ĐỀ TÀI
“ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM
BIỂN CỦA TỈNH CÀ MAU - ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH KỸ
THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÁC LOẠI HÌNH NI VÀ SẢN XUẤT GIỐNG THÍCH HỢP CHO TỈNH
CÀ MAU”
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CƠ QUAN CHỦ TRÌ: PHÂN VIỆN NGHIÊN CÚU THỦY SẢN MINH
HAI
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: Cử nhân VŨ ĐÔNG NAM
Trang 2PHANI
MO DAU DAT VAN DE:
Tỉnh Minh Hải có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước với 120.000 ha,
chiếm khoảng 60% diện tích nuôi thuỷ sản ở các tỉnh Nam bộ Từ khi tách tỉnh
(1997), tỉnh Cà Mau vẫn chiếm diện tích nuôi tôm biển đến 107.327,3 ha và sản
lượng năm đầu vẫn đạt 21.000 tấn (so với 27.700 tấn năm 1996 của Bạc Liêu và
Cà Mau) (4) Cũng như các tỉnh Nam bộ có rừng ven biển, Cà Mau có các loại
hình nuôi tôm biển theo từng vùng sinh thái: Vùng một vụ lúa, một vụ tôm; vùng
rừng xen tôm và vùng chuyên tôm Về trình độ công nghệ, do có diện tích nuôi
lớn, dân thưa nên phổ biến là quảng canh, một số ít diện tích quảng canh cải tiến Năng suất bình quân do đó còn rất thấp: loại hình quảng canh chỉ đạt trung bình từ 200 - 250/kg/ ha/ năm Loại nuôi xen canh tôm lúa chỉ đạt mức 3 tấn lúa + 150 kg tôm/ ha/ năm và loại nuôi xen canh tôm rừng chỉ đạt từ 100 kg - 150 kg tôm/ ha/ năm (3) So sánh lợi thế của loại đất nuôi thuỷ sản thì giá trị khai thác 1 ha mặt đất, nước như trên là quá thấp
Với loại hình quảng canh là chủ yếu, truyền thống nuôi ở Cà mau từ lâu
nay vẫn dựa vào con giống tự nhiên là chính Thế nhưng, nguồn lợi tự nhiên này
ngày một suy giảm và nay đã đến mức nghiêm trọng, chỉ còn khoảng 0,67 con giống/ m° (30) Nguyên nhân chủ yếu là do hệ sinh thái bị đảo lộn do tác động
của con người: nạn chặ phá rừng để làm vuông tôm và hầm than, khiến cho các
bãi trú của ấu trùng tôm và nguồn thức ăn tự nhiên bị thu hẹp; Việc sử dụng
thuốc trừ sâu bừa bãi và sự suy thái môi trường nghiêm trọng do các hoạt động
công nghiệp và sinh hoạt dân cư cũng là những ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng làm giảm lượng tôm giống tự nhiên Từ nhu cầu con giống nhân tạo cho nghề nuôi, Cà Mau cũng đã phát triển các trại sản xuất giống và số lượng trại cũng tăng khá nhanh, theo đà nhu cầu giống tại chỗ Cuối năm 1997, toàn tỉnh có 120 cơ sở được cấp giấy phép hành nghề, trong đó có 84 trại thực sự có sản xuất nhân tạo tôm giống và 36 cơ sở chỉ làm nhiệm vụ thuần hoá Các cơ sở tại chỗ đã sản xuất được 100 triệu PL tôm sú, đáp ứng khoảng 15% (4) nhu cầu ở địa phương, (số nhập vào có kiểm soát vẫn chiếm số lượng lớn) Đến cuối năm 1998, toàn tỉnh đã có 367 cơ sở sản xuất giống (bằng 305,8% năm 1997) trong đó có
260 cơ sở sinh sản nhân tạo với 14.000 m bể ương Các cơ sở sản xuất giống
nhân tạo năm 1998 đã xuất bán 600 triệu PL tôm sú (gấp 6 lần năm 1997) Tuy
Trang 3
vậy vẫn chỉ đáp ứng được xấp xỉ 1/4 nhu cầu con giống và vẫn phải nhập tỉnh 2,2 tỷ giống tôm sú (6) Những con số trên đây cho thấy con giống tôm sú nhân tạo đã dần chiếm ưu thế do các loại hình quảng canh cải tiến được mở rộng dẫn đến
nhu cầu giống tôm sú cho nghề nuôi tăng lên nhanh chóng Nhờ có sự quy hoạch
lại và một phần tiến bộ trong công nghệ nuôi tôm mà đến năm 1998, diện tích nuôi tơm tồn tỉnh đã giảm 20.237 ha chiếm tỷ lệ 18,21%, trong đó trả lại cho
rùng 9.302 ha và cho vùng lúa 11.034 ha (theo kế hoạch, diện tích nuôi thuỷ sản
chỉ còn 62.000 ha vào năm 2010) (6) Điều quan trọng là mặc dù diện tích nuôi tôm giảm, nhưng số lượng tôm đông chế biến xuất khẩu vẫn tăng: Năm 1997: 16.441 tấn; Năm 1998: 16.637 tấn và giá trị thuỷ sản xuất khẩu cũng tăng cao: Năm 1997: 105 triệu USD và năm 1998: 115 triệu USD (4) (6) Có được những kết quả như trên là cố gắng rất lớn của các ban ngành trong tỉnh Cà Mau và sự hỗ trợ, đồng tình của nông ngư dân Tuy nhiên ngành Thuỷ Sản Cà Mau nói chung và nghề nuôi thuỷ sản nói riêng còn nhiều bấp bênh do những nguyên nhân về khả năng chế ngự thiên nhiên, những tồn tại mang tính lịch sử và cả sự bất cập trong quá trình quản lý và điều hành:
Các năm 1994-1996, tôm chết trên diện rộng đã trở thành dịch bệnh, gây thiệt hại cho tỉnh Minh Hải (cũ) và Cà Mau sau này hàng trăm tỷ đồng Dịch
bệnh hiển nhiên đã làm chậm xu thế phát triển nghề nuôi tôm ở Cà Mau
- Cơn bão số 5 (Linda) vào cuối năm 1997 lại gây thêm thiệt hại nặng nề
cho Cà Mau Riêng nghề nuôi tôm bị thiệt hại trực tiếp trên 91.000 ha nuôi, 74
trại sản xuất giống bị hư hại thiệt hại vật chất lên đến hàng trăm tỷ đồng (2) - Những nguyên nhân trên làm tăng cao tỷ lệ số hộ đói nghèo ở Cà Mau, từ 17,7% năm 1997 lên 27,97% năm 1998, mà các hộ đói nghèo này tập trung vào khu vực nuôi Thuỷ sản (7)
- Những bất cập trong quản lý, điều hành và những thiếu sót, cần nhanh
chóng khắc phục như: Công tác tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức cho dân về mùa vụ, chất lượng con giống, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh,
chưa đạt tới mức cần thiết Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho vùng nuôi chưa được đầu tư đúng tiêu chuẩn, chưa có mô hình hiệu quả cao để ngư dân áp dụng Công tác quy hoạch trại giống và quản lý tôm giống chưa theo kịp nhu cầu phát triển; việc quản lý tôm giống nhập tỉnh vẫn còn phức tạp, vẫn còn tình trạng nhập lậu; cơ chế cho việc kiểm sốt cịn cần được hồn thiện; công tác phân vùng và quy
hoạch vùng nuôi còn chậm được triển khai
_ Đứng trước thực trạng nêu trên, nhắm tới mục tiêu của chương trình xuất
khẩu Thuỷ sản đến năm 2005 đã được chính phủ phê duyệt và mục tiêu xoá đói
3
Trang 4giảm nghèo ở Cà Mau, mà con tôm là đối tượng quan trọng Sở KHCN & Môi trường tỉnh Cà Mau đã giao cho Phân Viện Nghiên Cứu Thuỷ Sản Minh Hải làm chủ nhiệm đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm biển ở tỉnh Cà Mau Đề xuất quy trình kỹ thuật và định hướng phát triển cho các loại hình nuôi và sản xuất giống thích hợp cho tỉnh Cà Mau” Đề tài có sự phối hợp trực tiếp của Sở KHCN & Môi trường Cà Mau và Trung tâm Khuyến ngư Cà Mau (Sở
Thuỷ sản) và được thực hiện từ tháng 12/1997
Mục tiêu chính của đề tài là phác hoạ hiện trạng nghề nuôi tôm biển (tôm sú), đấnh giá trình độ công nghệ, quy trình công nghệ của nghề nuôi và sản xuất
giống tôm mà trọng điểm là 3 huyện chính: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Cái Nước
Phân tích các yếu tố thuỷ hoá nguồn nước nuôi thuỷ sản và nguồn nước ô nhiễm bởi hoạt động nuôi và sản xuất giống thải ra Trên cơ sở hiện trạng, đề xuất quy trình quỹ thuật và bước đi thích hợp cho các loại hình nuôi và sản xuất giống ở
Cà Mau
Từ một tỉnh mới được tách ra vào năm 1997, ngành thuỷ sản Cà Mau rất cần có những đánh giá hiện trạng và tư vấn về giải pháp làm cơ sở cho việc quy hoạch các vùng nuôi và sản xuất giống phù hợp với nhu cầu phát triển ngành
trong tổng thể nên kinh tế địa phương Để hoàn thành nội dung báo cáo, Ban chủ
nhiệm đề tài nhận được sự giúp đỡ và khuyến khích của Sở KHCN & Môi trường, Sở Thuỷ sản, Sở NN & Phát triển Nông thôn cùng các ban ngành khác Xin bày tỏ ở đây lòng biết ơn chân thành
B- SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
Nghề nuôi Thuỷ sản ở Việt Nam là một trong số ít nghề có bước phát triển
liên tục 18 năm qua, kể cả sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu Xét về cơ cấu,
giá trị xuất khẩu con tôm vẫn chiếm ưu thế (6 tháng đầu năm 1998 chiếm 55% giá trị) Tỷ lệ về tôm nuôi lại đóng vai trò quan trọng (năm 1997 tôm nuôi chiếm
62% về sản lượng và 68% về giá trị tôm xuất khẩu) (17) giá tôm xuất lại luôn ổn
định và ở mức cao (năm 1997: 5,95 USD/ kg đến năm 1998 lên đến 6,91 USD/ kg và năm 1999 đã lên 7,4 USD/ kg) (29) Do có sự ổn định và hấp dẫn ở thị trường
quốc tế nên nghề nuôi tôm ở Việt Nam không ngừng phát triển, nhất là khu vực
có khí hậu thích hợp như miền Trung, Tây Nam bộ Năm 1986, cả nước có
384.621 ha mặt nước nuôi thuỷ sản, trong đó có 190.000 ha dành nuôi tôm Đến năm 1997, diện tích nuôi thuỷ sản tăng lên 600.000 ha và nuôi tôm chiếm 300.000 ha (18), tính chung về diện tích nuôi tôm thường xấp xi 1/2 diện tích nuôi thuỷ sản Thống kê về tôm nuôi những năm gần đây thường xếp Việt Nam 4
Trang 5
sau những quốc gia Thái Lan, Ecuado, Indonesia, Trung Quốc, Ấn độ và
Bangladesh (14) Tuy có vị trí như vậy, nhưng năng xuất nuôi tôm ở Việt Nam
còn rất thấp chỉ bằng 1/4 - 1/10 so với các quốc gia khu vực và thế giới
Do xác định tôm nuôi xuất khẩu là mũi nhọn của ngành Thuỷ sản, Hội nuôi tôm xuất khẩu VN đã sớm hình thành và hoạt động hiệu quả ngay từ đầu thập kỷ 90 (sau này đối tượng của Hội rộng rãi hơn nên đã đổi tên thành Hội nuôi Thuỷ sản VN) Nhờ có hoạt động của Hội quần chúng này và các chỉ Hội ở các
tỉnh, phong trào nuôi tôm đã phát triển khá nhanh do trao đổi thông tin, giới thiệu và phổ biến điển hình Ở miền Bắc phong trào nuôi tôm sú phát triển chậm do
thời tiết không phù hợp với đời sống của con tôm Từ năm 1996, nghề nuôi tôm sú cũng đã xuất hiện ở một số tỉnh ven biển Năm này, các tỉnh phía Bắc nhận ở miền Trung 42 triệu PL tôm sú Đến năm 1997 đã tiếp nhận cho các đầm nuoi gần 50 triệu PL;; và nuôi đạt sản lượng chung 299 tấn với doanh thu trên 25 tỷ đồng, trong đó: Hà Tĩnh 22 tấn, Nghệ An 50 tấn, Thanh Hoá 70 tấn, Nam Định 30 tấn, Thái Bình 20 tấn, Hải Phòng 65 tấn, Quảng Ninh 40 tấn và Ninh Thuận 2 tấn (12) Sau dịch bệnh tôm tràn lan từ năm 1993 - 1995, phong trào nuôi tôm lắng xuống và phát triển trở lại ở một góc độ cao hơn từ các tỉnh miền Trung Từ
năm 1997 bằng nhiều con đường du nhập công nghệ, trong đó có liên doanh VATECH (hop tac công nghệ nuôi tôm Việt Nam - Australia) các Viện trường,
công ty CP (Thái Lan) các tỉnh Đà Nắng, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đã xuất hiện những mô hình nuôi tôm dạng công nghiệp, kiểm soát được nhiều yếu tố đầu vào, chế độ quản lý môi trường khá nghiêm ngặt, đã cho năng suất trung bình 1.300kg/ ha/ vụ, cá biệt đạt tới 3-5 tấn/ ha/ vụ Các tỉnh này ngày càng hồn thiện cơng nghệ theo hướng đơn giản sáng tạo, ngày càng phát
triển diện tích nuôi tôm năm sau cao hơn năm trước
Ở các tỉnh Nam bộ: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu và Tiền Giang là các tỉnh sớm phát triển các dạng nuôi công nghiệp ngay sau dịch bệnh tôm Ngay từ
năm 1997, toàn tỉnh Trà Vinh đã có 897 ha nuôi bán thâm canh, góp phần làm tăng sản lượng tơm ni trong tồn tỉnh lên 25% so với năm 1996 (5) Với diện
tích mặt nước tính theo đầu người thuộc loại thấp so với tồn vùng, thành cơng các loại hình nuôi công nghiệp quy mô nông hộ trang trại ở Trà Vinh là một
hướng đi rất đúng đắn Các mô hình thành công đáng chú ý do Viện NCNT TS H thực hiện và TT Khuyến ngư Trà Vinh thực hiện đều đạt từ 4,5 tấn - 5 tấn/ ha/ vụ
Các mô hình nuôi xen Tôm - Lúa và luân canh Lúa - Tôm ở Mỹ Xuyên, trên diện tích xấp xỉ 10.00 ha liên tục thành công và khá ổn định
Bạc Liêu là tỉnh có đầu tư nước ngoài vào trang trại nuôi tôm từ rất sớm,
với 2 công ty Nam Hải và Hiệp Thành thuê các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài
5
Trang 6và áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất Tuy nhiên, vì nhiều lý do, sản lượng tôm 6 2 công ty này còn ở mức thấp, năng suất còn chưa ổn định, tuy có ao đạt mức 5 tấn/ ha/ vụ, nhưng chưa phổ biến và chưa chắc chắn ở công ty Quốc doanh nuôi Thuỷ
sản Vĩnh Hậu cũng trong tình trạng tương tự, công nghệ còn chưa ổn định, vụ
trúng vụ thất Công ty Vĩnh Hậu cũng đã áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất và có những ao đạt trên 5 tấn /ha/ vụ
Ở Tiền Giang, năm 1998 đã có mô hình phối hợp với Viện NCNT TS II
trên diện tích nhỏ dưới 1 ha đã đạt tới năng suất gần 7 tấn/ ha/vụ
Gần đây, năm 1998-1999, các tỉnh Nam bộ đã phát triển rộng hơn hình
thức nuôi công nghiệp và các điểm nuôi thành công cũng đã tăng lên, cụ thể như:
Vàm Láng (Tiền Giang), Duyên Hải (Trà vinh), Cân Giờ (TP HCM), Xuyên Mộc (Đồng Nai), Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty nuôi Thuỷ sản Vĩnh Hậu (Bạc Liêu) V.V
Xét về nghề nuôi tôm và phong trào nuôi tôm Công nghiệp thì Cà Mau là một tỉnh đặc biệt về điều kiện tự nhiên, không giống bất cứ tỉnh nào Diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước Diện tích tính theo đầu người cũng gấp 3 lần các tỉnh lân cận Các loại hình nuôi năng suất rất thấp vì ít sự chăm sóc, nhiều nơi còn
trông chờ con giống tự nhiên:
Quảng canh chỉ đạt: 200-250 kg/ha/ năm Nuôi xen Lúa - Tôm chỉ đạt 3
tấn lúa + 150 kg tôm /ha/ năm Nuôi xen Rừng - Tôm chỉ đạt 100 - 150
kg/ha/năm (3)
Có thể nói nghề nuôi tôm ở Cà Mau còn hết sức thô sơ, nhưng tiềm năng là rất lớn Đầu năm 1999, đã có vài mô hình nuôi đạt trên 2,6 tấn/ha/ vụ, tuy là rất cá biệt và diện tích nhỏ
Trang 7
PHAN II
NOI DUNG VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU 1- Đối tượng và phạm vi:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghề nuôi tôm sú, bao gồm cả nghiên cứu nuôi thương phẩm và nghề sản xuất con giống tôm sú nhân tạo, trên
địa bàn tỉnh Cà Mau Tuy nhiên, phạm vi tập trung là 3 huyện trọng điểm: Ngọc
Hiển, Đảm Dơi và Cái Nước Các huyện trọng điểm này chiếm 89,7 % diện tích
nuôi tôm và tuyệt đại đa số các trại sản xuất giống nhân tạo toàn tỉnh
2- Địa bàn cụ thể:
Ở huyện Ngọc Hiển gồm các xã: Đất Mới, Hàm Rồng, Tam Giang và Viên
An
Huyện Đầm Dơi: gồm các xã: Nguyễn Huân, Tân Đức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Tiến
Huyện Cái Nước: gồm các xã Cái Đôi Vàm và Tân Hưng Tây
Huyện Thới Bình: xã Hồ Thị Kỷ Thành phố Cà Mau: phường 8
Huyện U Minh: xã Khánh An (kinh xáng Bình Minh)
3- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Thời gian chính thức từ 12/97- 3/99
Thời gian nghiên cứu tập trung: Mùa khô: 1997-1998 Mùa mưa: 1998
4- Phương pháp thu số liệu:
1 Điều tra hiện trạng bằng các phiếu điêu tra, cụ thể như sau:
A Điều tra tình hình nuôi tôm:
- _ Thông tin chungvề các yếu tố pháp lý và tổ chức
Trang 8- Thong tin cdc yéu t6 vat chat va k¥ thuat, trinh do céng nghé - Thong tin vé yéu t6 kinh té
B Điều tra tình hình sản xuất tôm giống:
-_ Thông tin chung về pháp lý và tổ chức
- Thông tin về thiết kế và công nghệ
- _ Thông tin về nguồn tôm bố mẹ (sú, thẻ) và vụ mùa sản xuất
- _ Thông tin về kinh tế và tổ chức phân phối
-_ Thông tin về ảnh hưởng nước thải đến môi trường chung C Kiểm tra bằng các nguồn tư liệu khác và kiểm tra bổ sung 2 Phân tích chất lượng nước:
A Yêu cầu cụ thể: e_ Về thời gian thu mẫu:
Đối với các huyện trọng điểm như Ngọc Hiển, Đảm Dơi, Cái Nước thu mẫu mỗi tháng 2 lần kỳ triều kiệt
Đối với các huyện khác thu mẫu 1 lần vào kỳ triều kiệt
e Vé dia diém thu mau:
Địa điểm này được ổn định trong thời gian thu mẫu
Đối với huyện Ngọc Hiển: cách trạm khuyến ngư xã Đất Mới 3 km (sông Năm Căn)
Huyện Đầm Dơi: cách bến tàu huyện 2 km (đầu kênh Lung Lắm về phía sông Tân Lợi)
Huyện Cái Nước cách bến tàu Cái Đôi Vàm 2 km về phía Rạch Chèo Huyện U Minh cách bến tàu huyện 2 km về phía Khánh Hội
Huyện Thới Bình: cách bến tàu huyện 1,5 km về phía sông Trẹm
TP Cà Mau: cách km số 5 quốc lộ I: 100m về phía thành phố Cà Mau
Các số liệu thu và ghi tại chỗ gồm: pH, (?, và '⁄4¿ (dùng máy đo pH, nhiệt
kế và Reractometer)
Các số liệu thu về phân tích tại phòng thí nghiệm:
- Phuong pháp lấy mẫu: theo hướng dẫn TCVN 5996-95
Trang 9
- Bao quan mau va thiét bi phan tich:
BOD, : Mẫu nước được chứa trong bình thuỷ tỉnh (hoặc nhựa) làm lạnh 20-
5c bảo quản trong 24 gid Do bang may BOD
DO: Mẫu nước được chứa trong chai nút mài 125ml, cố định tại chỗ bằng dung dịch A (1ml) và dung dịch B (Iml) Đo bằng phương pháp Winkler cải tiến
NH, - H;,S: Mẫu nước chứa trong bình 1 lit, trong 24 giờ
NH, : đo bằng máy Apha 4.500- NH3
H;S: đo bằng máy Apha 4.500- Iode
Fe tổng số: đo bằng máy Apha 4.500- FeD 3 Phương pháp sử lý số liệu:
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê so sánh
- Số liệu được phân tích chủ yếu từ 3 huyện nuôi trọng điểm: Ngọc Hiển,
Dam Doi, Cái Nước Các huyện này có diện tích nuôi và số trại sản xuất giống nhân tạo chiếm khoảng 90% toàn tỉnh Các huyện này cũng tiêu biểu cho loại hình sinh thái về nôi tôm
Trang 10- PHAN III
KET QUA VA THAO LUAN
A Hiện trạng nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Cà Mau:
1, Đánh giá chung về hiên frang nghề nuôi tôm sú và sản xuất giống
nhân tao tai Ca Mau nam 1997-1998:
Nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau có thuận lợi vì có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả
nước chiếm xấp xi 30% diện tích nuôi tôm của cả nước, dân cư thưa thớt, khí
hậu, độ mặn và các điều kiện khác đảm bảo cho đời sống con tôm quanh năm Tuy nhiên, từ khi lập tỉnh Cà Mau (đầu năm 1997 đến nay), nghề này đã trải qua nhiều thăng trầm Ngay từ đầu năm 1997, thời tiết thuận lợi và tôm nuôi có đấu hiệu phục hồi, sản lượng đạt cao hơn cùng kỳ năm 1996 Mọi thuận lợi cho đến tháng 5/1997, tôm phát triển tốt và 90% số hộ đạt kết quả (trung bình 20-30 kg tôm các loại/ ha/ con nước) và đạt tới đỉnh cao vào tháng 4 Từ tháng 6 đến tháng 8, bắt đầu có hiện tượng tôm chết ở Tân Đức, Tạ An Khương (Đầm Dơi), Tân An, Viên An, Viên An Đông và Tam Giang (Ngọc Hiển), Sào Lưới, kênh Tư Ni và sông Bảy Háp (Cái Nước), Sông Đốc, Khánh Hải (Trần Văn Thời) Đến quí III năm 97 lượng tôm giống tự nhiên có nhiều, thời tiết thuận lợi trở lại và nghề nuôi tôm trở nên khá hơn Nhiều hộ đã thả bổ sung, nuôi chuyên tôm sú thu hoạch đạt doanh số cao Mô hình xen Lúa - Tôm cũng có kết quả tốt đồng đều Đến tháng 11, cơn bão số 5 (Linda) đã làm thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm ở đây, ảnh hưởng trực tiếp trên 91.000 ha nuôi tôm (4)
Về trại giống nhân tạo, trong năm 1997 đã có 120 cơ sở sản xuất được cấp phép, trong đó 84 trại sản xuất giống và 36 cơ sở ương thuần hoá Do việc du nhập kỹ thuật, phần lớn trong các trại giống đều đã sản xuất được tôm sú giống, tuy nhiên khả năng sản xuất còn thấp, sản xuất cả năm chỉ đạt 100 triệu con PL,; và chỉ thoả mãn chừng 15% nhu cầu con giống ở thời điểm đó ở Cà Mau (4) Con giống sản xuất tại chỗ qua so sánh thấy có ưu việt hơn giống nhập tỉnh, tính thích nghi cao hơn, tỷ lệ sống đến thương phẩm cũng cao Tuy nhiên, điểm hạn chế là
vào mùa mưa do độ mặn nước sông giảm, nguồn tôm bố mẹ và các nguyên nhân
khác làm cho khả năng sản xuất tôm giống ở các trại này gần như dừng lại Ngay từ đầu năm 1998 khi cơn bão đi qua, nghề nuôi thuỷ sản Cà Mau lại
được khẩn trương xây dựng lại Từ quý I năm 1998 đã có 61.000 ha nuôi tôm và
56 cơ sở sản xuất giống được khôi phục với tổng vốn lên tới 75 tỷ đồng Thời kỳ
Trang 11
này môi trường thuận lợi cho cả nuôi trồng và đánh bắt Tôm sú nuôi thu hoạch
cao và phát triển phong trào rộng khắp Đến tháng 4/98, do sự khắc nghiệt của
môi trường, nắng nóng kéo dài nên đã có hiện tượng tôm chết rải rác ở các xã
thuộc các huyện điển hình: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước Tuy nhiên, tỉnh Cà
Mau đã có chỉ thị kịp thời về thực hiện các biện pháp cấp bách nhằm khắc phục tình trạng tôm chết, hiện tượng tôm chết đã được ngăn chặn Sản lượng tôm nuôi của năm 1998 đã đạt 23.400 tấn, bằng 117% kế hoạch và 111% so với cùng kỳ năm 1997 Các cơ sở sản xuất giống cũng phát triển nhanh trong năm Từ chỗ chỉ
có 120 trại (năm1997) đến cuối năm 1998 đã tăng lên 367 trại (bằng305,8%)
trong đó có 260 trại sản xuất giống với 14.000mỶ bể ương Năm 1998, các trai
này sản xuất khoảng 600 triệu PL tôm sú, đáp ứng gần 1/3 nhu cầu con giống ở địa phương (6)
Hình 1: Sản lượng tôm nuôi 2 năm 1997- 1998,
Hình 2: Số trại sản xuất giống tôm sú và thẻ 1997- 1998
Hình 3: Số lượng PL,; tôm sú sản xuất tại Cà Mau 1997-1998
Trang 12Nghề nuôi tôm đem lại nguồn ngoại tệ hàng năm trên 100 triệu USD, chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của tỉnh Cà Mau, giải quyết được một phần nhu cầu ngoại tệ cho nhập nhiều loại vật tư mà tỉnh cần Tuy nhiên, xét về tiềm năng mặt nước và sự thuận lợi về vùng sinh thái và khí hậu thì kết quả đạt được qua
các năm 1997-1998 còn quá hạn chế Nguyên nhân thì có nhiều: do trình độ công nghệ chậm được nâng cao, do tỉnh mới tách còn nhiều quan tâm về tổ chức, do
thời tiết vào các chu kỳ khác nghiệt (bão số 5, Elnino, Lanina ) nhưng trong đó cũng có nhiều nguyên nhân về sự xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng nước
sông, rạch Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, các vuông tôm thải ra hàng
năm ước tính 6,5 tỷ mỶ nước không qua xử lý; 396.000 mỶ nước thải trực tiếp ra sông của các trại sản xuất giống tôm và 90 triệu mỶ bùn được sên vét đây là vấn đề đáng báo động, xét về lợi ích chung và lợi ích riêng của ngành Thuỷ sản Các giải pháp về công nghệ nếu muốn bền vững đều phải xem xét nghiêm chỉnh vấn đề này (9)
Xét về loại hình nuôi tôm ở Cà Mau, được chia làm 3 loại: Rừng - Tôm, chuyên Tôm và Lúa - Tôm, theo các vùng sinh thái khác nhau Thống kê tháng 3/
1998 cho thấy phân bố tương quan như sau:
T Loại hình Ngọc | Đảm Dơi| Cai Trân | Tp Cà U Thới | CỘNG T Nuôi Hiển Nước | V Thời | Mau Minh | Bình 1 | Rừng - Tôm 2.786,4 | 5.552,2| 3.644.2 907,3 523,5 13.413,6 (ha) 2 | Chuyén Tom 53,842,4 | 24.275,3 | 3.481,1 | 2.153,9| 1.198,6 | 130,0 | 5.778,0 | 90.859,3 (ha) 3 | Lúa - Tôm (ha) 2.223.0 345,0 66,4} 66,4 3.054,4 4| Tổng diện tích | 56.628,8 | 32.050,5 | 7.470,3 | 3.061,2 | 1.265,0 | 653,5 | 6.198,0 | 107.327,3 Dién tich 3,6 2,4 3,1 5,9 2,4 2,4 3,5 3,3 TB ho ha/ ho ha/hộ| ha/ho} ha/ho} ha/hộ | ha/hộ| ha/hộ ha/ hộ
Biểu 1: Diện tích và phân bố các loại hình nuôi tôm ở Cà Mau (tháng3/ 98) Biểu trên cho thấy, loại hình chuyên tôm chiếm diện tích lớn nhất:
90.859,3 ha (84,7% tổng diện tích nuôi tôm) và toàn bộ các huyện, thị đều có
Trang 13loại hình này Chiếm diện tích lớn nhất là huyện Ngọc Hiển 53.842,4 ha (59,3%) và nhỏ nhất là huyện U Minh 130 ha (0,14%) Hình 4: Tương quan các loại hình nuôi tôm ở Cà Mau (tổng diện tích 107.327,3 ha) Hình 5: Tỷ trọng loại hình chuyên tôm ở các huyện thuộc Cà Mau (Tổng diện tích 90.859,3 ha) Loại hình Rừng-Tôm chiếm diện tích 13.413,6 ha (12,5% tổng diện tích nuôi tôm)
Loại hình này có ở 5 huyện, ngoại trừ TP Cà Mau và huyện Thới Bình Huyện có diện tích lớn nhất là huyện Đầm Dơi với 5.552,2 ha (41,4%) và huyện nhỏ nhất là huyện U Minh với diện tích 523,5 ha (4%)
Hình 6: Tỷ trọng các loại hình Rừng- Tôm ở Cà Mau (tổng diện tích 13.413,6 ha)
Loại hình nuôi Tôm - Lúa có 4/7 huyện thị (Trần Văn Thời, Ngọc Hiển và
U Minh khong có) với tổng diện tích 3.054.4 ha (chiếm 2,8% tổng diện tích)
Huyện có diện tích nuôi lớn nhất là huyện Đầm Dơi với 2.223 ha (chiếm 72,8%)
và huyện có diện tích nhỏ nhất là TP Cà Mau có 66,4 ha (chiếm 2,2%)
Trang 14Hình 7: Tỷ trọng loại hình Lúa-Tôm ở Cà Mau (Tổng diện tích 3.054,4 ha) Nếu tính chung tồn bộ diện tích ni tôm thì 3 huyện trọng điểm chiếm đa số
mặt nước, trong đó Ngọc Hiển chiếm 56.628,8 ha (52,8%) Đảm Dơi chiếm
32.050,5 ha (29,9%) và Cái Nước 7.470,3 ha (7%)
Tổng diện tích nuôi tôm của 3 huyện chiếm tới 89,7% tồn bộ diện tích ni tôm ở Cà Mau Xét về loại hình, 3 huyện trọng điểm cũng chiếm diện tích tuyệt đối: Rừng - Tôm chiếm 11.982,8 ha (89,3%) chuyên tôm chiếm 81.598,8 ha (89,8%) và Lúa - Tôm chiếm 2.568 ha (84%)
Hình 8: diện tích nuôi tôm của 3 huyện trọng điểm trong tồn bộ diện tích ni tơm Cà Mau
Hình 9: tổng diện tích nuôi theo loại hình của 3 huyện trọng điểm so với
toàn bộ diện tích nuôi tôm ở Cà Mau
Diện tích dành nuôi tôm tính theo hộ gia đình ở Cà Mau cao nhất cả nước, đạt 3,3 ha/ hộ Theo tiêu chuẩn này thì diện tích cao nhất ở huyện Trần Văn Thời, 14
Trang 15
đạt 5,9 ha/ hộ Thấp nhat 6 Dam Doi, U Minh va TP Ca Mau chỉ đạt mức 2,4 ha/
hộ
Do có sự tập trung cao như nêu trên, các phân tích sau này nhằm chủ yếu
vào 3 huyện trọng điểm của Cà Mau: Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước
2 Tình trang công nghê nuôi tôm sú ở các huyện trong điểm: e Vé cong trinh vuông nuôi :
Diện tích vuông được khảo sát ở 3 huyện thì thấy nhỏ nhất là 5.000 m” ở Tân Hưng Tây (Huyện Cái Nước) và vuông có diện tích lớn nhất là 80.000
mỶ ở xã Đất Mới (Huyện Ngọc Hiển) và diện tích vuông tính trung bình từ lớn đến nhỏ là Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước
Ở các huyện khác, các thống kê cho thấy vuông muôi có diện tích nhỏ nhất
cũng cao hơn cùng loại ở Cái Nước Cụ thể : U Minh 10.000 m”/ vuông (xã
Khánh An),TP Cà Mau 15.000m/ vuông (phường 8) và Thới Bình 20.000 m’/ vuông Nếu thống kê toàn bộ thì vuông nuôi lớn nhất là huyện Thới Bình 155.000 m” (xã Hồ Thị Kỷ) T Diện tích nuôi tôm Ghỉ chú T Huyện DT nhỏ nhất | DT lónnhất | DT trung bình 1 | Ngọc Hiển 10.000 m? * | 80.000 m? ** 37.619 m? x: Đất Mới 2 hộ Viên An 1 hộ xx: Đất Mới 2 | Cái Nước 5.000 m? * 60.000 m? ** 23.739 m? x: Tan.H Tay 1 ho xx:Tan.HTay 1 ho 3 | Dam Doi 7.000 m° * 43.000 m° ** 25.586 m? x:Tan Duyét 1 ho xx:Tân Tiến 1 hộ
Biểu 2: Quy cỡ các vuông nuôi được khảo sát ở 3 huyện trọng điểm
e_ Về thi công: công trình nuôi tôm ở 3 huyện trọng điểm đều phần lớn dựa vào làm thủ công, vài nơi có kết hợp cơ giới Ở Đảm Dơi, các hộ được khảo sát đều làm thủ công hoàn toàn và kết thúc trong 60 ngày
Trang 16
TT | Yếu tố KT Ngọc Hiển Cái Nước Đầm Dơi
01 | Chất đất | - Phèn mặn chiếm ưu thế | - Hoàn toàn là đất thịt - Đất thịt và thịt sét là
25/ 27 hộ chủ yếu
- Đất thịt đen 2 hộ (xã Đất - Bùn sét có 2 hộ (Tân
Mới) Tiến và Tân Duyệt)
02 Phương | - Làm thủ công là chính | - Thủ cơng là chính (21 | Hồn tồn thủ cơng
Pháp thi | (14 ho) hộ)
Công - Kết hợp có cơ giới (12 | - Thủ công có cơ giới 2
Hộ) hộ (Tân Hưng Tây)
03 | Thời gian | - Thấp nhất là 30 ngày 60 ngày thi công | - Cao nhất là 365 ngày (xã
Đất Mới)
04 | Thời gian | - Cao nhất 80 triệu (xã Đất - Cao nhất 7,5 triệu
thi công | Mới) (xã Nguyễn Huân)
- Thấp nhất 5 triệu (xã Đất - Thấp nhất 2 triệu (xã
Mới) Tân Duyệt )
Biểu 3: Chất đất và thi công vuông tôm ở 3 huyện trọng điểm
Ở các huyện khác được khảo sát, việc thi công vuông tôm tuyệt đại đa số đều làm thủ công Huyện Thới Bình hoàn toàn làm thủ công; huyện U Minh chỉ có một hộ dùng cơ giới và TP Cà Mau có 3 hộ kết hợp dùng cơ giới
e_ Về thiết kế kỹ thuật vuông nuôi: hình dạng các vuông nuôi ở Ngọc
Hiển và Đầm Dơi hoàn toàn là hình chữ nhật Huyện Cái Nước thì khảo
sát lại cho thấy tồn bộ là hình vng Hầu như hoàn toàn các vuông tôm ở 3 huyện trọng điểm đều chỉ có một cống cấp và thoát chung, khẩu độ giao động từ 0.7-0.8 và chất liệu đều là bê tông T Yếu tố KT Ngọc Hiển Cái Nước Dam Doi T
01 | Hình dạng Hoàn toàn hình chữ nhật | Hoàn toàn hình | Hoàn tồn hình chữ
Vng ni vng nhật
02 |Số lượng cống | 1 cống chung 1 cống chung 1 cống chung cấp (cấp- thoát) (cấp- thoát) (cấp- thoát) 03_| Chất liệu cống | Bê tông Bê tông Bê tông
O4 | Khẩu độ cống TB: 0.7m TB: 0.7 m-0,8m TB: 0.8m
-Lớn nhát: 1.4m (Đất -Lớn nhát: 1.0m -Lớn nhát: 0.8m
Mới, vuông80.000m”) (Tân Hưng Tây, -Nhỏ nhất: 0.5m
-Nhỏ nhất: 0.6m (Đất vuông60.000m”) (Tân Đức, vuông Mới, Hàm Rồng, Viên -Nhỏ nhất: 0.4m 17.000m?)
Trang 17An, vuông 10.000- 20.000m” (Tân Hưng Tây, vuông 5.000m”- 7.000m” 14.000m”
Biểu 4: Thiết kế mỹ thuật vuông nuôi ở 3 huyện trọng điểm
Ở huyện Thới Bình, khẩu độ cống phổ biến lớn hơn mức trung bình ở
nhiều huyện khác thường từ 1-1,2m (1m thường ở các vuông từ 20.000-
29.000m” và 1,2m ở vuông 155.000m”) và chất lượng lại bằng gỗ là phổ
biến TP Cà Mau và U Minh, các vùng đều có khẩu độ cống nhỏ, cỡ 0,6m và tuyệt đại đa số cũng chỉ có một cống vừa cấp vừa thoát nước
e_ Về xử lý và cải tao vuông nuôi: ở các huyện trọng điểm, trước khi thả
giống đều có cải tạo ao nuôi, sên vét bùn đáy bằng phương pháp thủ công từ 0,15m - 0,4m Việc diệt tạp chủ yếu bằng dây thuốc cá hoặc bằng saponin
TT Yếu tố KT Ngọc Hiển Cái Nước Đầm Dơi 01 Cai tao ao Hầu hết có cải tạo Có cải tạo Có cải tạo
02| Sên vét bùn đáy | Từ 0.15-0.20m 0.4m Từ 0.3-04m (cá
biệt có 0.5m) 03 Phuong phap Bang thu cong Bằng thủ công (cá | Bằng thủ công
sên vét biệt có cơ giới)
04 Phương pháp Chủ yếu bằng dây Dây thuốc cá và diệt tạp thuốc cá Saponin
Biểu 5: Xử lý và cải tạo vuông nuôi
Cá biệt trong xử lý kỹ thuật ở 3 huyện: ở Ngọc Hiển có một vuông không cải tạo ở xã Đất Mới (vuông có diện tích 35.000m”) ở huyện Cái Nước có những vuông được cải tạo cơ giới (vuông ở Cái Đôi Vam 20.000m? va vudng Tan Hung
Tây 24.000m”) ở Đảm Dơi, có vuông nạo vét tới 0,5m (Tân Thuận: vuông
30.000m” và Tân Tiến: vuông 25.000m))
So sánh các huyện trong tỉnh thì phần việc này các hộ nuôi ở TP Cà Mau và huyện U Minh có kỹ thuật cao hơn: tất cả các vuông nuôi đều được cải tạo,
khử trùng bằng vôi bột và diệt tạp bằng dây thuốc cá
Thời gian xử lý vuông từ 7-10 ngày
Huyện U Minh cũng như TP Cà Mau, đều có khử trùng và diệt tạp bằng
vôi bột và dây thuốc cá Thời gian xử lý vuông từ 5-8 ngày
Trang 18e Vé bon phan gay mau:Day là một yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng trong nghề nuôi tôm nhưng ở huyện nuôi lớn nhất tỉnh là Ngọc Hiển lại không làm Hai huyện nuôi tiếp theo là Cái Nước và Đầm Dơi cũng có rất ít vuông tôm có bón phân gây màu ở các nơi trong tỉnh, còn lại thì
TP Cà Mau, Thới Bình và U Minh phần lớn thực hiện việc này khá tốt TT | Yếu tốKT Bón phân gây màu Loại phân Liéu lượng phổ biến
01 | Ngọc Hiển Hoàn toàn không
02 Cái Nước Hầu hết không
03 | Dam doi Hầu hết không
04 TP Ca Mau Đa số có bón NPK-DAP-LAN- | 60-300 kg/ha UREA 05 Thới Binh Bón phổ biến NPK-DAP-LAN- | 10 kg/ha UREA 06 U Minh Đa số bón NPK-DAP 100 kg/ha
Biểu 6: Bón phân gây màu vuông nuôi ở các huyện
Ở huyện Cái Nước có ngoại lệ, vuông 20.000m” ở Tân Hưng Tây có bón 20 kg/ha
NPK Ở Đâm dơi có ngoại lệ, vuông 21.000m” ở xã Tân Tiến bón 20-30 kg/ha NPK Ở huyện Thới Bình, bón gây màu mức thấp nhất là 5 kg/ha (xã Hồ Thị Kỷ,
các vuông 24.000m’, 39.000m” và 32.000m)) và cao nhất là 15 kg/ ha (xã Hồ Thị
Ky, cdc vung 24.000m? va 20.000m’)
e Vé nguén gốc con giống, thức ăn và thời vu: Các huyện trọng điểm nuôi là Ngọc Hiển, Đảm Dơi và Cái Nước đều có điểm chung giống
nhau là dùng nguồn giống tự nhiên, bổ sung nguồn giống nhân tạo với
mật độ phổ biến là 2-3 con/ m” Tất cả đều không cho ăn TT Yếu tố KT Ngọc Hiển Cái Nước Dam Doi 01 Cỡ giống phổ biến PL; PL¡z- PL¡s 2-3 cm 02 Mật độ phổ biến 2-3 con/ m? 2-3 con/ m? 2-3 con/ mˆ
03 Loại thức ăn Không cho ăn Không cho ăn Không cho ăn 04 Thời gian nuôi 4-5 tháng Chủ yếu là 6 tháng | Chủ yếu là 4 tháng
Trang 19
Các hộ nuôi ở huyện Ngọc Hiển thường thả giống PL„; Tuy nhiên, cũng có nơi dùng giống cỡ 2-3 em, cụ thể: xã Hàm Rồng - vuông 35.000 m? va x4 Tam Giang - vuông 25.000 m” Nguồn giống bổ sung mua chủ yếu ở ngoài tỉnh Một số vuông mua giống ở địa phương: xã Đất Mới và xã Hàm Rồng Thời gian nuôi
ở Ngọc Hiển là 4 tháng, số nuôi 5 tháng chỉ chiếm 38% số hộ điều tra Về vụ
nuôi, cũng có I hộ nuôi | vu va 8 hộ quanh năm (27,6%) Ở huyện Cái Nước, có hộ thậm chí 1 con/ m° Thời gian nuôi 5 tháng chỉ có 2 vuông ở xã Tân Hưng Tây
Ở Dam Doi, viéc thả giống cỡ 2-3 cm không phải cá biệt, có tới 17/29 hộ thả loại giống này (58,6%) Có tới 10 hộ chỉ thả mật độ 1 con/ m° (34,5%) và 1 hộ thả tới 6 con/ m” (xã Nguyễn Huân - vuông 20.000m”) Nguồn giống nhân tạo bổ sung chủ yếu nguồn gốc ở địa phương Thời gian nuôi có hộ chỉ 3 tháng
(Nguyễn Huân và Tân Thuận) và có hộ nuôi tới 6 tháng (Tân Đúc)
Các hộ nuôi ở TP Cà Mau hoàn toàn dùng giống nhân tạo PL,; Mật độ chủ yếu cũng là 3 con/ mỶ- có hộ nuôi mật độ 4 con (chiếm 20%) và hầu hết đều có cho ăn thức ăn tự chế Thời gian nuôi phổ biến từ 3,5 - 4 tháng (có 4 hộ nuôi 3 tháng), mỗi năm 2 vụ nuôi khá tập trung: Vụ I: tháng 9, 10, 11 (cao điểm là
tháng 10) và vụ II: tháng 1, 2, 3 (cao điểm là tháng 2)
Huyện U Minh cũng có những tương tự như TP Cà Mau về kỹ thuật nuôi:
Trang 20Ngoc Hién 1 3 1 | 3 1 | 5 Cái Nước 1 21 Dam Doi 2 4 4 2 1 1 1 2 1 TP Ca Mau 4 9 2 Thới Bình 4 10 U Minh Tổng 4 11 7 11 13 1221 1 4 2 7 1
Biểu 8:Các tháng thả giống 2 vụ trong năm ở Cà mau
Trang 21
Ở huyện Cái Nước, có 3 hộ sử dụng máy bơm để chủ động nguồn nước
(thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm với diện tích vuông từ 20.000- 40.000 mˆ và 1 hộ
dùng bơm hỗ trợ cho lấy nước theo thuỷ triều Ở Cái Đôi Vàm cũng có 3 hộ giữ không thay nước tháng thứ 1 Chỉ có 1 hộ ở Tân Hưng Tây bón phân NPK bổ sung, mức 20 kg/ ha
Huyện Đầm Dơi cũng có 1 hộ dùng máy bơm hỗ trợ cho lấy nước theo thuỷ triều (Tân Tiến, 15.000m”) và có hộ (Tân Duyệt 22.000m”) thay nước tháng thứ 4 đến 30 lần Về lượng nước thay, ngoại trừ 4 hộ không thay nước trong tháng thứ 1 huyện Cái Nước, nhìn chung đều thay trung bình 15%, 25% và thậm chí 70% ở tháng thứ 4
Về bón phân, huyện Ngọc Hiển hoàn tồn khơng bón Huyện Cái Nước có
một hộ bón phân bổ sung NPK va huyện Đảm Dơi có một hộ bón phân bổ sung
NPK
Ở TP Cà Mau, các hộ đều lấy nước trực tiếp và hoàn toàn thay nước
không theo định kỳ Tuy nhiên, hầu hết các hộ đều bón phân bổ sung (NPK-
DAP-URAE-LÂN) liêu dùng phổ biến từ 5-10 kø/ ha từ 1-2 lần/ tháng hoặc sau
khi thả giống
Huyện Thới Bình cũng hoàn toàn lấy nước trực tiếp vào ao nuôi, thay nước
không định kỳ (8/15 hộ) và hoàn toàn lấy nước tự chảy
Cũng giống như các huyện trên, huyện U Minh việc thay nước hồn tồn khơng theo định kỳ và lấy nước từ thuỷ triều là chính Tuy nhiên, hầu hết các hộ nuôi ở U Minh đều có bón phân NPK-DAP-UR AE và vôi bột Liều lượng phân từ
5-10 kg/ ha và thường bổ sung 1 tháng 2 lần
e_ Về xuất hiện bệnh trong quá trình nuôi: Các năm 1997-1998 ở Cà
Mau đều có phát sinh bệnh tôm nuôi ở những mức độ thiệt hại khác
nhau Khảo sát về xuất hiện bệnh được phản ánh như sau:
Ở Ngọc Hiển bệnh xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tôm trưởng thành từ
60-75 ngày nuôi Phổ biến nhất là bệnh đốm trắng (ngoài ra là đen mang) Hầu hết khi phát hiện bệnh đều không xử lý, khẩn trương sả nước thu tôm
Huyện Cái Nước cũng phổ biến là bệnh đốm trắng, đỏ thân Khảo sát cho thấy có 13/ 23 hộ đã có tôm nuôi mắc bệnh này Thời gian bị bệnh thường là các tháng 7, 8, 9, 10 (phổ biến là 7, 8, 9) và các hộ nuôi cũng không biết xử lý gì
Trang 22Huyện Đầm Dơi, khảo sát cho thấy 14/29 hộ có tôm mắc bệnh MBV là
chính, ngoài ra là đốm trắng, đen mang và cụt phụ bộ Bệnh xuất hiện lây lan và phát triển nhanh vào lúc trời mưa nhiều vào mùa mưa
Ở TP Cà Mau, bệnh chủ yếu là đen mang, (12/ 15 hộ bị mắc bệnh này) các bệnh khác như đốm trắng, nấm, cụt phụ bộ Bệnh khởi phát phần lớn sau khi thả giống từ 1-2 tháng Thiệt hại phổ biến từ 60-70%
Huyện Thới bình cũng phổ biến là bệnh đốm trắng và cụt phụ bộ (3/15 hộ bị bệnh) Bệnh khởi phát thông thường sau khi thả giống khoảng 1,5 tháng thậm chí đến 3 tháng nuôi
Ở huyện U Minh, 14-15 hộ nuôi tôm bị nhiễm bệnh, chủ yếu là MBV (10/ 14 hộ) còn lại là bị bệnh đốm trắng và đen mang Thiệt hại phổ biến từ 50-100% Bệnh xuất hiện sau thả giống tư 1-2 tháng (đầu mùa mưa, mưa nhiều, nắng gắt kéo dài) Phần lớn đều số thu, không xử lý
Năng suất và kết quả thu hoạch: do phần lớn các hộ nuôi tôm dạng quảng canh, có tính chất kinh tế gia đình vả lại thường xuyên bị dịch bệnh làm thiệt hại, nên các thống kê được hệ thống khơng hồn tồn tiêu biểu cho khả năng sản xuất của vực nước Thống kê có được cho thấy năng xuất thu được rất thấp, ngoại trừ vài trường hợp ở mức thu tương đối Các hộ này đều có những giải pháp kỹ thuật tương đối hợp lý hơn các hộ khác trong toàn tỉnh
T Huyện-Vuông DT Năng Giá Tổng thu | Tổng chi Lãi T tiêu biểu M? suất thành _ | (x 1000đ) | (x 1000đ) (x (kg/ha/vu) | (x 1000d) 1000đ) 01 |H Ngoc Hiển 1 Đất Mới I 10.000 120 29 37.000 7.000 | 30.300 2 Đất Mới 4 30.000 180 7 40.000 7.750 | 32.250 3 Đất Mới 15 25.000 100 16 35.000 7.800 27.200 4 Tam Giang 1 25.000 240 35.000
02 | Huyên Cái Nước
1 Tân Hưng Tây3 20.000 125 25 35.000 12.570 22.430
Trang 23
[3 H6ThiKy 15 | 24.000 | 166,7 | 12[ 96.000 9.500 | 86.500 |
Biểu 10: Các hộ tiêu biểu có năng suất và thu nhập khá từ nguồn tôm sú bổ
sung ở Cà Mau năm 1998
Tính hợp lý trong tổ chức nuôi tôm ở các hộ trên đây là do nhận thức về kỹ thuật, cụ thể: về công trình, mặc dù cũng chỉ có một cống cấp và thoát chung
nhưng khẩu độ và chất liệu cống hợp lý Khẩu độ nhỏ nhất là Tân Hưng Tây cũng
đạt 0.8m, số còn lại đều ở mức từ Im đến 1.2m và đều bằng xi măng (trừ huyện Thới Bình đều bằng gỗ) Việc chuẩn bị vùng nuôi ở các hộ trên tuân thủ khá đúng kỹ thuật: đều có sên vét bùn sình bằng thủ công và kết hợp máy, mức thấp là 0.15m và cao là 0.4m và đều được diệt tạp bằng dây thuốc cá (30)
Sử dụng con giống và mật độ thả giống nhân tạo ở các hộ tuy có khác nhau nhưng đều ở mức hợp lý: xã Đất Mới (Ngọc Hiển) dùng giống bổ sung là PH,;„ mật độ từ 1-2 con/ mỶ và chủ yếu là 5 tháng (Đất Mới 1: 4 tháng) ở xã Tam Giang (Tam Giang 1) dùng giống cỡ 2-3em và nuôi 5 tháng
Việc thay nước rất thường xuyên và không theo định kỳ ở các hộ trên đã cho thấy họ có ít nhiều kinh nghiệm về đánh giá chất lượng môi trường nước
Thậm chí có điểm nuôi (Tân Hưng Tây 2- huyện Cái Nước) thay nước 12 lần/
tháng trong 4 tháng nuôi, mỗi tháng thay tới 55% thể tích
Ngồi lượng tơm sú thu được do thả giống bổ sung con giống nhân tạo,
làm tăng đáng kể nguồn thu nhập của các hộ có vùng nuôi tôm, các sản phẩm phụ thu được còn cá tạp, cua, các loại tôm kém giá trị khác mà tôm đất và tôm
thẻ chiếm trên 80% trong thành phần gíông tự nhiên (30)
3- Tình trang công nghê sản xuất giống tôm sú ở các huyện thuôc Cà Mau: So với nghề nuôi tôm, nghề sản xuất tôm sú non trẻ nhiều hơn, thực sự mới
chỉ phát triển từ năm 1997 trở lại đây, xét về quy mô cũng như năng lực kỹ thuật
Do có nền kinh tế thị trường và sự đóng góp của các cơ quan Khoa học ở Trung Ương cũng như địa phương, nhiều cán bộ kỹ thuật đã xâm nhập vùng tiềm năng này xây trại sản xuất giống để tiêu thụ tại chỗ Một số người địa phương có vốn liếng cũng nhân phong trào bỏ vốn xây trại Phong trào người làm tôm giống đã có lúc phát triển ngoài tầm kiểm soát và giải thích về số trại có trong năm 1998
gấp hơn 3 lần năm 1997 như nêu ở trên Biểu dưới đây thể hiện một phần hiện
trạng về hạ tầng của các trại được khảo sát (vì Ngọc Hiển có nhiều trại nhất nên thống kê đến xã)
Trang 24
TT Số liệu cơ sở DT đất làm | Phương tiện | Trình độ người Số người
trai TB (m’) lién lac quan ly tham gia
Có CM | Không trại CM
1_ | H.Ngoc Hién
1 TT Nam Can 200-300 | máyÐT 29/37 | 16/37 | 21/37 | Pho bién: 4 2 Xã Tân Ấn 200-300 | máy ĐT 6/17 |8/16 |8/16 | Phổ biến: 4 3 Xã Đất Mới 300 | may DT 4/8 | 3/8 5/8 Pho bién:4- 5 4 Xã Hàm Rồng 250-1000 | máy ĐT2/3 | 1/3 2/3 Từ 3-8 người 5 Xã Tam Giang 500 1/2 1/2 Từ 2-5 người 6 Xã Hiệp Tùng, 3000 | Có điện thoại 1/1 6 người 7 Xã Viên An 1000 1/1 8 Viên An Đông 80-1000 | máy ĐT2/2_ |1/2 1/2 6 người 2 | TP Cà Mau 100-225 | mayDT 18/22 | 2/16 |14/16 | Từ 3-4 ngudi 3 | H Dam Doi 100-1000 | may DT 4 2/2 Từ 3-4 người 4 |H, Cái Nước 360 1/1 4 người Biểu 11: Hiện trạng về cơ sở các trại giống được khảo sát năm 1998 tai Ca Mau
Nếu so sánh với nghề nuôi thì nghề sản xuất giống tôm ở Cà Mau tiến bộ hơn, gần gũi với các tiến bộ kỹ thuật hơn Phần lớn các trại được khảo sát đều có
phương tiện liên lạc (điện thoại hoặc thậm chí điện thoại di động) và số người tham gia 1 đơn vị trại khá hợp lý (từ 3-4 người là phổ biến) Số người điều hành trại có chuyên môn qua thống kê thì huyện Ngọc Hiển, tỷ lệ người có chuyên
môn đứng trại cao hơn TP Cà Mau, huyện Đầm Dơi và huyện Cái Nước, tuy chỉ đạt đến 44% (30/ 68 trại)
Về đầu tư và công trình: trong số các huyện được khảo sát thì Ngọc Hiển là huyện có trại xuất giống sớm nhất, mặc dù số xây dựng chủ yếu là năm 1998: 38 trại (46% số trại khảo sát) nhưng cũng có trại được xây dựng từ năm 1978
(trại Thiện Phước I, SaPo, TT Năm Căn) Giá trị đầu tư xây dựng trại cũng cao
(trên 300 triệu đồng/ trại có 7 trại, chiếm 8,5% số thống kê) có trại đầu tư tới 720
triệu đồng (trại Thiên Phú, khóm I thị trấn Năm Căn) Tuy nhiên lại có trại chỉ
24
Trang 25
dau tư 14 triệu đồng xây dựng (trại Thiện Trí, Tân Ân) Số thể tích bể ương cao
nhất là trại Thiên Phú, tới 720m bể (SaPo, TT Năm Căn) và thấp nhất 14 40m? (3 trại thuộc thị trấn Năm Căn)
Về mật độ ương ấu trùng, cao nhất lên tới 300 Nauplii/ lit (Tan Tién, Tan
Ấn) và thấp nhất chỉ có 5 Nauplii/ lít (Hàng Vịnh và Tam Giang)
Về công suất thiết kế, cao nhất lên tới 10 triệu hậu ấu trùng 1 đợt (các trại khu vực II và Hàng Vịnh, TT Năm căn) công suất thấp nhất chỉ 0,5 triệu hậu ấu
trùng/ đợt (trại Rạng Đông thị trấn Năm Căn)
Yếu tố Năm hoạt | Giá trị đầu |Thể tich| Mat độ | Công suất | Nguồn điện
Kỹ thuật động tư bểương | ương TK (triệu
(triệu) (m) (N/lit) |PL/đợp |Điện [Máy lưới phát H.Ngoc Hién | 98:38/82 97:21/82 TB: 149 TB: 85.5 | TB: 70.8 | TB: 4.2 30/80 | 50/ 96:9/82 Cao:720 |Cao:720 | Cao: 300 | Cao: 10 80 95:9/82 Thấp: 14 | Thấp:40 Thấp:5 Thấp: 0.5 78:1/82
TP Cà Mau đều hoạt | TB:50-80 | TB:25-30
động từ | Cao:150 Cao: 72 80 Tir 0.4-2 | 20/21 |1/ nam 98 Thap: 20 | Thấp: I0 21 H Dam Doi Tir nam 98 | Tir 1-70 45-110 1/2 1/2
Biểu 12: Đầu tư và xây dựng trại ở Cà Mau năm 1998
Các trại được thống kê thuộc TP Cà Mau ở biểu trên đều hoạt động ở khu
vực trung tâm, thuận tiện giao thông thuỷ bộ và đa số đều làm trung gian dưỡng,
giữ để buôn tôm giống Trong số 21 trại chỉ có 2 trại có sản xuất giống tôm, với
mật độ ương 80N/ lít
* Về vụ sản xuất chính trong năm và nguồn tôm bố me dùng sản xuất iống:
Vụ sản xuất chính và nguồn tôm sú bố mẹ ở các huyện khác nhau cũng có
những khác biệt Biểu dưới đây được thể hiện trên 2 huyện chính là Ngọc Hiển và
Dam Doi
Trang 26= Yếu tố Kỹ thuật Tháng trong năm 1998 5 6 [7 8 10 ll 12 H Ngoc Hién IL.Vu sx chính trong nam 6 trai 5 trai 2 trai 4 trai 13 trai 5 trai 7 trai 2 trai 7 trại 2 trại 4 trại 3 trại H Tháng sx bằng tôm biển bố mẹ (trai/ tháng) II Tháng sx bằng tôm vuông bố mẹ (trai/ tháng) H Dam Doi 1.Vusxchínhtrong năm 1 trại 1 trại 1 trại IL Thang sx bang tom Biển bố me 38 18 32 21 36 26 34 25 18 |s 19 |17 |15 |15 19 10 18 17 17 25 17
Biểu 13: Vụ sản xuất giống chính và nguôn gốc tôm bố mẹ ở Ngọc Hiển- Dam Doi nam 1998
O biéu trên cho thấy huyện sản xuất giống lớn nhất là Ngọc Hiển (cũng
như Đầm Dơi và các huyện khác) thì các tháng sản xuất giống vẫn tập trung vào
mùa khô là chính Trong mùa mưa (từ tháng 5-9) ít có cơ sở sản xuất Tuy nhiên,
cũng có trại sản xuất quanh năm (trại Thiên Phú) ở huyện Đầm Dơi (10/98) chỉ
VŨ ĐÔNG NAM
Trang 27
có 7 cơ sở đủ khả năng sản xuất giống Các cơ sở còn lại chỉ làm nhiệm vụ thuần và dưỡng giống Nguồn tôm bố mẹ được mua ở các cửa sông: Rạch Gốc, Sông Đốc, Gành Hào, Tân Ân hoặc ngoài tỉnh từ Bình Đại (Bến Tre) hoặc nguồn gốc khác ở vùng Hải Đăng (Vũng Tàu) Từ cuối năm 97-98, việc mua bán và phân phối tôm bố mẹ ở Cà Mau đã thành một nghề lợi nhuận cao Do sự xuất hiện các bãi tôm bố mẹ luôn biến động và giá rất cao cũng như khả năng đánh giá tình
trạng thành thục và sức khoẻ qua ngoại hình còn không đơn giản nên việc mua bán tôm mẹ có trứng vô cùng phức tạp Thông thường tôm mẹ được mua về các trại giống đều đã thụ tinh và kích thước đạt khá, thể trọng trung bình 200g (cá
biệt 300g)
Ngoài nguồn tôm biển, các trại còn dùng thêm tôm bố mẹ có nguồn gốc từ
các vuông tôm Các vuông lớn từ 50.000- 100.000m” thường là có tôm bố mẹ
được sót lại qua các đợt thu tỉa Tôm nguồn này thể trọng nhỏ chỉ giao động phổ biến tôm mẹ từ 120- 130g, số lượng trứng ít và tỷ lệ nở thấp Tuy nhiên giá mua rẻ hơn rất nhiều so với tôm biển (từ 1/30- 1/40 giá tôm biển mẹ)
Nguồn nước ở các trại giống đều dùng nước sông được lấy ở khoảng giữa và xử lý qua hệ thống lọc Về mùa mưa, các trại sản xuất giống phải nâng độ mặn bằng cách pha nước ót hoặc mua nước biển
Mặc dù sử dụng cả 2 nguồn tôm biển và tôm đầm nhưng do nhu cầu con giống và chất lượng tôm mẹ tại chỗ chưa cao, số lượng còn khan hiếm và kỹ thuật sản xuất còn hạn chế nên nhiều trại phải nhập Nauplius về tỉnh ương T | Nguôn Nauplius | Công suất trại năm 1998 Tỷ lệ sống T | Nhập Tổng số Tôm Sú Tôm Thẻ (N/ PL%)
Trang 28Biểu 14: Công suất trại giống- tỷ trọng tôm giống sú, thể và nguồn gốc
Nauplius ở huyện Ngọc Hiển năm 1998
4 Những hạn chế về trình độ công nghệ và chất lượng môi trường suy giảm
1 Về nuôi
Phần lớn các điểm nuôi được khảo sát thuộc loại hình sinh thái Tôm- Rừng
hoặc chuyên tôm, nuôi theo phương thức quảng canh và tồn tại các yếu tố kỹ
thuật:
- Về công trình nuôi tôm dạng quảng canh ở Ngọc Hiển, Đầm Dơi và Cái Nước, thống kê cho thấy các vuông tôm quá lớn Diện tích lớn rất hạn chế việc quản lý: Theo dõi và chăm sóc ở Ngọc Hiển diện tích vuông lớn lên tới
§0.000m” (xã Đất Mới) ở huyện Cái Nước 60.000 m° (xã Tân Hưng Tây) và
huyện Đầm Dớơi tới 43.000m ˆ (xã Tân Tiến) Các vuông này phần lớn có nguồn gốc đất rừng, cải tạo chưa lâu, thường nhiều lỗ mọi làm mất nước Hơn nữa cua,
còng qua lại truyền bệnh rất nguy hiểm Thường khi cải tạo vuông, do quá lớn, bà
con ít chú ý đến việc gia cố và đầm nén mái cũng như các lỗ mọi Đây là một trong các yếu tố lan truyền bệnh tôm
- Việc chuẩn bị vuông nuôi sên vét bùn sình: do hạn chế về điều kiện cơ giới cho vùng sâu phần lớn đều sên vét thủ công, tuy nhiên nếu có thể làm cơ giới thì chất lượng đảm bảo hơn vì sự đầm nén của các máy công cụ sẽ tốt cho vuông
nuôi hơn làm thủ công Vả lại, chỉ phí cho xe máy cũng không cao hơn Trong tất
cả vùng được khảo sát chỉ có một hộ ở huyện U Minh và 3 hộ ở TP Cà Mau sử dụng cơ giới và kết hợp cơ giới
- Về khẩu độ cống và chất liệu làm cống, khẩu độ đương nhiên phải tương
quan với vuông nuôi, diện tích cỡ nào thì khẩu độ cỡ đó Tuy nhiên, kinh nghiệm
ở các địa phương và ở ngay Cà Mau cho thấy, ở các vùng nuôi quảng canh không
thể quá nhỏ tới 0,4m (như ở Tân Hưng Tây với các vuông 5.000m”, 7.000m” và
thậm chí 14.000m” ) hoặc ở Đầm Dơi, khẩu độ cống chỉ có 0,5m cho vuông nuôi
tới 17.000m” (xã Tân Đức) Khẩu độ cống nhỏ sẽ làm cho lưu lượng dòng chảy
thấp, việc thay nước mất nhiều thời gian Tuy nhiên cũng không quá lớn tơi 1.4m
(xã Đất Mới vuông 80.000m” ) Cống khẩu độ 1.4 m chịu áp lực nước rất lớn, nếu
bằng bê tông thì việc thao tác lại càng khó khăn Khẩu độ cống thích hợp chỉ nên giao dong 0.7- 0.8m téi 1.0m va 1.2m là thích hợp (30)
Trang 29
- Số lượng cống đối với nuôi quảng canh cũng có thể chỉ cần 1 như số
đơng (gần như tồn bộ các vuông tôm) bà con đã làm Tuy nhiên, một cống
chung có hạn chế cho việc đảm bảo chất lượng nước ở vuông nuôi, khi thay nước cũng như xử lý khi có dấu hiệu bệnh mà không làm ảnh hưởng tới các vùng khác Nếu được đầu tư 2 cống cấp và thoát riêng, việc quản lý nước hoàn toàn chủ động và dễ dàng Thay nước là một trong những biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường nuôi tôm ở những vùng nuôi quảng canh và bổ sung thức ăn tự nhiên, Về chất liệu làm cống thì cống bê tông chất lượng cao hơn, hạn chế mất nước, sử dụng lâu bền tuy rằng đầu tư một lần khá nhiều vốn (30)
- Việc sên vét, xử lý và cải tạo các vuông nuôi tôm sau một vụ là một thao
tác kỹ thuật rất quan trọng Việc này đảm bảo cho một vụ nuôi mới có môi
trường nước được vệ sinh, tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh (cua, còng, ký sinh trùng ) và cá dữ là địch hại của tôm nuôi (30)
- Các hộ được điều tra ở 3 huyện nuôi trọng điểm cho thấy chưa thực sự
coi trọng công việc này, có làm nhưng không đây đủ, chưa đạt yêu cầu Các
vuông nuôi ở TP Cà Mau đã làm đúng với kỹ thuật được phổ biến: Các vuông nuôi đều được sên vét, cải tạo và khử trùng bằng vôi bột từ 7- 10 ngày, có diệt tạp bằng dây thuốc cá
- Bón phân gây màu, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi cũng là động tác ban đầu quan trọng chưa được các huyện trọng điểm chú ý đúng mức
Qua các vùng điều tra ở Ngọc Hiển không thấy có hộ nào bón phân gây màu ở
huyện Cái Nước có một hộ (ở Tân Hưng Tây, bón NPK 20 kg/ ha) và ở Đầm Dơi
một hộ (ở Tân Tiến, bón NPK 20- 30kg/ha) TP Cà Mau, Thới Bình và U Minh thì công việc này được thực hiện khá phổ biến Tuy nhiên vấn đề lại là chủng loại và liều lượng Dùng thường xuyên để gây màu chỉ nên là DAP hoặc Urea với liều lượng từ I0- 15 kg/ ha Việc dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng và lãng phí
(phường 8, TP Cà Mau dùng tới 300kg/ ha) Hoặc dùng ít như vùng nuôi ở xã Hồ
Thị Kỷ (huyện Thới Bình) sử dụng 5 kg/ ha thì chưa đủ
- Các vuông nuôi quảng canh đều tận dụng giống tự nhiên và bổ sung bằng
giống nhân tạo (PL,;- PL; chiếm đến 91,9% số hộ điều tra) giống thả bổ sung
phần lớn là tôm sú (chiếm tới 87,2%) Tuy nhiên do thường xuyên bổ sung và khả năng nhận biết về chất lượng tôm giống còn hạn chế nên điều này có thể trở thành nguồn gốc của việc phát sinh bệnh, lan truyền cho các vuông lân cận và tiềm tàng cho chính vuông của mình Việc thả con giống với mật độ cao trên 3 con/ mỂ trong điều kiện không cho ăn cũng là điều bất hợp lý vì thức ăn tự nhiên
chỉ có thể thả 1-2 con/ m” (30) Nếu mật độ thả cao hơn cần cho ăn bổ sung bằng
Trang 30ở Cà Mau Điều đáng nói là có hộ thả mật độ quá cao trong điều kiện không cho ăn Về thời gian nuôi, đối với quảng canh độ rủi ro cao, không nên kéo quá dài, chỉ nên 4- 4,5 tháng Kéo dài vụ nuôi sẽ làm cho khả năng nhiễm bệnh của tôm
có cơ hội tăng cao
- Vấn đề thời vụ là cực kỳ quan trọng đối với Nông nghiệp nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng Nếu thả giống phát triển trong giai đoạn phù hợp với sự thích ứng thì tôm phát triển tốt, ngược lại, các biến động khí hậu sẽ làm cho tôm
chết vì nhiễm bệnh Nên phân thành vụ chính và vụ phụ và ở các vùng khác nhau cũng nên có điều chỉnh nhất định cho phù hợp Nhìn chung, nên tập trung vụ
chính cho mùa khô, từ tháng 10- 11 đến 3- 4 hàng năm (đối với Cà Mau, tính
khác biệt lớn giữa các vùng nên cần được nghiên cứu thêm về vụ) Thống kê cho thấy các hộ thả nuôi cũng khá tập trung vào mùa khô, tuy nhiên Cái Nước và
Dam Doi vẫn có những hộ thả vào mùa mưa, và một vài mô hình quản lý tốt vào mùa mưa vẫn có kết quả
- Việc thay nước để cải thiện môi trường nước nuôi là rất quan trọng cho nuôi
quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến Tuy nhiên, cần đúng phương pháp Theo
kinh nghiệm phổ biến, tháng nuôi thứ nhất do tôm còn nhỏ, để thích nghỉ nên ít
thay nước Việc thay nước nhiều như huyện Cái Nước và Đầm Dơi làm ở các
vuông (thay tới 10- 12 lần) làm cho tôm khó quen thuộc môi trường nước vả lại
có thể sẽ lấy phải nguồn nước chất lượng xấu: số lượng nước mỗi lần thay cũng
không nên quá nhiều (thường không nên quá 50%) để tránh gây sốc, khó khăn
cho việc lấy nước (vì khối lượng lớn) và đảo lộn thành phần phù du đang ổn định
Huyện Đâm Dơi và Cái Nước, các vùng thay 60-70% là không đúng kỹ thuật
Cũng cần lưu ý việc giữ mực nước trong các vuông nuôi ở một số trường hợp tôm chết do bà con thiếu quan tâm đúng mức Mức nước trong vuông để quá thấp (thậm chí 0.3- 0.4m nước) khiến cho nhiệt độ nước tang quad cao (35- 36°C)
- Vấn đề bệnh trong quá trình nuôi trong các vuông quảng canh thì có cả lan truyền chiều dọc và chiều ngang Nguồn con giống không được kiểm tra chất lượng đầy đủ, rất nhiều con giống vượt qua khỏi sự quản lý của cơ quan chức năng đến người người nuôi Các bệnh phổ biến như nấm, ký sinh trùng gặp ở 100% số hộ nuôi Các loại bệnh khác như MBV, đen mang, đốm trắng chiếm từ 65,9% đến 99,2% số hộ Môi trường nuôi không được quản lý nghiêm ngặt,
ngoài ngưỡng thích hợp với đời sống con tôm sú: pH giảm, tăng đột ngột hoặc
biến động ngày đêm quá lớn, nhiệt độ quá thấp hoặc q cao, ơxi hồ tan giảm
đột ngội các vật chủ trung gian lan truyền bệnh cụ thể là cua, còng, giáp xác
thấp và chim chưa được quan tâm diệt trừ triệt để Các lỗ mọi có thể thông từ
vuông này sang vuông khác cũng là một trong những nguyên nhân lan truyền
bệnh ở vùng nuôi quảng canh Khi đã nhiễm bệnh, 100% số hộ nuôi không có khả năng xử lý
30
Trang 31
2 Vé sadn xudt giéng
- Việc sản xuất tôm sú ở Cà mau có bước phát triển khá nhanh từ năm 1997- 1998, với số trại tăng cao gấp 3 lần và số lượng tôm sú sản xuất tăng gấp 6 lần, đạt tới 600 triệu PL,; như trên đã trình bày Điều này cho thấy rằng nghề sản xuất giống tôm có tiến bộ hơn nhiều so với ngề nuôi tôm ở Cà Mau và thậm chí không thấp kém nhiều so với mặt bằng công nghệ chung của cả nước Những hạn chế về
công nghệ có thể chỉ ra như sau:
- Về vị trí xây dựng trại, ở Cà Mau, các trại giống tập trung quá nhiều vào huyện Ngọc Hiển và ở huyện này thì lại tập trung quá nhiều vào TT Năm Căn: Ngọc Hiển chiếm 85- 90% số trại của cả tỉnh Cà Mau và thị trấn Năm Căn chiếm xấp xỉ 40% so với toàn bộ các xã Việc chọn địa điểm chú trọng chủ yếu vào yếu tố thuận tiện giao thông, thuận lợi vị trí mua bán ít chú ý tới nguồn nước là yếu tố quan trọng (28) Không ít trại được thiết lập ở khu dân cư, bên các rạch nhỏ,
nguồn nước vô cùng ô nhiễm
- Do siêu lợi nhuận, nhiều người có tiên đều sẵn sàng xây dựng trại để kiếm lời nên tỷ lệ cán bộ có năng lực phụ trách trại trở thành vấn đề bất cập Rất
nhiều trại người chịu trách nhiệm kỹ thuật chỉ học lóm, không được đào tạo cơ
bản Thống kê đã cho thấy người không có chuyên môn đứng trại chiếm tỷ lệ khá cao: ở TT Năm Căn (Ngọc Hiển) chiếm tới 56,8%; ở xã Tân An tỷ lệ này là 50%; ở xã Đất Mới là 62,5% TP Cà mau cũng có tới 14/ 16 trại mà người quả
lý kỹ thuật lại không có chuyên môn (chiếm 87,5%)
- Về quy mô trại và công suất nhìn chung là hợp lý, tuy nhiên cũng có
những trại năng suất quá thấp, không kinh tế (0,5 triệu PL/ đợt); hoặc công suất quá cao tới 10 triệu PL/ đợt, rất khó quản lý đầu vào và đầu ra sản phẩm, cũng như khó bảo đảm chất lượng (28) Ví dụ trại 730m” bể ương (trại Thiên Phú, Sapo, TT Năm Căn) phải cần tới 70 triệu Nauplii và xuất bán mỗi đợt (nếu đạt yêu cầu) trên 20 triệu PL,:
- Về mật độ ương, các nghiên cứu cũng như thực tiễn cho thấy mật độ ở mức kinh tế là khoảng 100N/ lít (28) Các trại ở Cà Mau nếu ở phép tính trung
bình thì xấp xỉ mức này nhưng cụ thể thì nhiều trại quá cao hoặc quá thấp, có trại ương mật độ tới 300 N/ lít (Tân An- Ngọc Hiển) hoặc có trại ương quá thưa chỉ
có 5 N/ lít Việc ương quá dầy khiến cho việc chăm sóc khó khăn, tỷ lệ sông thấp Việc ương quá thưa sẽ làm cho chi phí quá tốn kém
- Khả năng sản xuất Nauplii tại chỗ còn hạn chế Điều này phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của các trại và nguồn tôm bố mẹ tại chỗ Điều cần lưu ý là nguồn tôm bố mẹ ngoài biển giá cao, khan hiếm và ngày càng cạn kiệt và khả năng khai
Trang 32thác hiệu quả nguồn này ở Cà Mau chưa cao Bằng chứng là đã có 17 trại thống kê được phải mua Nauplii từ nguồn Vũng Tàu, Nha Trang Các kỹ năng rất cần được phổ biến cho sản xuất giống ở Cà Mau là sản xuất được cho mọi mùa và thay thế dần nguồn tôm bố mẹ ngoài biển bằng nguồn tôm vuông Hiện điều này đã có nhưng chưa phổ biến và chất lượng chưa cao
3 Sự suy thái môi trường nước nuôi:
Trang 33
Nếu theo tiêu chuẩn VN về giá trị giới hạn của nước biển ven bờ dùng cho
nuôi thuỷ sản (TCVN 5943- 1995) thì biểu đo được trên đây cho thấy độ pH ở
Dam Doi và Cái Nước thấp hơn yêu cầu (pH= 6, ngày 15,31/8 va 15/9 98) Tiéu
chuẩn ơxi hồ tan thì nhiều nơi có số đo thấp hơn yêu cầu (5mg/ lít): Ngày 19/5: Ngọc Hiển 0,5mg/ lít; Cái Nước 0,4mg/ lít
Ngày 3/6: Cái Nước 3,8mg/ lít
Ngày 15/ 8: Đầm Dơi 4,15mg/ lít
Ngày 15/9: Cái Nước 4,3mg/ lít Ngày 28/ 10: Dam Doi 4,9mg/ lit
Về BOD; cũng nhiều lúc nhiéu noi cao hon tiéu chuan (nhé hon 10mg/lit) Ngày 19/5: Dam Doi 14mg/ lit
Ngay 19/5: Dam Doi 14mg/ lit
Ngày 3/6: Đầm Dơi 18,2 mg/ lít; Cái Nước 12,2mg/ lít
Ngày 31/8: Ngoc Hiển 25mg/ lít (quá cao)
Fe tổng số cũng quá cao so với tiêu chuẩn (cho phép 0,1mg/ lít)
Hầu hết các chỉ số đều cao hơn tiêu chuẩn, điển hình cao hơn nhiều lần có:
Ngày 19/5: Ngọc Hiển 6,4mg/ lít
Ngày 31/ 5: Ngọc Hiển 7,3mg/ lít và Đầm Dơi 7,1mg/ lít
Ngày 15/ 5: Ngoc Hién 11,2mg/ lit, Dam Doi 9,7mg/ lít, Cái Nước
11,1mg/ lít
Còn theo tiêu chuẩn ngành (28 TCN 125- 1998) thì mức chênh lệch nhiều hơn,
cụ thể:
- Do man yéu cau 10- 30 °/,, :
Ngày 19/5: Ngọc Hiển 34”, Cái Nước 31⁄4;
Ngày 19/5: Ngọc Hiển 34 ;
Trang 34Ngày 15/ 8: Đầm Doi 6°/,); Ngày 31/ 8: Đầm Dơi 8”;
Ngày 28/ 10: Đầm Dơi 89; Cái Nước 7 4 - Độ pH yêu cầu từ 7.5- 8.5:
Ngày 19/5: Ngọc Hiển 7,0; Đầm Dơi 6,8; Cái Nước 6,5
Ngày 19/5: Ngọc Hiển 6,7; Đầm Dơi 6,0; Cái Nước 6,0
- DO yêu cầu > = 5 thì có những điểm quá thấp:
Ngày 19/5: Ngọc Hiển 0,5; Đầm Dơi 4,7; Cái Nước 0,4
Ngày 3/6: Cái Nước 3,8 Ngày 19/5: Cái Nước 4,3
- H;S yêu cầu < = 0,03 thì ở nhiều nơi quá cao:
Ngày 15/ 8: Ngọc Hiển 0,17; Đầm Dơi 0,35; Cái Nước 0,11
Ngày 31/ 8: Ngọc Hiển 0,32; Đầm Dơi 0,37; Cái Nước 0,22 Ngày 15/9: Ngọc Hiển 0,50; Đầm Dơi 0,90; Cái Nước 0,68
Ngay 28/ 10: Dam Doi 0,55 Cái Nước 0.40
- NH; yéu cau < = 0,1mg/ lit thi: Toan bodéu cao hon nhiéu lén mtic nay
Điển hình là: Ngày 19/ 5: Ngọc Hiển 1,17; Đảm Dơi 1,03; Cái Nước 0,96 mg/ L Ngày 15/ 8: Ngọc Hiển 0,46; Đầm Dơi 0,79; Cái Nước 0,18 mg/ L
Ngay 31/8: Ngoc Hiển 0,77; Đảm Dơi 1,01; Cái Nước 1,31 mg/L
Trang 3525/ 3/98 30 28 33 28.0 30 28 7.0 1.2 65 0.92 | 0.38 | 1.19 22/4/98 34 34 33 31.0 32 3l 7.0 7.2 7.0 | 0.93 | 0.83 | 1.08 13/11/98 7 5 1 30.0 27 25 7.0 7.0 6.0 | 0.93 | 0.62 | 0.41 27/11/98 | 24 6 12 30.0 28 25 TA 7.0 6.5 1.77 | 1.82 | 1.72 11/1/99 28 16 12 29.0 26 28 7.3 6.5 65 | 0.58 | 0.61 | 0.66 25/1/99 30 18 14 30.0 27 25 1.5 70 65 | 0.56 | 086 | 0.75 Chỉ tiêu BOD, (mg/L) DO (mg/L) Fejéng (mg/L) H,S (mg/L) Ngay, NH | pp | CN | NH | pp | CN | NH | pp | CN | NH | pp | CN tháng 25/3/98 | 14.0 | 26.5 | 30.0 | 6.95 | 5.40 | 4.95 | 4.20 | 3.60 | 2.96 | 0.04 | 0.02 | 0.03 22/4/98 | 18.3 | 18.5 | 5.5 | 3.85 | 5.20 | 4.70 | 4.68 | 5.31 | 3.89 | 0.06 | 0.60 | 0.03 13/11/98 | 21.0 | 20.0 | 39.0 | 5.75 | 2.45 | 5.70 | 2.36 | 9.71 | 2.38 | 0.49 | 0.51 | 0.68 27/11/98 | 7.0 | 22.0 | 11.0 | 4.10 | 5.95 | 5.85 | 2.64 | 7.45 | 2.52 | 0.65 | 1.42 | 0.32 11/1/98 | 10.0 | 21.0 | 13.5 | 5.20 | 4.30 | 4.00 | 5.82 | 6.57 | 5.54 | 0.48 | 0.66 | 0.52 25/1/99 8.5 9.0 18.0 | 4.65 | 4.15 | 3.50 | 5.39 | 4.05 | 4.38 | 0.54 | 0.38 | 0.62 Biểu 16: Chất lượng nước nuôi thuỷ sản mùa khô ở 3 huyện trong điểm tại CàMau 1998- 1999,
So với tiêu chuẩn nước nuôi thuỷ sản thì độ pH nhìn chung đạt mức tối
thiểu (6.5), tuy nhiên có nơi chỉ đạt pH= 6 (Cái Nước 13/ 11)
Về DO yêu cầu của tiêu chuẩn này là > = 5mg/L thì một số nơi đạt thấp dưới mức tối thiểu:
Cái Nước 4,95mg/L (ngày 25/3);
Ngọc Hiển: 3,85mg/L và Cái Nước 4,7mg/ L (ngày 27/11) Ngay 11/01/99: Dam Doi 43mg/L va Cai Nuéc 0,4mg/L
Ngày 25/1/99: Ngọc Hiển 4,65; Đầm Dơi 4,15 vàCái Nước 3,5mg/ L
- Vé BOD, yéu cầu nhỏ hơn 10mg/ L, phần lớn đều ở mức cao
Ngày 25/3: Ngọc Hiển 14,0; Đảm Dơi 26,5 và Cái Nước 30 mg/ L
Ngày 22/4: Ngọc Hiển 18,3; Đầm Doi 18,5
Ngày 13/11: Ngọc Hiển 21,0; Đầm Dơi 20,0 và Cái Nước 39 mg/ L
- Về chỉ số H,S so với yêu cầu là 0,005 thì các điểm đo được phần
lớn cũng cao gấp nhiều lần, nhiều điểm xấp xỉ 100 lần
Trang 36Theo tiêu chuẩn ngành dùng cho tôm sú thì mức độ như sau:
-_ Về f°C, yêu cầu từ 22- 34°C nhìn chung là thích hợp -_ Về độ mặn (S/) yêu cầu từ 10- 30/4:
Một số điểm cao hơn mức tối đa: Đầm Dơi 34⁄4; Cái Nước 33 ”⁄
(25/3), Ngọc Hiển 349/„„, Cái Nước 33 '¿; (22/3)
Một số điểm thấp hơn so với yêu cầu: Ngọc Hiển 79⁄4, Đầm Dơi 5”
(13/11) hoặc Đâm Dơi 6⁄4, (27/ 11)
-_ Về độ pH yêu cầu tir 7,5- 8,5:
Phần nhiều các điểm do đều thấp hoặc bằng mức tối thiểu:
Ngọc Hiển 7,0; Đầm Dơi 7,2; Cái Nước 6,5 (25/3);
Ngọc Hiển 7,0; Đầm Dơi 7,2; Cái Nước 7,0 (22/4);
Ngọc Hiển 7,0; Đầm Dơi 7,0; Cái Nước 6,0 (13/11); Ngọc Hiển 7,3; Đầm Dơi 6,5; Cái Nước 6,0 (11/01/99)
- Về DO yéu cau <= 5mg/L:
Ngoc Hiển 3,85; Cái Nước 4,7mg/L (22/4)
Dam Doi 2,45mg/L (13/11)
Đầm Dơi 4,3; Cái Nước 4,0mg/L (11/01/99)
Ngọc Hiển 4,65; Đầm Dơi 4,15; Cái Nước 3,5mg/L (25/01/99)
- _ Về H,S yêu cầu < = 0,03 mg/L:
Nhiều điểm đo được cao hơn mức này, cụ thể:
Ngọc Hiển 0,49; Đầm Dơi 0,51; Cái Nước 0,68mg/L (13/11/98)
Ngọc Hiển 0,65; Đầm Dơi 1,42; Cái Nước 0,32mg/L (27/11)
Ngọc Hiển 0,48; Đầm Dơi 0,66; Cái Nước 0,52mg/L (11/01/99)
Trang 37
Ngọc Hiển 0,54; Đầm Dơi 0,38 và Cái Nước 0,62mg/L (25/01/99)
- _ Về yêu cầu NH, < = 0,Img/ L, có nhiều điểm đo được quá cao
Thí dụ: Ngọc Hiển 0,93; Đầm Dơi 0,83; Cái Nước 1,07mg/L (22/04)
Ngọc Hiển 1,77; Đầm Dơi 1,82; Cái Nước 1,72mg/L (27/11)
Các chỉ số trên cho thấy rằng ngoại trừ một số yếu tố thay đổi theo mùa
(pH, t°C, DO) môi trường hiện nay đã suy yếu nghiêm trọng, nếu dùng nuôi các
loài thuỷ sản khác thì phần nào thích hợp Đối với tôm, theo tiêu chuẩn Ngành thì cả 2 mùa: mùa mưa và mùa khô đều có những chỉ tiêu thuỷ hố khơng thích hợp với đời sống sinh học của tôm sú Điều này khẳng định nghề nuôi tôm ở Cà Mau nay đã đến lúc cần nghĩ đến các giải pháp nuôi bền vững mang tính công nghiệp bảo đảm môi trường nuôi tôm sạch, chủ động và không làm xấu thêm nguồn
nước chung
B ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NGHE NUÔI TÔM VÀ SẢN XUẤT GIỐNG
I- Một số qui trình kỹ thuật sơ bộ về nuôi có thể áp dụng cho từng
vùng sinh thái ở Cà Mau:
1- Vùng Rừng - Tôm: Vùng Rừng - Tôm có thể tạm chia thành 2 dạng nuôi:
dạng kết hợp và dạng tôm riêng, rừng riêng
1.1- Dạng kết hợp đầu tư thấp: đã thực hiện có kết quả ở Lâm ngư trường
Trang 381.1-2 1.1-3
Lầm tay ở phía sau cống lấy nước
Lầm máy ở phía trước đổ vào phần bao đã chuẩn bị ở phía trước 0.5
ha đất trồng đước
Tẩy rửa đâm: Chắt cạn đầm và phơi 15 ngày Xử lý nước trước khi thả tôm:
Diệt tạp bằng 5 kg thuốc cá (5kg/ ha)
Giữ nước khoảng 3 ngày quan sát màu nước và độ trong
Yêu cầu: - Độ trong 0.3- 0.4m màu xanh đọt chuối hoặc ngả vàng 1.1-4 - Điều chỉnh độ pH từ 7- 8.5 Con giống: Chọn giống có chất lượng tốt qua lựa chọn cảm quan Cỡ giống từ 2- 2.2cm
Mat do tir 3- 5 con/ m? Thời gian và cách thả giống:
Dùng 1/3 nước trong đầm đổ vào chậu lớn rồi thuần hoá chừng 10 phút trở lên Thấy tình trạng tôm khoẻ thì thả xuống
Thả giống vào lúc trời mát từ tháng 1- 2 âm lịch
Nên chăm sóc riêng trong dèo, sau mới thả ra ngoài đầm
Có thể tháng thứ 3 thả tiếp đợt mới nhưng phải quây thành một khu riêng
Chăm sóc và quản lý:
Cách 3 ngày một lần cho ăn bằng cá hấp
Thường xuyên thay nước, giữ lại 2/3 trong đầm Thời gian ứ đâm không quá 6 ngày
Trang 39
11-7 Thu hoach va hiéu qua:
- _ Thu hoạch sau 2,5 tháng, tôm đạt cỡ khoảng 30% - _ Tỷ lệ sống bình quân khoảng 30% - _ Thu từ tháng thứ 3 mỗi con nước 1.2- Dạng kết hợp đầu tư thấp: đã được thực hiện có kết quả ở làng Rừng (lâm ngư trường Đầm Dơi): Tổng diện tích: 5.5 ha Mương đào: 1.1 ha (20%) Mặt đầm trồng rừng: 4.3 ha (80%) 1.2.1- Sên vét:
Lầm tay ở phía sau cống lấy nước
Lầm máy ở phía trước đổ vào đầm trồng đước ở phía trước 1.2.2- Tẩy rửa Đảm: Xử lý vôi bột phơi nắng 13- 14 ngày (lượng vôi bột tuỳ thuộc vào chất đất, thường dùng 1000 kg/ ha) 1.2.3- Xứ lý nước trước khi thả tôm:
Trang 40Chọn giống có chất lượng tốt qua kiểm tra cảm quan Cỡ giống từ 1,5- 2 cm
Mat do tha 2,7 con/ m?*
1.2.5- Thời gian và cách thả giống: Thả vào 15/2 âm lịch, lúc trời mát
Dùng 1/3 nước trong đầm đổ vào chậu rồi thuần hoá sau mới thả xuống đầm
Thả vào ô lưới chừng 40 mỂ nuôi trong tháng đầu 1.2.6- Chăm sóc và quản lý:
Cho ăn bằng cá nấu chín, rải đều, ngày 2 lần lúc 5 giờ và 10 giờ
Sau 20- 30 ngày, tháo nước cho tôm ra đầm
Châm thêm nước vào, cho chảy từ từ
Đến tháng thứ 3 cho ăn thêm cá nấu chín và cám Mỗi tuần cho ăn 2
ngày: ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối
Điều chỉnh thức ăn tự nhiên và pH Chỉ thay 1/4 nước trong đầm nếu cần
1.2.7- Thu hoạch và hiệu quả: Sau 90 ngày thu bán con đúng cỡ (thường
1.3-
đạt 26 con/ kg)
Thu tiếp theo vào các con nước
Thu hết tôm sau khi thả 6 tháng
San lượng đạt 346 kg, tỷ lệ sống khoảng 30% Đầu tư 6,9 triệu, thu 45 triệu, lời 37 triệu 100 Dạng kết hợp đầu tư cao:
1.3.1- Vị trí địa hình, diện tích và mật độ:
40