Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
137,52 KB
Nội dung
THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM 1. Một số khái niệm cơ bản Rối loạn tạo xung (tính tự động) ở nút xoang và các cấu trúc bộ nối Có thể do: rối loạn dẫn truyền (nghẽn một chiều hay hai chiều, có một số vùng có ổ dẫn nhịp bất thường, phóng ra các xung tác khác nhau). Các thuốc chữa rối loạn nhịp tim (RLNT) là các thuốc có tác dụng điều chỉnh hoặc đẩy lùi một cách có hiệu lực các RLNT ngoài và còn có tác dụng chống rung nhĩ. 2 - Các thuốc CLNT Chỉ là các thuốc chữa triệu chứng, ngăn ngừa hay cắt cơn loạn nhịp do bất kỳ nguyên nhân nào. Theo các cách :- Làm chậm khử cực tâm trương Làm giảm tốc độ dẫn truyền các xung ngoại lai. Chống hiện tượng tái nhập . ức chế trực tiếp trên cơ tim. 5 nhóm chính Nhóm 1. Các thuốc chẹn kênh Na+ (và cả kênh K+). Phân nhóm 1/A: Quinidin, Procain amid, Disopiramid. Phân nhóm 1/B: Lidocain, Mexiletin, Phenytoin. Phân nhóm 1/C: Eucainid, Flecainid, Propafenon. Nhóm 2: Thuốc phong toả thu thể Beta -adrenergic. Propranolol, Acebulol, Esmolol. Nhóm 3: Thuốc kéo dài tái cực, tăng thời gian trơ Amiodaron, Bretylium, Sotalol. Nhóm 4: Thuốc chọn kênh Ca ++. Verapamil, Diltiazem. Nhóm 5: Glycosid trợ tim và các thuốc khác chữa loạn nhịp chậm (Atropin, Adenosin, Isoporeternol). B. Các thuốc Nhóm 1 Phân nhóm 1/A: Thuốc tác dụng làm bền vững màng (hay ổn định màng) tế bào. Quinidin, Procainamid, Disopyramid *Đặc điểm tác dụng: - ức chế ion Na+ vào trong tế bào cơ tim, giảm khử cực ở pha 0 (tức là ức chế Vmax). - Tăng thời gian tái cực, tăng thời gian trơ - Giảm tốc độ dẫn truyền, tăng thời gian dẫn truyền - Giảm tính tự động - do ức chế kênh Na+ - Tác dụng trực tiếp và mạnh trên hầu hết tế bào cơ tim. - Tác dụng gián tiếp làm thay đổi điều hoà tính tự động tim, tăng phản xạ giao cảm, ức chế phó giao cảm làm tăng tần số tim (nhược điểm). - Trong loạn nhịp do tái nhập: thuốc làm tăng tính trơ và giảm dẫn tryền, biến nghẽn (dẫn truyền) một nhánh thành nghẽn 2 nhánh. - Trên thần kênh thực vật: riêng Quinidin, có tác dụng giống artopin, phong toả a và tăng hoạt tính ( b- aderenergic). Chỉ định: Quinidin (Serecor, LonGacor) Khi sử dụng nhất thiết phải thử test quinidin trong điều kiện nội trú. Theo dõi ECG và lâm sàng (Vì dễ gây đột tử). Quinidin là thuốc hàng đầu dùng để: + Điều trị và dự phòng cơn nhịp nhanh kịch phát nguồn gốc tâm thất. + Điều trị duy trì nhịp xoang sau khi đã khử rung nhĩ thành công bằng Shook điện. Về mặt này, đây là thuốc duy nhất có thể chống được rung nhĩ. Chế phẩm - liền độ: Viên 0,15 g; (0,30 g). - Với viên 0,15: Ngày đầu 2 viên sau tăng dần 4 viên - 5 viên dùng liên tục trong ngày dưới sự giám sát điện tim và lâm sàng nghiêm ngặt. - Liều duy trì: Dùng kéo dài, 1-2 viên/24h. Procainamid. (Pronestyl, viên 0,25, ống 10ml, 100mg). - Dùng tiêm tĩnh mạch để điều trị nhịp nhanh thất khi đã kháng lại thuốc Lidocain. - Điều trị ngoại tâm thu thất (ES). - Là thuốc tốt nhất dùng để điều trị nhịp nhanh trong hội chứng Wolf - Parkinson - White (WPW). - Dùng dự phòng rung nhĩ sau Shock điện. Liều: - Truyền tĩnh mạch 100 mg/phút, tổng liều < 10g trong trường hợp cấp cứu. - Trường hợp điều trị: Tĩnh mạch 0,2 - 1,0g. Tiêm bắp: 0,5 - 1,0gtricứ 4-6h một lần. Uống 50 mg/kg thể trọng. Disopyramid (RHythmodan) - Loạn nhịp thất, loạn nhịp do nhiễm độc Difitalis. - Dự phòng loạn nhịp do nhồi máu cơ tim, sau điều trị bằng Shock điện. * Chế phẩm - liều độ: viên 100 mg, uống cách 6 h 1 viên. Tiêm tĩnh mạch 1,5 mg/kg thể trọng. * Chống chỉ định - Quinidin: Rối loạn dẫn truyền; nghẽn nhĩ thất, nhĩ thất phân ly. - Procain amid: Nghẽn nhĩ thất’ loạn nhịp kèm phù phối cấp, suy tim nặng. - Disopyramid: Không có tác dụng trong điều trị nhịp nhanh trên thất. Nhóm 1/B: Phenytoin (DPH, Sodanton, Dihydan), Lidocain (Lignocain, Xylocain) và Tocainid. * Đặc điểm tác dụng: + Làm "bền vững" màng tế bào, không có tác dụng trên hoạt tính nội tại của cơ tim. + Giảm tính tự động, kéo dài thời gian khử cực tái phát ở thì tâm trương, rút ngắn thời gian trơ, tái cực. + ít tác dụng đến sức co bóp tế bào cơ tim. + Không tác dụng trong cuống động nhĩ, rung nhĩ. Ngoài ra Lidocain có tác dụng giãn mạch, thời gian tác dụng ngắn. * Chỉ định: Phenytoin: . Loạn nhịp do nhiễm độc digitalis. . Loạn nhip thất (do thuốc mê, huyết khối cơ tim). . Ngoại tâm thu thất. - Chế phẩm - liều độ: Dihydan, sodanton, DPH. Viên 0,10g; uống 1 - 2 viên/ cách 6 giờ một lần, ống 250mg + 5ml nước muối sinh lý: tiêm tĩnh mạch, liều 10mg/kg thể trọng. Lignocain, Xylocain: Chỉ dùng tiêm: tĩnh mạch 1 - 2 mg/kg, truyền nhỏ giọt 2mg/phút, tổng liều 1,0 - 2,0g/24h. TOCAINID * Chỉ định: . Dùng điều trị các ô ngoại lai (atopic) gây loạn nhịp giai đoạn sớm và giai đoạn sau của nhồi máu cơ tim cấp. . Nhịp nhanh thất dai dẳng, nguy cơ rung thất, loạn nhịp thất đe dọa tính mạng bệnh nhân. Nhóm 1/c: eucainid, flecainid, tocainid * Đặc điểm tác dụng: Có ái lực cao với kênh Na+ ở cơ tương. Là thuốc chống loạn nhịp mạnh nhất ở nhóm 1. - Khác nhóm 1/A: Không thay đổi một cách có ý nghĩa tính tự động và thời gian điện thế hoạt động. - Khác nhóm 1/B: Không ức chế Vmax ( kênh K+). Nhóm 2: Các thuốc phong tỏa thụ thể b- adrenergic :Propranolol, Acebutolol, Esmolol, Practolol (Timolol ) ức chế chọn lọc b1. * Đặc điểm tác dụng: + Làm giảm tính tự động: + Giảm tính chịu kích thích + Giảm tốc độ dẫn truyền xung, tăng thời gian trơ (đây là tác dụng chính của thuốc này). + Giảm lực co bóp tế bào cơ tim. + Liều cao: Giống Quinidin, ức chế dẫn truyền. * Chỉ định: Nhịp nhanh trên thất, rung nhĩ, cuồng động nhĩ. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Dự phòng cơn nhịp nhanh sau nhồi máu cơ tim cấp. * Chế phẩm liều độ: Inderal, Avlocardin viên 40mg, uống 2 - 4 viên/24h; ống 1mg/1ml, tiêm tĩnh mạch 1 ống. Nhóm 3: Bretylium (Bretylol) là thuốc tác dụng trên giao cảm, lúc đầu làm giải phóng Noradreralin (NA) sau đó làm cạn kiệt NA. Amiodaron (Cordaron): phong bế a-, b, Sotalol (kháng b - adrenergic). Bretylium: * Đặc điểm tác dụng: kéo dài thời gian điện thế hoạt động, tăng thời gian trơ, tăng tính tự động của các sợi Purkinje, đối lập với hiện tượng "tái nhập" (re - entry) không ức chế co bóp cơ tim. * Chỉ định: Loạn nhịp thất trong nhồi máu cơ tim,rung thất đe dọa tính mạng bệnh nhân khi đã kháng thuốc khác. Cordaron: * Đặc điểm tác dụng: Giảm tính chịu kích thích, giảm dẫn truyền trong nhĩ và ở các nút tự động. Tăng thời gian trơ, phong bế cả a-, b- giao cảm, giãn mạch vành. * Chỉ định: Nhịp nhĩ nhanh, rung nhĩ, cuồng động nhĩ. Ngoại tâm thu thất, LN trong nhồi máu cơ tim. - Suy mạch vành, cơn đau thắt ngực (Angina pectoris). Nhóm 4: Thuốc chẹn kênh calci Verapamil (Isoptin) Diltiazem (Tildiem) * Đặc điểm tác dụng: . Làm chậm xung tác của nút dẫn nhịp (pacemaker). . Giảm dẫn truyền nhĩ - thất. . Tăng thời gian trơ. . Không hoặc rất ít ảnh hưởng đến thần kinh thực vật. [...]...* Chỉ định: Loạn nhịp trên thất: đây là thuốc hàng đầu điều trị cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất Cuồng động nhĩ, rung nhĩ *Chống chỉ định: - Giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim -Suy tim -Nghẽn nhĩ thất * Chế phẩm - liều độ: Viêm 120 mg, uống 1-3 viên/24h ống 5mg, tiêm tĩnh mạch 1 - 2 ống/24h Cách lựa chọn thuốc để điều trị loạn nhịp tim . THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM 1. Một số khái niệm cơ bản Rối loạn tạo xung (tính tự động) ở nút xoang và các cấu trúc bộ nối Có thể do: rối loạn dẫn truyền (nghẽn một. Uống 50 mg/kg thể trọng. Disopyramid (RHythmodan) - Loạn nhịp thất, loạn nhịp do nhiễm độc Difitalis. - Dự phòng loạn nhịp do nhồi máu cơ tim, sau điều trị bằng Shock điện. * Chế phẩm - liều. Verapamil, Diltiazem. Nhóm 5: Glycosid trợ tim và các thuốc khác chữa loạn nhịp chậm (Atropin, Adenosin, Isoporeternol). B. Các thuốc Nhóm 1 Phân nhóm 1/A: Thuốc tác dụng làm bền vững màng (hay