1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "Vấn đề dính bám giữa thép và bê tông, biến dạng ngang của bê tông khi chịu nén, ổn định tổng thể và cục bộ của ống thép nhồi bê tông" ppsx

5 849 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 130,33 KB

Nội dung

Vấn đề dính bám giữa thép vμ bê tông, biến dạng ngang của bê tông khi chịu nén, ổn định tổng thể vμ cục bộ của ống thép nhồi bê tông ThS.. Ngô thanh thuỷ Bộ môn Cầu hầm Liên Bộ môn công

Trang 1

Vấn đề dính bám giữa thép vμ bê tông, biến dạng ngang của bê tông khi chịu nén,

ổn định tổng thể vμ cục bộ của ống thép nhồi bê tông

ThS Ngô thanh thuỷ

Bộ môn Cầu hầm Liên Bộ môn công trình – Cơ sở II Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Khả năng chịu lực của ống thép nhồi bê tông phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong

đó dính bám giữa ống thép vμ lõi bê tông, ống thép ngăn chặn biến dạng ngang của bê tông khi

chịu nén vμ ổn định cục bộ của ống thép lμ những đặc trưng riêng biệt của loại vật liệu nμy

Gần đây, có nhiều nghiên cứu về vấn đề dính bám vμ biến dạng ngang của bê tông, tuy nhiên

các kết quả nghiên cứu còn phân tán, chưa thống nhất được mức độ ảnh hưởng của những yếu

tố nμy tới khả năng chịu lực Do đó, hầu hết các quy trình về ống thép nhồi bê tông đều quy

định dùng những giá trị cận dưới an toμn hoặc bỏ qua ảnh hưởng tích cực của những hiện tượng

nμy Đặc biệt, vấn đề ổn định cục bộ của ống thép cho tới nay vẫn chưa có những nghiên cứu

thoả đáng Các quy trình như AISC 2005 (Mỹ) hay AJC (Nhật) đều quy định giá trị giới hạn cho

tỷ số D/t, nhằm mục đích đạt được cường độ giới hạn trước khi xảy ra mất ổn định cục bộ, điều

nμy gây lãng phí vật liệu thép, đặc biệt lμ với ống thép có đường kính D lớn

Như vậy cần có thêm những nghiên cứu về vấn đề nμy, nhằm tiết kiệm vật liệu thép đồng

thời nâng cao tính kinh tế vμ mở rộng phạm vi ứng dụng của loại vật liệu nμy trong xây dựng

Summary: Loading capacity of Concrete Filled Steel Tubes (CFTs) depends on many

parameters, of which bond, confinement, and local buckling are important chareteristics Many

researches recently focus on bond and confinement; however, there is great difference in

these results Thus, many Codes for CFTs require the use of the lower bound values or neglect

the good effects of these factors Meanwhile, local buckling of steel tubes are not fully

understood CFTs Codes, such as AISC 2005 (USA) and AJC (Japan), limit the value of D/t in

order to reach the design strength before local buckling This leads to waste of steel, especially

large value of D being used Further studies on these issues are needed to provide economic

way of using steel material as well as promote the use of CFTs in the field of construction

CBA

i giới thiệu chung

Trong hai thập kỷ trở lại đây, ống thép

nhồi bê tông được ứng dụng rộng rãi trong xây

dựng, đặc biệt là nhà cửa, tại các nước như

Mỹ, Nhật, Trung Quốc Loại vật liệu này có ưu

điểm lớn là phát huy được ưu điểm của cả

thép và bê tông Thép phát huy được khả

năng chịu uốn cắt, xoắn và cả chịu nén; bê tông phát huy được khả năng chịu nén Đồng thời, sự tương tác giữa hai vật liệu cũng nâng cao khả năng chịu lực của loại vật liệu này

Lõi bê tông hạn chế mất ổn định cục bộ của

Trang 2

ống thép; trong khi đó ống thép hạn chế biến

dạng ngang của bê tông, làm tăng cường độ

chịu nén và độ dẻo của bê tông, ống thép

nhồi bê tông thể hiện tính dẻo rất tốt, do đó rất

thích hợp với kết cấu chịu tải trọng động đất

Khả năng chịu lực của ống thép nhồi bê tông không những phụ thuộc vào đặc trưng

hình học, cường độ vật liệu và ổn định tổng

thể mà còn phụ thuộc dính bám giữa thép và

bê tông, sự hạn chế biến dạng ngang của ống

thép đối với bê tông khi chịu nén và ổn định

cục bộ của ống thép

ii vấn đề dính bám giữa thép vμ

bê tông

- Quan hệ giữa dính bám và trượt dưới tác dụng của tải trọng trùng phục đi theo một

đường cong tương tự như quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của thép

CBA

Dính bám giữa ống thép và lõi bê tông là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng lớn đến

đặc tính chịu lực của loại vật liệu này Tuy

nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng

khoa học xác đáng về ảnh hưởng của dính

bám đến khả năng chịu lực của ống thép nhồi

bê tông

Theo nghiên cứu của Okamoto và Maeno (1988) thì dính bám không có ảnh hưởng đáng

kể đến khả năng chịu uốn của cột ống thép

nhồi bê tông Tuy nhiên người ta vẫn nghi ngờ

về mức độ chính xác của kết luận này với lý

do số lượng mẫu thí nghiệm của nghiên cứu

này chưa đủ lớn Trong khi đó, Itoh và

Matsamura (1991) cho rằng khả năng chịu

uốn tăng lên khi dính bám giữa thép và bê

tông tăng lên Theo Sam, Qie vààRizkalla

(2004), tính dẻo của cột tăng lên khi cường độ

dính bám tăng lên Cường độ dính bám của

ống thép tròn lớn hơn hình chữ nhật và giảm

đi khi D/t tăng (Roeder, 1998)

Một nghiên cứu khác của Shakir – Khalil (1993) tập trung vào vấn đề tính toán lực dính

bám và cường độ neo đã đưa tới một số kết luận như sau:

- Bình quân cường độ dính bám của thép

và bê tông là 0.8 N/mm2; lớn hơn nhiều so với quy trình Anh (British Standards, 1979), giá trị này là 0.4 N/mm2

- Với những mẫu có dùng neo chống cắt,

đường cong phá hoại hầu như không có sự khác biệt giữa tăng tải liên tục và tăng tải theo từng cấp

Chiều dài phân bố

≤ 3.5D

Chiều dài phân bố

≤ 0.5D

a Trạng thái cân b Trạng thái trước bằng giới hạn giới hạn

Hình 1 Sự phân bố ứng suất dính bám

Một nghiên cứu khác của giáo sư Roeder

và cộng sự đưa đến một số kết luận như sau:

- ở trạng thái giới hạn, ứng suất dính bám

f2δ phân bố đều xung quanh đường kính và dọc theo chiều dài 3.5 D:

f2δ = 2.109 - 0.026(D/t) (1)

- ở trạng thái chịu tải trước TTGH, ứng suất dính bám phân bố theo hình tam giác dọc theo chiều dài 0.5D

- Lực dọc trục được chuyển từ thép qua

Trang 3

bê tông và ngược lại thông qua ứng suất dính

bám hoặc neo chống cắt

- Co ngót của bê tông là một yếu tố rất

bất lợi cho ứng suất dính bám

Như vậy, qua các nghiên cứu đã có, có

thể khẳng định rằng dính bám có ảnh hưởng

đến khả năng chịu tải cũng như tính dẻo của

ống thép nhồi bê tông Tuy nhiên các nghiên

cứu này chưa thống nhất được với nhau về

cường độ và sự phân bố lực dính bám khi

truyền lực cũng như mức độ ảnh hưởng của

nó đến khả năng chịu tải Do đó các quy trình

chỉ đưa ra giá trị an toàn ở cận dưới cho cường

độ dính bám khi tính toán sự truyền lực giữa

thép và bê tông; còn khi tính toán khả năng

chịu tải thì chưa xét tới dính bám

CBA

Quy trình AISC của Mỹ đề nghị dùng

cường độ dính bám 0.6MPa Sự truyền tải

trọng từ bê tông sang thép hoặc ngược lại,

nếu không dùng neo thì chỉ thông qua chiều

dài dính bám bằng 2D (một chiều D trên điểm

truyền lực và một chiều dài D dưới điểm

truyền lực) Mặt khác cũng chưa có bằng

chứng khoa học về sự trượt giữa thép và bê

tông Do đó, AISC chỉ cho phép tính toán sự

truyền trải trọng dựa vào dính bám hoặc neo

mà không xét đồng thời

biến dạng ngang của bê tông

ống thép ngăn chặn biến dạng ngang

của bê tông làm tăng cường độ chịu nén, f’cc

và độ dẻo của bê tông Cường độ chịu nén f’cc

phụ thuộc vào hình dạng của mặt cắt tròn hay

chữ nhật, cường độ của bê tông, độ mảnh của

thanh, tỷ số D/t và tình trạng chịu tải trọng của

thanh (nén thuần tuý, uốn thuần tuý hay nén –

uốn) Theo nghiên cứu của Furlong (1967),

Schneider (1998) và nhiều nghiên cứu khác, ứng suất nén ngang trong bê tông giảm nếu dùng ống thép có mặt cắt chữ nhật (so với mặt cắt tròn); giảm nếu dùng bê tông cường

độ cao; giảm nếu độ mảnh của cột tăng và cả

trường hợp ống thép nhồi bê tông chịu uốn thuần tuý Shams và Saadeghvaziri (1999) kết luận rằng ƒ’cc giảm khi tỷ số D/t tăng

σ

ε

σ

b a

ε

a Bê tông không bị hạn chế biến dạng ngang

b Bê tông bị hạn chế biến dạng ngang (lõi bê tông trong ống thép)

Hình 2 Quan hệ giữa ứng suất vμ biến dạng

của bê tông

Nhóm nghiên cứu của Richard (1928) đề nghị dùng ứng suất nén lớn nhất cho bê tông, ƒ’cc, theo công thức:

ƒ’cc = ƒ’c (1 + 4.1p/ ƒ’c) (2) Năm 1972, Newmand đề nghị một công thức phi tuyến:

ƒ’cc = ƒ’c [1 + 3.7(p/ ƒ’c)0.86] (3) Gần đây hơn, Shams và Saadeghvaziri (1999) đưa ra công thức tính ứng suất nén lớn nhất cho bê tông, f’cc như sau:

ƒ’cc = ƒ’c {1 + A/[1+(D/tB)α]} (4) trong đó:

Trang 4

p - ứng suất nén ngang trong bê tông ƒ’c - cường độ chịu nén của bê tông

D - đường kính ống thép

t - chiều dày ống thép

α - hệ số hình dạng

A, B - hệ số phụ thuộc f’c Trong ba công thức (2), (3) và (4) thì

công thức (4) tiến bộ nhất Trong khi công

thức (2) và (3) chỉ xét tới cường độ bê tông ƒ’c

và ứng suất nén ngang (p) thì công thức (4)

không chỉ xét đến cường độ bê tông f’c mà còn

xét đến hình dạng mặt cắt ngang và tỷ số D/t

ở giai đoạn đầu chịu tải, do hệ số nở hông của thép (khoảng 0.3) lớn hơn hệ số nở

hông của bê tông (khoảng 0.15 - 0.20) nên

ứng suất nén ngang trong bê tông là đáng kể

và làm tăng cường độ chịu nén của bê tông

Quy trình AISC của Mỹ cho phép xét đến hiệu

ứng này đối với ống thép tròn nhồi bê tông

bằng cách dùng cường độ chịu nén của bê

tông là 0.95ƒ’c, thay vì 0.85ƒ’c; còn đối với ống

thép chữ nhật nhồi bê tông thì không xét đến

hiệu ứng này

CBA

iv Vấn đề mất ổn định tổng thể vμ

cục bộ của ống thép

ổn định tổng thể của thanh chịu nén ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực của

thanh Đối với ống thép nhồi bê tông, hiệu ứng

này được xét thông qua:

Pe, Pe = π2(EIeff)/(KL)2 (5) trong đó:

EIeff = EsIs + EsIsr + C3EcIc (6)

C3 = 0.6 + 2As/(As+Ac) < 0.9 (7) Với:

Ec - mô đun đàn hồi của bê tông

Es - mô đun đàn hồi của thép

Ic - mô men quán tính của mặt cắt ngang

bê tông

Is - mô men quán tính của mặt cắt ngang ống thép

Isr - mô men quán tính của các thanh thép

K - hệ số chiều dài có hiệu

L - chiều dài tự do của thanh

Như vậy, độ cứng có hiệu EJeff, được dùng để tính độ cứng chịu nén của ống thép nhồi bê tông Độ cứng này bao gồm độ cứng của ống thép, thanh thép, lõi bê tông và sự tương tác giữa hai vật liệu

Đối với ổn định cục bộ của ống thép, cho tới nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ

về những ảnh hưởng của nó tới khả năng chịu nén và uốn của ống thép nhồi bê tông Do đó, hiện nay các quy trình dùng các quy định ràng buộc về thành phần % thép trong mặt cắt và

tỷ lệ D/t (hoặc b/t) để đảm bảo đạt cường độ tính toán trước khi xuất hiện mất ổn định cục

bộ Quy trình AISC quy định:

- Hàm lượng thép trong mặt cắt không

được ít hơn 1%

- Với mặt cắt chữ nhật:

b/t < 2.26(E/Fy)0.5; tỷ số b/t lớn hơn chỉ được dùng khi thông qua thí nghiệm và phân tích

Trang 5

- Với mặt cắt tròn:

D/t < 0.15(E/Fy); tỷ số b/t lớn hơn chỉ

được dùng khi thông qua thí nghiệm và phân

tích

- Với mặt cắt tròn, thép có E = 210GPa,

F

CBA

Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu

cũng như các ứng dụng cụ thể trong các công

trình xây dựng tại các nước Mỹ, Nhật và Trung

Quốc, ống thép nhồi bê tông đã tỏ rõ ưu thế

về khả năng chịu tải trọng lớn và tính dẻo dai,

đây là những đặc điểm quan trọng cho vật liệu

của các công trình chịu tải trọng động đất và

gió Mặt khác tính kinh tế cũng là một đặc

điểm quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình ứng

dụng loại vật liệu này trong xây dựng Tuy

nhiên, cho tới nay chưa có các nghiên cứu đầy

đủ về vấn đề dính bám giữa thép và bê tông,

vấn đề ống thép ngăn chặn biến dạng ngang

của bê tông, đặc biệt là vấn đề mất ổn định

cục bộ của ống thép Đối với ống thép nhồi bê

tông có đường kính lớn, nếu tuân theo những

hạn chế của quy trình sẽ dẫn tới lãng phí vật liệu thép Mong rằng trong tương lai sẽ có những nghiên cứu đầy đủ về các hiện tượng này để ống thép nhồi bê tông được áp dụng rộng rãi trong công trình cầu; góp phần nâng cao độ tin cậy của công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng

y = 420MPa thì D/t < 75

Trong thực tế tại Mỹ, tỷ số D/t thường

dùng khoảng 100 Như vậy, do chưa có

nghiên cứu đầy đủ nên quy trình quy định

thiên về an toàn Điều này gây ra lãng phí vật

liệu thép và lãng phí kinh phí thí nghiệm khi

dùng tỷ số D/t vượt giới hạn cho phép

Có thể nói, vấn đề ổn định cục bộ của

ống thép đang rất cần những nghiên cứu mới

để cung cấp một phương pháp hiệu quả,

chính xác và đơn giản để ứng dụng vào thiết

kế, đồng thời làm nổi bật các ưu điểm về kinh

tế cũng như góp phần phổ biến sử dụng loại

vật liệu này

v Kết luận

Tài liệu tham khảo [1] American Institude of Steel construction,

Specification for Structural Steel Buildings, 2005

[2] Aval et al, Comprehensive Composite Inelastic

Fiber Element for Cyclic Analysis of Concrete Filled Steel Tube Columns, Journal of Engineering

Mechanics, 2002

[3] Caner et al, Lateral Confinement Needed to

Suppress Softening of Concrete in Compression,

Journal of Engineering Mechanics, 2002

[4] Fam et al, Concrete Filled Steel Tubes

Subjected to Axial Compression and Lateral Loads,

Journal of Structural Engineering, 2004

[5] Hajjar, Concrete Filled Steel Tube Columns

under Earthquake Loads, Prog Struct Engng

Mater, 2000

[6] Heng-zhi et al, Numerical Analysis of Ultimate

Strength of Concrete Filled Steel Tubular Arch Bridges, Journal of Zhejiang University Science,

2005

[7] Laura De Lorenzis, A CoMParative Study of

Models on Confinement of Concrete Cylinders with FRP Composites, Devision of Building Technology,

Chalmers University of Technology, 2001

[8] Roeder et al, Composite Action in Concrete

Filled Tubes, Journal of Structural Engineering,

1999♦

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sự phân bố ứng suất dính bám - Báo cáo khoa học: "Vấn đề dính bám giữa thép và bê tông, biến dạng ngang của bê tông khi chịu nén, ổn định tổng thể và cục bộ của ống thép nhồi bê tông" ppsx
Hình 1. Sự phân bố ứng suất dính bám (Trang 2)
Hình 2. Quan hệ giữa ứng suất vμ biến dạng - Báo cáo khoa học: "Vấn đề dính bám giữa thép và bê tông, biến dạng ngang của bê tông khi chịu nén, ổn định tổng thể và cục bộ của ống thép nhồi bê tông" ppsx
Hình 2. Quan hệ giữa ứng suất vμ biến dạng (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w