1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN LÝ VÀ THỰC TIỄN" potx

6 687 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 287,26 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ CT 2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một trong những nội dung quan trọng của của quản lý dự án, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của dự án, ảnh hưởng

Trang 1

QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN LÝ VÀ THỰC TIỄN

ThS NGUYỄN TÀI CẢNH

Bộ môn Kinh tế Xây dựng Khoa Vận tải & Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một trong những nội dung quan trọng của quản lý dự án Bài báo nêu một số những điểm mới trong quản lý dự án và những khó khăn vướng mắc trong thực tế cũng như những ý kiến sửa đổi cho phù hợp

Summary: Cost management in construction projects is one of the important aspects of project management This article discusses some of the new points in project management as well as practical constraints and proposes suitable modifications

I ĐẶT VẤN ĐỀ

CT 2

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là một trong những nội dung quan trọng của của quản lý dự án, nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của dự án, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, đến chất lượng công trình v.v… vì vậy nó đã được đề cập đến trong các “Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình”

II NỘI DUNG

Ngày 13 tháng 6 năm 2007 việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được đề cập một cách đầy đủ nhất trong “Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình” và ngày 25 tháng 7 năm 2007 Bộ Xây dựng đã có thông tư số 05/2007/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Những nội dung chính mà Nghị định đề cập đến là:

- Tổng mức đầu tư xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình

- Định mức xây dựng và giá xây dựng công trình

- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng công trình

- Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình

Trang 2

- Quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng công trình

Những nội dung đó đã đề cập một cách đầy đủ những vấn đề từ khi lập, điều chỉnh, thanh

quyết toán đã tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi thanh toán và giúp cho việc giải ngân

được nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công

Một trong những nội dung mới trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng được thể hiện

trong nguyên tắc quản lý đó là:

- Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả dự án

đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường

- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợp với các giai

đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và các quy định của nhà

nước

- Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp

với độ dài thời gian xây dựng công trình…

Để có thể tính đúng tính đủ dự toán được lập căn cứ trên cơ sở khối lượngcác công việc

xác định theo thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện

của công trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm (%)

(sau đây gọi là định mức tỷ lệ) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó

Việc xác định dự toán căn cứ vào đơn giá xây dựng công trình là một bước tiến mới về

nhận thức vì nó đưa chi phí dự toán đến gần với giá thị trường Đơn giá xây dựng công trình

a) Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng

vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá

thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà

cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự Giá

vật liệu đến chân công trình được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình;

b) Giá nhân công xây dựng được xác định theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của

từng khu vực, tỉnh theo từng ngành nghề cần sử dụng Giá nhân công xây dựng được tính toán

căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; khả năng

nguồn vốn, khả năng chi trả của chủ đầu tư và các yêu cầu khác;

c) Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng

dẫn

Tuy nhiên trong trong quá trình xác định đơn giá xây dựng công trình có nhiều khó khăn

vì các yếu tố cấu thành giá luôn biến động nhất là giá vật liệu Từ lúc thiết kế và lập dự toán đến

lúc tổ chức đấu thầu xây dựng có một khoảng cách thời gian nên phải tiến hành điều chỉnh lại

đơn giá, trong quá trình xây dựng đến khi thanh toán lại có khoảng cách thời gian nữa nên cũng

cần điều chỉnh, việc điều chỉnh đơn giá xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế là một

Trang 3

yêu cầu cần thiết nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý

Trong thông tư 05/2007/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có một số chỗ cũng chưa thật hợp lý đó là:

- Thứ nhất: trong mục a.1.2 có viết: “Đơn giá xây dựng tổng hợp có thể chỉ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công hoặc tổng hợp đầy đủ cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước »

Khi nói đến đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ mà không có thuế giá trị gia tăng đầu ra

thì không thể gọi là đầy đủ được vì giá vật liệu khi xác định đơn giá không có thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra dùng để trả cho thuế giá trị gia tăng đầu vào mà các doanh nghiệp đã ứng trước khi mua vật liệu

- Thứ hai : Trong phần giải thích của « Bảng 2.2 Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng » có ghi: «Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (gồm đơn giá xây dựng chi tiết và đơn giá xây dựng tổng hợp) là một phần trong hồ sơ dự toán công trình » Sau đó có hai bảng hướng dẫn như sau:

Bảng 2.3 Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình

Tên công trình:

I PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT

Stt (Tên công tác xây dựng)

Đơn vị tính :

CT 2

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ

MÃ HIỆU

VL,

NC, M

THÀNH PHẦN HAO PHÍ

ĐƠN VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

Chi phí VL

Chi phí NC

(theo cấp bậc thợ bình quân)

Chi phí MTC

DG.1

II PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP

Stt (Tên nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình)

Trang 4

Đơn vị tính :

THÀNH PHẦN CHI PHÍ

HIỆU

ĐƠN

GIÁ

THÀNH PHẦN CÔNG

VIỆC

ĐƠN

VỊ TÍNH

KHỐI

LIỆU

NHÂN

TỔNG CỘNG

Ghi chú :

- Mã hiệu đơn giá và mã hiệu vật liệu, nhân công, máy thi công có thể bằng chữ hoặc bằng

- Trường hợp đơn giá được tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí trực tiếp khác, chi phí

chung và thu nhập chịu thuế tính trước

Theo ý kiến cá nhân thì trong tài liệu dự toán không cần biểu “II Phần đơn giá xây dựng

tổng hợp” vì khi thẩm tra tài liệu dự toán chỉ cần biểu “I Phần đơn giá xây dựng chi tiết” là đủ

hơn nữa kết cấu của 2 biểu trên không hợp lý đó là biểu I không có “mã số công việc” để từ đó

có thể kiểm tra việc áp dụng định mức xây dựng có đúng hay không và biểu II có dòng “cộng”

là không có ý nghĩa gì vì không ai lại công chi phí của các đơn giá theo cột dọc Ngoài ra bỏ các

dòng:

Stt (Tên công tác xây dựng)

Đơn vị tính :

Ở bảng I và các dòng

Stt (Tên nhóm danh mục công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình)

Đơn vị tính :

Ở bảng II vì toàn bộ dự toán của một công trình sẽ được xây dựng đơn giá từ 1 đến n

Theo ý kiến cá nhân nên sửa lại hai biểu trên như sau

Trang 5

Bảng 2.3 TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

I PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ

MÃ SỐ CÔNG VIỆC

TÊN CÔNG VIỆC

VÀ THÀNH PHẦN HAO PHÍ

ĐƠN

VỊ TÍNH

KHỐI LƯỢNG ĐỊNH MỨC

ĐƠN GIÁ

THÀNH TIỀN

DG.1

AD.11221

Làm móng cấp phối

đá dăm lớp trên đường

mở rộng

100 m3

VL+NC+M

Chi phí VL Vl.1 Vl.2

Chi phí NC (theo cấp

Chi phí MTC

CT 2

II PHẦN TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG

THÀNH PHẦN CHI PHÍ

MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ

TÊN CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ

TÍNH

KHỐI LƯỢNG VẬT

LIỆU NHÂN CÔNG MÁY

TỔNG CỘNG ĐƠN GIÁ

DG.1 DG.2 DG.3

Ghi chú : Trong bảng 1 Cột 1 : Mã hiệu đơn giá do người lập dự toán tự đặt theo thứ tự từ 1 đến n

Cột [2]; [3] ; [4] ; [5]; ghi theo tài liệu định mức kinh tế kỹ thuật

Cột [6] ghi theo giá vật liệu đến chân công trình, giá nhân công và giá ca máy theo mặt

Trang 6

bằng thị trường

Cột [7] = cột [5] * cột [6]

III KẾT LUẬN

Qua bài báo này tác giả muốn đóng góp hai ý kiến đó là:

Khi xác định "Đơn giá xây dựng tổng hợp đầy đủ" sẽ gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân

công, chi phí máy thi công, trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và

thuế giá trị gia tăng

Sửa đổi hai bảng trong bảng 2.3 cho phù hợp với thực tế, nếu có thể bỏ bảng II

Tài liệu tham khảo

[1] Luật Xây dựng ngày 26/11/2003

[2] Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình

[3] Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ xung một số điều của

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình CT 2

[4] Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

công trình

[5] Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và

quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

[6] Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý

chi phí đầu tư xây dựng công trình

[7] Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007

[8] Nguyễn Tài Cảnh, Lê Thanh Lan Định mức kỹ thuật và Định giá sản phẩm trong xây dựng Hà Nội –

2007 ♦

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình - Báo cáo khoa học: "QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN LÝ VÀ THỰC TIỄN" potx
Bảng 2.3. Tổng hợp đơn giá xây dựng công trình (Trang 3)
Bảng 2.3. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH - Báo cáo khoa học: "QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUẢN LÝ VÀ THỰC TIỄN" potx
Bảng 2.3. TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w