0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Các thủ tục báo hiệu trong mạng H

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIAO THỨC BẢO MẬT H.235 SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG VOIP PDF (Trang 33 -36 )

CHƯƠNG 2 BẢO MẬT H

2.1.4. Các thủ tục báo hiệu trong mạng H

Người ta chia một cuộc gọi làm 5 giai đoạn gồm : - Giai đoạn 1: Thiết lập cuộc gọi

- Giai đoạn 2: Thiết lập kênh điều khiển - Giai đoạn 3: Thiết lập kênh truyền thông - Giai đoạn 4: Dịch vụ

- Giai đoan 5: Kết thúc cuộc gọi

Giai đoạn 1: Thiết lập cuộc gọi :

Giao thức sử dụng : H.225 .

Hai đầu cuối gọi gửi bản tin H.225 RAS đến GK để đăng ký và lấy địa chỉ của đầu cuối bị gọi. Sau đó, đầu cuối này trao đổi các bản tin H.225 (SETUP, CALL PROCEEDING, ALERTING, CONNECT) với đầu cuối bị gọi; trong lúc trao đổi những bản tin này, đầu cuối bị gọi cũng sử dụng bản tin H.225 RAS để đăng ký với GK.

Hình 2.6 Thiết lập cuộc gọi H.323.

Giai đoạn 2: Thiết lập kênh điều khiển:

Giao thức sử dụng : H.245 .

Các thông số của cuộc gọi sẽ được thống nhất trong giai đoạn này khi các đầu cuối gửi các bản tin H.245 cho nhau, bao gồm :

 Khả năng trao đổi của đầu cuối (Terminal Capability Exchange) : là khả năng truyền, nhận cũng như xử lý các dòng thông tin của các đầu cuối. Việc trao đổi thông tin giữa 2 điểm cuối là cần thiết để cả 2 có cùng phương thức CODEC trong quá trình tham gia một kết

nối. Các thông báo H.245 sử dụng trong quá trình này :

TerminalCapabilitySet, TerminalCapabilitySetAck.

 Quyết định chủ tớ (Master-Slave Determination) : Mẫu thuẫn có thể nảy sinh khi 2 đầu cuối đều có khả năng MC tham gia vào một cuộc gọi hội nghị. Để giải quyết vấn đề này một đầu cuối sẽ đóng vai trò chủ, các đầu cuối khác đóng vai trò tớ. Khi xảy ra mâu thuẫn các đầu cuối phải thông báo vai trò của mình. Thủ tục này cho phép các đầu cuối tham gia trong một cuộc gọi xác định đâu là đầu cuối chủ, đâu là đầu cuối tớ. Vai trò của các đầu cuối có thể được xác định lại trong suốt tiến trình hội nghị. Các bản tin được sử dụng để xác định

chủ tớ : masterSlaveDetermination,

masterSlaveDeterminationAck.

 Đóng mở các kênh logic (Logical Chanel Signalling) : Một kênh logic là kênh mang thông tin từ điểm cuối này đến điểm cuối khác hoặc đến nhiều điểm cuối khác. Một điểm cuối có thể yêu cầu thiết lập kênh logic bằng cách gửi bản tin openLogicalChannel. Điểm

cuối có thể chấp nhận yêu cầu này hoặc từ chối. Nếu đồng ý nó sẽ đáp ứng bằng bản tin openLogicalChannelAck ngược lại nó sẽ gửi bản tin phản hồi.

Giai đoạn 3 : Thiết lập kênh truyền thông

Sau khi trao đổi khả năng (tốc độ nhận tối đa, phương thức mã hoá…) và xác định quan hệ master-slave trong giao tiếp ở giai đoạn 2, thủ tục điều khiển kênh H.245 sẽ thực hiện việc mở kênh logic để truyền dữ liệu. Các kênh này là kênh H.225.

Sau khi mở kênh logic để truyền tín hiệu là âm thanh và hình ảnh thì mỗi đầu cuối truyền tín hiệu sẽ truyền đi một bản tin h2250MaximumSkewIndication để xác định thông số truyền.

Giai đoạn 4: Dịch vụ cuộc gọi

Có một số dịch vụ cuộc gọi được thực hiện trên mạng H.323 như: thay đổi độ rộng băng tần, giám sát trạng thái hoạt động, hội nghị đặc biệt, các dịch vụ bổ sung. Hai loại dịch vụ điển hình: thay đổi độ rộng băng tần và giám sát trạng thái hoạt động.

Giai đoạn 5 : Kết thúc cuộc gọi

Cuộc gọi được kết thúc 1 cách tuần tự: từ kênh truyền thông, kênh điều khiển, kênh báo hiệu đến đăng ký của các đầu cuối với GK.

Đầu tiên hai đầu cuối kết thúc kênh truyền thông và kênh điều khiển H.245 bằng các bản tin CloseLogicalChannel và EndSessionComand. Sau đó đầu cuối bị gọi gửi đi bản tin H.225 RELEASE COMPLETE để kết thúc kênh báo hiệu cuộc gọi. Cuối cùng, đăng ký giữa GK và đầu cuối kết thúc bằng các bản tin RAS.

Trường hợp cuộc gọi không có GK : hai đầu cuối vẫn thực hiện các bước

như trên và không sử dụng các bản tin RAS.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIAO THỨC BẢO MẬT H.235 SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG VOIP PDF (Trang 33 -36 )

×