Trường hợp cần sinh mổ pptx

2 169 0
Trường hợp cần sinh mổ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường hợp cần sinh mổ Một số trường hợp như mang song thai (đa thai), thai quá to thì mổ đẻ là cần thiết để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó là các trường hợp cần được chỉ định sinh mổ: - Cơn chuyển dạ không tiếp tục: Đây là lý do để bác sĩ chỉ định mổ đẻ khẩn cấp (thường là không dự báo trước) cho thai phụ. Chẳng hạn, cổ tử cung không mở dù cơn co mạnh mẽ trong nhiều giờ; đầu của bé quá to so với “đường ra”… - Nhịp tim thai dự báo khả năng nhận oxy giảm: Nếu thai không nhận đủ oxy (hoặc khi bác sỹ nhận thấy sự thay đổi bất thường ở tim thai), mổ đẻ sẽ được chỉ định ngay sau đó. - Bất thường ở ngôi thai: Chân hoặc mông của bé chặn ở lối ra thì mẹ cũng cần được mổ đẻ. Nhiều trường hợp, mang ngôi thai ngược nhưng đến ngày sinh, thai lại xoay về vị trí thuận nên không cần mổ đẻ. Ngược lại, nếu trong lúc chuyển dạ, ngôi thai vẫn là ngược thì cần mổ đẻ. - Đầu của bé nằm ở sai vị trí: Nếu cằm, trán hoặc mặt của bé hướng về phía cửa ra thì có thể cả đầu của bé không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ. Khi đó, mổ đẻ là cách an toàn cho cả mẹ và bé. - Mang song thai hoặc đa thai: Nếu mang song thai trở lên thì phần lớn trường hợp, một trong số các bé đó nằm ở vị trí ngược. Lúc đấy, sinh mổ là phương pháp cần thiết. - Bất thường ở nhau thai: Nhau thai rời khỏi tử cung trước khi cơn chuyển dạ bắt đầu; nhau thai bao phủ toàn bộ cổ tử cung đang mở… - Thai quá to: Nhiều bé thừa cân ngay từ trong bụng mẹ. Khi đó, không còn cách nào khác, người mẹ cần được sinh mổ. - Bệnh ở người mẹ: Người mẹ bị tiểu đường, tim mạch hoặc bệnh phổi sẽ được bác sĩ dùng biện pháp kích đẻ, để hạn chế rắc rối trong quá trình chuyển dạ. Khi biện pháp kích đẻ không thành công, người mẹ sẽ được chỉ định mổ đẻ. Ngoài ra, người mẹ cũng cần được mổ đẻ nếu mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín hoặc những bệnh không thể đẻ con bằng cách sinh thường. - Bệnh ở bé: Nếu bé mắc bệnh tràn dịch não (bệnh não nước), xương sống… thì người mẹ cũng cần được mổ đẻ. - Có tiền sử mổ đẻ: Phần lớn các trường hợp mổ đẻ lần đầu thì sẽ tái diễn vào lần sau. Cũng có trường hợp sinh thường sau sinh mổ, nhưng khá ít. Chuẩn bị Nếu thuộc trường hợp phải mổ đẻ từ trước, bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về phương pháp gây mê (gây tê) trong quá trình thực hiện. Bác sĩ cũng sẽ làm xét nghiệm máu cho bạn trước khi sinh mổ. Qua đó, bác sĩ sẽ biết thông tin về nhóm máu và lượng hemoglobin trong máu của người mẹ. Điều này là cần thiết nếu người mẹ phải truyền máu. Một số trường hợp, sinh mổ là không được báo trước. Đó gọi là trường hợp khẩn cấp (thậm chí bác sĩ cũng không có thời gian giải thích kỹ vì sao người mẹ cần mổ đẻ gấp cho người nhà bệnh nhân). Vì thế, thai phụ và người nhà cần chuẩn bị kỹ tâm lý, tránh hoang mang nếu rơi vào trường hợp cần mổ đẻ gấp. Lưu ý: Thời gian mổ đẻ thường kéo dài từ 45-60 phút. . Trường hợp cần sinh mổ Một số trường hợp như mang song thai (đa thai), thai quá to thì mổ đẻ là cần thiết để tránh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đó là các trường hợp cần được. cần được mổ đẻ. - Có tiền sử mổ đẻ: Phần lớn các trường hợp mổ đẻ lần đầu thì sẽ tái diễn vào lần sau. Cũng có trường hợp sinh thường sau sinh mổ, nhưng khá ít. Chuẩn bị Nếu thuộc trường. sao người mẹ cần mổ đẻ gấp cho người nhà bệnh nhân). Vì thế, thai phụ và người nhà cần chuẩn bị kỹ tâm lý, tránh hoang mang nếu rơi vào trường hợp cần mổ đẻ gấp. Lưu ý: Thời gian mổ đẻ thường

Ngày đăng: 04/07/2014, 08:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan