Bài 12 VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của những nước láng giềng gần gũi với Việt Nam. - Những giai đoạn phát triển lịch sử của hai Vương quốc Lào và Cam-pu-chia. - Về ảnh hưởng của nền văn hoá Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hoá dân tộc của hai nước này. 2. Tư tưởng, tình cảm - Bồi dưỡng HS tình cảm yêu quí trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống của hai dân tộc làng giềng gần gũi của Việt Nam. - Giúp các em hiểu rõ mối quan hệ mật thiết của ba nước từ xa xưa, từ đó giúp HS hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương. 3. Kỹ năng - Kĩ năng tổng hợp, phân tích và các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào và Cam-pu-chia. - Kĩ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai Vương quốc Lào và Cam-pu-chia. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC - Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á. - Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người hai nước Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào? 2. Dẫn dắt bài mới - Cam-pu-chia và Lào và hai quốc gia láng giềng gần gũi với Việt Nam, đã có lịch sử truyền thống lâu đời và một nền văn hoá đặc sắc. Để tìm hiểu sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào phát triển qua các thời kì như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hoá đặc sắc ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên. 3. Tổ chức các hoạt động trên lớp Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 1. Vương quốc Cam-pu- chia - Trước hết, GV treo bản đồ các nước Đông Nam Á lên bảng giới thiệu trên lược đồ những nét khái quát về địa hình của Cam-pu-chia: Như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là vùng rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ. - Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Người Cam- pu-chia là ai? Họ sống ở đâu? - HS đọc SGK và tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: + Người Khơ me là bộ phận của cư dân cổ Đông Nam Á gọi là người Mông Cổ sống trên phạm vi rộng hầu như bao trùm hết các nước Đông Nam Á lục địa. - Ở Cam-pu-chia tộc người chủ yếu là Khơ-me. + Ban đầu không phải là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công sau mới di cư về phía Nam. - Điạ bàn sinh sống ban đầu là phía bắc nước Cam- pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn - GV hỏi: Quá trình lập nước như thế nào? - HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi? trung lưu sông Mêcông; đến thế kỉ VI Vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập. - GV chốt ý: Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp thu văn hoá Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn; đến thế kỉ VI vương quốc người Cam-pu-chia được thành lập. Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Giai đoạn nào Cam- pu-chia phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, trình bày và phân tích: + Thời kì Ăng-co (802 - 1432) là thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu- chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở Tây bắc Biển Hồ (tỉnh Xiêm Riệp ngày nay) - Thời kì Ăng-co (802 - 1432) là thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở Tây bắc Biển Hồ. - GV chỉ trên bản đồ: Địa bàn ban đầu (thế kỉ V-VII) ở hạ lưu sông Se-mun (Nam Cò Rạt), địa bàn quần cư ở thế kỉ X-XV địa bàn ở bắc Biển Hồ, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về đất nước con người Cam-pu-chia, chú ý đến giới thiệu Ăng-co Vát. + Biểu hiện phát triển thịnh đạt: - Biểu hiện phát triển thịnh đạt: - Về kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển. Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn. + Về kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển. Ăng-co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực. + Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn. - HS đọc hai đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về sự phát triển kinh tế và cuộc chiến tranh xâm lược của Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co để chứng minh cho sự phát triển. + Ăng-co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vực. - GV nêu câu hỏi: Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hoá của Vương quốc Cam-pu-chia? - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý: Người dân Cam-pu-chia đã xây dựng một nền văn hoá riêng hết sức độc đáo: + Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. - Văn hoá: Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. + Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật. + Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng- co. + Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng-co. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 2. Vương quốc Lào - Trước hết, GV giới thiệu trên bản đồ về vị trí của Vương quốc Lào và những nét cơ bản về địa hình: Đất nước Lào gắn liền với sông Mê-công, con sông vừa cung cấp nguồn thủy văn dồi dào, trục đường giao thông quan trọng của đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất về mặt địa lí. Có đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ. - Tiếp theo GV trình bày và phân tích: + Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của nền văn hoá đồ đá, đồ đồng - Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ nhân của hàng nghìn năm trước đã sáng tạo ra những chiếc chum đá khổng lồ ở cánh đồng Chum, GV có tranh ảnh về cánh đồng Chum có thể kết hợp giới thiệu. nền văn hoá đồ đá, đồ đồng. + Đến thế kỉ XIII, mới có nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm (người Lào ở thấp). Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ. + Đến thế kỉ XIII, nhóm người nói tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người Lào Thơng gọi là Lào Lùm. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các mường cổ. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được cuộc sống, tổ chức xã hội sơ khai của người Lào. + Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi vua đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi). + Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi vua đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi). - GV nêu câu hỏi: Thời kì thịnh vượng nhất của Vương quốc Lào? Những biểu hiện của sự thịnh vượng? - HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, chốt ý: + Thời kì thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, dưới triều vua Xu-li-nha Vông-xa. Những biểu hiện phát triển: - Thời kì thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII, dưới triều vua Xu- li-nha Vông-xa. + Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. + Đất nước có nhiều sản vật quí, buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo. - Những biểu hiện phát triển: + Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. + Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia + Buôn bán trao đổi với cả và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện. người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo. - HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK chứng minh cho việc tổ chức bộ máy chặt chẽ và xây dựng quân đội qui củ hơn. + Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện. - GV trình bày: Đến đầu thế kỉ XVIII, Lan Xang suy yếu và bị Xiêm chiếm biến thành một tỉnh, sau trở thành thuộc địa của Pháp năm 1893. Hoạt động 2: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Những nét chính về văn hoá của Vương quốc Lào? - Văn hoá: - HS đọc SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và kết luận: + Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam- pu-chia và Mi-an-ma. + Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú hồn nhiên. + Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và Mi-an-ma. + Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn. + Đời sống văn hoá của người Lào rất phong phú hồn nhiên. GV nhấn mạnh: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. - Kiến trúc: Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn. Tuy nhiên khi tiếp thu văn hoá nước ngoài, nhất là văn hoá Ấn Độ trong quá trình giao lưu văn hoá, mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc dân tộc là sợi dây liên kết dân tộc và thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc. - Nền văn hoá truyền thống: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc, song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình + Chữ viết: từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình. vào, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc + Văn học dân gian và văn học viết. + Tôn giáo: đạo Hin-du và đạo phật. + Kiến trúc Hin-du giáo và Phật giáo. 4. Sơ kết bài học - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ra ngay từ đầu giờ học để củng cố kiến thức đã học. 5. Dặn dò, bài tập về nhà - Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK. - Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo nội dung sau: Tên vương quốc Thời gian hình thành vương quốc Giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất Biểu hiện của sự phát triển . nhau trong là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương. 3. Kỹ năng - Kĩ năng tổng hợp, phân tích và các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển. Bài 12 VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần: 1. Kiến thức - Nắm được. dân tộc + Văn học dân gian và văn học viết. + Tôn giáo: đạo Hin-du và đạo phật. + Kiến trúc Hin-du giáo và Phật giáo. 4. Sơ kết bài học - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt