Authentication (xác thực)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIAO THỨC BẢO MẬT H.235 SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG VOIP pdf (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 2 BẢO MẬT H

2.2.2.1.Authentication (xác thực)

Quá trình xác thực nhằm mục đích kiểm tra đối tượng đang trao đổi thông tin là ai. Quá trình này có thể được hoàn thành bằng cách trao đổi khóa công khai (public- key) dựa trên chứng nhận điện tử (certificate), hoặc là trao đổi 1 khóa chung (share secret) giữa các bên tham gia. Nó có thể là mật khẩu (password) hoặc là 1 phần thông tin nào đó đã được trao đổi.

H.235 mô tả giao thức trao đổi chứng nhận điện tử (certificate), nhưng không chỉ rõ cách thức mà các bên tham gia xác nhận và chấp nhận nó. Nhìn chung, chứng nhận điện tử đưa ra 1 sự bảo đảm cho người kiểm tra rằng : người gửi chứng nhận điện tử là ai. Mục đích đằng sau chứng nhận điện tử là xác thực người sử dụng thiết bị đầu cuối chứ không đơn thuần là xác thực thiết bị đầu cuối về mặt vật lý. Sử dụng chứng nhận điện tử, giao thức xác thực(authentication) này chứng tỏ được rằng người nhận sở hữu khóa bí mật (private key) tương ứng với khóa công khai(public key) chứa trong chứng nhận điện tử. Cách xác thực này giúp chống lại kiểu tấn công man-in-the-midle, chứ không tự động xác định được người trả lời là ai. Để làm được điều này đòi hỏi phải có 1 vài thông tin khác trong chứng nhận điện tử. Ví dụ, chứng nhận điện tử thông thường bao gồm ID của nhà cung cấp dịch vụ cùng với biểu mẫu thông tin tài khoản người sử dụng quy định bởi nhà cung cấp dịch vụ.

cung cấp báo hiệu để hoàn thành những kịch bản khác nhau. Phương pháp này phụ thuộc vào thứ tự liên lạc của các bên tham gia để thu được khóa chung (share secret).

Như là 1 lựa chọn thứ 3, việc xác thực có thể hoàn thành cùng với việc sử dụng những giao thức bảo mật riêng biệt khác như TLS hay IPSEC.

Xác nhận 1 chiều hay 2 chiều đều có thể được hỗ trợ bởi các điểm đầu cuối ngang hàng. Việc xác thực này có thể diễn ra trên 1 vài hoặc tất cả các kênh truyền thông.

Certificate (Chứng chỉ điện tử):

Sự chuẩn hóa của chứng nhận điện tử, bao gồm quá trình tạo ra chúng, quản lý, phân phối không nằm trong phạm vi của khuyến nghị này. Chứng nhận điện tử sử dụng để thiết lập kênh bảo mật (Báo hiệu cuộc gọi, điều khiển cuộc gọi) phải thích hợp với những điều đã quy định bởi giao thức được thống nhất bảo mật kênh truyền.

Chú ý khi sử dụng khóa công khai trong chứng nhận điện tử, các đầu cuối được yêu cầu cung cấp chữ kí điện tử sử dụng khóa bí mật. Việc chỉ trao đổi khóa công khai trong chứng nhận điện tử không chống lai khả năng bị tấn công man-in- the-midle. Giao thức H.235 thích hợp với yêu cầu này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIAO THỨC BẢO MẬT H.235 SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG VOIP pdf (Trang 36 - 37)