Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Rau càng cua - Món rau ngon, vị thuốc quý Rau càng cua có tên khoa học Peperomia peliucida, ưa mọc nơi đất ẩm, mương rạch, vách tường khắp nơi ở nước ta, cây cao khoảng 20 - 40cm. Càng cua thường được người dân hái làm rau tươi bóp giấm, đặc biệt món rau ăn sống với ếch chiên, thịt bò xào tái, lươn om, ăn ngon lạ miệng, bổ mát… Trong 100g rau càng cua chứa 92% nước, phosphor 34mg, kali 277mg, canxi 224mg, magiê 62mg, sắt 3,2mg, carotenoid 4.166 UI, vitamin C 5,2mg, cung cấp cho cơ thể 24 calori. Rau càng cua chứa nhiều chất vitamin C, carotenoid, là chất có vai trò tăng khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, bệnh về mắt, tăng cường sức mạnh cơ bắp, mau lành vết thương, giải nhiệt độc cơ thể… Đây là rau chứa nhiều chất phosphor, canxi là chất có vai trò quan trọng giúp trẻ em phát triển bộ xương, ngăn ngừa còi xương và chữa loãng xương người lớn. Rau chứa nhiều chất sắt, ăn rất tốt cho người thiếu máu do thiếu sắt. Rau còn chứa nhiều kali là chất rất cần cho sự hoạt động bình thường của cơ tim, sử dụng rất tốt cho bệnh tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, càng cua giàu chất magiê cũng là chất có vai trò chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp và loãng xương. Càng cua là loại rau ít năng lượng, rất thích hợp cho người thừa cân nóng nhiệt. Theo Đông y, rau càng cua có tác dụng bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, là món ăn bài thuốc rất thích hợp chữa trị chứng phế nhiệt miệng khô khát, chứng huyết nhiệt sinh mụn nhọt lở ngứa, chứng vị nhiệt sinh táo bón, chứng thận âm hư, bàng quang nhiệt tiểu buốt gắt, chữa chứng đau mỏi cơ khớp do phong nhiệt. Một số món ăn bài thuốc dùng rau càng cua: - Chữa phế nhiệt, viêm họng khô cổ khan tiếng: rau càng cua rửa sạch nhai ngậm, hoặc xay nước uống ngày 50 - 100g. - Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường) có kèm chứng miệng khô khát, táo bón: rau càng cua rửa sạch 100g bóp giấm, chanh, thịt ếch chiên bột 100g ăn tuần vài lần. - Chữa thiếu máu: rau càng cua 100g rửa sạch bóp giấm, thịt bò, cho gia vị vừa đủ xào chín tới trộn đều ăn vài lần. - Chữa tiểu gắt, tiểu khó: rau càng cua ăn sống hoặc nấu nước uống ngày 150 - 200g. - Chữa đau lưng cơ co rút (nhiệt độc nhập kinh thận): rau càng cua sắc uống mỗi ngày 50 - 100g. - Chữa nhiễm trùng đầu ngón tay (chín mé): rau càng cua 100 - 150g sắc uống trong, bã đắp ngoài. - Chữa ngoài da khô sần, mụn nhọt lở ngứa, vết thương lâu lành: rau càng cua ăn sống, hoặc xay nước uống, giã đắp ngoài. Chú ý, rau càng cua có tính hàn, người tỳ vị hư hàn đang tiêu chảy không nên dùng. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Bài thuốc từ nước dừa Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, tăng cường khí lực, làm tươi nhuận nhan sắc, giải phong nhiệt chỉ huyết. Chủ trị: Cảm nắng, tiêu khát, thủy thũng, thổ huyết, nục huyết (máu cam). Nước dừa được dân gian dùng chữa các bệnh sau: Khản tiếng: Rau má 8g. Nước dừa non 1 cốc. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha nước dừa uống. Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50g. Nước dừa tươi non 1 quả. Rửa sạch rau má giã nhỏ, đổ nước dừa vắt lấy nước uống. Mỗi ngày một quả. Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống. Lợi tiểu giải độc: Uống nước dừa non lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận. Viêm thận phù nề: Nước dừa, rễ cỏ tranh 30g, rễ cỏ lau 30g. Sắc lấy nước. Trộn đều uống. Tẩy sán lá (fasciolopsiasis), sán dây: Buổi sáng chưa ăn gì lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cùi dừa. Ăn 1 lần cho hết. Không cần thuốc tẩy. Sau 3 giờ ăn uống bình thường (thức ăn lỏng). Tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Lấy 1 quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp. Lấy 20g đậu đen vo sạch cho vào trong quả dừa rồi đậy nắp lại đặt lên một cái đĩa. Đặt cả dừa và đĩa vào nồi, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng uống 1 - 2 lần. Chữa hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi 1 trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100g, cam thảo 15g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo. Đổ nước dừa và lòng đỏ trứng, quấy đều chưng đến khô vắt nước uống. Ngoài ra, Tây y còn dùng nước dừa non làm dịch truyền trong thời kỳ chiến tranh. Lưu ý: Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị cho nên cứ để nguyên trong quả mà uống. Mới đi nắng về, đang đói mệt không uống nước dừa đối với người đang có bệnh vì dễ bị những tác dụng phụ có khi bất lợi như sốt, ớn lạnh… Trước khi thi đấu thể thao không nên uống nước dừa. Bình thường thì mỗi ngày chỉ nên uống 1 quả. Nước dừa có chứa cả hai loại chất béo no và chưa no nên không chỉ định cho bệnh nhân kiêng chất béo như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, tiểu đường… Cấm kỵ: Chứng ho suyễn và đi ngoài phân lỏng, âm hư hỏa vượng. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Cây cỏ sữa - Thuốc hay chữa kiết lỵ Cỏ sữa tên khoa học là Euphorbia thymifoblia Burm, thuộc họ Euphobiaceae (họ thầu dầu). Cỏ sữa là một loại cỏ nhỏ, gầy, mọc là là trên mặt đất, thân và cành tím đỏ, lá mọc đối, hình bầu dục hay thon dài, dài nhất chừng 7mm, rộng nhất chừng 4mm, mép lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành cụm xim đơn mang ít hoa. Quả nang đường kính 1,5mm, có lông, hạt nhẵn, dài 0,7mm có 4 góc. Toàn thân khi bị bấm đều chảy một chất nhựa mủ trắng. Ta dùng toàn cây phơi khô của cỏ sữa nhỏ lá. Phân bố thu hái và chế biến: Cỏ sữa mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam; ưa các đất có sỏi, đá thường thấy ở các kẽ gạch, sân xi-măng, dọc đường xe lửa có rải những hòn đá vôi xanh. Hái vào mùa hè, rửa sạch, phơi khô sao vàng mà dùng. Thành phần hóa học: Toàn cây có ancaloit. Thân và lá có cosmosilin, rễ có taraxerol và tirucallol, mirixylalcohol. Tác dụng dược lý: Theo Copacdiuxki 1947 chất nhựa trắng của cỏ sữa có tính gây xót đối với niêm mạc và độc với cá và chuột. Dung dịch cỏ sữa 1/20 - 1/40 có tác dụng ức chế sinh sản của các loại vi trùng lỵ Sonner, Flexne và Shiga. Công dụng và liều dùng: Vị thuốc chữa lỵ rất phổ cập trong nhân dân. Hay dùng nhất đối với trẻ em: Hằng ngày dùng 15 đến 20gam (có thể dùng tới 50gam) dưới dạng thuốc sắc. Người lớn có thể dùng tới 100 - 150gam. Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường 5-7 ngày là khỏi, dùng riêng hay phối hợp với rau sam. Ngoài công dụng chữa lỵ, cây cỏ sữa nhỏ lá còn được dùng làm thuốc diệt sâu bọ, giã đắp chữa bệnh ngoài da và vết thương. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Chuối - “quả trí tuệ”Chuối là một trong những loại hoa quả được mọi người ưa thích, nó là sản vật của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chuối còn được gọi là “quả trí tuệ” vì truyền thuyết nói rằng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni ăn chuối mà có được trí tuệ siêu phàm. Chuối có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng nhiệt lượng thấp; ngoài ra chuối còn giàu protein và vitamin A, C; có nhiều các chất như đường, kali và xenlulo nên xứng đáng được gọi là thực phẩm dinh dưỡng. Các nhà khoa học Hà Lan cho rằng loại hoa quả có tiêu chuẩn dinh dưỡng tốt nhất là chuối, vì nó tô điểm thêm nụ cười trên nét mặt con người. Nó có một loại axit amin đặc thù có thể kích thích cho người ta “nở nụ cười”, giảm nhẹ áp lực tâm lý và vui vẻ hơn lên. Ăn chuối trước khi ngủ có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Chuối còn có tác dụng phòng chống được trúng phong cao huyết áp và bảo vệ tim mạch. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã nghiên cứu và chứng minh rằng liên tục mỗi ngày ăn hai quả chuối có thể giảm được 10% bệnh huyết áp. Vỏ chuối còn có tác dụng sát trùng: nếu trên da bạn có nấm hoặc vi khuẩn truyền nhiễm, dùng mặt trong vỏ chuối đắp lên sẽ có hiệu quả tốt. Đối với các vết nứt nẻ trên da, vỏ chuối còn làm cho nó mau liền và da nhanh mịn màng trở lại. Chuối còn có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, nhuận phổi, giải nhiệt tiêu độc, giúp tiêu hóa tốt, ăn chuối thường xuyên còn có tác dụng bổ não. Tuy nhiên, khi chuối bị va chạm, đè nén và gặp lạnh thường bị thâm đen là điều kiện để vi trùng sinh sôi nảy nở, không nên ăn. Chuối không nhất thiết để trong tủ lạnh, với nhiệt độ 12-150 chuối vẫn giữ được tươi nguyên trong nhiều ngày. Người vị toan quá nhiều (axit trong dịch vị dạ dày) không nên ăn chuối. Người đau dạ dày, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nên ít ăn chuối. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Những hoa quả “cấp cứu” khi bị bệnh - Những lúc lợi bị chảy máu, tâm trạng không tốt, mỏi mắt…, bạn có thể dùng loại hoa quả thích hợp để “cấp cứu”. Răng lợi bị chảy máu - Ăn quả kiwi: Không ít trường hợp bị chảy máu răng lợi do thiếu vitamin C. Kiwi là loại trái cây có hàm lượng vitamin C phong phú nhất trong các loại quả. Ngoài ra cam, chanh và táo cũng chứa nhiều vitamin C, ăn nhiều cũng có tác dụng giảm thiểu chảy máu răng lợi. Tâm trạng không tốt - Ăn chuối tiêu: Trong chuối tiêu có hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú. Ngoài ra, chuối tiêu còn giúp não bộ sản sinh ra một loại chất hóa học có tác dụng cải thiện tâm trạng, tránh mất ngủ, giúp ăn ngon miệng… Mỏi mắt - Ăn đu đủ: Đôi mắt phải lao động quá sức sẽ khiến một lượng lớn vitamin A bị tiêu hao. Trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng học của Trường Đại học Tufts-Mỹ đã phát hiện ra các loại quả màu vàng có hàm lượng beta-carotene phong phú và dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn các loại rau quả màu xanh vàng. Không chỉ vậy, chất beta-carotene trong các quả màu vàng còn tốt hơn, và có thể chuyển hóa toàn diện thành vitamin A. Đu đủ là lựa chọn hàng đầu trong các loại quả màu vàng để bảo vệ đôi mắt bạn. Hay hút thuốc – Ăn nho: Với những người hút thuốc trong thời gian dài, phổi sẽ “được” tích lũy một lượng lớn các độc tố, đồng thời chức năng phổi cũng bị suy giảm. Phần thịt, vỏ và hạt nho với công hiệu chống ôxy hóa mạnh, có thể phục hồi các tế bào phổi. Có nghiên cứu đã chứng minh, nho có tác dụng tiêu đờm, có thể “làm sạch” đường hô hấp của những người hay hút thuốc. Xuất hiện nếp nhăn - Ăn xoài: Xoài là loại quả phòng chống nếp nhăn tốt nhất, bởi hàm lượng beta-carotene phong phú và loại enzyme đặc biệt có tác dụng kích thích hoạt tính của các tế bào da, thúc đẩy quá trình bài trừ chất thải. Cơ bị tổn thương - Ăn cà rốt: Sau khi các cơ bị kéo căng gây tổn thương, ăn nhiều cà rốt có tác dụng làm tiêu tan chất dịch do bị viêm, giúp chỗ bị tổn thương không bị sưng tấy gây đau nhức. Ngoài ra, chất Bromelain trong cà rốt có công hiệu chữa trị các thương tổn trong vận động rất rõ rệt. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Cây gai chữa bệnh Cây gai có tên khoa học là Bochmeriaa rive l. Gaud. Cây được trồng khắp nơi ở nước ta để lấy lá làm bánh, rễ làm thuốc (Trữ ma căn) và thân lấy sợi đan lưới. Trong Đông y, lá gai có vị ngọt, tính hàn, không độc vào kinh bàng quang. Tính năng tán ứ, tả nhiệt, chữa san lở đơn độc, an thai, thông tiểu, tiết mật. Để cầm máu lấy lá gai giã nhuyễn đắp vào nơi tổn thương. Để an thần gây ngủ, lá gai phối hợp lá rau má, vông nem, lạc tiên sắc uống. Thành phần hóa học có acidclorogenic là một loại tamin do sự kết hợp của acid cafeictanic và acid quinic. Lá gai có hàm lượng protein cao và rất giàu vitamin C, vitamin A và caroten nên là một nguồn thức ăn rất tốt. Có nơi dùng lá gai đốt thành tro để làm bánh tro. Bánh gai làm công phu và cầu kỳ nên thơm ngon và rất giàu chất dinh dưỡng, năng lượng cao. Do đó có thể xem bánh gai là một chế phẩm dược thiện. Cây gai làm thuốc: Rễ gai chứa nhiều chất bột và protein có thể chế thành một loại chất bột ăn rất bổ. Rễ gai được dùng để chữa nhiều bệnh hơn. An thai: Rễ gai 8g, mầm cây mía 10g, ích mẫu 6g, hương phụ 4g, sa nhân 4g. Sắc với 400ml nước còn lại 10ml uống 1 lần trong ngày. Hoặc rễ gai 8g, cành tía tô 8g, ngãi cứu 4g, sắc uống. Nếu vẫn ra máu, thêm lá huyết dụ 10g. Chữa đái dắt, đái buốt: Rễ gai 30g, bông mã đề 30g, hành 3 nhánh. Sắc uống. Làm nhọt chóng mưng mủ: Rễ gai với lá vông vang giã nhuyễn đắp lên. - Chữa kiết lỵ, tiêu chảy: Rễ gai, rễ tía tô, rễ đu đủ lượng bằng nhau. Sắc uống. Chữa hoàng đảng (vàng da) tiểu tiện đỏ: Rễ gai 20g, nhân trần 16g, cây cối xay 20g, sắn dây 16g. nấu với 400ml nước, sôi khoảng 15 phút lấy uống thay nước trong ngày. Hạt gai để ép lấy dầu dùng trong một số ngành như nấu cao bôi dán chữa một số bệnh ngoài da. . Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Cây bời lời làm thuốc chữa bệnh Cây bời lời còn có tên bời lời nhớt, bời lời dầu, nhớt mèo, mò nhớt, thuộc họ long não. Là loại cây thấp, mọc so le hoặc thành chùm ở đầu cành. Lá hình bầu dục hoặc dài, gốc tròn hoặc thuôn, đầu tù hoặc mũi nhọn. Phiến lá dai, khó vò, khó giã nát, khi vò có tiết ra chất nhớt, có mùi thơm, hơi tanh. Cụm hoa, mang hoa đơn tính cùng gốc, màu vàng nhạt. Quả mọng, hình cầu, sống màu xanh, khi chín có màu đen. Các bộ phận của cây đều có chứa chất nhầy. Cây mọc hoang dại ở tất cả các vùng trên đất nước ta. Nhiều nơi trồng cây này để lấy lá phơi khô tán bột, làm bột cây hương (nhang). Bột của cây lá này được rưới ẩm sẽ cho ra chất nhầy dính. Theo Đông y, bời lời có vị đắng, mát, thanh nhiệt, tiêu sưng, trị viêm. Các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc. Những bài thuốc từ cây bời lời: - Bong gân, chấn thương tụ máu, đau khớp: vỏ tươi cạo bỏ lớp khô, giã nát, đắp bó. Hay dùng lá già thái nhỏ cho ít muối, nước giã đắp (có muối thì lá không dai). - Ung nhọt, áp-xe, viêm vú: Lá bời lời, lá phù dung, hai lượng bằng nhau giã với ít muối đắp. Thuốc này tác dụng rất tốt, đạt kết quả cao, đắp cả ngày không bị bỏng da. - Điều trị tiêu lỏng, lỵ: vỏ thân hoặc lá bời lời 30g, gừng tươi 10g, vỏ quýt 10g, nấu sắc uống. - Nhức đầu trong thiên đầu thống: lá hoặc vỏ cây bời lời 30g, bạch chỉ 10g, cam thảo 5g, nấu sắc uống. - Đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng: Dùng lá bời lời tươi, đốt, tán thành bột uống, cách này theo kinh nghiệm dân gian, rất hiệu quả. - Chải tóc: vỏ cây tươi băm thái nhỏ ngâm nước. Dùng nước này chải tóc, tóc im, mượt như chải gôm. Dùng nước lá bời lời chải tóc không lo dị ứng da đầu, gội sạch dễ dàng, không có dầu. . Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Trị ho bằng cây cỏ Húng chanh (còn gọi là tần dày lá) là một dược liệu chữa ho hen, cảm cúm. Tinh dầu tần có tác dụng kháng sinh mạnh đối với vi khuẩn gây ho như tụ cầu, liên cầu, phế cầu… Hiện nay, ở các quốc gia kỹ nghệ phát triển, dược thảo đang được sử dụng rộng rãi. Những bài thuốc từ “mẹ thiên nhiên” như lá, củ, rễ, vỏ, hoa… đã nhanh chóng trở thành những phương tiện trị liệu ưa thích của nhiều người. Trong ngành công nghệ dược phẩm nước ta cũng vậy, để trị ho, người ta thường ưa chuộng những loại dược phẩm có nguồn gốc từ tinh dầu của các cây thuốc hơn. Tác dụng của chúng đã được chứng minh qua hàng trăm năm nay như bạc hà, tần dày lá, gừng, tràm… Bạc hà: Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhẹ Gừng: Là vị thuốc quý chữa bách bệnh, được dùng từ rất lâu ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có tác dụng điều trị cảm mạo, làm ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng, viêm họng, chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho, sổ mũi. Gừng còn là vị thuốc chữa đầy bụng, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, làm loãng niêm dịch, giảm ho, chống viêm và giảm đau. Tràm: Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong tinh dầu tràm chứa Eucalyptol là một hoạt chất có tính sát trùng, dùng rất tốt để chữa ho, kích thích tiêu hóa. Nó được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại từ các thành phần thiên nhiên đang rất được chú trọng, đặc biệt là sự kết hợp các thành phần hoạt chất trích tinh từ các cây thuốc, vị thuốc thiên nhiên. .Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Tác dụng của nấm mèo Ngân nhĩ còn gọi là nấm mèo. Theo y học cổ truyền, ngân nhĩ có vị ngọt, tính bình. Dưới đây là cách chế biến món ăn từ nấm mèo có lợi cho sức khỏe. Bồi bổ, trị ho Nguyên liệu gồm: 10g nấm mèo, 6g sa sâm, 5g dâm dương hoắc. Ngâm nấm mèo, sa sâm vào nước cho nở. Rồi lấy một chén nước và đường phèn, dầu ăn vừa đủ để trộn đều. Dâm dương hoắc cắt nhỏ cùng cho vào chén để hấp. Khi dùng bỏ đi bã dâm dương hoắc. Món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, bổ phổi, trị ho. Tăng thể dịch, giải khát Dùng một lượng vừa đủ nấm mèo và gạo đem nấu cháo để dùng, sẽ giúp ăn ngon miệng và tăng thể dịch cho cơ thể, giải khát. Giúp da sáng đẹp thêm Nguyên liệu: 50g nấm mèo, 4 cái mề gà, 250g thịt heo nạc, cùng gia vị. Rửa sạch nấm mèo, mề gà cùng thịt nạc, cắt lát rồi cùng cho vào nồi đất, với lượng nước vừa đủ, nấu với lửa nhỏ trong 2 giờ, nêm nếm gia vị. Dùng món này sẽ làm cho da sáng đẹp hơn. Giúp tiêu mỡ Nguyên liệu gồm: 40g nấm mèo, 20g cà chua, 10g đường trắng. Ngâm nấm mèo vào nước cho nở ra, rửa sạch cà chua cắt thành dạng hạt lựu. Cho nấm mèo đã ngâm vào nồi đất, thêm nước vừa đủ để nấu đến khi gần đặc thì cho cà chua, đường trắng vào là dùng được. Món này có công dụng giúp tiêu bớt mỡ trong cơ thể. Món tẩm bổ của người xưa Dùng một lượng nấm mèo và đường phèn bằng nhau, vừa đủ dùng, cho vào nồi đất, cùng một ít nước, rồi nấu với lửa nhỏ cho sền sệt như hồ. Đây là món ăn dùng để tẩm bổ của người xưa. Dùng cho người cao huyết áp Nguyên liệu gồm: 5g nấm mèo, 3 quả trứng gà, 20ml giấm ăn. Luộc chín trứng gà, bóc bỏ vỏ, rồi cho tất cả vào chung, nấu lửa nhỏ, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món canh trứng nấu nấm mèo này dùng mỗi ngày một lần, có công dụng chữa cao huyết áp. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta Dùng hành tăm trị cảm Theo Đông y, hành tăm vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng ôn ấm tỳ vị, tiêu đờm, ho, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, sát khuẩn, trị cảm hàn, bí tiểu, côn trùng cắn, ngộ độc chì. Lá và củ hành tăm chứa hợp chất lưu huỳnh (tinh dầu) như hành tỏi, nhưng đặc biệt hơn là có metylpentydisulfid, pentyhyđrodisulfid, nhiều silicium; lá hành tăm có nhiều tiền vitamin A, B, C. Hành tăm được dùng làm thuốc chữa bệnh trong các trường hợp: Chữa cảm do bị mưa, lạnh, hoặc cảm nắng (cảm thử) không ra mồ hôi, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc thức ăn. - Củ hành tăm nấu với đường đen (đường mía), không dùng đường trắng. - Nấu cháo hành tăm có thể kèm theo tía tô, thêm ít giấm. - Củ hành tăm ngâm rượu hoặc nhai dăm củ hành sống với một chén rượu trắng. - Củ hay lá hành tăm giã đắp lên trán, đánh gió dọc 2 thăn lưng. - Củ hành tăm giã lấy nước nhỏ mũi. - Cháo tam tân: Gạo trắng 70g, củ nén 15g, củ tỏi 15g, củ hành 15g, tiêu bột 4g, gừng tươi 4g. Cháo nấu nhừ rồi mới cho vào các thứ trên đã được giã nhuyễn. Ăn nóng rồi nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Ăn một lần. - Ho gà: Củ hay lá đâm nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách thủy, chắt nước uống. - Bí đái, đái buốt, bụng đầy trướng: Vài củ hành tăm đập dập, xào nóng đắp lên vùng bàng quang (dưới rốn). Trẻ nhỏ bí đái dùng củ hành tăm 4g giã giập chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ, cho uống nóng (bỏ bã). - Chấn thương máu tụ: Dùng củ hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành đắp. - Lòi dom (thoát giang): 10 tép hành tăm giã nhuyễn xào nóng để xông (sau khi đã rửa sạch hậu môn). - Phòng trị rắn độc, trùng thú cắn: Để rắn không đến nơi ở thì trồng hành tăm. Khi bị trùng thú cắn thì nhai ngay một nắm hành tăm nuốt một nửa, nửa còn lại đắp lên chỗ bị cắn (kết hợp chữa theo Tây y). - Ngộ độc ăn uống, ngộ độc chì: 6g hành tăm giã nhuyễn pha rượu uống. Lưu ý: Không được dùng chung với mật ong (gây chóng mặt buồn nôn), kỵ các vị thuốc như thường sơn, sinh địa, thục địa. Vào tháng giêng không nên ăn nhiều hành tăm để tránh bị chứng phong chạy trên mặt . 20g cà chua, 10g đường trắng. Ngâm nấm mèo vào nước cho nở ra, rửa sạch cà chua cắt thành dạng hạt lựu. Cho nấm mèo đã ngâm vào nồi đất, thêm nước vừa đủ để nấu đến khi gần đặc thì cho cà chua, . là một loại cỏ nhỏ, gầy, mọc là là trên mặt đất, thân và cành tím đỏ, lá mọc đối, hình bầu dục hay thon dài, dài nhất chừng 7mm, rộng nhất chừng 4mm, mép lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ. lỵ Sonner, Flexne và Shiga. Công dụng và liều dùng: Vị thuốc chữa lỵ rất phổ cập trong nhân dân. Hay dùng nhất đối với trẻ em: Hằng ngày dùng 15 đến 20gam (có thể dùng tới 50gam) dưới dạng thuốc