1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thuốc an thần thứ yếu docx

9 424 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 144,08 KB

Nội dung

Thuốc an thần thứ yếu Danh pháp : - Anxiolytics, - Sédatifs, - Minor tranquillisers… 1. ĐẠI CƯƠNG : 1.1. Đặc điểm tác dụng chung : + Có tác dụng an dịu, làm giảm cảnh giác, làm chậm các hoạt động vận động và làm dịu sự bồn chồn. + Có tác dụng an thần giải lo: làm giảm các phản ứng xúc cảm thái quá và giảm căng thẳng tâm thần. + Chỉ có tác dụng gây ngủ khi mất ngủ có liên quan đến sự lo âu, bồn chồn. + Có thể có tác dụng gây mê ở liều cao ( một số Benzodiazepin - BZD). + Chống co giật. + Giãn cơ do tác dụng trung ương ( xem bài Thuốc giãn cơ ) + Ít ảnh hưởng đến hệ TKTV và không gây hội chứng ngoài bó tháp như nhóm thuốc an thần chủ yếu. 1.2. Phân loại : + Dẫn xuất BZD + Meprobamat + Các thuốc an thần kháng histamin + Các dẫn xuất khác : buspiron, etifoxin 2. DẪN XUẤT BENZODIAZEPIN : 2.1. Dược động học : + Bản chất base yếu. Hấp thu tốt qua ống tiêu hoá, đạt Cmax. sau khi uống 1/2 - 8 h + Gắn vào protein huyết tương : 70% ( alprazolam ) – 99 % (diazepam). Qua được hàng rào rau thai, sữa mẹ. + Chuyển hoá chủ yếu ở gan. + Thải trừ chủ yếu qua thận. Không có chu kỳ gan - ruột. Cmax. = maximum concentration 2.2. Tác dụng dược lý : 2.2.1. Trên thần kinh trung ương : + An thần, giải lo, chống hung hãn. + Làm dễ ngủ ( uống về đêm gây một giấc ngủ nhẹ nhàng, dễ chịu, ít tác dụng phụ ) + Chống co giật, chống động kinh ( động kinh cơn bé, động kinh liên tục : cần tiêm IV ). Riêng flurazepamgây co giật ở mèo. + Giãn cơ. + 1 số BZD có tác dụng gây mê : diazepam, lorazepam, midazolam + Ngoài ra còn làm suy yếu ký ức mới ( trí nhớ ngắn hạn ), trở ngại ký ức cũ ( trí nhớ dài hạn ). 2.2.2. Tác dụng ngoại biên : + Giãn mạch vành khi tiêm IV. Còn gây giảm nhẹ HA, chống loạn nhịp thất. + Có thể gây giảm nhẹ hô hấp khi tiêm IV. + Liều cao phong tỏa thần kinh - cơ, gây nhược cơ. 2.3. Cơ chế tác dụng : BZD gắn trên các Rp đặc hiệu với nó trên hệ TKTW ( ở vỏ não, vùng cá ngựa, thể vân, vùng dưới đồi, hành não, đặc biệt là ở hệ thống lưới, hệ viền và cả ở tủy sống ). Các Rp của BZD có liên quan chặt chẽ về giải phẫu và chức phận với Rp của GABA. Có 3 loại Rp GABA : Rp GABA-A, B và C. Trên các BN suy nhược thần kinh, khi không có BZD, các Rp của BZD bị một protein nội sinh chiếm giữ, làm cho GABA( g-amino butyric acid ) không gắn được vào Rp của hệ GABA-nergic, làm cho kênh Cl0của neuron khép lại BN mất ngủ. Khi có mặt BZD, do BZD có ái lực với Rp mạnh hơn protein nội sinh, nên BZD sẽ đẩy protein nội sinh và chiếm lại được Rp, do đó GABA mới gắn được vào Rp của nó và làm mở kênh Cl0; Cl0 đi từ bên ngoài vào bên trong tế bào gây hiện tượng ưu cực hóa - ức chế TKTW. BZD làm ↑ ái lực của Rp GABA với GABA và làm ↑ lượng GABA trong não. BZD còn làm ↓ hoạt lực của các neuron noradrenalin ở liềm đen trên hệ adrenergic trung ương và làm ↓ tốc độ tái tạo của NA. 2.4. Tác dụng không mong muốn : + Liều cao ( liều gây ngủ ) : gây giảm trí nhớ, uể oải, động tác thiếu chính xác, lú lẫn, miệng khô, đắng, nhịp thở chậm, giảm trương lực cơ… + Đôi khi gây tác dụng ngược về tâm thần : hung hăng, kích động, ác mộng, lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, sảng khoái, thất điều, ảo giác, chóng mặt, suy nhược, muốn tự tử… + Giảm ham muốn tình dục, đau khớp, mệt mỏi… + Có thể gây quen thuốc, nghiện thuốc, hội chứng cai thuốc ( khi cắt thuốc đột ngột ở người nghiện thuốc ). 2.5. Chỉ định lâm sàng : + Cỏc trạng thỏi lo lắng, căng thẳng ( ở bệnh nhân suy nhược thần kinh, lo lắng trước mổ, kích thích sau mổ…) : alprazolam, clordiazepoxid, diazepam, oxazepam… + Cỏc trạng thỏi co giật ( do thuốc, sản giật, sốt cao ở trẻ em ), động kinh cơn bé liên tục : clorazepam, diazepam, lorazepam… + Cỏc chứng mất ngủ, trước khi gõy mê : flunitrazepam, diazepam, nitrazepam, triazolam. + Cỏc chứng đau, co cứng cơ do co thắt ( trong tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…): diazepam, tetrazepam… 2.6. Chống chỉ định : + Suy hô hấp, nhược cơ. + Suy gan, suy thận, suy nhược toàn thân. + Phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em < 6 tháng tuổi ( ức chế hô hấp ) ( hoặc trẻ em < 16 tuổi : đối với nordazepam) + Tăng nhãn áp (glaucoma ), trụy tim mạch ( đối với flunitrazepam ) + Thận trọng : làm việc trên cao, lái xe, đứng máy chuyển động… 2.7. Nguyên tắc chung khi sử dụng các BZD : + Liều lượng thuốc phụ thuộc từng cá thể, không có liều chung cho mọi người. + Phân chia liều trong ngày cho phù hợp. + Dùng thuốc giới hạn từng đợt (1 tuần - 3 tháng) để tránh lệ thuộc thuốc. + Tránh phối hợp với các thuốc ức chế TKTW khác. Bảng 2a : Các chế phẩm BZD hay dùng Bảng 2b : Các chế phẩm BZD hay dùng Bảng 2c : Các chế phẩm BZD hay dùng Bảng 2d : Các chế phẩm BZD hay dùng Bảng 2e : Các chế phẩm BZD hay dùng 2.9. Một số dẫn chất BZD khác : + Bromazepam ( BD : lexomil, lexotan, liketam ) + Clobazam ( BD : frisin, urbanol, urbanyl…) + Cloxazolam ( TK: cloxazolazepam )( BD: betavel, elum, enadel, lubalix ) + Clotiazepam ( BD : rise, rize, veratran…); + Medazepam ( BD : ansilan, benson, diepin, metonas, raporan… ) + Flurazepam ( apo-flurazepam, fluzepam…) + Lormetazepam ( loramet, minias… ); + Midazolam ( hypnovel, versed… ). + Medazepam… + Nordazepam ( TK : desmethyldiazepam ), ( BD : nordax, praxadium, vegesan ). + Oxazolam ( BD : convertal, hializan, quiadon, serenal… ) + Pinazepam ( BD : domar, duna… ) + Prazepam ( BD : demetrin, reapam…) 3. MEPROBAMAT : 3.1. Tên khác : meprotanum, procalmadiol 3.2. Biệt dược : andaxin, arcoban, bamo, equanil, palpipax, pax, protran… 3.3. Đặc điểm tác dụng : Tác dụng ở giữa barbbiurat và BZD. Các chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn : như BZD. Nay ít dùng. 4. THUỐC AN THẦN KHÁNG HISTAMIN : 4.1. Đại diện : Hydroxyzin. 4.1.1. Biệt dược: atarax, durax, lenopax, masmoran, vistaril… 4.1.2. Tác dụng dược lý : - An thần. - Giãn cơ trung ương - Giãn phế quản - Giảm đau - Chống rối loạn nhịp tim. 4.2. Các thuốc khác : các thuốc kháng histamin thế hệ I ( xem bài này). . Thuốc an thần thứ yếu Danh pháp : - Anxiolytics, - Sédatifs, - Minor tranquillisers… 1. ĐẠI CƯƠNG : 1.1. Đặc điểm tác dụng chung : + Có tác dụng an dịu, làm giảm cảnh. xem bài Thuốc giãn cơ ) + Ít ảnh hưởng đến hệ TKTV và không gây hội chứng ngoài bó tháp như nhóm thuốc an thần chủ yếu. 1.2. Phân loại : + Dẫn xuất BZD + Meprobamat + Các thuốc an thần kháng. Chuyển hoá chủ yếu ở gan. + Thải trừ chủ yếu qua thận. Không có chu kỳ gan - ruột. Cmax. = maximum concentration 2.2. Tác dụng dược lý : 2.2.1. Trên thần kinh trung ương : + An thần, giải lo,

Ngày đăng: 06/08/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w