Năm bài thuốc hay từ nghệ đen Nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết Xin giới thiệu năm bài thuốc thông dụng sử dụng vị thuốc này. Theo y học cổ truyền, nghệ đen là tên gọi của vị thuốc “nga truật”, thuộc họ gừng (Zingiberaceae). Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của nghệ đen; gồm: tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của nghệ vàng và một số khoáng vi lượng. Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng. Ngoài ra, nghệ đen còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa. Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại dùng nghệ đen để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đởm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược. Theo y học cổ truyền, nghệ đen (nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực. Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen. Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh. Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày. Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín). Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột. Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g. Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết. Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển” gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau). Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạch chỉ, hồi hương bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc. . Năm bài thuốc hay từ nghệ đen Nghệ đen thường được dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết Xin giới thiệu năm bài thuốc thông dụng sử dụng vị thuốc này. Theo. lần trong ngày. Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha. tán bột. Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen. Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ.