Bài 27 CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (TỪ THẾ KỶ VI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức - Thấy rõ so với các cuộc đấu tranh thế kỉ I đến thế kỉ V thì các cuộc đấu tranh từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X mạnh mẽ và quyết liệt hơn, kết quả đã giành được độc lập, tự chủ hoàn toàn, kết thúc hơn nghìn năm Bắc thuộc. - Nắm được nguyên nhân cơ bản, diễn biến, kết quả của những cuộc khởi nghĩa lớn thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X. 2. Tư tưởng, tình cảm - Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn đưa đến thắng lội của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. - Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta thời Bắc thuộc. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng thống kê, so sánh đối chiếu để rút ra nhận xét. - Kỹ năng sử dụng lược đồ. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu - Bảng thống kê khái quát các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi : Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 2. Dẫn dắt vào bài mới Tiếp tục các cuộc đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ V, trong những thế kỉ VI đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt hơn và giành được thắng lợi, kết thúc hoàn toàn thời kì bị phương Bắc đô hộ, mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. Để tìm hiểu những nội dung trên chúng ta tìm hiểu những nội dung bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp KHÁI QUÁT CÁC CUỘC ĐẤU TRANH VŨ TRANG TỪ THẾ KỈ VI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X. Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân. - GV cho HS đọc và tìm hiểu bảng khái quát các cuộc đấu tranh vũ trang từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X. Sau đó GV chỉ cho HS thấy được diễn biến cuộc đấu tranh. - Tiếp theo GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh đó ? - GV nhận xét và chốt ý : Tính chất quyết liệt, mạnh mẽ và rộng lớn. Mục 2,3. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân, Những cuộc đấu tranh giành độc lâpọ cuối thời kỳ Đường. Có thể cấu trúc lại thành một và có thể gợi ý tổ chức dạy học sau : Hoạt động 1 : Nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày. - GV nhận xét và trình bày theo nội dung bảng dưới đây. Kết hợp với việc sử dụng phương pháp tường thuật, sử dụng lược đồ, miêu tả để làm phong phú nội dung bài giảng. Khởi nghĩa - Thời gian Kẻ thù Địa bàn Tóm tắt diễn biến Ý nghĩa Lí Bí Năm 542 Nhà Lương Long Biên Tô - Năm 542 Lý Bí liên kết hào kiệt các - Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền Lịch châu miền Bắc khởi nghĩa, lật đổ chế độ đô hộ. - Nă 544 Lý Bí lên ngôi, lập nước Vạn Xuân. bỉ. - Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc - Năm 545 nhà Lương đem quân xâm lược, Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến Năm 550 thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua. Đánh dấu bước phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. - Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi. - Năm 603 nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại. Khúc Thừa Dụ, năm 905 Nhà Đường Tống Bính - Năm 905 Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, giành quyền tự chủ (giành chức Tiết độ sứ). - Năm 907 Khúc Hạo xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. - Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường, giành độc lập tự chủ. - Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranhh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Ngô Quyền năm 931 Nam Hán - Năm 938 Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết - Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước. chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn (cầu viện Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. - Mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc. - Kết thúc vĩnh viễn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc. - Tiếp theo GV có thể nêu câu hỏi : Em hãy cho biết nét độc đáo trong kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền ? - HS tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý : kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền rất độc đáo : Chọn nơi hiểm yếu đóng cọc xuống lòng sông, lợi dụng nước thuỷ triều, nhử quân địch vào trận địa mai phục tiêu diệt chúng. Để lại bài học về sau : Trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, Trần Hưng Đạo cũng dùng kế này để đánh giặc. - Cuối cùng GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi : Nêu đóng góp của Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập ? - HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét và chốt ý : + Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền với cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ thắng lợi và chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự chủ, thoát khỏi ách đô hộ lâu dài của các triều đại Trung Quốc. 4. Sơ kết bài học - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : Tóm tắt diễn biến các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong các thế kỉ VI - X. Ý nghĩa thắng lợi của chiến thắng Bạc Đằng năm 938. 5. Dặn dò, bài tập - Học bài cũ, đọc trước bài mới - Trả lời các câu hỏi trong SGK. . Bài 27 CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (TỪ THẾ KỶ VI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần : 1. Kiến thức -. chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn (cầu viện Nam Hán) và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán. - Mở ra một thời đại mới, thời đại độc lập. độc lập tự chủ. - Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranhh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc. Ngô Quyền năm 931 Nam Hán - Năm 938 Nam Hán xâm lược nước ta,