Bai thuoc hay pps

52 161 0
Bai thuoc hay pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ăn rau ngót hàng ngày… không phải uống thuốc chữa bệnh Rau ngót, trong dân gian gọi theo nhiều tên như bồ ngót, bù ngót, là cây rau rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Rau ngót còn là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Rau ngót Bộ phận dùng là lá của cây rau ngót. Hái lá tươi dùng ngay. Thường chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc. Trong rau ngót có đạm, chất béo, đường, kali, sắt, mangan, đồng, beta-caroten, vitamin C, B1, B2. Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao. Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Dưới đây xin giới thiệu những cách trị bệnh từ rau ngót: Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong. Hay dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng thoa lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ. Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi. Hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay. Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng. Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): nấu rau ngót với xương lợn. Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi. Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: Uống nước rau ngót sống. Bài thuốc Nam chữa cơ thể suy nhược Sau khi ốm dậy, người già thường ăn ít, ăn không ngon, dẫn đến cơ thể suy nhược, thiếu máu. Một số bài thuốc Nam và bài thuốc bổ từ thực phẩm có thể giúp người già mau bình phục sức khoẻ. Bài thuốc Nam: Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phần, uống ngày 2 lần. Món ăn: Bạch chỉ 10g, bạch linh 30g, trần bì 8g, bán hạ chế 12g, ý dĩ 50g. Sắc bạch chỉ, bạch linh, trần bì và bán hạ trong nửa giờ rồi bỏ bã, lấy nước ninh với ý dĩ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Ngoài ra, người bệnh nên thư giãn để cho tinh thần khoẻ mạnh, khoan khoái bằng cách đọc sách báo, tham gia câu lạc bộ văn nghệ, thể thao nhẹ nhàng. Đông y chữa bệnh rối loạn kinh nguyệt Bệnh phụ khoa Khái niệm: Chứng này chỉ phụ nữ khi hành kinh, hoặc trước hoặc sau không có định kỳ, thường hành kinh trước hoặc sau từ 7 ngày trở lên 1. Do can uất Triệu chứng: Sắc đỏ tía có cục, sắc mặt xanh xám, tinh thần uất ức, khi hành kinh vú căng, thống kinh trước kì, đau lan ra ngực sườn, ợ hơi, táo bón, đau lưng, mạch huyền sác Cú thể dựng Tiêu dao tán, nếu có nhiệt gia Đan bì, Chi tử Hoặc bài việt cúc hoàn Pháp trị: Sơ can lí khí giải uất Bài thuốc: tiêu dao tán hợp Việt cú hoàn Xương truật 8 Hương phụ 8 Thần khúc 6 Xuyên khung 12 Hậu phác 8 Chỉ sác 8 Sài hồ 12 Chi tử 8 Bạch linh 12 Bạch thược 12 Qui xuyên 12 Bạch truật 12 Trần bì 10 Trích thảo 6 Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Thận du tỳ du, Túc tam lí 2. Tỳ hư Triệu chứng: Lượng ít, sắc nhạt, sắc mặt vàng, tay chân phù thũng, tinh thần mệt mỏi thích nằm, tay chân không ấm, huyễn vựng, hồi hộp, bụng trướng, miệng nhạt, ăn kém, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư trì Pháp trị: Bổ tỳ điều kinh Qui tỳ thang gia giảm Sinh khương 5 Bạch truật 12 Phục thần 8 Đương qui 12. Long nhãn 12 Đẳng sâm 16 Hoài sơn 8 ý dĩ 12 Biển đậu 6 Hoàng kỳ 12 Thục địa 20 Mộc hương 6 Viễn trí 8 Táo nhân 8 Châm cứu: Khí hải, Tam âm giao, Thận du, Tỳ du, Túc tam lí 3. Can thận hư Kinh rối loạn sắc nhạt, trong loãng, sắc mặt ám tối, ù tai, chúng mặt, đau mỏi lưng, tiểu tiện đi nhiều lần, Đại tiên lỏng, Mạch trầm nhược Pháp trị: Bổ can thận, điều kinh Định kinh thang Thục địa 12 Bạch thược 12 Phục linh 8 Sài hồ 12 Qui đầu 8 Thỏ ty tử 8 Hoài sơn 12 Hăc giới tu 12 Hương phụ 8 4. Thấp nhiệt Kinh rối loạn khi hành kinh thì lưng và bụng trướng đau, vú căng trướng ngực khó chịu, hoàng đới, hoặc khí hư trắng đỏ lẫn lộn, hoặc ngứa bộ phận sinh dục, rêu vàng nhớt, bệnh do thấp nhiệt nung nấu ở trong, khí huyết không điều hoà Chu thị thông kinh chỉ đới thang (Chu tớn hữu gs trung y học viện cam tỳc) Đương qui 9 Ích mẫu 20 Xích thược 9 Đan bì: 15 Quế chi 9 Thông căn bì 15 Ngải diệp sao 9 Hương phụ: 9 Thổ phục 20 ý dĩ 20 (Theo thaythuoccuaban.com) Mang thai Các thuốc gây hại cho thai nhi Người ta đã có bằng chứng từ lâu là phụ nữ mang thai sử dụng một số thuốc có thể gây sảy thai, chết thai hoặc thai có những dị tật bẩm sinh. Theo nghiên cứu dịch tễ thì gần 2% các dị tật bẩm sinh là do thuốc mà các bà mẹ đã sử dụng trong lúc mang thai; dị tật được xác định khi thuốc gây tác hại đến cấu trúc hay chức năng của cơ quan đang hình thành. Người ta cũng đã ghi nhận được hơn 8.000 trẻ sơ sinh bị cụt tay bẩm sinh do hậu quả mẹ dùng thuốc an thần thalidomide trong thai kỳ. Từ đó, người ta quan tâm hơn đến tính an toàn của thuốc khi sử dụng trong thai kỳ, đặc biệt về khả năng gây quái thai. Gần 2.000 loại thuốc đã được thử nghiệm trên súc vật, trong đó có 580 loại gây quái thai và 150 loại ở tình trạng nghi vấn. Nhưng có một vấn đề đặt ra là những loại thuốc gây quái thai cho súc vật có thể không gây quái thai cho người và ngược lại. Vì vậy cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho thai phụ và bản thân thai phụ cũng cần biết những thứ thuốc này để tránh sử dụng trong thai kỳ. Những thuốc đó là: Các vitamin: • Vitamin A: Liều cao dùng trong lúc mang thai sẽ gây dị dạng mặt, sọ, tim, sinh dục cho thai nhi. • Vitamin B6: Dùng kéo dài gây co giật. • Vitamin C: Liều cao có thể gây dị tật. • Vitamin D: Liều cao gây tăng huyết áp, chậm phát triển tâm thần. • Vitamin E: Dùng nhiều gây tiêu chảy cho trẻ. Thuốc tiêu hóa: Cimetidin: gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Thuốc corticoid: Gây ức chế vỏ thượng thận, gây hở môi, khe vòm miệng nếu dùng kéo dài trong thai kỳ. Thuốc hô hấp: • Salbutamol và ephedrin làm tim thai nhanh. • Aminophyllin làm tim đập nhanh, tăng đường huyết. Thuốc chống ung thư: • Methotrexat, mercaptopurin gây thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, não úng thủy, thai vô sọ, sứt môi, dị dạng chi. • Cyclophosphamid gây đẻ non, dị dạng chi, tai. Thuốc kháng viêm không steroid: Gây co thắt ống động mạch, viêm ruột hoại tử. Thuốc kháng sinh: • Penicillin: Liều cao có thể gây thai chết lưu. • Tetracyclin: Răng bị vàng, da vàng, dị hình ở chi. • Bactrim: Tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sinh non. • Griseofulvin: Gây sảy thai và dị tật bẩm sinh. • Norfloxacin: Ảnh hưởng đến sự phát triển sụn của bào thai. • Neomycin: Gây vàng da. • Lincomycin: Ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. • Metronidazole: Ảnh hưởng đến nhiễm sắc thể của thai, gây dị dạng bẩm sinh. • Isoniazid: Gây tổn thương hệ thần kinh bào thai. • Rifampicin: Gây dị dạng xương, giảm số lượng tinh trùng ở trẻ nam. Thuốc ứng chế men chuyển - kháng cholinergic: gây hóa xương sọ chậm, tắc ruột, bệnh ở ống tiết niệu. Thuốc kháng giáp: Methimazole - carbimazole: gây dị dạng ở mặt, hẹp lỗ mũi và thực quản, chậm phát triển trí tuệ. Thuốc chống động kinh: • Carbamazepin - valproate natri (VPA), gây dị dạng ở mặt, nứt đốt sống, lệch lỗ tiểu, dị dạng tim, kẽ hở vùng bụng, chậm nói, cận thị. • Trimethadion - hydantoin gây dị dạng ở hệ thần kinh trung ương, mũi kém phát triển. Thuốc có hoạt tính androgen: Danazol gây thai nữ bị nam hóa. Thuốc hạ đường huyết: Gây hàm lượng glucose huyết thấp ở trẻ sơ sinh. Thuốc chữa rối loạn tâm thần: Lithium gây nguy cơ bệnh tim cho trẻ, gây rối loạn chức năng tiêu hóa, gây đái tháo nhạt. Thuốc an thần: • Barbiturat: Gây rối loạn chức năng gan, dễ xuất huyết. • Meprobamat: Chậm phát triển tâm thần, dị tật tim bẩm sinh. • Diazepam: Trẻ sinh ra bị ngạt, vàng da, bú kém. • Phenergan: Ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu. • Thalidomid: Dị dạng nội tạng, các chi ngắn. Thuốc estrogen tổng hợp: Diethylstibestrol gây ung thư biểu bì âm đạo, dị tật bộ phận sinh dục, tiết niệu nữ, ở nam dị dạng bộ phận sinh dục. Thuốc huyết học: • Warfapin: Gây dị dạng ở bộ xương, đầu nhỏ, thoái hóa thần kinh thị giác, phát triển tâm thần chậm. • Dicoumarol: Gây thai lưu và xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Thuốc giảm đau: • Methadon: Gây suy hô hấp khi sinh. • Aspirin: Gây chảy máu ở trẻ sơ sinh. • Salicylat natri: Có thể gây thai chết lưu. • Indomethacin: Suy giảm chức năng thận. Thuốc tim mạch: • Methyl dopa: Trẻ sơ sinh có vòng đầu nhỏ. • Propanolol: Gây chậm nhịp tim thai, hạ đường huyết. • Reserpin: Làm trẻ lừ đừ, bú ít, hạ thân nhiệt. Thuốc sốt rét: • Quinin: Liều cao gây não úng thủy, dị dạng thận, và tứ chi, có thể gây thai chết lưu, điếc bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần. • Chloroquin: Mẹ điều trị gây điếc ở con, tổn thương võng mạc. Thuốc có tác dụng làm giảm hoạt tính các tuyến bã nhờn ở da và chống viêm. Retinoid - isotretinoin - etretinat: Gây dị dạng ở thần kinh trung ương và bệnh tim. Tóm lại: Phụ nữ mang thai cần hiểu biết về các thuốc có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh để tránh sử dụng, bảo đảm an toàn thai sản. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, nên có sự cho phép của bác sĩ. Thuốc từ thầu dầu tía Thứ sáu, 14 Tháng 8 2009 09:32 Thầu dầu tía còn gọi là cây đu đủ tía, tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu (Euphorbiacae) Cây thầu dầu tía được sử dụng lá tươi để đắp lên trán và 2 bên thái dương để chữa đau đầu do cảm sốt, hạt thầu dầu được ép thành dầu để làm thuốc nhuận trường, thông tiện, trong các chứng táo bón của trẻ em hay phụ nữ có thai, bệnh nhân mổ và sản phụ. Thuốc có tác dụng tẩy nhẹ. Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, mà không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì. Người ta còn sử dụng lá thầu dầu để trị liệu các chứng bệnh ngoài da như: da viêm mủ, eczema, mẩn ngứa, ung nhọt, hay các bệnh viêm tuyến vú, viêm đa khớp, diệt dòi, diệt bọ gậy. Rễ cây thầu dầu còn dùng để chữa phong thấp, đau nhức khớp, đòn ngã sưng đau, sài uốn ván, động kinh, tâm thần phân liệt Lá và rễ cây thầu dầu thường được sử dụng với liều trung bình từ 30- 60g tùy theo chứng bệnh. Dùng ngoài được lấy lá giã đắp Hoạt chất trong hạt thầu dầu Hạt thầu dầu là hạt phơi khô của cây thầu dầu. Trong hạt thầu dầu chứa một protein rất độc có tên ricin, chiếm tỷ lệ 3-5% trong hạt. Nhưng sau khi ép dầu thì chất này lại nằm trong khô dầu nên không sử dụng được khô dầu. Cũng theo GS. Đỗ Tất Lợi thì chất độc ricin có trong hạt thầu dầu này chỉ cần liều 0,002mg cho 1kg thể trọng đã giết chết một con thỏ. Hay chỉ cần 3g khô dầu cũng đủ giết chết một con bê nặng 100kg. Hoặc chỉ cần tiêm 0,003mg chất độc ricin cho 1kg thể trọng chó cũng đủ giết chết nó. Với người, 3mg tiêm dưới da hay 180mg uống tức chỉ 1 hạt thầu dầu cũng đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt là đủ làm chết trẻ em, 14-15 hạt là giết chết người lớn. Cơ chế tác dụng gây độc của ricin là làm vón hồng cầu và bạch cầu. Tuy nhiên, tiêm chất ricin đã được đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết miễn độc antiricin để lâu cũng có thể làm giảm bớt hiệu lực. Do có độc tính như vậy nên trong Đông y người ta không sử dụng hạt thầu dầu làm thuốc uống trong, mà chỉ sử dụng làm thuốc đắp ngoài. Tác dụng của độc chất này giống như vi khuẩn nên có thể gây miễn dịch, nghĩa là khi cho súc vật ăn với liều nhỏ, làm nhiều lần, sau đó lại cho chúng ăn tăng lên với liều khá cao mà súc vật không gây chết. Ricin bị phá hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy có nơi đã cho lợn ăn khô dầu hạt thầu dầu đã hấp nóng ở 1150C trong 1h30 phút, chính thế đã có nơi ăn hạt thầu dầu nấu hay xào mà không xảy ra hiện tượng ngộ độc. Phương thuốc chữa trị từ cây thầu dầu tía. Chữa đau đầu do cảm: lấy lá thầu dầu tía đắp lên trán và 2 bên thái dương, một lát sau sẽ thấy đầu nhẹ giảm hay khỏi đau (Kinh nghiệm trong dân gian). Làm thuốc để tẩy nhẹ: lấy dầu hạt thầu dầu 10-30g, uống vào lúc đói, chỉ cần sau 3-4 giờ là sẽ đi tiêu nhiều lần mà không bị đau bụng. Nếu muốn tẩy mạnh chỉ cần tăng liều dầu hạt thầu dầu lên 30-50g thì sẽ đi đại tiện kéo dài 5-6 giờ liền (Theo GS. Đỗ Tất Lợi). Chữa sa tử cung và trực tràng: lấy hạt thầu dầu giã nát sau lấy đắp lên đầu. Sinh khó hay sót nhau: lấy hạt thầu dầu 14 hạt, giã nát đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên, nhưng khi đã sinh xong hay nhau sót đã ra hết phải tháo bỏ ngay thuốc ra và rửa sạch lòng bàn chân nơi đã đắp thuốc. Chữa liệt thần kinh mặt: lấy hạt thầu dầu giã nát đắp vào phía mặt nơi đối diện (theo TS. Võ Văn Chi). BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI Bài 1: Đông y điều trị đại tràng Lương y Vũ Quốc Trung www.phatphap.wordpress.com Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận cặn bã từ tiểu tràng (ruột non) xuống, đồng thời làm nhiệm vụ tống thải chất cặn bã ra ngoài. Những chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống đã được đại tràng hấp thu một phần nước trong đó. Nếu chức năng hấp thu phần nước này kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng; ngược lại đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức, dẫn đến táo kết. Táo kết lâu ngày dẫn đến chứng nhiệt kết bàng lưu (phân tròn, rắn, có chất nhầy bao quanh). Đại tràng có liên quan đến phế. Do đó bệnh ở phế có ảnh hưởng đến đại tràng, phế đoản hơi, đại tràng táo bón và ngược lại. Viêm đại tràng có hai thể: cấp tính và mạn tính. Thể cấp tính: Nguyên nhân chính là do vấn đề ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn ôi thiu, thức ăn khó tiêu, do kiết lỵ, do giun sán… Biểu hiện: Đau bụng từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, tiêu lỏng dai dẳng, đôi khi có sốt. Viêm đại tràng trái hoặc viêm đại tràng sigma: Mót đi ngoài nhiều lần (10-20 lần) trong 24 giờ, cảm giác căng đầy trực tràng, phân lỏng có nhầy và có thể có máu. Viêm đại tràng phải và manh tràng: Phân lỏng, mùi thối, số lần ít hơn (3-6 lần) trong 24 giờ. Hiện tượng co thắt đại tràng: Ở vùng đại tràng bị viêm trong cơn đau bệnh nhân có cảm giác cứng bụng, sờ thấy đại tràng nổi lên thành đoạn, thành cục và tan dần đi ở dưới bàn tay. Nếu viêm đại tràng vùng thấp trong cơ co thắt có thể đẩy phân ra hậu môn. Bệnh thường nhẹ, nếu được điều trị sớm và đúng hướng thì chỉ trong vòng 2-3 ngày là khỏi. Thể mạn tính: Do viêm tiểu đại tràng cấp, điều trị không đến nơi đến chốn, bệnh dần chuyển thành mạn tính. Do lỵ trực khuẩn hoặc lỵ amíp để lại tổn thương ở ruột. Do nhiễm trùng coli, protéus (loại trực khuẩn này thường xuyên có trong ruột, gặp khi rối loạn tiêu hóa, sức đề kháng giảm sút trở thành vi khuẩn gây bệnh). Nhiễm độc do urê huyết tăng, do thủy ngân. Do lao ruột, do ký sinh trùng giun, sán, do táo bón lâu ngày, do rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện: Miệng đắng, kém ăn, lưỡi to. Đại tiện thất thường, mót đi ngoài sau khi ăn (phản xạ dạ dày - đại tràng). Đau bụng, trướng hơi. Có thể đau toàn bộ đại tràng, có thể đau từng vùng. Phân táo, lỏng xen kẽ. Đại tràng co thắt gây đau quặn từng cơn. Viêm manh tràng ngang gây nặng bụng, trướng hơi. Viêm đại tràng sigma, sờ thấy đau, đại tiện nhiều lần. Viêm trực tràng cảm giác nóng rát hậu môn, mót đi ngoài luôn và đau. Đối với viêm đại tràng mạn điều trị phải kiên trì, chú ý tới vệ sinh trong ăn uống không ăn thức ăn khó tiêu, thức ăn ôi nguội. Tránh ăn thức ăn rán, gia vị, đồ hộp. Nên ăn thức ăn có nhiều vitamin. Táo bón: Ăn tăng rau tươi, chuối, khoai hầm, tiêu lỏng không nên ăn sữa, vì sữa dễ lên men sinh hơi. Theo y học cổ truyền viêm đại tràng thuộc phạm trù “phúc thống” (đau bụng) hoặc “đại tràng ung” (viêm đại tràng). Viêm đại tràng là bệnh ở tỳ vị do nhiều nguyên nhân xảy ra. Viêm đại tràng thường thể hiện ở 2 thể: - Tỳ hư khí trệ. - Táo kết co thắt. Thể tỳ hư khí trệ: Biểu hiện bụng đầy, nóng ruột, sôi bụng (âm hư sinh nội nhiệt), khí thượng nghịch, đi ngoài nhiều lần, đau về đêm và gần sáng. Tinh thần lo lắng, đau vùng hạ vị từng cơn, có lúc trung tiện được cảm giác dễ chịu, bụng sôi, óc ách, rêu lưỡi trắng dày, mạch tế sác. Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, phục thần 12g, táo nhân 12g, quế tiêm 6g, mộc hương 8g, trích thảo 6g, đương quy 10g, viễn chí 6g, gừng nướng 4 lát. Sắc uống ngày một thang. Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 16g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang. Thể táo kết co thắt: Thường do suy nghĩ, đau buồn (thất tình), ngồi nhiều, ít hoạt động, suy dinh dưỡng… Triệu chứng thường thấy đầy hơi, ăn không tiêu, đau từng cơn vùng hạ vị tùy theo khung đại tràng co thắt, người mệt mỏi, ăn ngủ kém, lo lắng, đi ngoài táo kết hoặc phân đầu táo (khô), đuôi nhão, có lúc nhầy mũi. Dùng một trong 2 bài thuốc sau: Bài thuốc 1: Đẳng sâm 16g, lá mơ lông 16g, hoàng kỳ 12g, chỉ xác 8g, sinh địa 16g, rau má 16g, đại hoàng 4g, ngải tượng 12g, trần bì 6g, toan táo nhân 12g, viễn chí 6g, táo 3 quả. Sắc uống ngày một thang dùng 10 ngày liền. Bài thuốc 2: Đẳng sâm 16g, đại táo 3 quả, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, xuyên quy 12g, táo nhân 12g, trần bì 6g, hoàng tinh 12g, sinh địa 16g, cam thảo 6g, viễn chí 6g, mạch môn 16g. Sắc uống ngày một thang, dùng 10 ngày liền Linh dược từ ngải cứu Báo Sức khoẻ và Đời sống Ngải cứu là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ. Canh từ ngải cứu Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá. Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con. Canh trứng gà ngải cứu, chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh. Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân). Canh trứng gà Ngải cứu, gừng, chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh. Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh. Cháo ngải cứu Chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu [...]... mấy kinh nghiệm chữa mất ngủ bằng ăn uống, tiện lợi ai cũng thực hiện được Người bị chứng mất ngủ thường hay thức giấc giữa giấc ngủ, giấc ngủ bị xáo trộn vì mộng mị, có khi nằm thao thức cả đêm, thường có các triệu chứng kèm theo như chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn không tiêu, biếng ăn, mệt mỏi hay quên Những món ăn trị mất ngủ Canh rau nhút (rau rút) gồm có: Rau nhút non, lá vông nem non, khoai sọ,... gia vị Làm theo cách trên, lấy thịt cá nạc và 300ml nước xương Đậu đen xay thành bột, cho vào nước xương quấy đều đun nhỏ lửa, khi sôi cho thịt cá vào Đun ăn ngày 2 lần, ăn khoảng 15 ngày, bệnh tình sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt và dần khỏi Chữa loạn kinh: Cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen Ngải cứu, hoa hồng, trần bì... trà Có tác dụng dưỡng phế nhuận yết hầu, điều lý trường vị, chữa trị ho do không khí không tốt, đầu váng, mắt hoa… Chữa đau bụng kinh Nguyên liệu: Dùng hoa ngọc lan 12g (hoa chưa nở hết) đem sắc uống thay trà, vào lúc sáng sớm; cứ 30 ngày là một liệu trình, có thể cải thiện đau bụng kinh ở nữ Ngoài ra, hoa ngọc lan còn có những công dụng như: chống quá mẫn, chống viêm; tác dụng hạ huyết áp; tác dụng... vị vừa đủ Phục linh tán thành bột Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 - 10 ngày Có thể thay gan gà bằng gan lợn Cá quả hấp: Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 - 3 nhát Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau . 9 Đan bì: 15 Quế chi 9 Thông căn bì 15 Ngải diệp sao 9 Hương phụ: 9 Thổ phục 20 ý dĩ 20 (Theo thaythuoccuaban.com) Mang thai Các thuốc gây hại cho thai nhi Người ta đã có bằng chứng từ lâu là. con thỏ. Hay chỉ cần 3g khô dầu cũng đủ giết chết một con bê nặng 100kg. Hoặc chỉ cần tiêm 0,003mg chất độc ricin cho 1kg thể trọng chó cũng đủ giết chết nó. Với người, 3mg tiêm dưới da hay 180mg. dầu giã nát sau lấy đắp lên đầu. Sinh khó hay sót nhau: lấy hạt thầu dầu 14 hạt, giã nát đem rịt vào lòng bàn chân cả 2 bên, nhưng khi đã sinh xong hay nhau sót đã ra hết phải tháo bỏ ngay thuốc

Ngày đăng: 07/08/2014, 08:22

Mục lục

  • Cá trê nấu ngải cứu chữa rong kinh

  • Hoa ngọc lan chữa bệnh

    • LChữa bệnh trẻ em bằng lá chanh

    • Đông y hỗ trợ chữa trị gan nhiễm mỡ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan