Thai nặng cân, khi nào cần sinh mổ? Trọng lượng của thai vào khoảng 4-4,5kg được gọi là to. Khoảng 5-10% số bé chào đời có cân nặng cao hơn mức trung bình. Nguyên nhân Gene và hàm lượng đường trong máu cao, không thể kiếm soát do chứng tiểu đường của mẹ là hai yếu tố phổ biến khiến bào thai nặng cân. Các nguyên nhân khác là do mẹ béo phì, tăng cân quá mức trong thai kỳ và có tiền sử sinh con nặng cân (nếu bé thứ nhất thừa cân thì nhiều khả năng, bé thứ hai cũng rơi vào trường hợp tương tự). “Bố mẹ thừa cân có khả năng sinh con thừa cân. Một số trường hợp, bé thừa cân là do mẹ tẩm bổ quá nhiều hoặc mắc chứng tiểu đường thai kỳ mà không điều trị”– Carol Archie (bác sĩ trung tâm Y khoa California, Hoa Kỳ) chia sẻ. Tuy nhiên, không phải nhóm thai phụ nào tiềm ẩn những nguy cơ trên cũng sinh con nặng cân. Một số thai phụ mắc chứng tiểu đường hoặc béo phì, bào thai vẫn có trọng lượng bình thường. Một số bé nặng cân chào đời không thuộc nhóm những người mẹ vừa kể ở trên. Khó sinh thường khi thai nặng cân Bé thừa cân sẽ gây khó khăn cho mẹ khi muốn sinh thường vì các nguy cơ: rách đáy chậu, mất máu hoặc gây tổn thương vùng kín của mẹ. Do đó, với nhóm bé nặng cân, bác sĩ thường quyết định việc sinh mổ cho mẹ. Tùy vào khả năng tính toán cân nặng của bé trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cuối cùng về việc người mẹ có nên mổ đẻ hay không. Theo M&B . Thai nặng cân, khi nào cần sinh mổ? Trọng lượng của thai vào khoảng 4-4,5kg được gọi là to. Khoảng 5-10% số bé chào đời có cân nặng cao hơn mức trung bình. . không phải nhóm thai phụ nào tiềm ẩn những nguy cơ trên cũng sinh con nặng cân. Một số thai phụ mắc chứng tiểu đường hoặc béo phì, bào thai vẫn có trọng lượng bình thường. Một số bé nặng cân chào. Khó sinh thường khi thai nặng cân Bé thừa cân sẽ gây khó khăn cho mẹ khi muốn sinh thường vì các nguy cơ: rách đáy chậu, mất máu hoặc gây tổn thương vùng kín của mẹ. Do đó, với nhóm bé nặng