1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Hồi ppt

6 566 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 293,44 KB

Nội dung

Quả và lá của hầu hết các loài trong chi Hồi đều chứa tinh dầu.. Đặc điểm sinh học Hồi đã được trồng trọt từ rất lâu đời tại các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung

Trang 1

Illicium verum Hook f., 1888

Tên đồng nghĩa: Illicium anisatum Lour, 1790, non L., 1759; Badianifera officinarum

Kuntze, 1891

Tên khác: Đại hồi, Bát giác hương, Đại hồi hương, Hồi sao, Hồi 8 cánh, Mắc hồi

(Tày)

Họ: Hồi - Illiciaceae

Tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise, Anise oil

Hình thái

Cây gỗ nhỏ, thường xanh,

cao 6-8(-15)m, đường kính thân

15-30cm Thân mọc thẳng, tròn,

vỏ ngoài màu nâu xám Cành non

hơi mập, nhẵn, màu lục nhạt, sau

chuyển thành màu nâu xám Lá

mọc cách và thường tập trung ở

đầu cành, trông tựa như mọc

vòng; mỗi vòng thường có 3-5 lá

Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn;

hình trứng thuôn hay trái xoan

thuôn; kích thước 6-12x2,5-5cm;

đầu lá nhọn hoặc tù, gốc lá hình

nêm; mặt trên màu lục sẫm, nhẵn,

mặt dưới xanh nhạt; gân dạng

lông chim, gồm 9-12 đôi, không

nổi rõ Cuống lá dài 7-10cm

Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc

hoặc 2-3 cái ở kẽ lá; cuống hoa

ngắn; đài 5-6 lá, màu lục, mép

màu hồng, rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16-20, hình bầu dục và thường nhỏ hơn các lá đài, mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị (9)10-20(-25) xếp 1-2 vòng, chỉ nhị ngắn; lá noãn (6-)8(-13), hợp thành khối hình nón

Hồi - Illicium verum Hook f

1- Cành mang hoa; 2- Quả

Quả gồm (6-) 8(-13) đại, khi già các lá noãn sắp xếp toả tròn, hình sao; khi chín có màu nâu; mỗi đại chứa 1 hạt Hạt hình trứng thuôn hơi dẹt, nhẵn, màu nâu hoặc hung đỏ

Các thông tin khác về thực vật

Chi Hồi (Illicium) gồm khoảng trên 40 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Đông

Á và Bắc Mỹ Đến nay, ở nước ta đã phát hiện được khoảng 16 loài thuộc chi Hồi (chiếm 40%

số loài của cả chi) Riêng tại Sa Pa (Lao Cai) đã gặp tới 6 loài Quả và lá của hầu hết các loài trong chi Hồi đều chứa tinh dầu Thành phần hoá học trong tinh dầu của mỗi loài cũng rất khác nhau, rất đa dạng

Trang 2

Dựa vào đặc điểm số lượng noãn trên mỗi quả, Lưu Đàm Cư và cộng sự (2005) đã xếp các dạng hồi tại Lạng Sơn vào 3 nhóm chính:

- Nhóm 8 cánh: trong mỗi quả có (7-)8-(-10) lá noãn Trong đó số quả có 8 lá noãn chiếm

ưu thế (75-91%)

- Nhóm trung gian: trong mỗi quả có (5-)8(-13) lá noãn Trong đó số quả có 8 lá noãn không vượt quá 60,9%

- Nhóm quả nhiều lá noãn: trong mỗi quả có từ 7-13 lá noãn Trong đó số quả có 9-13 lá noãn chiếm ưu thế (61,9-95,6)

Phân bố

Việt Nam

Đến nay vẫn chưa gặp Hồi (Illicium verum) sinh trưởng ở

trạng thái hoang dại Nhiều ý kiến cho rằng, hồi là cây nguyên

sản ở vùng Đông Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc Tại Việt

Nam, hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quán, Bình

Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng

Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…) và Quảng Ninh (Bình

Liêu) Gần đây hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông

Khê) và Bắc Kạn

Thế giới

Cây cũng được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc

(Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam) Hồi đã

được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ

Đặc điểm sinh học

Hồi đã được trồng trọt từ rất lâu đời tại các khu vực đồi

núi vùng Đông Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc Các

rừng hồi hiện có, tập trung chủ yếu ở độ cao

(200-)300-400(-600)m, với nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 18-220C và

tổng lượng mưa trung bình năm

(1.000-)1.400-1.600(-2.800)mm Vùng trồng hồi tập trung ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, hàng năm có tới 4 tháng nhiệt độ không khí xuống thấp (trung bình 13,5-150C) và thường có sương muối

Phân bố của hồi ở Việt Nam

Cây ưa lớp đất mặt dày, độ phì cao, thoát nước tốt, có độ pH 5-8, đặc biệt là đất feralit màu đỏ, màu nâu đến màu vàng, phát triển trên sa diệp thạch Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng Trong giai đoạn đầu, cây sinh trưởng rất nhanh theo chiều cao (tăng trưởng theo chiều cao có thể đạt tới 1,5-2,0 m/năm) Cây 5-6 năm tuổi có thể cao tới 9-10m Cây trồng từ hạt có thể ra hoa, bói quả ở giai đoạn 5-6 năm tuổi Thông thường, hổi nảy chồi vào 2 vụ trong năm Vụ chính (còn gọi là vụ xuân) cây nẩy chồi vào cuối tháng 1 đầu tháng 2; vụ phụ (hè thu) từ các tháng 6-7 đến 10-11 Vụ hoa chính thường vào tháng 7-9 và cho quả chín vào tháng 7-9 năm sau Đây là vụ hồi chính (vụ hồi mùa) Thực tế thì vào tháng 3-4 hàng năm cũng có một vụ hồi chiêm, song chất lượng quả thấp, vì chủ yếu là những quả còn non bị rụng, quả chưa phát triển đầy đủ (thường gọi là “hồi đinh”, “hồi chân chuột”, “hồi chân chó”…)

Trang 3

Nếu quan sát kỹ ta thấy, một số cây hồi thường ra hoa, mang quả rải rác quanh năm Hồi mùa

là vụ chính (cả năng suất, chất lượng quả đều cao) Thời gian từ khi nở hoa, thụ phấn đến lúc quả chín thường kéo dài khoảng 1 năm Thường sau mỗi chu kỳ 2-3 năm cây lại sai quả một lần

Công dụng

Thành phần hoá học:

Tinh dầu hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô) Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%) Thành phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80-98%); ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác (limonen, α-pinen, β-phellandren, linalool, δ-3-caren, methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4-terpineol, paracymen, α-terpinen…) Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết - 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15-30 lần so với trans-anethol Vì vậy, tinh dầu hồi sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều

Chất lượng của tinh dầu hồi phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng của trans-anethol trong tinh dầu Dưới đây là mối tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans-anethol trong tinh dầu hồi:

Hàm lượng trans-anethol

Hạt hồi chứa khoảng 50-80% dầu béo với thành phần chính là các acid oleic, linoleic, stearic và myristic

Những nghiên cứu gần đây của Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho biết, từ quả hồi (đôi khi còn có tên gọi là “hoa hồi”) đã tách và chiết được acid shikimic Cứ 100kg quả hồi khô có thế chiết được từ 6,5-7kg acid shikimic Acid shikimic được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay

Công dụng:

Hồi đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây ở nước ta cũng như ở Trung Quốc Quả và tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt

và bánh kẹo Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng

Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong

dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn… Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số ngoại ký sinh trùng ở gia súc

Trang 4

Kỹ thuật nhân giống, gây trồng

Nhân giống:

Hồi được nhân giống chủ yếu từ hạt Hạt được chọn từ quả chín ở vụ hồi mùa (tháng 7-9),

từ những cây mẹ khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt, ở giai đoạn 15-20 năm tuổi Quả thu

về cần trải thành một lớp mỏng ở nơi râm, thoáng mát khoảng 4-5 ngày, để tách lấy hạt Hạt hồi chứa dầu béo và sẽ mất sức nẩy mầm rất nhanh; nên cần được gieo ngay sau khi thu hái hoặc bảo quản trong cát ẩm Thời gian bảo quản càng lâu thì tỷ lệ hạt nẩy mầm càng giảm

Vườn ươm cần chọn đất sét nhẹ, đất đỏ, nhiều mùn, đủ ẩm Trước khi gieo hạt cần cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ, bón lót phân hữu cơ đã hoai mục (40-60 tấn/ha), xử lý thuốc diệt nấm Để hạt nảy mầm tốt, trước khi gieo cần ngâm hạt bằng nước ấm (35-370C) trong 2-3 giờ Hạt có thể gieo theo rạch, gieo vãi hoặc gieo vào các bầu đất đã được chuẩn bị sẵn, 1kg hạt có thể gieo trên diện tích 80-100m2 Sau khi gieo cần phủ lên trên một lớp rơm rạ hoặc cỏ tranh mỏng

và tưới đủ ẩm Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, hạt có thể nẩy mầm sau khi gieo từ (15-)20-40(-90) ngày Lúc này cần bỏ dần lớp rơm rạ phủ và làm giàn che bóng cao 50-60cm Thời gian đầu cần che kín, sau đó giảm dần độ che theo mức độ sinh trưởng của cây Vườn ươm cần làm sạch cỏ, đủ ẩm, bón phân bổ sung, phòng trừ nấm gây hại gốc và rễ cây non Khoảng

18-20 tháng sau khi gieo, cây con đã cao 50-70cm Đây là thời điểm có thể chuyển cây giống ra trồng trên diện tích sản xuất

Trồng và chăm sóc:

Thời vụ trồng tốt nhất là mùa xuân hoặc mùa mưa Nên trồng hồi ở những sườn đồi có tầng đất mặt tương đối dày, đủ dinh dưỡng, với độ pH 5-6 Hố trồng cần đào sâu 50-60cm, rộng 50-60cm, bón lót 15-20kg phân chuồng hoai mục và làm sạch cỏ xung quanh Sau khi trồng cần tưới nước đủ ẩm, che bóng Nên giữ lại những cây rừng sẵn có xung quanh để làm cây che bóng Về sau sẽ dọn dần cây rừng theo mức độ lớn và sinh trưởng của hồi Trong những năm đầu có thể trồng xen khoai, đỗ, đậu, sắn hoặc chè để tận dụng đất và chống xói mòn

Để hồi sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất quả cao, hàng năm cần bón phân hữu cơ + NPK (khoảng 15-20 kg/cây) vào giai đoạn trước lúc cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả Khi bón cần đào rãnh quanh tán cây, rải phân vào rồi lấp đất lên, dọn cỏ, phát bỏ dây leo, cây bụi ở xung quanh và vun gốc Chăm bón tốt, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, năng suất quả sẽ cao

Đến nay vẫn chưa có thông tin gì về sâu bệnh hại ở cây hồi Một vài tài liệu có đề cập tới

tuyến trùng (Radopholus similis) gây hại đối với một số cá thể ở một vài khu vực

Ở giai đoạn 5-6 năm tuổi, năng suất quả rất thấp, thường chỉ 0,5-1 kg/cây Đến thời kỳ đạt 10-20 tuổi, năng suất quả trung bình có thể đạt 7-20 kg/cây Từ 20 năm tuổi trở đi, cây bắt đầu cho năng suất quả ổn định, thường đạt 20-30 kg/cây, năm bội thu có thể tới 35-40 kg/cây (năng suất tối đa có thể đạt 45-50 kg/cây) Nếu được chăm bón tốt, hồi cho năng suất cao và ổn định,

có thể kéo dài trong giai đoạn từ 20 đến 80 năm tuổi Sau đó năng suất sẽ giảm dần Chu kỳ canh tác có thể tới 90-100 năm

Khai thác, chế biến và bảo quản

Sau khi thu hoạch, quả cần được phơi ngay, vì để lâu dễ bị mốc Cũng có thể nhúng qua nước sôi nhanh trong vài phút để diệt men rồi mới phơi Với cách làm này quả có màu đỏ, đẹp,

Trang 5

nhưng hàm lượng tinh dầu có giảm đi chút ít Thường cứ 100 kg quả tươi sau khi phơi sẽ cho chừng 25-30kg khô

Trên thị trường, sản phẩm quả hồi khô được chia thành 3 loại:

- Loại 1 (hồi đại hồng): quả đủ 8 cánh to, đồng đều, không bị lép, màu đỏ nâu, cuống ngắn (3-5 mm), không mốc Đây là loại có phẩm cấp tốt nhất

- Loại 2: (hồi xô): quả có cánh không đều, màu cánh gián, một số cánh bị lép, giập, gãy

- Loại 3: quả thu hái non, quả vụn, lép nhiều, màu nâu đen Đây là loại có chất lượng kém

Hồi thường được tiêu thụ ở dạng quả khô hoặc sản phẩm tinh dầu Có thể cất tinh dầu khi quả còn tươi hay đã phơi khô Đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn thường cất tinh dầu hồi bằng các nồi cất thủ công, đơn giản, tương tự như cất rượu Thời gian cất có thể kéo dài từ 18-24 giờ Để có hiệu suất và chất lượng tinh dầu cao, cần sử dụng các thiết bị chưng cất liên tục bằng hơi nước có hồi lưu với nồi hơi riêng Bã còn lại sau khi cất tinh dầu có thể dùng làm nhiên liệu để đun hoặc ủ trộn với phân súc vật để bón cho cây trồng

Trên thị trường, tinh dầu hồi được đánh giá theo điểm đông của nó Điểm đông càng cao thì chất lượng tinh dầu cũng càng cao:

- Điểm đông ≥180C tinh dầu thuộc loại rất tốt

- Điểm đông ≥170C tinh dầu thuộc loại tốt

- Điểm đông ≥160C tinh dầu thuộc loại khá

- Điểm đông ≥150C tinh dầu thuộc loại trung bình (đạt yêu cầu)

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Không chỉ ở châu Á (đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á), mà tại nhiều nước châu

Âu (Pháp, Đức, Ý…) và châu Mỹ (Hoa Kỳ, Cu Ba…) quả và tinh dầu hồi được coi là gia vị ưa thích trong chế biến thực phẩm Trong danh mục các thương phẩm an toàn được phép sử dụng trong sản xuất thuốc và chế biến thực phẩm của Hoa Kỳ, quả hồi mang ký hiệu “GRAS 2095” và tinh dầu hồi mang ký hiệu “GRAS 2096”

Hồi lại là nguồn nguyên liệu có thể tách chiết acid shikimic, nguồn nguyên liệu để tổng hợp chất Osaltamivir - hoạt chất của thuốc tamiflu - hiện được coi là thuốc kháng virus có hiệu quả trong việc phối hợp điều trị cúm gia cầm H5N1 trên người nếu được sử dụng ở giai đoạn sớm

Theo thống kê (chưa đầy đủ) thì diện tích rừng hồi ở Lạng Sơn, Quảng Ninh tới năm 2005 đạt trên 30.000 ha, với sản lượng quả là 3.426 tấn Dự kiến đến năm 2010 chúng ta sẽ có thêm 20.000 ha hồi Riêng tinh dầu, hàng năm cũng đã chưng cất được từ 150-250 tấn

Quả hồi và tinh dầu hồi là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường thế giới Trong mấy năm vừa qua (1994-1997), giá mua bán tinh dầu hồi trong khoảng 9.500-10.900 USD/tấn và quả hồi khô trong khoảng 1.400-1.600 USD/tấn

Trong hệ thực vật Việt Nam, chi Hồi (Illicium) có nguồn gen rất phong phú, rất đa dạng, hiện đã thống kê được khoảng 16 loài Tất cả các loài trong chi Hồi (Illicium) ở nước ta đều

Trang 6

chứa tinh dầu với các thành phần hoá học khác nhau Ở một số loài tinh dầu lại chứa chủ yếu

là safrol, linalool và methyl eugenol… Các loài trong chi Hồi ở Việt Nam là nguồn gen quý cần được nghiên cứu để khai thác, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững

Để phát triển hồi có hiệu quả, việc nghiên cứu các vấn đề về quy hoạch, chọn giống, thâm canh, chế biến (tinh dầu và các sản phẩm khác) và thị trường tiêu thụ cần được coi trọng

Tài liệu tham khảo

1 Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1, Tr 986-990 Nxb Khoa

học và kỹ thuật - Hà Nội; 2 Lã Đình Mỡi (2001) Cây Đại hồi (Illicium verum Hook f.) Tài nguyên Thực vật có tinh dầu

ở Việt Nam - Tập 1 (Lã Đình Mỡi - Chủ biên) Tr 109-116 Nxb Nông nghiệp - Hà Nội; 3 Lưu Đàm Cư, Trương Anh

Thư, Bùi Văn Thanh, Hà Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Lộc (2005) Thành phần hoá học của tinh dầu hồi (Illicium verum

Hook f.) ở Lạng Sơn Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống Tr 443-445 Nxb Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 4 Lê Quang Toàn (2006) Về các phương pháp mới sản xuất Tamiflu Dược học 61(5): 2-3; 5 Trần Xuân Thiệp (2005) Kiến thức bản địa về mùa hoa, mùa quả cây Hồi Lạng Sơn Bản tin LSNG Vol 2, No 5 Tháng 12/2005 Tr 10-12; 6 Viện dược liệu (1993) Tài nguyên cây thuốc Việt Nam (Chương trình tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc KY-02) - Tr 534-541 Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội; 7 Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer, Phạm Xuân Phương

và các cộng sự (2002) Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam Dự án sử dụng bền vững các lâm sản ngoài

gỗ - 90 Tr; 8 Brian M Lawrence (1995) Essential Oils 1992 - 1994 pp 18 Published by Allured Publishing Corporation; 9 Chineses Medicine and Pharmacy Publishing House (1993) Dictionary of Chinese materia medica 1

pp 117-120; 10 Cu, Q (1988) The Kingdom of Essential Oil Plants In: Favors and Fragrances: A World Perspective Edits., Lawzence, B.M.; Mookherjee B D and Willis, B.J Amsterdam, pp 231-241; 11 Cu, Q, Perineau, F and Goepfert, G.; (1990) GC/MS Analysis of Star Anise Oil Journal of Essential Oil Research 2: 91-92; 12 de Beer, J H (1992) Non-wood forest products in Indochina Focus: Vietnam Mission report for the FAO AID Environmen pp 15 Amsterdam, the Netherland and Food and Agriculture Organization Forest Department Rome - Italy; 13 Nguyen Thi Tam, Ha Lai An, Nguyen Lan Phuong, Trinh Van Hung, Nguyen Viet Than, Tran Quang Thuy, Phan Ke Loc, Joseph

Casanova, Alain Muselli and Ange Bighelli; (2001) Investigation of some Illicium species growing wildly in Vietnam

Proceeding Pharma Indochina II 20-23 October 2001-Hanoi, pp 272-278; 14 Sun, L F (1990) Studies on the

Chemical constituents of the volatile oil of Illicium verum Hook f grow in Shangyou Youji Huaxue 10: 183-186; 15 Vu Ngoc Lo (1999) Illicium verum Hook f In: C C de Guzman and J S Siemonsma (Editors): Plant Resources of

South-East Asia 13 pp 130-134 Spices Backuys Publishers, Leiden

Ngày đăng: 07/08/2014, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thái - Tài liệu về kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh lý và phân bố của cây Hồi ppt
Hình th ái (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w