế quan, giảm và tiến tới bãi bỏ những biện pháp bảo hộ phi
thuế quan khơng có lợi cho người lao động, người sản xuất — kinh doanh Nguyên tắc thứ ba của WTO là tăng cường tinh minh bạch và ồn định Nguyên tắc thứ tư của WTO thúc day cạnh tranh bình đẳng
Nguyên tắc thứ năm là khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế Chức năng của WTO: Một là: Đề xuất và tạo điều kiện thực thi các
công cụ quản lý điều tiết hoạt động thương mại giữa cac quốc gia phát trên quy mô quốc tế; hai là các diễn đàn đề các nước thành viên tiếp tục đàm phán về các vấn đề trong các hiệp định và những vấn đề mới nhằm mở rộng tự do hoá
thương mại; ba là giải quyết tranh chấp và bất đồng giữa các thành viên; bốn là
rà soát thường lỳ chính sách thương mại của các nước thành viên
Cơ cấu tố chức của WTO: Có các cấp độ quyền lực như sau
1 Hội nghị Bộ trưởng, gồm đại diện của tất cả các nước thành viên của WTO Hội nghị Bộ trưởng họp hai năm I lần Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan
cao có quyền lực cao nhất của WTO
2 Đại hội đồng gồm đại diện của tất cả các nước thành viên, sẽ họp khi
cần thiết Trong thời gian các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại hội đồng là cơ quan quyết định tối cao của WTO trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoài ra WTO cịn có các hội đồng, các uỷ ban, các nhóm cơng tác trong từng lĩnh vực
và Ban thư ký của WTO
2.1.3 Sơ lược quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam
Là một quốc gia nhỏ bé, Việt Nam là một nước đi lên từ nền nông nghiệp lạc hậu Cho đến tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên của các nước Đông Nam Á (ASEAN), là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn
hợp tác Á — Âu (ASEM) vào tháng 3 năm 1996 Tham gia Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á — Thái Bình Dương ( APEC) vào tháng 11- 1998 Cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm
Trang 111-I-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO, WTO tiếp nhận đơn xin gia
nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức
này Đến ngày 7/11/2006 Việt nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại thế giới WTO Việc chính thức gia nhập WTO, là một sự kiện lớn đánh dấu một mốc lớn vào kinh tế Việt Nam Khi gia nhập cùng kinh tế thế giới kinh tế của nước ta chính thức đứng trước những cơ hội lớn và những thách thức không hề nhỏ
2.1.4 Các cam kết về nông nghiệp, chăn nuôi khi Việt Nam ra nhập WTO a) Cam kết WTO trong lĩnh vực nông nghiệp
1 Mở cửa thị trường:
+ Cam kết thuế: Giảm 10% so với mức thuế MEN hiện hành ( nếu tình
theo mức thuế ngoài hạn ngạch ) giảm xấp xỉ 20% ( nếu tính theo mức thuế
trong hạn ngạch của một số nơng sản ) Nhìn chung, nông sản chế biến có mức
báo hộ qua thuế cao ( 40-50%) phải giảm nhiều hơn nông sản thô Những
nhóm sản phẩm phải giảm nhiều: thịt lợn, thịt bị, sữa, rau quả ơn đới, nông sản
và thực phẩm đã qua chế biến
+ Biện pháp phi thuế: Tắt cá các hàng rào phi thuế quan phải loại bỏ, trừ hạn ngạch thuế quan áp dụng cho 4 nhóm sản phẩm là đường, trứng gia cầm, lá thuốc là và muối Quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp ( giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn
nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, lâm sản, động thực vật hoang dã quý hiếm) đã phù hợp, không phải điều chỉnh
2 Chính sách hỗ trợ trong nước:
- Nhóm hộp xanh: tự do áp dụng ( Chính sách hộp xanh là những chính sách
hỗ trợ trong nước mà không hoặc rất ít có tác dụng làm bóp méo thương mại,
được xây dựng thành rất nhiều các chương trình do chính phủ phê duyệt với
các tiêu chí áp dụng Tất cả các thành viên WTO đều đựơc tự do áp dụng nhóm
chính sách này, một số đạng hỗ trợ của chính sách này như: Dịch vụ chung:
Trang 12- Chương trình phát triển: tự do áp dụng ( Các chính sách nhằm khuyến khích
sản xuất, gọi tắt là ““ Chương trình phát triển” là các chính sách mà các nước
đang phát triển được phép áp dụng không phải cam kết cắt giảm Đây là điều
khoản đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển (S & D) Hình thức trợ cấp như: trợ cấp đầu tư, trợ cấp các loại vật tư đầu
vào cho người nghèo; nơng dân có thu nhập thấp, hỗ trợ chuyền đổi cây thuốc phiện sang một số cây khác)
- Hộp đỏ: Áp dụng ở mức tối thiểu ( 10% giá trị sản lượng nông nghiệp) Các chính sách “ Hộp đỏ” là những chính sách hỗ trợ còn lại sau khi xếp các chính sách vào các hộp nêu trên Các chính sách này phải cam kết cắt giảm nếu
vượt quá mức tối thiểu: 5% giá trị sản lượng của sản phẩm được hỗ trợ đối với các nước phát triển, 10% giá trị sản luợng của các sản phẩm được hỗ trợ đối
với các nước đang phát triển
- Cam kết thực hiện các chính sách trên phù hợp với quy định của Hiệp định
Nông nghiệp
3 Trợ cấp xuất khẩu: Nước ta cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia
nhập Bảo lưu quyền được hưởng các ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các
nước đang phát triển trong lĩnh vực này
4 Quyền kinh đoanh xuất khẩu: Các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ngay khi gia nhập WTO, trừ gạo đến năm 2011
Các cam kết về thuế trong lĩnh vực nông nghiệp
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết thuế bình quân là 25,2% vào
thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng So sánh với mức thuế MEN binh quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10,6%
b) Cam kết về chăn nuôi
Trang 13pháp hạn ngạch, cắm nhập khẩu ) Mức độ tác động của hội nhập đối với
từng sản phẩm sẽ phụ thuộc vào mức giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm đó Nhìn vào biểu thuế cam kết theo WTO và theo các cam kết khu vực thì cam kết khu vực mạnh hơn nhiều (mức giảm thuế nhập khẩu nhiều hơn) Tuy
nhiên, khác với một số ngành hàng trồng trọt phải chịu sức ép lớn hơn từ cam
kết khu vực, ngành chăn nuôi sẽ chịu tác động mạnh nhất từ cam kết của WTO (chứ không phải từ cam kết khu vực) Lý do là tuy cam kết khu vực có mức cắt
giảm thuế cao hơn, thời hạn ngắn hơn, nhưng do trình độ phát triển chăn nuôi của các nước trong khu vực không cao hơn Việt Nam bao nhiêu nên khả năng các sản phẩm chăn nuôi tràn vào từ các nước này vào Việt Nam do thuế nhập
khẩu giảm theo các cam kết khu vực là không đáng kể Trong khi đó, các nước
sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới về sản phẩm chăn nuôi như Úc, New
Zealand, Mỹ, EU có lợi thế không chỉ ở quy mơ và trình độ sản xuất mà cịn có nhiều lợi thế về chất lượng, vệ sinh ATTP, và cam kết giảm thuế theo WTO sẽ là cơ hội để sản phẩm chăn ni có sức cạnh tranh mạnh từ các nước này vào Việt Nam thuận lợi hơn Trong ngành chăn nuôi, mức độ chịu sự tác động của cam kết WTO giảm dần từ sản phẩm bò sữa, thịt bò, gia cầm, thịt lợn đến
sản phẩm ong
Bảng 2.1 Cam kết về thuế nhập khẩu trong WTO đối sản phẩm thịt lợn
DVT: %
Mã số Sản phâm | Thuế hiện Cam kết WTO
SH hanh TS ban | TS cudi | Nam thực
Trang 14Thuế suất ban đầu: là mức thuế áp dụng năm đầu tiên khi gia nhập WTO
Thuế suất cuối cùng: là mức thuế phải giảm xuống sau một số năm nhất định
(trường hợp để trồng “ - ” là không cam kết mức thuế suất cuối cùng/năm thực hiện)
Năm thực hiện: là số năm thực hiện giảm thuế từ mức ban đầu xuống mức cuối
cùng
Qua đó ta thấy rằng, năm mà chúng ta đến năm 2012 thì mức thuế về nhập khâu thịt lợn mới giảm xuống mức 25% Nhưng trên thực tế năm 2008 chúng ta thực hiện giảm thuế nhập khâu thịt lợn Và chính lý do này đã làm cho ngành chăn nuôi lợn thịt đã có những thay đổi rất lớn trong năm 2008 và
định hướng trong năm tiếp theo khi mà chúng ta ra hội nhập cùng kinh tế thế
giới
2.1.5 Ảnh hưởng của gia nhập WTO tới Việt Nam
Các ảnh hưởng có thê khi chúng ta gia nhập WTOs
*) Khi thuế nhập khẩu thịt giảm xuống
Gia định trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi, thì việc giảm thuế nhập khẩu thịt lợn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình chăn ni — tiêu thụ lợn thịt trong nước Việc giá thịt lợn giảm mạnh do thịt nhập khẩu tràn vào
thị trường trong nước cùng với giá rẻ hơn giá lợn trong nước Trong khi đó giá các sản phẩm thay thế như: thịt gà, thịt bò, cá cũng giảm xuống do vậy mà
giá thịt lợn lại càng giảm mạnh
- Tác động đến quy mô chăn nuôi: Ngay sau thời điểm chính sách giảm thuế nhập khẩu thịt lợn có hiệu lực, làm cho giá lợn hơi trong nước giảm mạnh Chính vì vậy đã có hơn 30% các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bỏ nuôi Điều này làm
cho quy mô đàn trong cả nước giảm đi vào năm 2008 ( Bảng 2.6)
- Tác động đến công nghệ sử dụng: Vậy việc chúng ta gia nhập vào WTO cùng
chung với việc giá cả các đầu vào trên thế giới tăng lên làm cho các chỉ phí
chăn ni lợn tăng lên Tình hình sử dụng giống, cách thức cho ăn có sự thay đổi không, và chiều hướng thay đổi đó là gì? Quan trọng hơn nữa là giá cả các
Trang 15giảm thì người tiêu dùng có lợi, song những người nơng dân sản xuất thì lại rất khó khăn
*) Khi mà chúng ta gia nhập WTO thì thuế các đầu vào giảm, do thuế
nhập khấu giảm vậy nó tác động đến quy mô chăn nuôi, công nghệ sử dụng
cho chăn nuôi, đến giá bán của thịt lợn, đến thu nhập Những yếu tố này sẽ
thay đối ra sao khi mà thuế giảm trong khi các yếu tố khác giả định là không
thay đổi Khi mà các đầu vào giảm thì giá các loại đầu vào cũng giảm lúc này người nơng dân có tăng quy mô lên, và thay đôi cách thức chăn nuôi Nhưng trong điều kiện như vậy liệu giá thịt của chúng ta có tăng lên hy giảm đi Và
điều đó có ảnh hướng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi không
*) Trong khi đó cùng hồ chung với nền kinh tế thế giới thì chúng ta sẽ
bị ảnh hưởng một cách trực tiếp các thay đổi của nền kinh tế thế giới Năm 2007 và 2008 là hai năm mà nền kinh tế thế giới xảy ra tình trạng khung hoáng trầm trọng Chính yếu tố đó làm cho nền linh tế Việt Nam có những biến động
rất lớn Giá các đầu vào cho sản xuất chăn nuôi tăng mạnh Đặc biệt giá
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng lên nhanh chóng Điều này đã làm cho các hộ chăn nuôi gặp phải những khó khăn rất lớn
Nhìn chung khi chúng ra hội nhập thì cơ hội cho mở rộng thị trường là
rất lớn Bên cạnh đó là các thách thức không nhỏ Sân chơi WTO đã thực sự là
nơi cho nền kinh tế Việt Nam phải thay đổi những thói quen khơng lành mạnh
cho nên kinh tế nói chung, khu vực chăn nuôi nói riêng Đó là một cơ hội lớn cho nền kinh tế chúng ta có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm của các nước đã
đi trước Đặc biệt là ngành chăn nuôi chúng ta sẽ phải tiếp cận với thị trường
một cách sâu hơn để đưa ra các quyết định sản xuất cho phù hợp với nhu cầu
của thị trường
2.1.6 Các yếu tô ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn
- Điều kiện tự nhiên: Lợn là loại động vật có lớp da hầu như khơng có tuyến mồ hơi, dưới đa lại có lớp mỡ dày Tuy lớp mỡ này ở lợn con có mỏng
hơn nhưng ở lợn trưởng thành lớp mỡ này lại “ bốc nóng” nhanh hơn Người ta
nhận xét rằng quanh nhiệt độ 30°C thì lợn sống bình thường, thân nhiệt có tăng
Trang 16nhưng cũng tăng thêm ÚC Nhưng nếu nhiệt độ ngồi 30°C tăng lên thì thân
nhiệt trung tâm cũng tăng lên nhanh có khi gây sốc mạnh, lợn có thể chết Nếu
nhiệt độ 35C thì con vật có thể chết trong vòng 6 giờ, cịn nếu nhiệt độ 40°C thì con vật chết trong vòng 3 giờ Nhiệt độ ảnh hưởng lớn sức tăng trọng của lợn, người ta cho biết khi nhiệt độ tăng lên thì tăng trọng giảm đi 1/3 khi hệ số
tiêu tốn thức ăn không thay đổi Âm độ cũng ngăn cản sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn, như vậy càng tăng thêm nhiệt trung tâm ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của lợn và làm cho hiệu quả chăn nuôi bị giảm sút - Về kỹ thuật chăn nuôi
+ Giống
Tuỳ theo trình độ phát triển mà mỗi nước, mỗi vùng trên thế giới có phương hướng chăn nuôi và sử dụng các giống lợn vào mục đích chăn ni của nước mình khác nhau Cũng vì vậy tuỳ tiềm lực kinh tế gia đình mà chọn
giống lợn nuôi, phù hợp với quy hoạch giống lợn nền của địa phương Một
điều không thể phủ nhận là chất lượng các giống lợn càng tốt thì sản lượng thịt
hơi càng cao Theo đánh giá của hộ nông dân thì yếu tố quan trọng đầu tiên trong chăn nuôi lợn là con giống tốt Con giống tốt sẽ hữa hẹn cho sản lượng
thịt cao, ít bệnh tật, chất lượng thịt ngon, hay ăn chóng lớn Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực (vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm ) mà mỗi hộ quyết định chăn nuôi các loại hình khác nhau với chất lượng khác nhau Từ đó mà
hiệu quả chăn nuôi của họ cũng khác nhau
+ Thức ăn
Như đã nói ở trên, nguồn thức ăn kinh tế và tin cậy quyết định việc chăn ni có lãi, khoảng 60-70% tống số giá thành sản xuất thịt lợn là thức ăn Như
vậy, con giống tốt và thức ăn là hai yếu tố quan trọng trong chăn nuôi lợn, hai
yếu tố này không thể tách rời nhau Muốn lợn tăng trọng nhanh, nhiều nạc phải
đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng, protein, khoáng đa, vi lượng và các vitamin
Nguồn thức ăn chăn ni có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thịt (tỷ lệ nạc),
Trang 17nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển lợn để có được hiệu quả cao trong chăn
nuôi
+ Chăm sóc dinh dưỡng
Khi đã có con giống tốt thì việc chăm sóc ni dưỡng nó lại cần thiết Cơng việc chăm sóc ni dưỡng bao gồm có cho ăn, quan sát lợn khi nó ăn để
kịp thời phát hiện bệnh tật, dọn chuồng, tắm cho lợn Ngồi ra, cịn phải biết đặc tính sinh lý của từng loại lợn, từng thời kỳ và lứa tuổi để chăm sóc cho tốt và hợp lý Thực hiện tốt các khoa học chăm sóc nuôi dưỡng, không chỉ là điều
kiện tốt cho việc sinh trưởng và phát triển của đàn lợn mà quan trọng hơn là giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi
+ Công tác thú ý, vệ sinh chuồng trại
Bệnh dịch là nguyên nhân quan trọng làm cho chăn ni khơng có lãi,
lợn chết hoặc lợn mắc một bệnh nào đó thì tính phàm ăn, sự tăng trọng, hiệu
quả sứ dụng thức ăn, khả năng sinh sản, cho sữa của lợn đều bị ảnh hưởng Do
đó, chìa khố để duy trì một đàn lợn khoẻ mạnh là quản lý tốt Bệnh địch có
nhiều loại: do bam sinh, có khuyết tật từ sơ sinh, do đinh dưỡng thức ăn gây ra do quá ít hoặc quá nhiều chất liệu nào đó trong khâu phần, hoặc nhiễm aflatoxin Con đường xâm nhập của bệnh là một con lợn khác, đo người tiếp
xúc với lợn, do chuột, chim là những nguy cơ lớn nhất Do vậy, phải định kỳ
tiêu diệt chuột, không để thức ăn vương vãi trong chuồng, khơng để các góc
bừa bãi, rác, đống dụng cụ cũ Mà chuột chim có thể làm chỗ cư trú Đất thừa
giữa các chuồng cần phía don sạch rác rưởi, cày xới trồng rau Thực hiện tốt quy định thú ý về tiêm phòng dịch, quản lý tốt đàn lợn, chăm sóc sức khoẻ hàng ngày sẽ làm biện pháp bảo vệ đàn lợn hữu hiệu nhất
- Các nhân tố kinh tế xã hội
+ Thị trường
Đối với người sản xuất thì vấn đề thị trường đầu ra cũng là vấn đề có ý nghĩa quyết định Sản phẩm của chăn nuôi lợn thuộc loại tươi sống, bởi vậy nó
khơng có khả năng dự trữ lâu dài nếu không qua chế biến Mặt khác, do chu ky
Trang 18đến kết quả và hiệu quả chăn ni (tăng chỉ phí, giảm chất lượng thịt ) Bởi
vậy, thị trường là một yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả, tốc độ tính bền vững trong phát triển chăn nuôi Sự ổn định về thị trường tiêu thụ là động lực ban đầu giúp cho ngành chăn nuôi lợn phát triển, đặc biệt đối với
hộ chăn ni hàng hố quy mơ lớn thì điều này càng quan trọng
+ Vốn cho chăn nuôi lợn
Dù sản xuất kinh doanh bất kỳ một hàng nào thì vốn đầu tư ban đầu cũng quan trọng Trong chăn nuôi lợn, nếu chỉ nuôi theo phướng thức truyền thống, tận dụng từ 3 - 4 con thì vốn đầu tư ban đầu không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chăn ni Tuy nhiên, khi chăn nuôi ngày
càng phát triển, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi hàng hoá, tập trung quy mơ lớn
thì vốn lại là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết đối với công việc chăn nuôi
hay phát triển đàn lợn Nhu càu về vốn cho chăn nuôi lợn bao gồm: vốn để xây
dựng chuồng trại, mua con giống tốt, mua thức ăn và các trang trại thiết bị cần
thiết cho chăn nuôi lợn
+ Lao động
Bắt cứ một hoạt động sản xuất cũng cần đến lao động, và chăn nuôi lợn
cũng vậy Lao động càng có kiến thức về chăn ni thì việc chăm sóc cho đàn lợn càng tốt và mang lại hiệu quả càng cao Chính vì vậy mà lao động là yếu tố không thể thiếu trong chăn nuôi
+ Sự phát triển của công nghiệp chế biến sản phẩm
Như chúng ta đã biết đặc điểm của nơng sản hàng hố là dễ bị hỏng, ôi
thiu nếu không được chế biến, bảo quản kịp thời Bởi vậy, sự phát triển công
nghiệp chê biến có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi lợn Khi công
nghiệp chế biến phát triển nó khơng chỉ đây mạnh sản xuất chăn nuôi lợn trong nước phát triển nó cịn tạo ra nhiều loại sản phẩm tiêu dùng (từ thịt lợn) mang tính cơng nghiệp đáp ứng nhu cầu phong phú của nhân dân, tiết kiệm chỉ phí
Trang 19Đối với ngành sản xuất thì sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước hết sức quan trọng Sự điều tiết này có thể khuyến khích ưu tiên hay hạn chế một ngành nào
đó phát triển Chăn nuôi lợn đã được xác định là một ngành công nghiệp quan
trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước Việt Nam Bởi vậy, Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi này
phát triển hơn nữa trong những năm tới 2.2 Cơ sớ thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Sản xuất và thương mại thịt lợn trên thế giới
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2009 dự báo
đạt 97,862 triệu tấn, tăng 1,2% so với sản lượng ước tính đạt năm 2008 Sản lượng của các nước năm 2009 dự báo đạt (đơn vị: triệu tấn): Trung Quốc 46,00; EU-27 22,10; Braxin 3,16; Liên bang Nga 2,18; Việt Nam 1,85; Canada 1,77; Nhật Bản 1,24; Philippin 1,20; Méhico 1,17; Han Quéc 1,05; My 10,51 va các nước khác 5,64
Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng thế giới, dự báo sẽ đạt 46,00 triệu tấn trong nam 2009, tang 1,41 triệu tan (trên 3%) so với sản lượng ước tính đạt trong năm 2008 Lợi ích to lớn
trong sản xuất chăn nuôi lợn cùng với sự trợ cấp của Chính phủ và khuyến khích về thuế dự báo sẽ kích thích sản xuất Tuy nhiên, chi phí sản xuất cao
hạn chế tốc độ phát triển nhanh hơn Sản lượng sẽ chưa phục hồi về mức trước
khi bùng phát “dịch bệnh tai xanh” trong năm tới Tiêu dùng thịt lợn ở Trung
Quốc trong năm 2009 dự báo đạt 46,19 triệu tắn, tăng so với 44,88 triệu tan của năm 2008 Nhập khâu thịt lợn năm 2009 dự báo đạt 170.000 tắn, giảm so
với 198.000 tấn nhập năm 2008 nhờ sản lượng tăng
Tại LB Nga, Chính phủ đã đề ra một trình tự cắt giảm 24% hạn ngạch thuế quan về nhập khẩu gia cầm vào năm tới, đồng thời tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng thịt lợn (xem bảng 1)
Trang 20Bang 2.2 Hạn ngạch nhập khấu mặt hàng thịt lợn giai đoạn 2006 - 2009 DVT: Tan Tên các nước 2006 2007 2008 2009 Thịt lợn 476.100 484.800 493.500 531.900
Lién minh Chau Au 240.500 244.900 249.300 253.400
My 54.800 49.000 49.800 100.000
Paraguay 1.000 1.000 1.000 1.000
Khac 179.800 189.900 193.400 177.500
Mức thuê vượt quá hạn ngạch (%/theo tỉ giá thâp nhât của đông euro/1(kg)
Thịt lợn
Hạn ngạch 15/0,25 15/0,25 15/0,25 15/0,25
Ngoai han ngach 60/1,0 55/0,9 60/1,00 75/1.5
(Nguon: www Agroviet.gov.vn)
Theo USDA, tổng nguồn cung thịt đỏ tại Mỹ tính đến ngày 30/11 là 1.020.665.000 Ib, tang 2% so với tháng trước va tang 5% so voi năm ngoái Với 517.235.000 Ib, tổng nguồn cung thịt lợn đã tăng 1% so với tháng 10 và tăng 9% so với năm trước Nguồn thịt rọi đông lạnh đạt 34.453.000 Ib, tăng 59% so với tháng I0 và tương đương với một năm trước
Sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi lợn trong nước cho phép Mỹ tăng khối
lượng xuất khẩu ra nước ngoài Năm 2007, xuất khẩu thịt lợn chiếm 14% tổng lượng xuất khẩu của Mỹ với Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất, tiếp theo là
Méhic6 va Canada Nhung trong nam 2008, Hồng Kông đã vượt qua Canađa
trở thành nhà nhập khẩu thịt lợn lớn thứ ba của Mỹ
Trang 21Bảng 2.3 Sản lượng thịt lợn trên thế giới (Đơn vị: triệu tấn)
Tên nước 2006 2007 2008 ( Dự báo)
Sản lượng |_ Cơ cấu Sản Co cau San Co cau
)_ | “9% | (%) lượng | (%) Trung 51,972 52,761 | 47,000 | 49,641 48,000 | 51,617 Quoc EU-27 21,677 21,996 | 22,040 | 23,278 21,910 | 23,56 Braxin 2,830 28,729 | 2,980 3,147 3,095 3,328 Nga 1,805 1,832 1,880 1,985 2,000 2,15 Nhat Ban 1,247 1,265 1,260 1,33 1,255 1,349 Canada 1,898 1,926 1,850 1,95 1,790 1,924 Mêhicô 1,200 1,218 1,200 1,26 1,250 1,344 Han Quốc 1,000 1,015 1,065 1,12 1,095 1,177 Dai Loan 0,905 0,918 0,910 0,961 0,910 0,978 Ukraina 0,485 0,492 0,530 0,559 0,540 0,58 My 9,559 9,704 9,877 10,43 10,108 10,86 Các nước 3,926 3,985 4,086 5,076 1,039 1,117 khác Tông 98,504 100 94,678 100 92,992 100 (Nguon: www Agroviet.gov.vn)
Tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2008 dự báo sẽ giảm 3,9%, đạt xấp xi 93 triệu tắn Trung Quốc, nước chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng thịt lợn
thế giới, dự báo sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2008 Đàn lợn đang phục hồi vững chắc sau một năm thiếu hụt trong cung ứng do bùng phát dịch bệnh tai xanh ở qui mô lớn, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, và do đàn lợn nái giảm Nhìn chung tồn biểu cho ta thấy rằng cùng chung với tình hình dịch bệnh và
giá cám cho chăn nuôi tăng lên làm cho việc sản xuât của tồn thê giới có xu
hướng giảm Trung quôc là nước đứng đâu trong sô các nước sản xuât nhiêu
trên thế giới, sau đó là đến EU-27 chiếm trên 20% tổng sản lượng thịt lợn trên thế giới và đứng thứ 3 là Mỹ chiếm trên 10% Việt Nam chúng fa chăn nuôi quy
Trang 22mơ nhỏ lẻ, tình hình địch bệnh xảy ra thường xuyên, chất lượng thịt không đảm
bảo yêu cầu cho thê giới chính vì vậy mà sản lượng thịt chúng ta sản xuất ra
đang một phạm vi rất nhỏ Chính vì vậy mặc dù là sản lượng chăn nuôi trong
nước có tăng nhưng chúng ta chưa hề khẳng định đựơc vị tri của ngành chăn
nuôi trong thị trường quốc tế
Bang 2.4 Xuất khấu thịt lợn trên thế giới (Đơn vị: triệu tắn)
Tên nước 2006 2007 2008 ( Dự báo)
EU-27 1,283 1,270 1,130 Canada 1,081 1,040 1,025 Braxin 0,639 0,715 0,775 Trung Quéc 0,595 0,440 0,450 ChiLé 0,130 0,160 0,177 Méhicé 0,066 0,070 0,080 Oxtraylia 0,060 0,054 0,060 Hàn Quốc 0,014 0,015 0,015 Nga 0,001 0,001 0,001 Ukraina 0,003 0,001 0,001 Mỹ 1,359 1,373 1,442 Các nước khác 0,019 0,015 0,000 Tổng 5,250 5,154 5,156 (Nguon: www Agroviet.gov.vn)
Trang 23của Nga Nhờ thực hiện chiến lược đa dang hoa thi trường, xuất khẩu thịt lợn sang các thị trường phi truyền thống như Hồng Công, Xingapo và Angola đều phát triển
Sản lượng thịt lợn của EU-27 dự báo sẽ giảm nhẹ do giá thức ăn chăn nuôi cao Do sản lượng giảm, giá thịt lợn EU cao sẽ xói mịn xuất khẩu, thách thức khả năng cạnh tranh của EU về mặt dài hạn
Ở Mỹ, tỉ giá hối đoái thuận lợi và sản xuất có hiệu quả sẽ làm tăng xuất
khẩu thịt lợn của nước này lên mức kỷ lục 1,4 triệu tấn, tăng khoảng 5% so với
năm 2007 Nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bán và Hàn Quốc vẫn vững do ngành chăn nuôi lợn ở hai nước này gặp các vấn đề về môi trường và giá thức ăn chăn
nuôi nhập khẩu cao Mỹ sẽ tiếp tục giành được thị phần ở Viễn Đông từ hai đối thủ cạnh tranh là EU va Canada
Dan sé thế giới ngày một gia tăng do vậy mà nhu cầu tiêu dùng các loại
hàng hoá, thực phẩm ngày một tăng lên Thịt lợn lại là thực phâm mang tính
phố biến cao do vậy mà nhu cầu tiêu dùng nó ở các quốc gia cũng ngày một tang cao
Theo Dow Jones, báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy,
tiêu thụ thịt lợn thế giới năm 2007 dự báo sẽ tăng 3,5% sau khi đã tăng 3,9% năm trước 5 nước tiêu thụ lớn nhất, chiếm 87,5% Trung Quốc tăng 5,3% so với năm trước; Nga tăng 5,1%; Nhật Bản giảm 3,1%; Mỹ tăng 2,5%; EU-25 tăng 0,2%
Tổng mức tiêu dùng thịt lợn toàn cầu năm 2009 dự báo đạt 97,610 triệu tan, ting 1,3% so với 96,386 triệu tấn của năm 2008 Mức tiêu dùng thịt lợn ở các nước trong năm 2009 dự báo đạt (đơn vị: triệu tan): Trung Quốc 46,19; EU-27 20,68; Liên bang Nga 3,14; Nhật Bản 2,49; Braxin 2,46; Việt Nam 1,89; Méhico 1,61; Han Quéc 1,47; Philippin 1,24; Canada 0,98; My 8,57 va cac nước khác 6,90
Tổng mức tiêu đùng thịt lợn ở các nước thành EU-27 trong năm 2009 dự báo sẽ đạt 20,68 triệu tấn, giảm nhẹ so với 20,92 triệu tấn của năm 2008 Do
mức tiêu dùng cao hơn sản lượng trong nước, trong năm 2009 EU-27 sẽ phải
Trang 24nhap khau 1,48 triệu tắn thịt lợn, giảm nhẹ so với 1,53 triệu tắn nhập năm 2008 đề đáp ứng nhu cầu trong khối
Bang 2.5 Tiéu thụ thịt lợn trên thế giới Đơn vị: 1.000 tắn 2005 Ước 2006 Dự báo 2007
Số Cơ Số Cơ Số Cơ
lượng | cấu(%) | lượng | cấu(%) | lượng | cấu(%) Tổng cộng | 95.236 100 | 98.914 100| 102.374 100 Trung Quốc | 49.652] 52,041 | 52.536} 53,112} 55.324| 54,041 EU-25 19.766 | 20,754 | 20.027} 20,453} 20.122 19,655 My 8.671 9104| 8.657) 8,661 8.874 8,668 Nga 2.476 2,599} 2.580] 2,608 2.715 2,124 Nhat Ban 2.057 2,159} 2.530] 2,557 2.501 2,443 Nước khác | 10.164 10,672 | 12.539| 12,676| 13.838 13,517 (Nguồn: Thời báo kinh tê Việt Nam)
Trung Quốc là nước sản xuất thịt lợn đứng đầu trên thế giới chiếm hơn
50% sản lượng của toàn thê giới, và cũng là nước tiêu thụ thịt lớn nhất Qua biểu
trên ta thấy là nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của các quốc gia đều tăng trong năm
2008 đấy là một cư hộ cho ngành chăn nuôi lợn thịt của các nước tiếp tục phát
triển nâng cao quy mô chăn nuôi
Dự báo trong năm 2008 Hàn Quốc sẽ nhập khâu 475 ngàn tấn thịt lợn,
tăng 5% so với 450 ngàn tấn nhập năm 2007 và tiếp tục tăng so với 410 ngàn
Trang 25Về nhập khâu, Nhật Bản sẽ tiếp tục đứng đầu thế giới về nhập khẩu thịt
lợn trong năm 2008 với 1,21 triệu tấn Tiếp theo là Nga 875 ngàn tấn, Hàn
Quốc 475 ngàn tấn, Mỹ 465 ngàn tấn, Mêhicô 410 ngàn tấn, Hồng Công 300
ngàn tấn
2.2.2 Tổng quan ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam
2.2.2.1 Thực trạng ngành chăn nuôi lợn thịt hiện nay
Vài nét về ngành chăn nuôi lợn hiện nay
Hiện mỗi năm nước ta xuất chuồng khoảng 25 triệu con lợn Tham gia
vào hệ thống sản xuất lợn thịt gồm các trang trại nhà nước, tư nhân và trang
trại thuộc các doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp nhà nước chủ yếu cung
cấp con giống Các công ty nước ngồi hoạt động chăn ni lợn tại Việt Nam
dưới hình thức gia công (CGF Pig), liên kết sản xuất với bà con nông đân
(cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y, có nhân viên giám sát kỹ thuật và
quản lý), bao tiêu sản phẩm Lợn xuất chuồng, công ty bán ra thị trường, tự
hạch toán lỗ lãi và dựa vào năng suất chăn nuôi của từng chuồng trại để trả
công cho người nuôi gia công Việt Nam hiện có hai cơng ty lớn đang hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi gia công là Charoen Pokphand (Thái Lan) và
Japfa Comfeed (Inđônêxia)
Một trong những thành phần đang dần chiếm giữ vị thế quan trọng trong
ngành chăn nuôi lợn là các trang trại tư nhân Nếu 10 năm trước, nước ta chưa
có trang trại tư nhân quy mơ vài trăm con, thì hiện đã có hàng trăm trang trại
với quy mô 50 con lợn nái và 500 đầu lợn thương phẩm trở lên Trại chăn nuôi Bắc Đầu (Từ Sơn - Bắc Ninh) hiện có 200 đầu lợn nái và hàng ngàn con lợn thịt Hợp tác xã chăn nuôi Cổ Đông với 1800 lợn nái và 24.200 con lợn thương
phẩm Trang trại của anh Nguyễn Văn Sơn ở xã ứng Hoè (Ninh Giang - Hải Dương) mỗi năm cung cấp cho thị trường 5.000 con lợn thịt
Trong 10 năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng vượt bậc, sản lượng lợn thương phẩm tăng cao, tỷ trọng thịt siêu nạc
ngày càng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Chăn nuôi lợn đang chuyền từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá
Trang 26*) Những thuận lợi của ngành chăn nuôi lợn thịt nước ta hiện nay
Khi bước vào sân chơi cung WTO cái được đầu tiên của chúng ta đó là thị trường tiêu thụ được mở rộng Chúng ta đã chiếm lĩnh được thị trường một số quốc gia như Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia và vào sân chơi WTO thì
chúng ta sẽ mở rộng thị trường sang các quốc gia khác Việc mở rộng thị trường là một động lực lớn cho ngành chăn nuôi lợn thịt của chúng ta thay đối
về nhiều mặt Đặc biệt là công tác phòng dịch bệnh và đam bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm, điều quan trọng thư hai là chúng ta tiếp cận với những kiến thức chăn nuôi mới và hiệu quả hơn Việc người chăn nuôi tiếp cận được với kỹ thuật chăn nuôi tốt thì là một bước thay đổi căn bản cho tồn ngành chăn ni
của nước ta hiện nay Thay thế một ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hướng hàng hóa là một điều tất yếu Việc các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm dần và thay vào đó là khu chăn nuôi tập trung quy mô tăng dần lên Đáp ứng
không chỉ nhu cầu trong nước mà vươn xa hơn ra thị trường thế giới với việc
tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phâm
*) Những khó khăn của ngành chăn nuôi lợn thịt của nước ta hiện nay - Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ
Việt nam có đến 90% trên tổng số là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, mặc dù
trong xu thế hiện nay là phát triển theo quy mô trang trại nhưng không thể bỏ
được cách chăn nuôi tận dụng của các hộ chăn nuôi Việt Nam Chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn các loại dịch bệnh, hầu như các loại bệnh dịch đều
bùng nổ từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ Trong lần kiểm tra dịch heo (lợn) tai xanh tại Thanh Hoá, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã phải
thốt lên: “Dịch bệnh lây lan nhanh khủng khiếp” Không chỉ lây lan nhanh,
mức độ thiệt hại mà dịch bệnh gây ra cho ngành chăn nuôi ngày càng lớn Một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là hình thức chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ Điển hình là Thanh Hóa, tồn tỉnh có 1, 3 triệu con lợn, hầu hết đều được nuôi ở quy mô hộ gia đình Mà đã nuôi nhỏ lẻ theo kiểu “năng nhặt chặt bị”, tận dụng thức ăn thừa thì tất nhiên chang hộ nào quan tâm tới
Trang 27thú y Việc chăn nuôi quy mô lớn của chúng ta so các nước trong khu vực thì đạt quy mơ vừa và nhỏ Việc chăn ni quy mơ nhỏ nó đang vẫn rất phù hợp
với nền chăn nuôi tận dụng và khơng có khả năng đầu tư như nước ta Song
hiện nay thì việc các hộ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ đang dần giảm đi thay vào đó
là các hộ chăn nuôi quy mô trang trại Việc chăn nuôi theo quy mô trang trại
thực sự mang lại lợi ích cho người chăn nuôi hiện nay Song với nhu cầu hiện nay chúng ta không thể chỉ dừng lại ở đó mà cịn phải vươn xa hon dé phat
triển một nền chăn nuôi lâu dài và mang tính tương lai - Giá thành cao
Chúng ta biết rằng các chi phí chăn ni lợn như: lợn giống, thức ăn,
điện, nước, lao động trong đó thì có chỉ phí về con giống và thức ăn chiếm
đến hơn 80% tổng chi phí Trong đó riêng thức ăn chiếm đến gần 70%, mà
nguyên liệu để chúng ta sản xuất ra thức ăn này lại là nhập khẩu từ nước ngoài
là chủ yếu Chính vì vậy mà giá thành của thức ăn chăn nuôi bị ảnh hưởng trực
tiếp theo giá chung của thế giới khi mà chúng ra hội nhập Con giống thì hiện
này chúng ta vẫn phải mua giống lợn ngoại và về nước tụ nhân giống lên, chi phí mua lợn giống ngoại cũng rất cao do vậy mà làm tăng chi phí con giống lên Hai chi phi chính tăng lên làm cho giá thành sản xuất thịt của chúng ta cao hơn so với các nước Do vậy khi mở cửa thị trường thịt thì ngay lập tức giá thịt
nhập khẩu thấp hơn giá thịt trong nước, cùng với khủng hoảng kinh tế thì chỉ
tiêu của người dân hạn hẹp hơn đo vậy mà họ chuyền sang tiêu dùng thịt nhập
khẩu Đó là lý do mà dẫn đến thịt của chúng ta không tiêu thụ được và làm giá lợn hơi giảm một cách nhanh chóng trong năm 2008
- Chất lượng kém không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thị trường thế giới chưa tin
dùng mặt hàng thịt của chúng ta Thực tế mà nói thì mỗi một xã, thị trấn sẽ có
cán bộ chuyên trách về công tác thú y Chăm lo bệnh dịch và công tác tiêm
phịng cho tồn xã, song cơng tác này thì chưa hề được chú trọng và phạm vi lớn song nhân lực lại có hạn do vậy mà công tác này chưa được nhìn nhận và chăm lo một cách đúng mức Hầu như các hộ chăn nuôi tự lấy kinh nghiệm
Trang 28của mình để chăm lo cơng tác phịng dịch bệnh Không cần đến bác sỹ thú y dé
có những lời tư vấn và công tác chạy chữa Đối các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì giải
pháp duy nhất khi lợn mắc bệnh là bán gấp Mặc cho là vừa tiêm thuốc xong
nhưng nếu khơng khỏi bệnh thì giải pháp tốt nhất các hộ là bán Còn đối các hộ
chăn nuôi lớn thì cơng tác phịng dịch bệnh tốt hơn hắn song khơng phải là khơng có tình trạng thịt lợn bệnh vẫn xuất bán ra thị trường Trong quá khứ Việt Nam từng xuất khẩu thịt heo sang Nga, Trung Quốc (Hongkong) Tháng 4 vừa qua, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 1.000 tấn
thịt heo (mảnh và nạc) sang Nga, nhưng do Việt Nam bị dịch bệnh lở mom
long móng nên phải dừng hợp đồng Một khi dich bệnh được giải quyết căn cơ
thì Nga vẫn là thị trường tiềm năng
Ngay cả thị trường Trung Quốc (Hongkong) cũng có thê xuất khâu heo sữa và
heo choai đông lạnh Nhưng, Tổng Công ty Chăn nuôi VN nhận định, khó
khăn của việc xuất khẩu thịt gia súc khơng chỉ vì giá thành cao mà còn đo
chúng ta chưa có đầy đủ các điều kiện cơ bản về cơ sở chăn nuôi tập trung,
trong lúc đa số cơ sở giết mổ chưa đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Điều kiện cho chúng ta phát triển một ngành chăn nuôi lớn là rất khó
Nguyên nhân đầu tiên chính là điều kiện tự nhiên có những hạn chế, khí
hậu nhiệt đới gió mùa dễ sinh ra các loại bệnh về đường hô hấp Thứ hai chúng
ta đề cập đến đó là diện tích hạn chế cho việc phát triển các khu chăn ni lớn Vì diện tích đất nơng nghiệp ngày một thu hẹp trong khi đó thì việc chăn ni
không thể trong khu dân cư mà phải là ở những khu đất rộng xa khu dân cư
Không những về đất mà về vốn, kỹ thuật, lao động có tay nghề, công tác thú y,
về chế biến sau giết mô tất cả các yếu tố đó rất cần cho việc phát triển chăn
nuôi quy mô lớn Song ở nước ta hiện nay tất cả các vấn đề đó người nơng đân
muốn làm giàu mà so cơ chế không thông thống
- Chăn ni của Việt Nam sẽ phải đối mặt với các nước trong xu thế hội nhập
Trang 29VD: EU trợ cấp cho thịt lợn xuất khẩu từ 400 — 600 USD/tấn việc trợ cấp này làm cho nơng dân các nước đó sản xuất ra đưới giá thành sản xuất
Đối với một số nước không trợ cấp thì như Ơxtrâylia, Niu Dilân, thì ngành chăn ni của họ rất có lợi thế về điều kiện tự nhiên giống và hệ thống sản xuất, chế biến hiện đại
VD: Bò nước ta bò của nước ta lấy 35kg thịt/ tạ, nhưng bị nước ngồi
lấy 48kg thịt/⁄tạ Bò của Việt Nam nuôi từ 3-4 năm mới giết thịt trong khi đó bị các nước chỉ 2 — 2,5 năm là đã có thể giết thịt
Tất cả các yếu tố đó ở Việt Nam hoàn toàn không đủ khả năng cạnh tranh khi mà bước ra thị trường thế giới
2.2.2.2 Sản xuất thịt lợn
Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và đã trở thành tập quán
sản xuất của nhân dân Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế chăn
nuôi lợn cũng có những bước thăng trầm trong quá trình phát triển Từ hình
thức sản xuất tâp trung quy mô dưới dạng các trang trại chăn nuôi đến hình
thức ni gia công cho nhà nước tại các hộ gia đình và từ khi có chính sách đối mới quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn, chăn nuôi lợn được tồn tại dưới nhiều hình thức chăn ni hộ gia đình
Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước sự tác
động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ giống và thức ăn gia súc ngành chăn nuôi lợn nước tac đã đạt được các thành tựu đáng kể trong năm 2006 ngành chăn ni nói chung đã tạo ra kết quả là 48654,5 tý
đồng, chiếm 23% trong tổng giá trị sản phâm nông nghiệp
Qua biểu 2.1 ta thấy tình hình sản xuất thịt lợn trong cả nước từ năm 2000 đến 2007 là có xu hướng tăng dần qua các năm Cho thấy rằng ngành chăn nuôi đang ngày một khắng định vai trị và vị trí của nó trong ngành nơng nghiệp Quy mô các đàn lợn tăng lên thể hiện được kinh nghiệm của bà con nông dân và công tác chăn ni ngày một có sự tham gia rất lớn của các nhà kỹ thuật Trong tổng quy mô cả đàn trong cả nước thì Đồng Bằng Sông Hồng là vùng mà có kết quả sản xuất thịt lợn cao nhất chiếm đến 26%, đây là kết quả đáng mừng
Trang 30và cũng cho thấy đây là vùng này có khí hậu thích hợp cho phát triển ngành chăn nuôi Các vùng như Tây Nguyên, Tây Bắc thì tình hình sản xuất thịt chiếm tỷ trọng
thấp so cả nước cũng một phần là khí hai vùng này, một vùng quá nóng một vùng
quá lạnh đều không thuận lợi cho việc phát triển quy mô đàn lợn Nhưng khơng vì
vậy mà làm cho sự phát triển đàn lợn của các vùng đó bị hạn chế mà sản lượng lợn
hàng năm của hai vùng vẫn tăng lên nhưng chậm hơn các vùng khác Nhưng năm 2007 thì số lượng lợn chăn nuôi trong cả nước giảm, lý do của việc này là dịch tai xanh đã làm cho tâm lý bà con phải thu hẹp lại quy mô chăn nuôi Đây là một tín
hiệu khơng đáng mừng cho ngành chăn ni nói chung, không những dịch bệnh lại
cộng thêm thị trường có mở rộng song sức cạnh tranh các sản phâm của các nước cũng là lý do số lượng lợn chăn ni hiện nay đang có xu hướng giảm Điều này
được thể hiện qua các con số: năm 2006 có 26,7 triệu con trong cả nước đến năm 2007 chỉ còn 26.6 triệu con đã giảm đi 0.2 triệu con, năm 2007 sản lượng thịt hơi là
2,5 triệu tắn nhưng năm 2007 tăng lên 2,55 triệu tấn tuy số con giảm nhưng sản
lượng tăng lên do việc chăn ni khó tiêu thụ do vậy mà trọng lượng lợn tăng Sau những đợt rét đậm, rét hại đầu năm và dịch bệnh lan rộng trong những
tháng đầu năm, ngành chăn nuôi hiện nay đang có xu hướng phát triển tích
cực Đàn lợn tại thời điểm 1/10/2008 bằng 100,53% so với thời điểm 1/8/2007 Sản lượng thịt lợn xuất chuồng nam 2008 dat 2 771 nghìn tan, tang 4,07% so năm 2007 Nhiều tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long
số lượng đầu con giảm do ảnh hưởng của dịch Tai xanh và Lở mồm long móng Cuối năm 2008, các dịch bệnh không phát sinh mới và được khống chế
Từ đầu năm 2008 đến nay, dịch Tai xanh đã xảy ra hai đợt chính tại 953 xã, phường thuộc 99 huyện, thị và thành phố của 25 tỉnh Tổng số lợn mắc bệnh là
308.901 con, số chết, buộc phải tiêu huý là 299.988 con Song ngành chăn
Trang 32Bên cạnh các thành tựu đáng kể đó ngành chăn nuôi lợn của nước ta hiện nay
van dang ton tại một số các hạn chế sau đây:
+ Chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ lẻ, phân tán Mặc dù số đầu con và sản lượng xuất chuồng qua các năm đều tăng lên đáng kế nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán đã hạn chế việc chuyên giao công nghệ vào san xuat + Phương thức chăn nuôi phổ biến theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng sản phẩm phụ ngành trồng trọt, năng suất thấp, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo, hạn chế khả năng xuất khẩu
+ Chế biến, giết mổ, bảo quản phần lớn các địa phương còn tự phát mang tính thủ cơng, chưa có quy hoạch đồng bộ nên khó kiểm sốt khi có dịch
bệnh
+ Công tác kiểm dịch an toàn thực phẩm mới thực sự đảm bảo ở những cơ sở giết mổ quy mô lớn làm nhiệm vụ xuất khẩu, vẫn còn những bắt cập ở
Trang 332.2.2.3 Tinh tinh tiéu thu thit lon
Nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo cùng với quy mô dân số, việc tiêu đùng thịt lợn ngày càng nhiều khi mà diễn biến phức tạp của ngành chăn nuôi gia cầm
Nhưng khơng thể khơng nói đến dịch bệnh tai sanh đã làm ảnh hưởng lớn đến tam
lý của người tiêu dùng thịt lợn Tại thị trường trong nước, 6 tháng đầu năm với đợt rét kéo dài và dịch bệnh tai xanh bùng phát ở các tỉnh phía Bắc đã gây thiệt hại 180.000 đầu gia súc lớn, hơn 260.000 đầu lợn làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn cung thịt Nếu tính tốn một cách đơn giản thì sản lượng thịt bị năm 2008 khơng những tắng mà còn giảm 0,2%, thịt lợn sẽ chỉ tăng 5,9%, (đạt 269.500 tấn
và 1.940.000 tấn) Các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Mỹ lại dự báo tình hình
dịch bệnh tai xanh nghiêm trọng, tác động xấu từ thị trường tài chính và giá thức
ăn chăn nuôi cộng với những bắt cập nội tại trong khâu sản xuất tái đàn sẽ khiến
cho tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt lợn của Việt Nam giảm mạnh, chỉ ở mức
0,32%
Nếu áp dụng mức tiêu dùng bình quân đối với thịt lợn tính theo tốc độ tăng bình quân của giai đoạn 2004-2007 thì năm 2008 với tình hình dân số Việt Nam
dự báo khoảng 86,25 triệu người , tổng lượng thịt lợn tiêu dùng sẽ phải đạt
2.019.000 tan mới đáp ứng đủ nhu cầu trong nước Chênh lệch giữa tiêu dùng và
sản xuất trong nước sẽ vào khoảng 79.000 tấn (hoặc lên tới 159.000 tắn theo dự
báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ) Theo cách tính như trên thì mức chênh lệch thịt bò
cũng vào khoảng 119.000 tấn Trong khi đó, lượng thịt lợn nhập khâu vào Việt Nam trong suốt giai đoạn 2003-2007 chỉ vào khoảng 25-30 nghìn tắn/năm, lượng
thịt bò nhập khẩu là khoảng 75-90nghìntắn/năm Trong quý 3 giá các loại thịt sẽ giảm nhưng biên độ giảm không lớn và không ổn định Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu sử dụng thịt khơng lớn vì người dân lo ngại về dịch bệnh cộng với tác
động của lạm phát khiến đời sống khó khăn nên phải giảm tiêu đùng hoặc chuyển
sang sử dụng các loại thực phẩm thay thế khác rẻ hơn Trong khi nguồn cung lại
Trang 34tăng mạnh do người sản xuất bán xả trại vì lo sợ bệnh dịch và muốn cắt lỗ sau
một thời gian dài phải chịu chi phí cao
Tuy nhiên, bước vào những tháng cuối năm, thói quen tiêu dùng trong địp
lễ tết, hội hè, cưới hỏi khiến cầu thịt lợn tăng lên đột biến Trong khi đó bệnh
dịch, thiên tai và các nhân tố chủ quan khác lại làm sụt giảm đàn gia súc và gia cầm và không kịp khôi phục chăn nuôi dẫn đến thiếu hụt nguồn cung đấy giá thịt các loại lên cao
2.2.2.4 Một số mơ hình chăn nuôi lợn hiện nay
Mơ hình chăn ni lợn mới ở Hồ Bình: Lợn Rừng là giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những người chăn nuôi ở một số nước như Thái
Lan, Trung Quốc Ở Việt Nam, phong trào nuôi lợn rừng đang phát triển đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân Năm 2008, huyện Kim Bơi triển khai
mơ hình trình diễn lai lợn rừng với lợn địa phương kết quả khả quan, mở ra hướng
phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ nông dân Hiện nay, chăn nuôi đang phải đối mặt nhiều khó khăn đặc biệt là giá lợn giống khá cao, để giải quyết khó khăn trên
việc giải pháp lai lợn đực thuần và nái địa phương được nhiều người áp dụng Giá giống lợn rừng lai hiện nay khoảng từ 120 — 150 nghìn đồng/kg, với lợn thương phẩm Qua đánh giá sơ bộ, cả mơ hình có tổng đầu tư I năm khấu hao gồm:
giống, thú y, chuồng trại, thức ăn, công lao động, lãi và vốn là 136 trđ Trong khi đó số lợn thương phẩm thu được giá trị 510 trđ, hạch toán thu về 373 trđ Hiện
nay Mô hình này đang được người dân trong vùng ủng hộ và mở ra hướng phát
triển kinh tế mới cho hộ
Mơ hình chăn ni lợn sạch: Xuất phát từ dịch lở mồm long móng lây lan
rất nhanh và nơi phát địch đều rơi vào các nuôi nhỏ lẻ, gia súc khơng tiêm phịng vacxin định kỳ Hiện nay, chủ trương bà con nông dân không trong tình trạng
“đợi” dịch đến mới “chống” Điển hình là hộ chăn nuôi của ông Đào Tắt Hiệp ở
Trang 35gia đình ơng vẫn bình an vơ sự Cùng với ý thức của các hộ nuôi lớn là bắt tay với doanh nghiệp Sự hình thành của cơng ty phát triển mạng lưới toàn cầu Nam Dũng (netde), công ty này cung cấp thức ăn cho người chăn nuôi đồng thời tổ chức mạng lưới cán bộ kỹ thuật tư vấn giám sát cũng như các biện pháp kiểm soát
dịch bệnh cho nơng dân Tính đến nay công ty Netde đã xây dựng được I8 mơ hình điểm như ở các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây
Mơ hình chăn nuôi lợn vệ tỉnh: Công ty chăn nuôi thuộc tổng cơng ty khống sản thương mại Hà Tĩnh đựơc thành lập từ năm 2005, ban đầu từ quy mô 250 con lợn nái ông bà, bố mẹ được du nhập từ công ty cô phần Thái Lan đến
năm 2007 công ty tiếp tục nhập về 80 con, đến nay công ty đã có 1200 nái ông bà, bố mẹ giống lợn Yorshire, Landrát, Du réc Hang năm, công ty sản xuất được
24000 con lợn thương phẩm để cung cấp cho các trang trại, gia trại chăn ni vệ
tinh có quy mơ lớn và vừa ở các huyện, thị trong tỉnh Nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh nên trong “cơn bão tai xanh” xây ra đầu năm 2008, đàn lợn của công ty vẫn phát triển tốt, không bị dịch bệnh Ngoài việc đầu tư, ung
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất công ty đã phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phát triển chăn nuôi lợn thương phẩm theo hình thức trang trại, gia trại tập trung Sau 3 năm triển khai đến
nay đã xây dựng được 14 trang trại chăn nuôi thương phẩm vệ tỉnh ở các huyện,
mỗi hộ nuôi có quy mơ từ 300-500 con/ lứa Công ty chăn nuôi cung ứng giống,
đầu tư xây dựng chuồng trại, thức ăn, thú y, chăm lo dịch bệnh, bao tiêu sản phẩm
2.2.2.2.5 Một số chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển chăn nuôi lợn
Quyết định số 394 /2006/QĐ-TTg Ngày 13 tháng 3 năm 2006 Thủ Tướng
chính phủ đã ký về việc khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mồ, bảo quản chế biến gia súc gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công
nghiệp
Trang 36Quyết định Số: 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ
trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi (bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia
súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia
cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc
phải tiêu hủy với mức tương đương 70% gia tri gia suc, gia cầm thương phẩm của
người sản xuất bán trên thị trường
Quyết định số: 166/2001/Q§-TTg của thủ tướng chính phủ về một số biện
pháp phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001 — 2010 Trong quyết định quy định 12 điều về quy mô, phương thức, về vốn vay ưu đãi, trách nhiệm do phó thủ tướng Nguyễn Công Ngạn đã ký, hà nội ngày 26 tháng 10 năm 2001
2.3 Một số nghiên cứu về tác động cúa WTO tới chăn nuôi
1) Việt Nam — WTO Các cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp,
nông thôn và doanh nhiệp: Nghiên cứu này cho chúng ta biết được các khó khăn, thách thức, thuận lợi và cơ hội cho nông nghiệp và nông thôn Việt Nam Đồng
thời là các cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong quá trình hội nhập Cuối cùng là các cam kết liên quan đến doanh nghiệp: tat cả các
vẫn đề trên đều liên quan đến tiến trình hội nhập các bước và hiệp định về thuế
quan và kinh tế thương mại chúng ta hoàn toàn phải tuân thủ nghiêm ngặt Đồng
thời là có đề cập đến các kinh nghiệm của các nước đã tham gia vào WTO trước
Việt Nam và bài học rút ra được từ kinh nghiệm đó
2) Nghiên cứu: Tác động của sự hội nhập vào WTO đến nông nghiệp Việt
Nam hiện nay của PGS.TS Lê Thanh Bình ( 2007) Trong nghiên cứu đã đề cập đến những tác động lớn tồn diện đến nền nơng nghiệp Việt Nam như: Thứ nhất
là việc rớt giá của các loại nông sản, thứ hai là việc tăng giá của các loại vật tư
đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, thứ ba là giá xăng dầu thường xuyên thay
Trang 37nông nghiệp của các nước khác nhau, sự mở cửa thị trường nông sản dẫn đến các tác nhân có hại là điều không tránh khỏi ) Trong nghiên cứu còn đề cập đến những cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam và tác động của gia
nhập WTO đến nguồn lực nông nghiệp Việt Nam
3) Nghiên cứu: Hội nghị đánh giá tác động của việc gia nhập WTO
đến cơ cấu kinh tế và ôn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam của Đặng Đức Anh, Bộ
KH & ĐT ( 2007) Khi tham gia vào sân chơi WTO chúng ta có được những cơ hội cũng như những thách thức to lớn Các tác động to lớn mà ngay từ khi nước ta nộp đơn xin gia nhập vào WTO là: tác động đến cơ cấu kinh tế, tác động đến cơ cấu xuất nhập khẩu, tác động đến nguồn thu ngân sách, tác động đến lạm phát, chính sách tiền tệ và tỷ giá, tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động thị trường chứng khoán, tác động đến cán cân thanh toán và dự trữ quốc tế Với
những tác động tổng hợp như vậy các nhà phân tích đánh giá đưa ra một số các khuyến nghị để đảm bảo cho kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đứng vững trong nền
kinh tế thế giới
4) Nghiên cứu: Đánh giá tác động hội nhập sau hai năm Việt Nam gia nhập
WTO của PGS.TS Lê Danh Vĩnh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hội nghị bàn về
3 chủ đề chính, đánh giá tác động của việc Hội nhập Tổ chức Thươmg mại thé giới (WTO) đến thẻ chế, chính sách, luật pháp; Tác động đối với các ngành kinh
tế và Chương trình hành động của Việt Nam sau khi gia nhập WTO Các bản
tham luận đã chỉ ra cụ thể những tác động của việc gia nhập WTO, bao gồm cả những tác động tích cực và tiêu cực Và chương trình hành động của Việt Nam
sau khi gia nhập WTO: đó là việc phát triển nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, chương trình hỗ trợ hậu kỹ thuật để tăng trưởng bền vững và xoá đói giảm nghèo thơng qua việc thực hiện các cam kết của WTO
Trang 38PHAN III DAC DIEM DIA BAN NGHIEN CUU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
3.1 Dac diém địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thi Tran Văn Giang nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hưng Yên, phía bắc giáp với xã Phụng Cơng, phía nam giáp xã Liên Nghĩa, phía tây giáp với đê sơng Hồng, phía đông giáp với xã Long Hưng
Với vị trí địa lý trên thị tran rat thuận tiện cho giao thông đi lại dé giao lưu buôn
bán và phát triển kinh tế cho vùng
3.1.1.2 Địa hình
Thị Trấn Văn Giang nằm ở trung tâm của huyện Văn Giang do đó địa hình
tương đối bằng phẳng Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê từ thời Tự Đức nên độ cao đất đai trong thị trấn không đồng đều và hình
thành các dải cao thấp khác nhau theo hình dạng sóng Với địa hình trên thị trấn
có lợi thế phát triển các sản phẩm nông nghiệp như cây ăn quả và phát triển ngành
chăn nuôi rất tốt, để cung cấp cho thị trường ngoài thị trấn và đồng thời có tiềm
năng phát triển đơ thị 3.1.1.3 Khí hậu thời tiết
Theo dự báo của thuỷ nơng Huyện thì thị trấn Văn Giang có khí hậu nhiệt
đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều ( trung bình hàng tháng là 23°C ) Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10, nhiệt độ hàng tháng giao động từ 25- 28° Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, nhiệt độ giao động từ 15- 21, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng
Trang 39Có thể nói với khí hậu thời tiết trên thị trấn Văn Giang rất thuận tiện cho việc phát
triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai
Qua bảng tinh hình sử dụng đất đai từ năm 2006 — 2008 của thị trấn quá
trình sử dụng khơng có nhiều biến động đáng kể Do chính sách chuyển đổi đất
đai được áp dụng từ năm 1999 đi vào thực hiện dồn ô đổi thửa cho bà con nông
dân quy hoạch sử dụng hợp lý đất đai hơn tránh tình trạng ruộng đất manh mún
nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc quy hoạch làm vườn, trang trại lớn Cơ cấu đất đai
tương đối ôn định, khơng có q trình mở rộng đất do địa hình nằm hoàn toàn trong đê đồng thời diện tích đất nông nghiệp cũng không bị thu hẹp do qua trình
cơng nghiệp hố biến đất nơng nghiệp thành đất thổ cư hay đùng làm đường giao
thông Điều này rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Q trình sử dụng đất
nơng nghiệp tại đây cũng rất hợp lý khơng có tình trạng đất bỏ hoang không được sử dụng đến Cơ cấu đất chủ yếu vẫn là dùng đề sản xuất đất nông nghiệp trồng
lúa và cây lâu năm chiếm tới hơn 50% diện tích đất nơng nghiệp, cịn lại là diện
tích đất nơi trồng thuỷ sản, đất phi nông nghiệp, dat 6