Viêm thận - Bể thận thai nghén doc

7 160 0
Viêm thận - Bể thận thai nghén doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Viêm thận - Bể thận thai nghén I_ Đại cương: -Viêm thận bể thận thai nghén là một nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ có thai chiém 2-3% -Đây là 1 biến chứng nặng của thai kỳ, hay gặp vào nửa sau của thời kỳ thai nghén. -Tổn thương khu trú ở đường bài tiết của thận( niệu quản, niệu đạo, bàng quang) đôi khi lan ra cả nhu mô thận. -Nguyên nhân thường gặp là: trực khuẩn Ecoli 90%, ngoài ra có thể thấy Enterococcus, sptaphylococcus, proteus -Đường xâm nhập: là nhiễm khuẩn ngược dòng hoặc đường máu. II_ Lâm sàng: Thường tiến triển qua 2 giai đoạn. 1-Giai đoạn đầu: Thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thời kỳ thai nghén 1.1_Triệu chứng cơ năng: - Nhức đầu, mệt mỏi, khó ngủ, hay cáu gắt. - Đau tức bụng. - Sốt nhẹ 37,5-38º - Có đái rắt, đái khó. 1.2_Triệu chứng thực thể: - Bụng chướng nhẹ, khung đại tràng hơi đau khi khám - Nắn vùng thận hơi đau ở cả hai bên, đau lan xuống dưới vùng sinh dục, thận không to, ấn các điểm niệu quản khó vì tử cung to. - Xét nghiệm nước tiểu: + Có hồng cầu, bạch cầu, trực khuẩn Ecoli + Công thức máu bình thường, tốc độ máu lắng không có giá trị khi có thai 2- Giai đoạn mưng mủ: Là biến chứng nặng nhất của thai kỳ, thường xuất hiện vào nửa sau của thai kỳ với các triệu chứng: - Sốt cao 40º dao động , có rét run. - Đi tiểu khó, đái ra máu, đái ít. - Đau vùng thận ngày càng rõ, đau lan xuống bàng quang vùng bẹn, sinh dục. - Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, công thức bạch cầu chuyển trái - Xét nghiệm nước tiểu: nhiều bạch cầu, nhiều vi khuẩn. Đặc biệt 80% Ecoli 3_ Chẩn đoán phân biệt: - Đau do chuyển dạ. - Viêm ruột thừa. - Rau bong sớm. III- Các hình thái lâm sàng: 1-Hình thái nhẹ(nhiễm khuẩn thận giả) - Không có dấu hiệu cơ năng. - Chỉ xét nghiệm nứơc tiểu về mặt tế bào và vi khuẩn và tế bào mủ trong nước tiểu 2- Hình thái không sốt: - Không sốt có đái ra máu.Cần chẩn đoán phân biệt đái ra máu do các nguyên nhân khác( K thận, lao thận) - Xét nghiệm nước tiểu có trực khuẩn Ecoli 3- Hình thái ứ đọng: - Hình ảnh ứ nước ở thận có sốt cao, đau nhiều vùng thắt lưng. - Khám tháy thận to, chạm thận (+), bập bềnh thận (+) 4- Viêm thận bể thận trong giai đoạn hậu sản: Thường là viêm thận và bể thận tái phát sau viêm thận bể thận trong lúc có thai.Thường xuất hiện ngày thứ 7 sau đẻ. Biểu hiện sau đẻ bệnh nhân có sốt, có đau thắt lưng, điều trị nhanh khỏi, tiên lượng tốt. 5- Hình thái với dấu hiệu thận: - Bệnh cảnh chính là dấu hiệu thận. Protein niệu là dấu hiệu chính có thể đơn độc hoặc có kèm theo phù , hoắcots cao. - XN chức năng thận thay đổi: hồng cầu giảm, urê tăng.xét nghiệm có vi khuẩn gây bệnh trong nước tiểu 6- Viêm thận là hình thái nhiễm độc thai nghén: Thường xuất hiện vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Tổn thương đường tiết niệu thường cả hai bên , có tổn thương phối hợp là tổn thương gan. - Lâm sàng gồm: +Sốt cao , rét run +Nhức đầu +Toàn thân nhiễm khuẩn, nhiễm độc: môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi +Nôn và buồn nôn. Khám : Bụng chướng, gan to đau, lách to, vàng da. -Xét nghiệm: Protein niẹu rất cao, thiếu máu, urê máu cao. Tiến triển nặng, tiên lượng xấu thai nhi có thể dẫn đến chết lưu. IV_ Thái độ xử trí: 1_Phòng bệnh khi có thai + Phát hiện các bệnh nhiễm khuẩnvà điều trị. + Làm toan hoá nướthuwowaT. + Tránh táo bón. 2_Điều trị: - Nghỉ ngơi bất động nằm nghiêng sang trái - Truyền dịch để có lượng nước tiểu tốt nhất, tính lượng nước tiểu ra vào. - Kháng sinh chống nhiễm khuẩn chủ yếu nhóm bêta-lactamin. Tốt nhất là điều trị theo kháng sinh đồ cấy nước tiểu,có thể phối hợp kháng sinh cả Gram(+) va Gram(-). - Theo dõi lâm sàng trong hai ngày đầu nếu các triệu chứng giảm, tiếp tục dùng kháng sinh trong vòng 5-7 ngày tiếp. V_ Tiên lượng: - Các hình thái thông thường tiên lượng tốt, khỏi hoàn toàn sau 1 tuần điều trị, lưu ý phải theo dõi nước tiểu lâu dài ngay cả sau khi đẻ vì có thể trở thành viêm thận- bể thận mạn tính - Tiên lượng con: Có thể chết lưu hoặc đẻ non. - Tiên lượng mẹ: Nếu có dấu hiệu suy thận thì tiên lượng rất xấu VI_ Kết luận: Thai kỳ với những yếu tố thay đổi về nội tiết và cơ học làm cho hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu dễ xảy ra. Viêm thận bể thận trong thời kỳ có thai đòi hỏi người thầy thuốc phải có chẩn đoán sớm và điều trị tích cực để tránh những biến chứng có thể làm cho tình trạng thai nghén nặng lên. Vì vậy việc quản lý thai nghén là vấn đề đặt lên hàng đầu trong công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cần phải có thái độ dự phòng những sang chấn sản khoa hoặc thông tiểu không cần thiết ở những phụ nữ có thai. . Viêm thận - Bể thận thai nghén I_ Đại cương: -Viêm thận bể thận thai nghén là một nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ có thai chiém 2-3 % - ây là 1 biến chứng nặng của thai kỳ,. - Hình ảnh ứ nước ở thận có sốt cao, đau nhiều vùng thắt lưng. - Khám tháy thận to, chạm thận (+), bập bềnh thận (+) 4- Viêm thận bể thận trong giai đoạn hậu sản: Thường là viêm thận và bể. đoán phân biệt: - Đau do chuyển dạ. - Viêm ruột thừa. - Rau bong sớm. III- Các hình thái lâm sàng: 1-Hình thái nhẹ(nhiễm khuẩn thận giả) - Không có dấu hiệu cơ năng. - Chỉ xét nghiệm

Ngày đăng: 06/08/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan