Các chất bổ sung tự nhiên

Một phần của tài liệu Bai thuoc hay pps (Trang 39 - 43)

Tìm

Thứ Sáu, ngày 20/08/2010, 15:58 Gửi trang này cho bạn bè

Khế chua trị nhiều bệnh

(Eva.vn) - Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh.

Hàng ngày tại mục Sức khỏe của Eva.vn sẽ cập nhật liên tục những thông tin bổ ích về Bệnh mẹ, Bệnh con và đặc biệt là Bài thuốc hay – cung cấp cho độc giả những thông tin bổ ích về sức khỏe con người!

Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100 - 130 mg

axít citric... Khế ít chua chứa 4 - 70 mg axít oxalic. Khế chua có tác dụng chữa bệnh nhiều hơn khế ngọt.

Một số lợi ích từ khế:

Cung cấp vitamin C dồi dào cho cơ thể: Khế rất giàu vitamin, ăn một quả khế nhỏ có thể cung cấp 1/3 lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.

Trị tóc bạc sớm: Khế chua 150g, nước dừa 200ml, mật ong. Cách làm: Khế rửa sạch, ép

lấy nước rồi hòa nước khế với nước dừa, trộn thêm mật ong vừa đủ uống, uống ngày 2 lần.

Giải nhiệt: Dùng quả khế ép lấy nước uống rất tốt để giải nhiệt cũng như chống cảm

nắng vào mùa hè oi nực.

Ngừa táo bón, chữa trĩ: Khế có nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Chữa bí tiểu: Khế chua 7 quả, mỗi quả chỉ lấy 1/3 phía gần cuống. Nấu với 600ml

nước, sắc còn 300ml, uống lúc còn ấm nóng. Ở ngoài, lấy 1 quả khế và 1 củ tỏi giã nát nhuyễn, đắp vào rốn.

Chữa dị ứng, mày đay, mẩn ngứa, lở loét: lấy lá khế giã nát, xoa và đắp lên chỗ bị dị

ứng; kết hợp dùng 16g vỏ núc nác sắc uống. Dùng lá khế, lá thanh hao, lá long não, lá thông mỗi thứ 15-20 g, nấu nước tắm.

Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ: Hoa khế đã phơi héo, tẩm nước gừng (nước gừng đặc

sẽ tốt hơn) đem sao lên. Pha hoa khế đã sao với nước nóng (như cách pha trà) và uống trong ngày.

Trị viêm họng: Lấy lá khế 40g, cùng vài hạt muối giã vắt lấy nước cốt ngậm ngày 2

lần.

Phòng sốt xuất huyết: Lá khế 16 g, lá dâu, sắn dây, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12 g,

sắc uống thay nước hằng ngày. Bài thuốc này có thể áp dụng trong thời gian có dịch.

Phòng hậu sản cho phụ nữ sau sinh: Quả khế 20 g, vỏ cây hồng bì 30 g, rễ cây quả giun

20 g, sắc uống thay nước giúp phòng hậu sản.

Trị viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo: Nước sắc lá khế có tác dụng ức chế vi khuẩn

Gram +, nhưng không có tác dụng trên khuẩn Gram âm, nấm candida. Dạng dịch chiết qua nước có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh nhất.

Chữa sốt cao lên cơn giật ở trẻ em: Hoa khế, hoa kim ngân, lá dành dành, cỏ nhọ nồi

Lưu ý: Trẻ em trong giai đoạn phát triển nên hạn chế ăn khế và những thức ăn có nhiều

axít ôxalic như lá me chua, chanh… vì axít ôxalic cản trở sự hấp thu canxi cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Những người bị bệnh thận cũng không nên ăn khế vì axit oxalic trong khế cũng dễ gây ra sỏi thận.

(theo Afamily)

Một số mẹo thuốc hay

Bên cạnh điều trị tây y, có thể sử dụng một số cách chữa đông y, nhất là những trường hợp gặp nạn ở rừng hoặc nhà ở xa các cơ sở y tế, sơ cứu kịp thời bằng những vị thuốc xung quanh nhà là một lựa chọn nên ưu tiên. Dưới đây là một số bài thuốc dùng cho một số trường hợp khẩn cấp, đã được đông y kiểm chứng có hiệu quả, an toàn:

Ong đốt: rút ngòi ong ra, sau đó lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, vò nát, xát vào. Hoặc lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn, đắp. Cũng có thể dùng vôi ăn trầu hoặc hột quất hồng bì giã nhuyễn, đắp. Hoặc cắt một lát củ ráy dại xát vào. Hoặc lấy rau sam rửa sạch, giã nhuyễn, đắp. Nếu là ong vò vẽ hay bồ nâu, dùng nước tiểu của bé trai khoẻ mạnh rửa vết đốt, sau đó dùng hành, hẹ, tỏi, sả, củ nén giã nát, vắt lấy nước cốt, hoà với chút rượu trắng cho uống.

Bọ cạp, nhện cắn: dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp.

Ve chó cắn: không bắt ve ra ngay vì răng ve gãy còn lại sẽ gây đau nhức. Nên lấy nước điếu đặc chấm vào miệng ve hoặc lấy kim khâu hơ nóng hay điếu thuốc lá đang hút gí vào đít ve, ve sẽ tự nhả ra. Lấy vôi tôi bôi vào. Trường hợp răng ve còn nằm trong thịt, lấy thuốc lào tẩm nước điếu, đắp vào, băng lại.

Kiến cắn: dùng lá bạc hà rửa sạch, giã nhuyễn, đắp. Hoặc dùng lá húng chanh rửa sạch, giã nát, thêm ít muối, đắp vào vết thương.

Muỗi đốt: dùng tỏi hoặc hành tây đập giập, đắp.

Bọ nẹt, sâu róm cắn: lấy tóc xát kỹ, hoặc lấy nắm cơm lăn đi lăn lại nơi côn trùng tiếp xúc để lông dính hết vào cơm. Sau đó, dùng rau má, rau khoai lang, khoai sọ mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, xát vào. Cũng có thể lấy một nắm lá rau sam rửa sạch, giã nát, đắp.

Rết cắn: dùng tỏi giã nát, đắp. Hoặc rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp. Hoặc củ gấu rửa sạch, giã nát, đắp. Hoặc lấy một nhúm nhỏ hạt mè (vừng) nghiền nát, đắp. Hoặc lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát, đắp. Hoặc hột khổ qua (mướp đắng) rửa sạch, giã

nhuyễn, đắp. Hoặc cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp.

Mẹo trị côn trùng cắn

Thứ hai, 30 Tháng 8 2010 19:00

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ có lúc chẳng may bị muỗi, đốt, rết cắn…

Vậy bạn có biết dân gian làm thế nào để “xua đuổi” không cho chúng vào nhà? Hoặc bị chúng tấn công thì phải xử lý ra sao?

Muỗi đốt

Loài côn trùng này hiện diện khá nhiều trong nhà chúng ta. Khi bị muỗi đốt, dân gian có rất nhiều cách để ngăn sưng đỏ và ngứa. Cứ 5 phút một lần, lấy mặt trong của vỏ chuối chà xát lên vết muỗi đốt hoặc cắt củ khoai tây thành từng lát mỏng xoa vào chỗ bị đốt sẽ thấy rất hiệu quả. Nên thực hiện 3 lần trong ngày.

Bạn cũng có thể pha loãng giấm, xoa lên nốt muỗi đốt, đắp lên đó một miếng gạc, sẽ không bị ngứa và sưng. Hoặc dùng nước cốt chanh tỏi, hành tây đập giập, thoa lên chỗ muỗi đốt cũng có công dụng tương tự. Nếu không muốn muỗi “quấy rầy”, bạn hãy dùng lá bạc hà, tía tô, lá cà chua vò nát lấy nước bôi lên da, chúng sẽ sợ mùi và không dám lại gần bạn.

Rết cắn

- Nếu bị rết cắn sẽ gây đau, sưng tấy và có thể chết người. Tuy nhiên, có một vài cách trị dân gian khi rết tấn công. Cũng như khi bị rắn cắn, tốt nhất bạn hãy dùng sợi dây buộc chặt bên trên vết thương. Tiếp theo bạn lấy nước muối rửa vết thương. Sau đó nhanh tay móc nhớt trong cổ con gà hay nhớt ốc sên, bôi lên vết thương (tuy nhiên cách này không vệ sinh lắm).

- Bạn cũng có thể lấy một ít hạt mè (vừng) nghiền nát, đắp lên vết rết cắn. Hoặc dùng lá bạc hà rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương. Hạt khổ qua rửa sạch, giã nhuyễn, đắp lên cũng cho kết quả tương tự. Bên cạnh đó, hãy cho nạn nhân ngậm một miếng phèn chua to bằng đầu ngón tay.

- Để đuổi rắn, rết, bạn giã nhỏ tỏi, hành lá và thuốc lá, viên tròn và ném vào chỗ rắn, rết ở thì chúng sẽ tự động bò đi chỗ khác. Có thể trồng cây sả xung quanh nhà sẽ làm cho

rắn không tìm đến nhà bạn.

Ve cắn

Khi bị ve cắn, không được tự dứt ra mà phải xử lý bằng một trong các phương pháp sau: Lấy nước điếu đặc (phần nước giữ trong điếu thuốc lào) chấm vào miệng con ve để tự nó nhả ra, sau đó lấy vôi tôi xát vào vết cắn. Hoặc dùng kim băng đốt nóng đỏ chọc vào bụng con ve, sau đó lấy vôi tôi bôi vào vết cắn.

Nếu tự dứt con ve ra, răng ve còn lại trong da thịt sẽ gây ngứa, đau nhức, có khi phát sốt. Trong trường hợp này, lấy thuốc là tẩm nước điếu đắp lên vết cắn và băng lại. Sau đó dùng toa thuốc: Ké đầu ngựa 20g, cỏ chỉ thiên 20g, cây vòi voi 20g, bồ công anh 40g đem sắc đặc, ngày uống 2 lần cho đến khi khỏi.

Theo Ngọc Linh - Gia đình & xã hội

Một phần của tài liệu Bai thuoc hay pps (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w