1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DUY TRÌ SĨ SỐ potx

13 487 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 160,82 KB

Nội dung

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DUY TRÌ SĨ SỐ I –THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết ,năm nay năm 2001 là năm bước vào đầu thiên niên kỷ mới thì việc duy trì sĩ số lại cần thiết và bức xúc hơn nữa cho nhu cầu giáo dục phổ cập hiện nay. Năm học này (2000-2001) tôi vẫn được phân công chủ nhiệm lớp 6A4 .So với những năm học trước ,lớp tôi chủ nhiệm nằm trong diện lao động nghèo,hoàn cảnh khó khăn và diện xoá đói giảm nghèo lại nhiều hơn.Vì thế việc đến trường của em cũng hay gián đoạn,thêm vào đó năng lực của các em lại yếu nhiều nên dễ bị chán nản,vắng mặt ngày càng nhiều và đồng thời dẫn đến việc bỏ học. II LÝ DO ĐẶT VẤN ĐỀ: Trên tinh thần” Tình thương và trách nhiệm” tôi luôn luôn day dứt trước tinh trạng trên.Như những năm trước tôi đã vận dụng lại các biện pháp đã tiến hành cho những năm trước và có phần cải tiến đổi mới hơn,bản thân thấy rằng đã có kết quả cao hơn nhiều.Tôi xin tạm nêu ra : III .CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. Như những năm qua,khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã thực hiện những công việc sau : 1/ Tổ chức điều tra nắm hoàn cảnh sống và đặc điểm gia đình của từng học sinh: - Tôi cho học sinh làm lý lịch ,ghi rõ họ tên,nghề nghiệp của cha mẹ,hoàn cảnh sống của gia đình,công việc thường ngày của học sinh phải làm ở nhà và là đứa con thứ mấy? - Việc làm này giúp tôi hiểu rõ hơn hoàn cảnh của từng em,hầu có biện pháp giáo dục thích hợp. 2/ Tổ chức điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước : Đây là việc làm toàn trường ,không riêng gì lớp tôi,nhưng qua đó tôi nắm được sức học của các em để có biện pháp kềm cặp, động viên và uốn nắn , kiên quyết không để cho các em chánnản ,bỏ học vì học yếu. 3/ Tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu kém. Đối với việc làm này,tôi đã thực hiện đôi bạn học tập cho từng bàn một để giúp đỡ lẫn nhau ,học sinh khá giỏi kèm sinh yếu kém. Việc làm này có kết quả khá cao. Lớp có tất cả 21 đôi bạn học tập,trong đó nổi bật nhất là đôi bạn :Nhủ- Không,Tường –Tiến,Trân-Hương,Yến Phương –Trúc Ly,Loan-Hạnh,Châu- Quyên,Tỵ –Điền, các em : Không,Hương ,Ly ,Hạnh,Quyên,Điền,Tiến là những học sinh cá biệt của lớp,lười biếng học, thường xuyên nghỉ không phép,không chép bài,không thuộc bài,vào lớp hay nói chuyện,mất trật tự làm ảnh hưởng đến lớp, thầy cô than phiền,nhưng kể từ khi sắp xếp lại chỗ ngồi sau hai tháng đầu năm học các em có tiến bộ rõ rệt,còn các em:Nhủ,T ường,Trân,Phương,Loan ,Châu,Tỵ lại rất nhiệt tình đối với bạn,thường xuyên động viên ,an ủi,nhắc nhở bạn,hướng dẫn cho bạn rất tận tình về phương pháp học từng môn cụ thể.Ngoài ra ,các em này còn chịu khó dò bài cho bạn hằng giờ,hằng ngày và xem việc học của bạn như chính việc học của mình.Vì tôi đã đưa ra kế hoạch thi đua trong đôi bạn học tập sẽ bị trừ điểm như nhau : Khi có một em không hiểu bài,không thuộc bài,không làm bài. Các emphải báo việc làm của mình và sự tiến bộ ,sự chậm tiến của bạn cho tôi thường xuyên để tôi uốn nắn kịp thời .Bên cạnh đó các em học sinh giỏi ,khá tôi phân công vào giờ truy bài 15 phút để giảng bài tập khó của các môn,luyện đọc môn Anh Văn cho bạn ,cả lớp đều theo dõi và chỉnh lại bài làm của mình cho đúng hơn . Riêng bản thân tôi trong 15 phút đầu giờ : Kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của những học sinh yếu kém,xem xét cách thực hiện của đôi bạn học tập cùng với việc quản lý của ban cán sự lớp để điều chỉnh cho phù hơn .Để có được kết quả cao hơn, tôi thường ở lại lớp vào tiết cuối ngày thứ ba,thứ sáu hàng tuần để bồi dưỡng ,nhắc nhở học sinh yếu kém ,họp cán bộ lớp,các tổ trưởng ,tổng kết hoạt động trong tuần,bàn kế hoạch cho tuần tới . Qua việc làm trên,tình cảm thầy trò tôi lại càng thân thiết hơn,những em có thái độ rụt rè và nhút nhát trước kia,nay không còn nữa,lại trở nên mạnh dạn hơn,càng tin tưởng hơn vào sự công bằng,hợp lý ,không thiên vị ,bao che của cô giáo chủ nhiệm,từ đó các em lại càng vững vàng hơn trong việc bàn bạc,kiến nghị và cả sự đấu tranhchống lại những học sinh thường vi phạm nội quy của lớp mà không sợ bạn thù ghét . 4/Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tôi vận động lớp giúp quần áo ,tập vở ,kể cả tiền bạc hỗ trợ cho các em ; nếu gặp đau ốm lại càng quan tâm hơn cụ thể những trường hợp sau: - Đỗ Thị Tuyết Nhủ:Gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo ,chưa được cấp sổ,mẹ và chị đều bệnh tâm thần ,cha già và còn một đứa em út học lớp một .Bản thân em học rất giỏi, chăm ngoan và là một lớp trưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình .Tập thể lớp tặng áo,tập viết… - Nguyễn Hữu Ngân : Cha mẹ làm thuê ,rất nghèo,,tập thể tặng áo, tập viết …. - Nguyễn Văn Không : Cha làm thuê,mẹ bán bún dạo,em là anh cả của bốn đứa nhỏ, tập thể lớp tặng 8 tập, 2 áo , viết, thước…. - Nguyễn Thị Hạnh : Cha già, mẹ mất sớm, bốn anh chị em đều đi làm thuê nuôi cha và em út. Tập thể lớp và ca nhân những em khá hơn tặng 3 áo trắng , 1 áo thể dục,tập vở…. Những việc làm nhỏ bé tuy giá trị vật chất không đáng là bao nhưng đã tạo được tình cảm gắn bó ,các em biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ cao. 5/Đến thăm những gia đình học sinh tự ý bỏ học: Qua kiểm diện hàng ngày tôi quản lý chặt chẽ các trường hợp nghỉ học không phép dù chỉ một ngày ,tôi đều trực tiếp đến nhà vận động phụ huynh cho con mình đi học đều đặn hơn . Đặc biệt đối với những em tự ý bỏ học hoặc gia đình giải quyet cho nghỉ học ,tôi cố gắng thuyết phục để các em trở lại học bình thường . Cụ thể tôi đã vận động 3 em trở lại trường như : -Nguyễn Hữu Ngân : Mặc dù đã được lớp hỗ trợ thêm tập,sách,quần áo nhưng gia đình quá nghèo , không có tiền đi xe,đi học lại học yếu, tự ái chán nản bỏ học .Sau khi tôi đến nhà vận động em trở lại học ,hiện là học sinh khá giỏi của lớp . -Nguyễn Văn Không ; Gia đình rất nghèo ,có tới 7 nhân khẩu ,cha làm thuê,mẹ bán bún dạo để nuôi 5 đứa con,em là đứa con lớn nhất cho nên đi học về là phải trông em, tiếp việc nhà, không có thời gian để học và làm bài,không cóngười kềm cặp.Vì thế em thường xuyên không thuộc bài,không soạn bài,học rất yếu nên chán nản,tự ý bỏ học, gia đình chấp thuận.Sau khi đến nhà tôi đã vận động em trở lại trường ,hiện là học sinh trung bình khá của lớp,đi học rất đều. - Nguyễn Thị Hạnh : phần ưu tiên cho em Hạnh không thua kém gì so với những em khác.,nhưng vì mồ côi mẹ từ nhỏ,cha già mất sức lao động,em là em út ,bốn anh chị lớn phải làm thuê để nuôi nhau.Bản thân em tự chăm sóc cho mình ,sángđi học ,trưa về đi trông em và ai mướn gì thì em làm cái ấy ,còn việc học thì buông trôi theo số phận ,học cho có học mà thôi.Quan trong hơn nữa là cả gia đình không ai quan tâm đến việc học của em . Đối với trường hợp này tôi càng quan tâm hơn ,khi đến nhà tôi càng cố thuyết phục gia đình nên quan tâm đến việc học của con mình hơn.Tôi đã đưa ra một số giải pháp sau :Đề nghị gia đình kiểm tra đôn đốc việc học ở nhà ,căn cứ vào thời khóa biểu đã dán lên góc bàn học tập của em ,một mặt không cho đi trông em mướn mà chỉ nhận bỏ đậu cho nhà người chú sát bên nhà em mà thôi;nhưng với điều kiện phải làm bài đầy đủ trước khi làm việc ấy .Ngoài ra ,tôi yêu cầu gia đình,mặc dù phải đi làm ăn kiếm sống nhưng cũng thu xếp lại và dành thời gian để quan tâm con em mình hơn .Tôi đã gợi lòng thương của họ đối với một đứa con,đứa em út khi không có mẹ thì ao ước biết chừng nào khi có người chăm sóc,lo lắng , quan tâm và yêu thương nó.Niềm vui lớn nhất đối với lứa tuổi em Hạnh là cần phải được học hành,phải được hưởng đầy đủ về quyền lợi trẻ em . Bên cạnh việc làm trên,tôi còn đến gặp gia đình của người chú để kêu sự ủng hộ của họ.Sau khi phân tích vụ việc ,bà con em hạnh đã bằng lòng với tôi về việc làm trên bằng cách : Khi không có cha hoặc anh chị của em hạnh ở nhà thì họ có nhiệm vụ kiểm tra đôn đốc,nhắc nhở việc học của em.Tôi lấy tin tức của em một tuần 2 lần qua phần báo cáo của gia đình và bà con ở xóm em .Đến trường em Hạnh được sự giúp đỡ của thầy cô,bạn bè nhất là trong đôi bạn học tập một cách tận tâm và nhiệt tình . Với những cử chỉ trên của tất cả chúng tôi,bản thân em Hạnh đã ý thức được : Em không bị cô lập trong lớp mà chỉ thấy rằng tập thể lớp là một mái nhà chungđang đùm bọc và giúp nhau cùng tiến .Hiện em là học sinh trung bình khá của lớp, đi học rất đều và có tiến bộ rõ rệt . 6/Thực hiện tốt tiết sinh hoạt lớp : - Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần,tôi chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu( dù rất nhỏ của các em )và cũng rất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường,tôi luôn luôn biểu dương các em học yếu có tiến bộ,các em đã khắc phục được những yếu điểm để đi lên và để động viên khích lệ:Tôi dùng phần thưởng nhỏ như : tập ,vở,bút ,viết…. Để khen thưởng , vui chơi tạo cho các em có được không khí ấm cúng của gia đình.Hầu hết các buổi trong tuần,tôi đều cómặt 15 phút đầu giờ để hướng dẫn các em truy bài và trao đổi với cán bộ lớp về tình hình của lớp . - Lớp được đi vào nề nếp sớm là do nagy từ đầu năm ,tôi đã xây dựng một đội ngũ cán bộ đầy đủ uy tí,gương mẫu do chính các embầu ra.Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng,người nào việc đó và tôi luôn là chỗ dựa vũng chắc cho các em khi có sự việc Phản kháng không hợp lý xảy ra .Tôi đã xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết ,nhất trí,hỗ trợ lẫn nhau để cùnghoàn thành nhiệm vụ. IV-KẾT QUẢ CỤTHỂ : 1/Kết quả ban đầu : Qua những việc làm trên,lớp tôi chủ nhiệm hiện nay luôn luôn nhận cờ luân lưu và đạc biệt duy trì sĩ số 100 % 43/43 ,đạt kết quả rất cao so với những năm học trước. 2/ Kết quả đạt được : Sau thời gian áp dụng nhiều năm tôi đã thực hiện với những biện pháp trên và có cải tiến theo tình hiònh cụ thể,bản thân nhận thấy có kết quả khá cao so với những năm qua,cụ thể như sau: - Năm học 1993-1994 : Sĩ số 38 cuối năm 33,giảm 5, tỉ lệ 13.2%. - Năm học 1994-1995 : Sĩ số 38 cuối năm 37, giảm 1,tỉ lệ 2,6 %. - Năm học 1995-1996 : Tôi nghỉ hộ sản . - Năm học 1996-1997 : Sĩ số 45,cuối năm 43, giam’,tỉ lệ 4,4 %. - Năm học 1997-1998 ,1998-1999,1999-2000,: Lớp tôi chủ nhiệm duy trì sĩ số đạt 100 %( không giảm) - Năm học 2000-2001 :Sĩ số 43, cuối năm 43, không giảm.Trong tương lai lớp tôi sẽ lên thẳng 100 % ( qua nắm tình hình của từng giáo viên bộ môn ) Như vậy 4 năm liền ,lớp tôi chủ nhiệm đã duy trì sĩ số 100%,cùng với kết quả học tập khá cao ở lớp ,đã đạt từ học ký I cho đến nay : Giỏi 17 em,khá 13 em,trung bình 11em và yếu 2 em; nhưng hiện nay 2 em yếu đã được loại từ trung bình trở lên . V- NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG: Bản thân tự suy nghĩ rằng nếu là một giáo viên đứng lớp hay là giáo viên chủ nhiệm thì cũng phải đáp ứng những yêu cầu sau : [...]... Nói tóm lại ,là một người giáo viên thì ta phải thật sự yêu nghề,mến trẻ ,luôn hoà đồng và gần gũi với học sinh mới đạt kết quả cao VII- KẾT LUẬN: Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ ,tôi rút ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm từ năm học 1994-1995 đến nay Tôi mong các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp trao đổi thêm để chúng ta có những biện pháp hữu hiệu hơn về việc duy trì sĩ số ở các khối trong...- Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học còn phải đảm bảo được việc duy trì sĩ số lớp - Phải biết động viên kịp thời,trực tiếp gặp phụ huynh của các em để phân tích cho họ thấy được sự thiệt thòi của việc con em mình thất học ,từ đó gợi được lòng thương của họ đối với con cái - Phải biết giúp đỡ về vật chất và tinh thần để những em bỏ học yên tâm tiếp tục đi học lại - Phải thực sự... việc học hành của các em VI – NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua những việc tôi đã làm và đã thành công ,bản thân rút ra cho mình những bài học quý báu mà một người giáo viên cần phải có và cần phải thực hiện -Phải nhạy bén với mọi công việc ,mọi tình huống ,có cách xử lý đúng đắn dứt khoát và khoa học - Phải có tầm nhìn rộng ,phải hiểu và nắm kỹ hoàn cảnh sống của từng em học sinh,phải có tình thương... dạy chữ ,người giáo viên còn là một người cha,người mẹ, người anh,người chị phải định hướng giáo dục các em trở thành người tốt ,hữu ích cho xã hội - Phải thường xuyên theo dõi kết quả học tập của học sinh,thông báo cho gia đình, kết hợp với gia đình ,với nhà trường và với tập thể lớp để có kế hoạch hỗ trợ giúp học sinh tiến bộ - Phải tập cho mình có một đức tính kiên trì, nhẫn nại và chịu khó thì mới . MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ DUY TRÌ SĨ SỐ I –THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ : Như chúng ta đã biết ,năm nay năm 2001 là năm bước vào đầu thiên niên kỷ mới thì việc duy trì sĩ số lại cần. 1993-1994 : Sĩ số 38 cuối năm 33,giảm 5, tỉ lệ 13.2%. - Năm học 1994-1995 : Sĩ số 38 cuối năm 37, giảm 1,tỉ lệ 2,6 %. - Năm học 1995-1996 : Tôi nghỉ hộ sản . - Năm học 1996-1997 : Sĩ số 45,cuối. %. - Năm học 1997-1998 ,1998-1999,1999-2000,: Lớp tôi chủ nhiệm duy trì sĩ số đạt 100 %( không giảm) - Năm học 2000-2001 :Sĩ số 43, cuối năm 43, không giảm.Trong tương lai lớp tôi sẽ lên thẳng

Ngày đăng: 07/08/2014, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w