1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã thắng lợi huyện văn giang tỉnh hưng yên

126 398 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 17,59 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC NONG NGHIEP HA NOI

LUAN VAN TOT NGHIEP DAI HOC NGHIEN CUU NANG LUC TIEP CAN THI TRUONG

NONG SAN CUA PHU NU XA THANG LOI HUYEN VAN GIANG - TINH HUNG YEN

Tén sinh vién : Pham Thi Dam Chuyên ngành đào tạo : PTNT & KN

Lớp : PINT & KN - K50

Nién khoa : 2005 - 2009

Giáng viên hướng dẫn : PGS.TS Quyền Đình Hà

HÀ NỌI - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng đề bảo vệ một luận văn tốt nghiệp nào

- Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 17 thang 5 nam 2009 Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các tô chức và cá nhân

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn PTNT và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Quyền

Đình Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn

Tơi khơng thể hồn thành luận văn này nếu khơng có được sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo UBND xã Thắng Lợi, phòng thống kê, hiệp hội phụ nữ xã Thắng Lợi

Tôi thật sự mang ơn những hộ nông dân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi vô tư cung cấp số liệu, tư liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình đề giúp tơi hồn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 4

TOM TAT

Tiếp cận thị trường đang là vấn đề nóng bỏng được hầu hết các nhà sản xuất quan tâm Tìm hiệu thị trường, nắm vững thông tin thị trường và mở rộng thị trường là điều cốt yếu phải làm của các nhà sản xuất Đề có thể tổn tại thị trường rất quan trọng, nó chính là tắm gương soi sự thành công hay thất bại của người sản xuất

Chính vì vậy cơng việc tìm kiếm thị trường, tìm hiểu thơng tin thị trường và tạo

thương hiệu hay chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trường luôn luôn được các nhà sản xuất đặt lên hàng đầu trong quá trình sản xuất của mình Đối với người sản xuất là phụ nữ, do bi quá nhiều nguyên nhân chi phối nên khả năng tiếp cận thị trường của họ còn hạn chế Phụ nữ xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang là một điển hình Thắng Lợi là xã thuần nông, điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây trồng phát

triển, phụ nữ nơi đây gắn liền với công việc trồng trọt chủ yếu các sản phẩm nông

sản như: cam đường canh, quất, quýt cảnh, rau màu các loại vì vậy việc tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường là việc làm vô cùng cần thiết Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng tiếp cận các thị trường của phụ nữ xã Thắng Lợi chưa cao Hoạt động phát triển kinh tế thị trường trong xã kém phát triển Chưa xây dựng được các chợ lớn để phụ nữ đem sản phâm của mình ra bán Hầu hết các sản phẩm dem ban

lẻ cho người sử dụng đều phải mang sang chợ của các xã khác để bán Đối với thi

trường đầu vào trong xã rất thuận lợi, xã có cả các đại lý lớn và các cửa hàng bán lẻ phân bố đều trong các thơn Vì vậy việc mua các yếu tố đầu vào khá thuận lợi cho phụ nữ Song số phụ nữ mua hàng ở các cửa hàng bán lẻ vẫn còn nhiều và phụ nữ

rất ít khi đi tham khao giá cả cũng như chất lượng ở những nơi khác Số phụ nữ biết

tận dụng những nguồn chất thải tự chế biến thành các loại phân giúp giảm chỉ phí cho các yếu tố đầu vào cịn ít Việc tiếp cận các nguồn thông tin rất kém, các kênh thông tin tiếp cận hầu hết là nhưng kênh truyền thống, thô sơ như truyền miệng, trao đổi lẫn nhau các kênh thông tin hiện đại cung cấp nhiều thơng tin nhất thì phụ nữ

rất ít hoặc không dùng đến như: điện thoại, Internet, tivi, sách báo Về thi trường

đầu vào, xã Thắng Lợi tuy xa với trung tâm của huyện nhưng lại gần với các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Hà Tây vì vậy việc tiêu sản phẩm nông sản thụ khá thuận lợi Tuy nhiên mức độ tiếp cận các thị trường này của phụ nữ xã Thắng Lợi chưa cao Hầu hết, phụ nữ đều bán sản phẩm cho các tư nhân thu gom tại

Trang 6

MỤC LỤC

Lời Cam OaH - c5 3xx ereree Error! Bookmark not defined

iu 0 Error! Bookmark not defined

Tóm tắt luận văn Error! Bookmark not defined

MUC G V

Danh mục các từ ViẾt tắt Set tk E1 E SE EEEE1111 1111111111111 111111 xe Viii

P0810 0111 ọÔÔ ix

Danh mục các hộpD - - ¿+ + 1+ E1 k9 kh TT nàn nh nh nh HH HT tr X

PHAN MỞ ĐẦU 22-©22c222+cczxccrsrerres Error! Bookmark not defined

1 Tính cấp thiết của dé tains Error! Bookmark not defined

2 _ Mục tiêu nghiên cứu «++s<++<x++++ Error! Bookmark not defined

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined

PHAN 1: CO SO LY LUAN VA THUC TIEN CUA ĐÈ TÀI Error! Bookmark

not defined

1.1 Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT Error! Bookmark not defined

1.1.1 Một số khái ni€m voc eeceecceccceccseeccseseeseeeteeeeeee Error! Bookmark not defined 1.1.2 Đặc điểm, vị trí của người PNNT Error! Bookmark not defined 1.1.3 Yêu cầu nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho PNNT Error! Bookmark not defined

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực TCTT của PNNT Error! Bookmark not defined

1.2 Cơ sở thực tiễn nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT Error! Bookmark not defined

1.2.1 Kinh nghiệm của nước đang phát triển về việc nâng cao năng lực TCTT nông

sản cho PNNT + - kệ Error! Bookmark not defined

Trang 7

PHẦN 2 : ĐẶC ĐIÊM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

0m Error! Bookmark not defined 2.1 Dac diém ty nhién, kinh tẾ - xã hoi x4 Hai NamError! Bookmark not defined

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - - 2 ss+sczx+xcrez Error! Bookmark not defined

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã Hải Nam Error! Bookmark not defined

2.2 Phương pháp nghiên cứu - - Error! Bookmark not defined

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều traError! Bookmark not defined

2.2.2 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu Error! Bookmark not defined 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu - Error! Bookmark not defined

2.2.4 Phương pháp phân tích - Error! Bookmark not defined

2.2.5 Phương pháp so sánh - ‹ +- Error! Bookmark not defined 2.2.6 Phương pháp tổng hỢp cececxe« Error! Bookmark not defined

PHÀN 3: KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined

3.1 Thông tin chung về phụ nữ nông thôn xã Hải Nam Error! Bookmark not defined

3.2 Thuc trang tiép cận thị trường của PNNT xã Hai Nam Error! Bookmark not defined

3.2.1 Tiếp cận thị trường các yếu tố đầu vào Error! Bookmark not defined

3.2.2 Tiếp cận thị trường đầu ra -ccccccccee Error! Bookmark not defined Error! Bookmark not defined

3.2.3 Tiép can trong hach toan thu - chi

3.2.4 Những khó khăn và thuận lợi của phụ nữ nông thôn Hải Nam trong quá trình

tiếp cận thị trường nông sản Error! Bookmark not defined

3.3 Nang luc tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin về thị trường nông sản của phụ

nữ nông thôn xã Hải Nam . - 5+ <-«+ Error! Bookmark not defined

3.3.1 Nguồn tiếp cận và nội dung tiếp cận thông tin Error! Bookmark not defined 3.3.2 Những trở ngại đối với việc tiếp cận thông tin của người phụ nữ nông thôn Ê Error! Bookmark not defined 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ

Trang 8

3.4.1 Các yếu tố khách quan -. 5+ Error! Bookmark not defined

3.4.2 Các yếu tố chủ QUâN 5 5555 Sx sex Error! Bookmark not defined

PHÀN 4: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN CHO PHỤ NỮ NÔNG THÔN XÃ HẢI NAM Error!

Bookmark not defined

4.1 Những yếu tố để nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho nông dân

Việt Nam nói chung, - - «++««++x++=+ Error! Bookmark not defined

4.2 Những giải pháp đề nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ

nông thôn Hải Nam ¿+ 55+ 5+ ++<s+c++ Error! Bookmark not defined

4.2.1 Những giải pháp chung «- Error! Bookmark not defined

4.2.2 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn Hải Nam .- Error! Bookmark not defined

PHAN KET LUAN VA KIEN NGHỊ Error! Bookmark not defined

1 Két nu Error! Bookmark not defined

2 Kiến NDA eee eeeee eee ceeeeeceeeeeeeeeeceeeeeceeceeeeeeseeneenes Error! Bookmark not defined

Trang 9

DANH MUC CAC TU VIET TAT

VIET TAT GIẢI NGHĨA

CNH Công nghiệp hoá

HĐH Hiện đại hoá

WTO Tổ chức thương mại thế giới

DVT Don vi tinh BQ Binh quan TRD Triệu đồng SX San xuat BVTV Bảo vệ thực vật KT Kỹ thuật

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

Cc Cung cap PP Phân phối NC Nghiên cứu TT Thông tin TCTT Tiếp cận thị trường PNNT Phụ nữ nông thôn

PTNT Phát triển nông thôn

NN Nông nghiệp

VN Việt Nam

PT Phát triển

Trang 10

DANH MUC BANG

Bang 2.1: Giá trị sản phẩm của xã trong 3 nam (2006 - 2008)Error! Bookmark not def Bang 2.2: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hải NamError! Bookmark not defined Bảng 2.3: Tình hình dân số - lao động xã Hải NamError! Bookmark not defined Bảng 2.4: Tình hình CSHT của xã Hải Nam trong 3 năm (2006 - 2008)Error! Bookmar

Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu về giới tính của xã Hải Nam năm 2008Error! Bookmark

Bang 3.2 : Số lượng và cơ cầu lao động phân theo giới tính xã Hải NamError! Bookma Bang 3.3: Tudi tác của PNNT xã Hái Nam năm 2008Error! Bookmark not defined Bảng 3.4: Trình độ học vấn của phụ nữ xã Hải Nam năm 2008Error! Bookmark not dc Bảng 3.5: Tình hình tiếp cận vốn của phụ nữ Hải NamError! Bookmark not defined Bảng 3.6: Cơ cầu sử dụng vốn vay của phụ nữ nông thôn Hải Nam năm 2008Error! Bookn Bảng 3.7: Tình hình tiếp cận giống lúa của phụ nữ Hải NamError! Bookmark not defii Bang 3.8: Tình hình tiếp cận giống thuỷ sản của phụ nữ Hải NamError! Bookmark not Bảng 3.9 : Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận thuốc thú y, thức ăn trong NTTSError! Bookm Bang 3.10 : Khả năng tiếp cận thị trường thức ăn NTTS của phụ nữ Hải NamError! Bookm Bảng 3.11 : Tình hình tiếp cận thuốc thú y trong NTTS của phụ nữ Hải NamError! Bookm Bảng 3.12 : Thời điểm bán sản phẩm của phụ nữ Hải NamError! Bookmark not definc Bảng 3.13: Mức độ hạch toán kinh tế của phụ nữ nông thôn xã Hải NamError! Bookm: Bảng 3.14 : Khó khăn trong q trình tiếp cận thị trường của phụ nữ Hải NamError! Book Bảng 3.15 :Bảng SWTO phân tích những khó khăn, thuận lợi trong tiếp cận

thị trường của phụ nữ Hải Nam Error! Bookmark not defined

Bảng 3.16 : Tình hình cập nhật thông tin về thị trường của phụ nữ Hải NamError! Book Bảng 3.17: Các phương tiện hỗ trợ tiếp cận thị trường của phụ nữ Hái NamError! Book

Trang 11

DANH MỤC CÁC HỘP

H6p 1.1: Van tat về Phụ nữ trong nông nghiệpError! Bookmark not defined

Hộp 3.1: Xem tỉ vi chỉ là đề giải trí Error! Bookmark not defined

Hộp 3.2: Quan tâm về thông tin thị trường của một phụ nữ trồng lúaError! Bookmark 1

Trang 12

PHAN I: MO DAU

1.1 Tính cấp thiết của dé tai

Nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyền sang nền nông nghiệp hàng hoá Quan điểm của đảng ta là phải tập trung sức phát triển Nông nghiệp, nơng thơn, coi đó là yếu tố quan trọng đề tiền hành CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân Theo hướng đó, việc phat trién thương mại dịch vụ Nông nghiệp, nông thôn nước ta nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng Nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là vấn đề tiêu thụ nông sản nếu giải quyết tốt sẽ tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển Hiện nay, việc tiêu thụ nông sản xét về mặt lợi ích của người nơng dân không được đảm bảo, bị thiệt thòi do sụt giá, tiêu thụ chậm thậm chí không tiêu thụ được, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định và bị động Bộ phận lớn nông dân Việt Nam chưa quen sản xuất hàng hoá, chưa đủ kiến thức và năng lực tiếp cận thị trường, sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, quy mô nhỏ lẻ trong hộ nông dân, sức cạnh tranh hàng nông sản thấp,

90% sản phẩm nông nghiệp vẫn bán ra ở dạng thô, 60% sản phẩm bị bán ép với giá

thấp, chỉ có khoảng 25% nơng dân tiếp cận được với thông tin thị trường (Bộ NN&PTNT) Vì thế, thị trường tiêu thụ nông sản cần phải được xem xét và có giải

pháp hữu hiệu đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nơng thơn có hiệu quả

Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước như hiện nay, vai trò của người phụ ngày càng được khẳng định Phụ nữ Việt Nam đã tiếp tục phát huy và

khẳng định vai trị, vị trí của mình đối với sự phát triển của xã hội Khi nền kinh tế

của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn đề tham gia vào các hoạt động khác Đồng thời nó cịn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường

Trang 13

nhung ciing dat ra nhiều thách thức mới, họ phải lo toan nhiều hơn cho thu nhập và cuộc sống gia đình, ít thời gian để giao tiếp và tham gia hội họp cộng đồng, ít tiếp cận thơng tin để nâng cao hiểu biết và tiếp cận thị trường, Phụ nữ nông thôn xã Thắng Lợi cũng khơng nằm ngồi tình trạng đó

Xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang là một xã tương đối phát triển của huyên, với điều kiện tư nhiên thuận lợi, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là nguồn

thu nhập chính của các hộ nông dân nơi đây Hiện nay các mặt hàng nông sản trong huyện từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá như cây cảnh, cây ăn quả, rau, thi có khơng ít phụ nữ gặp khó khăn khi ra quyết định lựa chọn mua giống, phân bón, vật tư nơng nghiệp đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý, tìm kiếm nguồn vốn và bồ trí sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, tìm phương thức tiêu thụ sản phẩm, giá cả sản phẩm, bán sản phẩm một cách chủ động, cách liên kết giữa những cá thể tham gia trong chuỗi giá trị sản phâm Nhìn chung, những kiến thức cơ bản và sự hiểu biết về thị trường của phụ nữ nơng thơn cả nước nói chung, phụ nữ nông thôn xã nói riêng cịn rất thấp Khả năng thu thập thông tin, xử lý, ứng xử với thị trường trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đang là những rào cản làm cho năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ nông thơn cịn yếu

Việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nơng thơn có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển sinh kế và CNH - HĐH nông nghiệp, nơng thơn vì khi tham gia vào thị trường tạo điều kiện dé phát triển sinh kế thông qua sử dụng tốt hơn các nguồn lực của hộ và thị trường, tạo ra những liên kết trong nên kinh tế địa phương và ngồi địa phương Chính vì vậy, nâng cao năng lực về kinh tế thị trường cho phụ nữ nông thôn là biện pháp quan trọng để thực hiện được

điều đó Xuất phát từ yêu cầu đó chúng tơi tién hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Vên”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung

Trang 14

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn

- Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản của phụ nữ nông thôn trên địa bàn xã

- Bước đầu đề xuất một số giải pháp cụ chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản cho phụ nữ nông thôn trên địa bàn xã Thắng Lợi

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá các khía cạnh thuộc năng lực, khả năng tiếp cận thị trường nông sản, khả năng ứng xử và ra quyết định trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của phụ nữ xã Thắng Lợi Chủ thể mà để tài hướng vào nghiên cứu là phụ nữ nông thôn Thắng Lợi trực tiếp tham gia sản xuất tiêu thụ sản phẩm ở địa phương và thường xuyên tiếp cận với thị trường

1.4 Pham vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về nội dung

Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp cụ thê nâng cao năng lực tiếp cận thị trường nông sản chủ yếu là thị trường rau quả cho phụ nữ ở các điểm nghiên cứu nói riêng và phụ nữ xã Thắng Lợi nói chung (diện tích, sản lượng, số lượng phụ nữ, số phụ nữ tham gia thị trường, thị trường nông sản tại xã, giá bán, các dịch vụ đầu vào .)

Trong phạm vi nghiên cứu, tập trung chủ yếu xem xét việc phụ nữ đang ở đâu trong thị trường nông sản Từ đó đưa ra các giải pháp cho phụ nữ tiếp cận tốt

hơn với thị trường nông sản để phát triển kinh tế hộ gia đình

1.4.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thắng Lợi - huyện Văn Giang

1.4.3 Phạm vi về thời gian

Trang 15

PHAN II

CO SO LY LUAN VA CO SO THUC TIEN CUA DE TAI

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

a) Khái niệm về thị trường, thị trường nông sản * Khái niệm về thị trường

Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hóa đã phát triển và trải qua nhiều thế ký, có nhiều thay đổi mang tính hiện đại và có những lưu giữ mang tính truyền thống Việc tiêu thụ sản phẩm của người sản xuất, thực hiện các dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ cũng như bán hàng của các doanh nghiệp thương mại đều diễn ra trên thị trường Trong khi đó, cạnh tranh lại đòi hỏi người sản xuất phải ra sức có gắng giành vị thế cao trên thị trường Dựa trên cơ sở chỉ phí kinh doanh tính trên một đơn vị sản phẩm đã tạo ra, người sản xuất có thê xác định được mức giá sản phẩm mà người sản xuất có thể chấp nhận được và nhất thiết phải tiêu thụ trên thị trường vì các lý do:

- Hoạt động trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nền kinh tế thị

trường, mỗi người sản xuất là một đơn vị sản xuất hàng hóa với mục đích là dé ban

và kiếm được nhiều lời

- Muốn duy trì và phát triển hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sản xuất phái thực hiện cho được vấn đề tái sản xuất mở rộng với 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Rõ ràng muốn 4 khâu này vận động một cách thơng suốt thì sản phẩm hàng hóa của người sản xuất nhất thiết phải được tiêu thụ trên thị trường

-_ Mỗi người sản xuất khi tiến hành xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch

sản xuất kinh doanh và phản ánh sản phẩm của mình phái quán triệt phương châm: + Tiêu - cung - sản

+ Chỉ đưa vào chiến lược, kế hoạch và phương án những mặt hàng sản phẩm đã

Trang 16

- Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sản xuất phải quán triệt

quan điểm marketing: “ chỉ sản xuất những cái mà thị trường cần, chứ không phải sản xuất kinh doanh những cái mình sẵn có”

Những luận cứ nêu trên là hoàn toàn đúng đắn, vừa có cơ sở khoa học, vừa có thực tiễn sâu sắc Thị trường phát triển đa dạng và phong phú ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau:

Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, thị trường xuất hiện cùng

với sự ra đời của nền sản xuất hàng hố, được hình thành trong lĩnh vực lưu thơng Đã có rất nhiều quan điểm về thị trường được các nhà kinh tế học đưa ra (Nguyễn Đình Bách, Lương xuân Quỳnh, 1992)

Theo Mankiu (2003), thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành các hoạt động mua, bán giưa người mua và người bán

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, (Lênin toàn tập, tap 1), thị trường là biểu hiện của sụ phân công lao động xã hội, là một trong những khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng

Theo Nguyễn Đình Giao (1996): “Thị trường là biêu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ, cũng như quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã hàng hố” Đó là những mối quan hệ giưa tổng cung và tông cầu so với cơ câu cung cầu của từng loại hang hoa cu thé

Quan niém khac lai cho rang: “thị trường là nơi mua, ban hang hoá, là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá và số lượng hàng hoá, là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán bằng

tiền trong thời gian nhất định (Trần Minh Đạo, 2003) Thị trường được coi là tổng

hoà các mối quan hệ người mua và người bán, là nơi tông hợp tổng số cung và cầu về một loại hàng hoá hoặc một tập hợp hàng hoá nào đó và được biểu hiện ra ngoài bằng các hành vi mua bán hàng hoá thông qua các đơn vị tiền tệ nhằm giải quyết các

mâu thuẫn về lợi ích của các thành viên tham gia thị trường (Vũ Đình Thắng, 2004)

Trang 17

Thứ nhất, khách hàng được xem là yếu tố tiên quyết của thị trường, thị

trường phải có khách hàng khơng nhất thiết phải gắn với địa điểm cô định

Thứ hai, khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn Đây được xem là động lực thúc đây khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ

Thứ ba, đề việc mua bán hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thì yêu tố quan trọng là khách hàng phải có khả năng thanh toán

* Khải niệm về thị trường nông sản

Thị trường nông sản là tập hợp những người mua có cùng nhu cầu, có khả năng thanh toán về một sản phẩm nông sản nào đó

- Bản chất của thị trường nông sản

Xét về phía kết quả của các cuộc trao đổi hàng hoá, kề cả trao đổi hàng hoá giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trao đôi có dùng tiền làm trung gian, thì kết cục

của mọi cuộc mua bán trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật

gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thoả thuận định ra (Vũ Đình Thắng, 2004) Nói cách khác nếu khi có sự chuyền giao quyền sở hữu một vật gì đó thì cần có sự định giá vật đó trên thị trường Quá trình định giá vật trao đồi trên thị trường hàng hoá gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán giá trong thương mại Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên bán và mua trong nên kinh tế thị trường phát triển cao dần mang lại kết quả là hình thành được một tập hợp các thoả thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể liên quan đến ngành nơng nghiệp (Vũ Đình Thắng, 2004)

Về bản chất, thị trường nơng sản nói chung được hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nơng nghiệp có thể trao đổi được các hàng hố nơng sản hay các dịch vụ cho nhau (Vũ Đình

Thắng, 2004)

Trang 18

tay những người tiêu dùng cuối cùng là những dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điềm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông sản nhất định Mỗi dây chuyền marketing nói trên tuy khác nhau nhiều về thời gian, khơng gian, hình thức biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán nhưng chúng đều có thể được xem xét trên hai mặt:

Cơ cấu tổ chức của mỗi dây chuyền tuỳ thuộc loại hình kinh doanh của

những người nắm quyền sở hữu ở điểm nào đó trên dây chuyền

Chức năng hoạt động tạo ra giá trị được thể hiện ở mỗi khâu tuỳ thuộc vào những chi phí thu gom, chế biến, vận chuyển, bảo quản mà những người kinh doanh hoạt động trên dây chuyền đã thực hiện

Việc đi theo những dây chuyền marketing khác nhau đề hiểu cơ cấu tổ chức của thị trường nông nghiệp không làm mắt đi sự khác nhau bản chất giữa marketing nông nghiệp với thị trường nông sản (Vũ Đình Thắng, 2004)

- Các yếu tố ánh hưởng đến thị trường nông sản

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường nông sản hàng hố nói riêng rất đa dạng và phức tạp, song chúng ta có thể nhận thấy hai nhóm yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường nông sản:

+ Nhóm các yếu tố khó kiểm sốt mang tính khách quan

Điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội, tâm lý con người, các phong tục tập quán lễ giáo

Các yếu tố về kinh tế có vai trò quyết định bởi nó trực tiếp tác động đến

cung cầu, giá cả, tiền tệ Một xã hội có thu nhập cao bao giờ cơ cấu cung cầu cũng

phong phú và ngược lại

Các yếu tố chính trị xã hội cũng làm ảnh hưởng to lớn đến thị trường Các

yếu tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, chính sách dân tộc, quan hệ quốc tế, chiến tranh và hồ bình

Các yếu tố tâm lý tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng và do đó tác động

mạnh mẽ tới nhu cầu trên thị trường Tâm lý con người rất đa dạng nên nhu cầu về sản phẩm cũng rất đa dạng

Trang 19

+ Nhóm yếu tố chủ quan có thể kiểm sốt được

Các chính sách kinh tế vi mơ và các chính sách kinh tế vĩ mô

Các chính sách kinh tế vĩ mô là các chủ trương, chính sách, biện pháp của

Nhà nước tác động vào thị trường Thực chất những yếu tố này thể hiện sự quản lý

của Nhà nước đối với thị trường Sự can thiệp có chủ định của Nhà nước với thị trường như thuế, trợ giá, điều hoà giữ giá

Những yếu tố thuộc quản lý vi mơ là những chính sách biện pháp kinh

doanh của doanh nghiệp Những yếu tố này thường phức tạp và cá tác dụng làm cho sản phẩm thích ứng thị trường

- Đặc điểm thị trường nông sản

Những đặc điểm của thị trường nông sản gắn liền với những đặc điểm của

sản xuất nông nghiệp, những đặc điểm đó là (Vũ Đình Thắng, 2004):

+ Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nơng sản mang tính chất vùng và khu vực Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với

điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng, lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của

vùng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất của các chủ thể

sản xuất và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm Các sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở những vùng khác, khu vực khác khơng có

+ Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp (Vũ Đình Thắng, 2004) Tính chất này tác động mạnh mẽ đến cung cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư

thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm là để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là

một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tơ chức tiêu thụ sản phẩm

Trang 20

+ Tinh trạng độc quyền tương đối phô biến trên thị trường nông sản

Nền nông nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chịu tác động của quy luật cạnh tranh thị trường Về lý luận có hai loại cạnh tranh trong thị trường nơng nghiệp, đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền Về mặt thực tiễn cho thấy không phải mọi thị trường đều có tính chất cạnh tranh và ngược lại trong thị trường nông nghiệp, độc quyền một người bán và một người mua là những nét đặc trưng (Vũ Đình Thắng, 2004)

- Đặc trưng của thị trường nơng sản hàng hố

+ Là loại thị trường có nhiều người bán và nhiều người mua Ở Đây tính

chất đậm đặc được thẻ hiện rõ Người sản xuất thường chịu những rủi ro (được mùa

- hạ giá), (mất mùa - khơng có sản phâm để bán) Tính chất khơng ồn định của thi

trường này được thể hiện rõ nhất ở tình trạng rồi loạn cục bộ ( đối với một số sản phẩm, một số thời điểm, một số tác nhân )

+ Là loại thị trường có nhiều sản phẩm với nhiều phẩm cấp khác nhau Điều có lợi ở đây là sự phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đa dạng cho nhiều mục đích khác

nhau của các tầng lớp dân cư khác nhau, nhưng mặt khác rất nhiều khó khăn khi

phân biệt giá cả với những sản phẩm có chất lượng khác nhau và thực hiện điều đó là khơng thoả đáng Vì vậy, thái độ của người mua và người bán hàng thường ảnh hưởng lớn đến sự phân bổ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đối với nhũng sản phẩm có phẩm chất khác nhau

+ Tinh chat tu do di chuyén nguồn lực biểu hiện ở những đặc điểm riêng Tốc độ thu hồi vốn đầu tư trong nông nghiệp chậm, thời gian vốn nằm trong sản xuất tương đối dài nên sự di chuyền nguồn lực không dé dàng gì Đó là chưa kế đến trường hợp xảy ra đối với các vườn cây lâu năm và đàn gia súc cơ bản Giá trị thu hồi các vườn cây lâu năm là không đáng kề trong khi mắt mát là to lớn nếu ta thay đổi hướng sản xuất Sự thay thế đàn gia súc cơ bản cũng làm mất đi một lượng giá trị lớn khi chuyền sang nuôi thịt trước khi thanh lý và việc cải tạo chuồng trại thành các cơ sở sản xuất theo các hướng khác nhau cũng gây sự tốn kém đáng kể

b) Khái niệm về tiêu thụ, kênh tiêu thụ, hệ thống tiêu thụ sản phẩm

* Khái niệm về tiêu thụ

Trang 21

hoạt động tiêu thụ càng trở nên phức tạp Chính vì vậy, có nhiều quan điểm về tiêu thụ khác nhau dựa trên các lĩnh vực khác nhau

Có quan điểm cho rằng thực chất của việc tiêu thụ là hoạt động bán hàng:

“là hoạt động kinh tế nhằm bán được hàng hóa của nhà sản xuất cho tất cả các đối

tượng tiêu dùng khác nhau trong xã hội” Như vậy tiêu thụ là hoạt động trung gian, thực hiện mối giao lưu giữa các ngành kinh tế quốc dân, giữa các nhà sản xuất, các

nhà phân phối với các tổ chức, đối tượng tiêu dùng khác nhau Nó tác động đến sự

phát triển kinh tế của đất nước Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt, bán hàng trở thành khâu quan trọng quyết định mang tính sống cịn đối với người sản xuất

Theo quan điểm của các nhà kế tốn quản trị thì: “tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử đụng của sản phẩm hàng hóa” Theo quan diễm này thì tiêu thụ được coi là hoạt động cuối cùng của một vòng luân chuyên vốn Từ đây mới có các hoạt động tiếp theo đề tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh

tốc độ luân chuyền vốn

Theo quan điểm của hoạt động thương mại thì: “tiêu thụ là một q trình trao đổi hàng hóa - tiền tệ trong đó người bán trao hàng cho người mua và người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người bán” Định nghĩa này cho rằng tiêu thụ là một khâu quan trọng của quá trình sản xuất kinh đoanh Nó kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh và mở ra một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới

Một quan điểm khác lại cho rằng: “tiêu thụ sản phâm hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán” Theo

Nguyễn Tấn Bình (2003), đối với một doanh nghiệp, tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối

cùng của một vòng chu chuyền vốn; là quá trình chuyên đồi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ Ơng cịn cho rằng: “Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp tự giao chỉ tiêu cho chính mình, thường xun tự trả lời các câu hỏi: sản xuất

cái gì, sản xuất bao nhiêu,sản xuất cho ai? Thị trường trở thành chiếc gương soi là

nơi có sức ấn định mọi hành vi và cách ứng sử của doanh nghiệp” Từ những quan điểm trên về tiêu thụ có thể tóm lại như sau:

Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc

Trang 22

xuat, thực hiện các nhiệm vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất

* Khái niệm về kênh tiêu thụ sản phẩm

Kênh tiêu thụ: mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm là tăng cầu đối với sản phẩm

nhằm ngày càng bán được nhiều hàng và mở rộng sản xuất Hình thức mạng lưới

tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng dẫn đến sự hình thành ôn định chính sách tiêu thụ, đồng thời xác định được các công cụ khác thuộc chính sách tiêu thụ của mình Hình thức tiêu thụ được người sản xuất thực hiện thông qua các tổ chức tiêu thụ Hệ thống kênh tiêu thụ bao gồm những thành phần sau:

+ Người cung ứng: người sản xuất

+ Người trung gian: người buôn bán, đại lý, người bán lẻ và người mô giới + Người bán buôn: là người trực tiếp mua sản phâm của người sản xuất và là người bán lại cho người bán lẻ

+ Người bán lẻ: là người trực tiếp bán lại sản phần cho người tiêu dùng cuối cùng

+ Người đại lý: là người có thể thực hiện việc buôn bán cũng như việc bán lẻ + Người mô giới: là người chắp nói quan hệ mua bán trên thị trường

+ Người tiêu dùng:là người cuối cùng của hệ thống tiêu thụ, họ mua sản phẩm đẻ tiêu dùng cho cuộc sống

Nếu không phân biệt hình thức tiêu thụ trực tiếp hay gián tiếp thì các tổ

chức, cá nhân có thể lựa chọn các hình thức tiêu thụ (sơ đồ 1) Người ời B

Ngườ Người bán lẻ tiêu

sản dùng ‹

xuất Người bán buôn Người bán lẻ n

cuol

cung

Người Người Người

môi giới bán buôn bán lẻ

Trang 23

* Khải niệm về hệ thong tiéu thu san pham

Hệ thống tiêu thụ sản phâm đó là cách phân phối nguồn lợi của xã hội nhằm

thỏa mãn các nhu cầu của các cá nhân của nó Mặc dù mỗi doanh nghiệp, mỗi khu vực, mỗi quốc gia có cách phân phối nguồn lực riêng, nhưng tất cả hệ thống tiêu thụ đều có một đặc điểm nào đó chung và nó có thé do duoc theo những cách nhất định

Hệ thống tiêu thụ là việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ cụ thể tùy thuộc vào đặc

điểm kinh tế kỹ thuật chiến lược kinh doanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ,

Ngoài ra, cũng có thể hiểu hệ thống tiêu thụ là một bộ phận của hệ thống kinh tế nên nó cũng bao gồm tổng thẻ các lĩnh vực sản xuất, các quan hệ sản xuất, các ngành các lĩnh vực kinh tế trong tồn bộ q trình tái sản xuất xã hội ở một phạm vi nhất định

Có thể khái qt mơ hình hệ thống tiêu thụ như sau:

Thị trường NC thi TT thị trường Lập các kế hoạch

trường tiêu thụ san pham

Quản lý hệ thống Thị trường —]

phân phôi

San phim |_]

Hang Quản lý dự trữ& Phối hợp

hoá hồn thệnSP | | và tơ Dich vu |_|

dich vu chức các - :

ké hoach -

Quản lý lực Giá,doanh sô | —]

lượng bán hàng

PP, giaotiếp | _—] Tổ chức bán hàng

&C dich vu Ngan quy |_|

Sơ đồ 2.2: Mơ hình hệ thống tiêu thụ sắn phẩm

Trang 24

kỹ thuật riêng của từng doanh nghiệp

Các nhân tố ánh hướng tới quá trình tiêu thụ

s* Sản xuất: Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xã hội Điều hành tốt hệ thống sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yêu để mỗi doanh nghiệp có thể đững vững

và phát triển trên thị trường Thiết kế hệ thống sản xuất nhằm biến đổi đầu vào

thành các yếu tố đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các tác nhân cá tham gia đóng góp vào hoạt động của hệ thống tiêu thụ, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của người sản xuất

Để việc tiêu thụ được thuận lợi thì khâu sản xuất phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng nhu cầu của khách hàng, giảm chỉ phí sản xuất ở mức thấp nhất dé tạo ra một đơn vị đầu vào đầu ra; rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; xây dựng hệ thống sản xuất của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao

s% Thị trường

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng ngành khác nhau nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng có những nét đặc trưng khác nhau Ngành công ngiệp thường có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên Ngành nông nghiệp thường có chu kỳ sản xuất kinh đoanh dài do phải phụ thuộc vào điều kiện

thời tiết, khí hậu Nắm được đặc điểm của ngành nghề người sản xuất phải có khả

năng nghiên cứu và sử dụng các bộ phận thích hợp để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ, thị trường được coi là phạm trù trung tâm, vì qua đó người sản xuất có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống tiêu thụ

s* Chất lượng sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén, là một yếu tố góp phần vào việc khăng định vị trí của người sản xuất trên thị trường

Trang 25

được nhiều khách hàng, mà còn tạo cho người sản xuất nâng giá bán một cách hợp

lý tăng lợi nhuận đồng thời chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho việc kéo dài chu

kỳ sống của sản phẩm, đây mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, góp phần cải thiện và mở rộng thị trường, cải thiện tình hình tài chính của người sản xuất

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu đùng ngày càng phát triển, các sản phẩm có chất lượng cao, hình thức hấp dẫn ln được ưa chuộng, nó làm cho hoạt động tiêu thụ cũng ngày càng phụ thuộc yếu tô này

s* Giá cả sản phẩm

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá theo sự thoả thuận giữa người mua và người bán trong quan hệ cung cầu và yếu tố cạnh tranh Mỗi một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau Mỗi mức giá đưa ra phải căn cứ vào tình hình cung cầu trên thị trường, mức giá quy định của nhà nước Giá cả có ánh

hưởng đến khối lượng sản phẩm bán ra, sự đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm, về vị trí của doanh nghiệp; nó quyết định đến việc mua sản phẩm hàng hoá của

khách hàng; và là phương thức cạnh tranh của người sản xuất trên thị trường,

s* Mẫu mã bao bì

Đây là cảm nhận đầu tiên của khách hàng về sản phẩm hàng hoá Ngày nay người ta thường đánh giá chất lượng sán phẩm thơng qua bao bì, vì vậy doanh nghiệp cũng nên thiết kế sao cho phù hợp với chất lượng giá cả sản phẩm đem ra tiêu thụ

s* Các hình thức quảng cáo

Trong môi trường cạnh tranh, quảng cáo sản phẩm không thể tách rời các hoạt động sản xuất kinh doanh, là vấn đề có tính chất chiến lược của sản xuất và tiêu thụ Quảng cáo sẽ cung cấp thông tin tới người tiêu dùng về sản phẩm và bản thân người sản xuất Song phải lưu ý quảng cáo mang lại tính hai mặt Sử dụng quảng cáo phải đảm bảo yêu cầu cơ bản: lượng thông tin cao nhất, nội dung phù hợp; đảm bảo kinh phí, tính nghệ thuật và tính trung thực của thông tin đưa ra, phù hợp với khả năng kinh phí của người sản xuất

Trang 26

+ Trình độ tổ chức tiêu thụ

-_ Hình thức bán hàng

Người sản xuất có thể áp dụng nhiều hình thức bán hàng thông qua các kênh phân phối Có thể có các cách bán hàng

Bán hàng có người bán: là hình thức cổ điển truyền thống được thực hiện bởi

các nhân viên bán hàng Người bán và người mua đối diện đề tìm hiểu, thoả thuận

về các vấn đề liên quan đến hàng hoá và phương thức bán hàng

Bán hàng khơng có người bán: là phương pháp bán hàng hiện đại trong đó trong đó hàng hoá được bày bán trong tầm tay của người mua hàng với giá được niêm yết Người mua được tự do lựa chọn hàng hoá sau đó thanh tốn thắng với người thu tiền

Bán hàng bằng quảng cáo và sự tư vấn: nhằm giúp cho khách hàng hiểu biết hơn về sản phẩm và người sản xuất, qua đó khách hàng có thể tìm thấy các nhu cầu và các nhu cầu này sẽ được thoả mãn bởi các sản phẩm, dịch vụ của người sản xuất Bán hàng qua cơ sở trung gian: Người sản xuất lựa chọn các nhà bán buôn, bán lẻ hoặc môi giới để tiếp tục thực hiện quá trình cung cấp hàng hoá tới tay người tiêu dùng cuối cùng

Ngồi ra cịn có hình thức bán hàng qua thư tín, qua điện thoại, qua Internet hoặc thông qua hội trợ triển lãm, hội thảo, bán hàng trao tay, bán hàng truyền tiêu đa cấp

- Mạng lưới tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường, người bán buôn, bán lẻ, đại lý, người mô

giới được hình thành một cách khách quan Để xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ hợp lý và sử dụng các loại hình trung gian có hiệu quả nhằn thúc day qua trình tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao, các doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất đặc điểm của sản phẩm, cũng như các điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà sử dụng các mạng lưới tiêu thụ khác nhau

- Các hoạt động dịch vụ khác

Trang 27

- Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những người có sản phâm hàng hoá cùng loại với người sản xuất đang sản xuất kinh doanh hoặc những sản phẩm có thê thay thế cho nhau Lực lượng này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Số lượng đối thủ cạnh tranh càng nhiều việc tiêu thụ càng khó khăn phức tạp

c) Khái niệm về năng lực, tiếp cận thị trường, năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ

* Khái niệm về tiếp cận thị trường

Theo Robert W.Bly trong ““ Hướng dẫn hoàn hảo phương pháp tiếp cận thị trường” tiếp cận thị trường là một quá trình tìm kiếm, phát hiện và đánh giá những nhu cầu của thị trường từ đó lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, lựa chọn thi trường mục tiêu, xâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng để đạt mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm

s* Thu thập thông tin

Hệ thống thông tin là một hệ thống liên hệ qua lại giữa người, thiết bị và các phương pháp hoạt động thường xuyên đề thu thập thông tin, phân loại, phân tích,

đánh giá và phổ biến thơng tin chính xác, hiện đại và cấp thiết để người sử dụng lập

kế hoạch thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp marketing (Phiplip Kotler, 2007)

Hệ thống thông tin thu thập thường ngày ở bên ngoài là tập hợp các nguồn và phương pháp mà thơng qua đó các hộ nông dân nhận được thông tin thường ngày về các sự kiện xảy ra trong môi trường thương mại

Các chủ doanh nghiệp, các hộ sản xuất thường ngày thu thập thông tin bằng cách đọc báo, xem tivi, nói chuyện với các khách hàng, những người cùng hoạt động trong lĩnh vực buôn bán nông sản Sau đó họ phân tích thơng tin đã thu thập được nhằm trả lời những câu hỏi sau:

- Những hoạt động cơ bản của thi trường ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ nơng sản của các hộ sản xuât ra sao?

Trang 28

-_ Xu hướng phát triển của thị trường?

s* Phân khúc thị trường

Khái niệm: Mỗi doanh nghiệp đều nhận thức được rằng hàng hoá của mình sẽ khơng thể làm cho tất cả mọi người ta ưa thích ngay được Số người mua quá đông, phân bố lại rộng và có các thói quen, nhu cầu khác nhau Một số doanh nghiệp chủ trương thực hiện các chính sách marketing hàng hố khác nhau

Thực tiễn đã chứng minh rằng thị trường và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước có tính chất quyết định nhất đối với sự thay đổi nội dung có tính chất quyết định chiến lược sản phẩm Vì thế dé xác định phương hướng sản xuất kinh doanh cần phải nắm được yêu cầu của thị trường sau đó lựa chọn các cách tiếp cận

Nói về thị trường là nói đến cả thị trường đầu vào và đầu ra Có những phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là phải nắm được

thông tin về thị trường một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác hình thức tiếp cận từ

đó có chiến lược trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm

- Tiếp cận về sử dụng các yếu tô đầu vào: Thị trường các yếu tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất là một dạng thị trường quan trọng của hoạt động kinh doanh nông nghiệp Thị trường tư liệu sản xuất của nông nghiệp là tập

hợp những cá nhân, tổ chức mua và bán như (cấu trúc thị trường, hành vi thị

trường, quy mô thị trường, mức độ phong phú đa dạng của thị trường giá cả, chất lượng, kênh phân phi, quảng cáo và các chính sách chung) Chủ thể sản xuất phải

khảo sát và lựa chọn các nhân tố đó sao cho mang lại nhiều lợi ích nhất (ví dụ lựa

chọn đầu vào có giá cả và chất lượng tốt nhất, chọn kênh phân phối tiết kiệm được nhiều chỉ phí cho chủ sản xuất nhất) có nghĩa là người sản xuất đã xác định được hướng sản xuất Tiếp đến người sản xuất dùng mọi biện pháp để có thẻ tiếp cận

được với các cá nhân, tổ chức kinh doanh các đầu vào của mình Sau khi đã lựa

chọn và tiếp cận được đầu vào rồi người sản xuất phải sử dụng như thế nào để đầu vào đó mang lại hiệu quả nhất

Trang 29

tổ chức sản xuất chế biến để tăng giá trị sản xuất như phơi, sây kho sản phâm của mình sản xuất ra và sán phẩm mua thêm, gia cơng sản xuất hàng hố chất lượng, mở quây dịch vụ nông nghiệp và các dịch vụ sinh thái khác )

- Tiép can trong hach toan kinh tế: Chủ sản xuất có kế hoạch và tiết kiệm dựa trên cơ sở tính tốn, phân tích và giám sát chặt chẽ các khoản thu, chi để kinh doanh có lãi và tái sản xuất mở rộng Đây là nội dung quan trọng, phức tạp và có nhiều diễn biến những yếu tố khách quan (năng suất, chiến lược sản phẩm, diễn

biến của thị trường, đôi khi liên quan đến cả yếu tố chính trị dẫn đến tăng giá, ép

giá , thường xảy ra trong kinh doanh xuất khau ), do vậy việc hạch toán kinh tế trong kinh doanh cần bảo đảm: Đầu tư chỉ phí ở mức cần thiết thấp nhất, hiệu quả sản xuất cao nhất thể hiện ở mức thu cao và đem lại lợi nhuận cao nhất, lãi suất cao nhất, từ đó giá trị ngày công lao động cao nhất Trong sản xuất kinh doanh doanh thu là kết quả thu được, song mục đích cuối cùng là lợi nhuận Do vậy việc hạch toán kinh tế là cơ sở để người sản xuất quyết định nội dung sản xuất kinh doanh của mình - Tiếp cận tiêu thụ sản phẩm: Là tiếp cận với khách hàng tiêu thụ sản phẩm là những cá nhân hay gia đình mua hàng hố nơng sản để phục vụ cho các mục đích cá nhân Thị trường sản phâm rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã và phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của người tiêu dùng Đối với thị trường đầu ra hay thị trường hàng hố nơng sản thì người sản xuất với tư cách là người bán, người cung ứng, khi đó họ chịu tác động ảnh hưởng của các thị trường đầu ra như: (quy mô, xu hướng nhu cầu, giá cả, mức độ cạnh tranh, độ co dãn của cầu, chính sách của nhà nước và

những áp lực từ sự hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới) Sản phẩm của các

Trang 30

* Khai niém vé năng lực tham gia thị trường của phụ nữ Năng lực tham gia thê hiện ở:

- Khả năng gia nhập thị trường: Việc ra nhập và rời khỏi thị trường của phụ nữ có những thuận lợi và khó khăn gì?

- khả năng mua hàng: phụ nữ có điều kiện tiép cận và khả năng về tài chính để mua các loại hàng hóa, dịch vụ hay khơng? Nếu mua được thì bằng phương thức nào? Những thuận lợi khó khăn gặp phải là gì?

- Năng lực bán: Phụ nữ có khả năng cung ứng ra thị trường những loại hàng

hóa, dịch vụ nào? Số lượng, chất lượng, giá cả, rủi ro gặp phải khi tham gia thị

trường

- Sự lựa chọn: Thể hiện khả năng lựa chọn hàng hóa dịch vụ thay thế sao

cho có lợi nhất cho người nghèo

2.1.2 Một số lý luận chung về giới và giới tính

Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người đảm bảo cho việc tái sản xuất con người và tái sản xuất xã hội Sự phân biệt giới quy định thiên chức của họ trong gia đình và trong cộng đồng Do đó, họ có tầm quan trọng khác nhau, họ đảm nhận những khả năng xã hội khác nhau

Vai trò của giới khác với vai trò sinh học của nữ giới và nam giới Vai trò của giới được hình thành mang tính xã hội Kết quả là nữ giới và nam giới khơng có cùng nguồn lực, khơng có cùng một nhu cầu và mối quan tâm giống nhau Do đó, họ cùng khác nhau trong quyền đưa ra quyết định, để có thể đảm bảo phát triển

cơng bằng và có hiệu quả của các chính sách và kế hoạch phát triển cần phải tính

đến sự khác nhau giữu nam và nữ

Giới không chỉ đo các cải cách kinh tế xã hội và xem xét liệu có xóa đi những khoảng cách giữa nam với nữ mà còn chỉ ra mối quan hệ giới có ảnh hưởng như thế nào tới cả nam và nữ trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội, việc làm, giáo dục, chính trị Giới trở thành một phần trong phân tích về sự khác biệt xã hội Đây là cơ sở nghiên cứu sự cân bằng về giới và nâng cao địa vị của phụ nữ trong xã hội

Trang 31

trong công việc Chức năng của họ là người sản xuất đồng thời là người quản lý gia đình, đặc trưng về giới cho phép họ có khả năng dồn tâm lực, trí lực cho mọi cơng việc và mọi thời gian như nhau

Nữ giới được coi là phái yếu, phái đẹp Họ không mạnh mẽ bằng nam giới cả về tình cảm và sức khỏe cũng như mạnh bạo trong công việc nhưng họ lại là thành viên quan trong tạo lên sự êm ấp, hòa thuận trong gia đình Họ là người thiên sống về tình cảm, uy mi, sướt mướt, sống sâu sắc, nhạy cảm và nhẹ dạ cả tin Do vậy phụ nữ chiếm tỉ lệ cao trong số người ra khỏi biên chế về sức khỏe, thiếu năng lực Tất cả gánh nặng sinh con, nuôi con, công việc gia đình đã khơng được trả lương lại không được đánh giá đúng mức là nguyên nhân cơ bản loại trừ người phụ nữ ra khỏi nền sản xuất hiện đại

Đề thay đổi đặc trưng về giới và quan niệm cũ tức là cần phải thay đôi nhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội về giới và quan niệm giới tạo điều kiện cần thiết để thực sự hoạt động vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ trong tat ca các lĩnh vực của cuộc sống xã hội Cả nam và nữ đều đóng vai trị trong xã hội và nó cũng được thể hiện trong cuộc sống thường nhật đó là:

Vai trị tái sản xuất: thể hiện vai trò của nam và nữ trong việc tái sinh, duy trì nịi giống, tái tạo sức lao động và sức sản xuất xã hội bao gồm: mang thai, sinh con, chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình, các cơng việc nội trợ, phần lớn các công việc này do phụ nữ đảm nhận

Vai trò sản xuất thể hiện vai trò của nam giới, nữ giới trong quá trình hoạt

động đem lại, có thé ở dạng tiền hoặc vật chất

Vai trò cộng đồng: Bao gồm các hoạt động do nam giới và nữ giới thực hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiến của cộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng, như xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng, các hoạt động văn hóa và quản lý cộng đồng Vai trò cộng đồng được chia làm hai loại:

Trang 32

-Vai trò lãnh đạo cộng đồng: các hoạt động quản lý cộng đồng thuộc cấu trúc thể chế chính trị, những công việc này thường do nam giới thực hiện và thường được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng tăng thêm địa vị quyền lợi 2.1.3 Yêu cầu nâng cao kiến thức về thị trường của phụ nữ trong quá trình hội nhập

Theo quy luật phát triển của các hình thái kinh tế xã hội quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Phụ nữ cũng như các đối tượng khác trong nên kinh tế hiện nay, khi trình độ phát triển kinh tế xã hội của thé giới đã đạt đến mức độ cao, các quốc gia đã và đang hội nhập nền kinh tế nước

mình với nền kinh tế khu vực và quốc tế đều phải trang bị cho mình một trình độ

nhất định mới có thể hồ nhập được Phụ nữ là một trong những chủ thể quan trọng của nền kinh tế, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng phụ nữ hiện nay

phần lớn là phụ nữ nơng thơn, do đó trình độ kiến thức của họ bị hạn chế nhiều trong việc sản xuất kinh doanh Đặc biệt trong quá trình hội nhập nền kinh tế Do

đó việc nâng cao kiến thức cho phụ nữ là một yêu cầu bức thiết

2.1.4 Những yếu tố ánh hưởng đến khá năng tham gia thị trường nông sản của phụ nữ

a) Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nước ta và một số nước Á Đông

Phụ nữ trước hết là phải lo việc gia đình con cái Dù làm bắt cứ việc gì thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của các chị em, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và gia đình Họ khơng thẻ đi xa, vắng nhà lâu ngày hay phó mặc việc nhà cho chồng và cha mẹ Gánh nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội Chính sự ton tai của quan niệm, hủ tục trên đã khiến nhiều chị em trở nên tự tỉ không mạnh bạo làm ăn, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gap nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội Như vậy quan niệm về giới, sự bất bình đắng nam nữ và phong tục tập quán đã là một nguyên nhân cơ bản cản trở sự tiến bộ và vai trò của người phụ nữ trong

Trang 33

b) Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của phụ nữ

Theo thông báo của liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn khoảng 840 triệu người mù chữ, trong đó nữ chiếm 2/3; trong số 180 triệu trẻ em không được đi

học thì có 70% là trẻ em gái Còn ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy tỷ lệ lao

động nữ khơng qua đồ tạo rất cao (chiếm gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước); chỉ có 0,63 % cơng nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam là 3,46 % Tỷ lệ lao động nữ có trình độ trên đại học chỉ 0,016 %, tỷ lệ này của nam là 0,077 % (Bui Dinh Hoa,1998) Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của nữ là rất thấp Do đó, số phụ nữ làm công ăn lương cũng thấp hơn nam giới Lương trung bình của phụ nữ chỉ bằng 72 % mức lương của nam giới Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật , chuyên môn sự hiểu biết nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các thong tin về chính sách, pháp luật và nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiền bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Hiệu quả công việc và nag suất lao động của phụ nữ thấp

c) Vốn đầu tư

Vốn cho sản xuất ảnh hưởng rất nhiều đến vai trò của phụ nữ trong phát triênr kinh tế Nhìn chung chị em muốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh đều gặp phải khó khăn về vốn Vốn tích luỹ trong các hộ gia đình thường khơng nhiều nên họ phải vay vốn từ các tổ chức, các cá nhân bên ngoài Quyền quyết định để vay vốn thường là nam giới Ở nước ta thị trường vốn, nhất là nông thôn, các vùng xa xôi hẻo lánh hoạt động rất kém, cơ chế vay vốn cịn nhiều khó khăn, thủ tục vay

vốn rườm rà Do đó phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo không có điều kiện

mở rộng sản xuất đề phát triển kinh tế

d) Yếu tố sức khoẻ

Trang 34

e) Thoi gian

Thời gian là điều kiện bắt buộc đề phụ nữ tiến hành các hoạt động nâng cao

trình độ của mình, có nhiều thời gian phụ nữ mới có điều kiện tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đi tham khảo quan sát các thị trường xung quanh và biết các thông tin về cung cầu và giá cả Thời gian cũng là yếu tố tạo nên kinh nghiệm cho phụ nữ

Ð Kinh phí

Là điều kiện cần để cho phụ nữ bù đắp chi phí cho các hoạt động trên Phụ

nữ muốn đạt đến trình độ kiến thức nhất định thì phải có một khoản chỉ phí tương

xứng Đôi khi phụ nữ khơng muốn mất chi phí cơ hội mà họ đã bỏ qua các khoá đào tạo để nâng cao kiến thức

ø) Môi trường thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin của phụ nữ

Thiếu thông tin không chỉ làm cho phụ nữ gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doang mà còn làm cho phụ nữ bị hạn chế cả về tầm nhận thức và hiểu biết xã

hội Phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn trong mỗi ngày và chiếm

gần hết thời gian của họ Do vậy cơ hội để phụ nữ giao tiếp rộng rãi, tham gia hội hop dé nắm bắt thông tin cũng rất hiếm Theo báo cáo của chính phủ thì 80% lượng báo chí phát hành được tập trung ở thành thị, có nghĩa là 80% dân số nông thôn nước ta chỉ được tiếp cận với 20% lượng báo chí phát hành Đây chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế còn nhiều vùng xa xôi heo lánh người dân còn chưa hề được

tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác

h) Các yếu tố chủ quan

Yếu tố không thể không nhắc đến có ảnh hưởng lớn tới vai trò của người phụ nữ đó chính là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra Phụ nữ thường cho rằng, những việc nội trọ, chăm sóc gia đình, con cái là việc của họ, họ cũng tỏ ra khơng hài lịng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ Vì lẽ đó họ đã vơ tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình Vậy nên, tồn bộ cơng việc gia đình và sản xuất đè nặng lên đôi vai người phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả thể xác lân tinh thần, họ tự đánh mắt dần vai trị của mình trong gia đình cũng như trong xã hội

Trang 35

trong sự phát triển của nhân loại Song có nhiều nguyên nhận gây cản trở sự tiến bộ và vai trò của họ trong cuộc sống Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác đọng không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luầấn quần

của sự nghèo đói bất bình đăng, vì vậy cần phải tiến tới quyền bình đăng đối với

phụ nữ trên khắp thế giới Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng có thêm nền văn minh nhân loại

2.2 Cơ sớ thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm của các nước đang phát triển về việc nâng cao năng lực TCTT nông sản cho PNNT

Hiện nay tồn cầu hố đang diễn ra rất mạnh mẽ, bởi vậy việc học tập và áp dụng theo kinh nghiệm của cá nước đang phát triển là một yêu cầu cần phải thực hiện ngay Dưới đây là một bài báo nói về kinh nghiệm nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho phụ nữ của Uganda Uganda là một nước nằm ở Đông Phi với diện tích: 236.040 km”, dân số: 30,2 triệu người (2006) Nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng của đất nước, thu hút trên 80% lực lượng lao động Sản phẩm chính trong nông nghiệp là cà phê, chè, ngô, chuối, đường Ngồi ra Uganda cịn có thế mạnh về chăn nuôi gia súc và đánh bắt cá Đây là một nước trước kia là thuộc địa của Anh và có nền kinh tế chưa thực sự phát triển Phụ nữ ở đây trước cũng phải chịu nhiều phong tục và luật lệ hà khác Tuy nhiên hiện nay đất nước này đang có nhiều thay đổi đáng kể dé phát triển đất nước, điển hình là việc đưa công nghệ cao về với phụ nữ nông thôn

Từ bài báo này ta có thê thay day là một kinh nghiệm rất hay và rất có triển

vọng nhất là trong thời đại thông tin ngày càng phát triển như hiện nay

Phụ nữ nông thôn Uganda tiếp cận công nghệ cao

Trung tâm Nakaseke Telecentre, trụ sở nằm cách thủ đô Kampala của Uganda 50 km về phía bắc, vừa ra mắt CD-ROM tương tác dành cho phụ nữ ở nông thôn Giờ đây, nhiều chị em nông dân đã trở thành giỏi nhờ sử dụng CD- ROM này

Điều phối viên của Telecentre, bà Rita Mijumbi, cho biết: “Trên Internet không có nhiều thơng tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất của nhà nơng Đó là lý do thúc đây chúng tôi cho ra đời CD-ROM này”

Trang 36

Đĩa CD đã đưa ra lời khuyên thực tê dành cho chị em chị em nông dân vê biện pháp tăng sản lượng thu hoạch và quản lý tố công việc chăn ni Nó cịn nêu ra những ý tưởng về việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới, cách hợp tác làm việc với bạn bè hay hàng xóm đề có được nhiều thứ hơn ngoài những mảnh ruộng nhỏ

Theo bà Mijumbi, đa số nông dân Uganda có trình độ học vấn hạn chế, thậm chí có

người cịn khơng biết đọc Vì thế CD-ROM này có cả lời, giúp họ nghe được Khi lần đầu sử dụng máy tính, nhiều chị em sợ sẽ làm hỏng nên mắt một thời gian khá dài họ mới làm quen được Và đến nay nhiều người đã là khách hàng thường xuyên cua Telecentre và tỏ ra thích thú khi được biết nhiều về nghề nông Kế từ khi được giới thiệu, CD này đã đem lại thành công lớn và cải thiện đáng kế mức sống của những người sử dụng nó

Một trong những “ngôi sao” của trung tâm Nakaseke là cụ Anastasia

Namisango, 70 tuổi “ Tất cả những ý tưởng mà tôi có được là nhờ nó (CD-ROM)

Tơi đã áp dụng nó thành công trong công việc của mình như trồng trọt và chăn nuôi gia súc” Cụ tâm sự: “Trước đây tơi chỉ có một con gà và một con lợn Nhưng khi đọc được trên CD-ROM về cách chăn nuôi, tôi quyết định làm theo và đến nay tơi đã có 20 con gà và 5 con lon rồi đấy” Cụ Namisango còn tự hào khoe: “Nhiều người đã rất khâm phục tôi, không chỉ thân nhân trong gia đình mà cá những người làm với tơi”

Ngồi ra,Telecentre cịn hướng dẫn nơng dân cách định giá nông sản tốt hơn Trước đây, họ thường phải dựa vào thông tin về giá cả từ những lái buôn Nay tại trung tâm này, họ có thé theo doi théng tin @ Kampala dé tir đó xác định giá bán một cách phù hợp

Bà Rita Mijumbi các ông chồng của những người phụ nữ này không đồng ý cho vợ mình đến trung tâm vì sợ “mắt thời giờ” Nhưng với những thành công hôm nay, họ đã thay đôi quan điểm của mình “Khi phụ nữ trở về nhà, họ thường bàn luận về những ý tưởng mới và về CD-ROM Giờ đây, chị em nông dân Uganda khơng cịn phải phụ thuộc nhiều vào các đức ông chồng nữa, mà họ có thể tự làm chủ bản thân

Nguồn: Thanh Tú (theo BBC) ngày 07/03/2002 Truy cap tai http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Phu-nu-nong-thon-

Trang 37

Từ bài báo trên ta thấy được một thực tế đó là khả năng học tập và thực

hành của người phụ nữ nói chung khơng thua kém gì nam giới và nhiều khi có phần trội hơn trong một số lĩnh vực như chăn nuôi, trồng trọt Phụ nữ Việt Nam có nhiều đặc điểm khá giống với phụ nữ Uganda như trình độ học vấn chưa cao, chịu nhiều thiệt thòi do sống một số hủ tục lạc hậu, tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Do vậy cách đưa thông tin về giá cả, thời tiết, cách tăng sản lượng thu hoạch qua những đĩa CD-ROM có cả hình và lời là một sáng kiến độc đáo và hiệu quả cho phụ nữ ở nông thơn Kinh nghiệm này có thể nói là rất phù hợp và nên được áp dụng rộng rãi ở nông thôn Việt Nam

2.2.2 Kinh nghiệm nâng cao năng lực TCTT nông sản ở nước fa

Khu vực nông nghiệp, nông thơn ở Việt Nam có vai tròquan trọng trong nền kinh tế đất nước Đây cũng là khu vực trọng điểm, quan trọng trong chiến lược giảm đói nghèo của quốc gia Phát triển nông nghiệp đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống người dân trong khu vực nông thôn Trước kia khái niệm tiếp cận thị trường còn khá mới mẻ đối với nông dân nước ta Tuy nhiên trong những năm gần

đây, đặc biệt là từ khi nước ta gia nhập WTO thì những kiến thức về thị trường cho

người nông dân mới dần được chú trọng Thực tế nước ta cũng có rất nhiều bài học

thất bại từ việc thiếu hiểu biết về thị trường của nông dân như vụ kiện nông dân bán

phá giá cá tra, cá basa, thương hiệu cafe Trung Nguyên bị nước khác đăng ký bản quyền, khiến cho nông dân nước ta bị thiệt hại rất nặng nề Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tiếp cận thị trường, trong nhiều năm qua nước ta đã có rất nhiều hoạt động cụ thể đã diễn ra nhằm nâng cao năng lực TCTT cho nhiều đối tượng như: người nghèo, phụ nữ nghèo, nông dân, thanh niên Cụ thể:

- Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐÐ - TT ngày 24/6/2002 về chính sách tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng Thông qua quyết định này, chính quyền địa phương ở các tỉnh đã chú trọng thúc đây sự

liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân như đề ra chính sách liên kết bốn nhà, xây

dựng và triển khai các đề án và tổ chức lại sản xuất, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ Tuy nhiên phương thức sản xuất theo hợp đồng nhìn chung vẫn cịn chưa phơ biến với đa số nông dân Việt Nam

Trang 38

nông sản, thời tiết, các thông tin về thị trường nông sản trong nước và thế giới có thê tham khảo thơng tin khoa học và công nghệ nông nghiệp tiên tiến trên thé giới Để biết được những thông tin này nông dân sẽ phải đến các trung tâm thông tin cơ sở, nhân viên của các trung tâm này sẽ thông báo cho những người có nhu cầu và

phát triển trên hệ thống thông tin cộng đồng Hiện kế hoạch này đang được triển

khai ở 10 tỉnh trên cả nước với 13 bộ máy tính cá nhân cho 13 trung tâm thông tin nông thôn

- Cuối năm 2006 Quỹ PT nông nghiệp quốc tế (IFAD) đang chuẩn bị triển

khai dự án “Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo” tại hai tỉnh Bến Tre

và Cao Bằng, với số tiền cho vay 10 triệu USD và 5 triệu USD viện trợ khơng hồn

lại cho mỗi tỉnh Ngoài ra, cịn có vốn đối ứng của tỉnh và các khoản đóng góp của người dân Dự án sẽ chọn những hộ nghèo đẽ bị rủi ro, nhiều người trong gia đình thiếu việc làm, có tài sản ít ỏi; những phụ nữ và các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ;

tầng lớp thanh niên thiếu việc làm và người dân tộc; những hộ gia đình có tiềm

năng sản xuất nơng nghiệp Bên cạnh đó, dự án sẽ hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các Trung tâm dạy nghề dé dao tao nghé cho người nghèo, giúp họ tìm việc làm, cải thiện cuộc sống, dự án sẽ triển khai trong 5 năm từ 2007 - 2011

Ngày 8/6/2008, tại Hà Nội, Trung ương, Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) và

mạng lưới phát triển nguồn nhân lực Châu Á (ASIA DHRRA) đã tổ chức diễn đàn khu vực và tập huấn gắn kết nông dân sản xuất nhỏ với thị trường do quỹ ASIAN tài

trợ Đa số người nghèo Ở ASIAN chính là người nông dân, họ cũng là những người sản xuất nhỏ Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới họ như: chính sách, khí hậu, TCTT, chỉ phí cao, cạnh tranh với những lĩnh vực sản xuất lớn Những người sản xuất nhỏ cần phải được cung cấp kiến thực, thông tin để đưa ra quyết định cái gì, cho ai, như thế nào, bao nhiêu Đây là những yêu cầu quan trong để người sản xuất nhỏ thu lợi Họ cũng cần có các kỹ năng, tiêu thu, makcting, đóng gói

Dự án gắn kết người nông dân sản xuất nhỏ với thị trường do quỹ ASIAN tài trợ được triển khai tại Ph¡ilipin, Campuchia, Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lãnh đạo, cán bộ và nông dân của tô chức nông dân trong tiếp cận thị trường

Ngồi ra cịn có chương trình phát triển nông thôn, miền núi - Thụy Điển

Trang 39

6/1998 6 tỉnh Phú Thọ diễn ra trên 3 huyện: Thanh Son (x4 Dich Qua), Doan Hùng (xã Ngọc Quan), Yên Lập (xã Xuân Thuỷ) Tại các xã này sẽ được đặt các bảng thông tin về: giá cả thị trường vật tư, sản phẩm của vùng dự án và trung tâm tỉnh; thơng tin tình hình sản xuất và giá cả thị trường nông lâm sản trong nước và quốc tế; dự báo thị trường trong nước và quốc tế Các bảng này sẽ được đặt ở trung tâm của xã hoặc tại các chợ đề nông dân có thể dễ dàng nắm bắt được để có hướng sản xuất phù hợp Bên cạnh đó cịn có một đội nghũ cán bộ chuyên đi thu thập và xử lý các thông tin về phản ứng của nông dân trước thị trường đề có kế hoạch xử lý Nhờ

đó mà nông dân ở các khu vực này nắm bắt diễn biến giá cả thị trường, xu hướng biến động giá ở khu vực họ sống và những vùng phụ cận Và kết quả là họ phản

ứng hiệu quả hơn với những diễn biến của thị trường, thông tin thị trường được cung cấp có thể được dùng như tín hiệu định hướng nông dân phát triển các loại cây, con đem lại lợi ích kinh tế, và hơn nữa còn giảm đi đáng kế hiện tượng tư thương ép giá nông dân

Tat ca những dự án hoạt động trên đã và đang được áp dụng ở Việt Nam và cần phải được mở rộng hơn nữa đề mọi nông dân, người nghèo, phụ nữ có thê tăng thêm thu nhập cho gia đình, cải thiện cuộc sống, hướng tới một nền sản xuất hàng hoá rộng lớn hơn

Nói chung, việc nâng cao khả năng tiếp cận và khả năng nhận thức về thị trường cho phụ nữ hiện nay đã đạt được một số thành công khá cao Tuy nhiên, nó vẫn chưa thực sự là chìa khóa mở ra con đường phát triển cho xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải làm sao biến việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường của phụ nữ trở thành chìa khó mở cửa con đường làm

ăn của họ Điều này ở Việt Nam còn tương đối khó thực hiện bởi rất nhiều lý do

khác nhau: phụ nữ có quá nhiều việc phải làm khơng có thời gian đề tìm hiểu thị trường, do lối suy nghĩ cô hủ lạc hậu của người nông thôn, do bản thân người phụ

nữ chưa có đủ trình độ để tiếp thu những kiến thức mới,

Đảng và Nhà nước cần phải có những chính sách quy định rõ ràng về những quyền lợi của phụ nữ và tạo điều kiện cho họ có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin và những kiến thức mới Hãy đưa những văn minh hiện đại về các vùng

nông thôn Hàng kỳ phải tổ chức nhiều cuộc tập huấn, trình diễn, tham quan học

Trang 40

PHAN III: DAC DIEM DIA BAN NGHIEN CUU VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên của huyện Văn Giang

a) Vi tri địa lý

Xã Thắng Lợi nằm về phía tây của huyện Văn Giang, là một xã vùng sâu nhưng tương đối phát triển của huyện với các vị trí giáp danh như sau:

- _ Phía bắc giáp xã Liên Nghĩa

- _ Phía đông giáp xã Mễ Sở

- _ Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hà Tây nay thuộc thành phố Hà Nội

- _ Phía tây bắc giáp Thành phó Hà Nội

Với vị trí như vậy Thắng Lợi rất thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá, phát

triển kinh tế xã hội, ngành nghề buôn bán dịch vụ

b) Địa hình

Xã Thắng Lợi có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình mặt ruộng đa số là vàn, thuận lợi cho việc thâm canh cây rau màu và các cây ăn quả khác Đây là một điều kiện rất tốt cho xã trong việc chuyền từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn

Đất đai của xã được chia làm hai vùng khác biệt:

- Vùng trong đê: Có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thuận lợi tưới tiêu

phù hợp cho nhiều loại cây trồng cho năng suất, chất lượng giá trị cao, ổn định hơn - Vùng ngoài đê: Địa hình khơng bằng phẳng, chế độ tưới tiêu bị động phan nào ảnh hưởng đến năng suất cây trồng nhất là những năm lượng nước sông Hồng lên cao

o) Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

- Điều kiện thời tiết, khí hậu

Xã Thắng Lợi cũng như các xã khác trong huyện Văn Giang đều thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết hàng năm được chia làm hai mùa rõ rệt:

Ngày đăng: 06/08/2014, 20:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w