QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA
CÔNG NGHỆ LÊN MEN
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHAO
GVHD: Vưong Thị Việt Hoa SVTH: Phạm Quang Khải
Trang 2Tháng 10/2010
Trang 3Văn hóa ẩm thực trên thế giới rất phong phú, đa dạng và cũng rất đặc trưng cho mỗi dân tộc, mỗi vùng, mỗi miền Tùy vào phong tục tập quán mà mỗi vùng, miền có những nét văn hóa ẩm thực riêng.
Mỗi dân tộc đều có những sản phẩm, những món ăn cổ truyền mà chỉ có dân tộc đó mới sử dụng được mà những dân tộc khác ít dùng hoặc không thể cảm nhận được hết vị thơm ngon đậm đà của nó.Tuy nhiên cũng có những sản phẩm truyền thống của dân tộc này nhưng được dân tộc khác kế thừa và ứng dụng vào sản xuất rất thành công ở dân tộc mình Chao là một sản phẩm lên men từ đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua thời gian đã được người Việt Nam chúng ta ứng dụng rất thành công và đã tạo được một món chao với hương vị rất đặc trưng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt mang lại những cảm nhận riêng cho những ai từng dùng
Ở Việt Nam, nhìn chung việc sản xuất nhóm thực phẩm truyền thống hay cụ thể là sản phẩm chao vẫn chưa phát triển thành quy mô công nghiệp Hầu hết phần nhiều vẫn sản xuất theo lối thủ công với những thiết bị đơn giản Theo cách này, chất lượng sản phẩm không thể kiểm soát được và không ổn định, sự xâm nhập của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm và sinh độc tố, cuối cùng làm thay đổi giá trị dinh dưỡng và hương vị sản phẩm, không đem lại hiệu quả kinh tế Chính vì vậy việc thiết kế một nhà máy sản xuất theo quy
mô công nghiệp là rất cần thiết Điều này sẽ đưa nhóm thực phẩm truyền thống lên một tầm cao mới Nó giúp ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhưng vẫn đảm bảo hương vị quen thuộc và chát lượng sãn phẩm Và trên hết là chúng ta vẫn bảo tồn được nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc
Dưới đây em xin được trình bày rõ hơn quá trình sản xuất chao hiện nay Trong quá trình làm bài còn nhiều thiếu sót, mong cô và các bạn góp ý kiến
Trang 42 Các phương pháp sản xuất chao
- Sản xuất chao theo phương pháp cổ truyền: đây là phương pháp thủ công đơn giản, với các thiết bị giản đơn, năng suất thấp, chủ yếu là theo kinh nghiệm
- Sản xuất chao theo phương pháp công nghiệp: đây là mô hình sản xuất với dây chuyền hiện đại, cùng các thiết bị với quy mô công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao
3 Phân loại
- Phân loại theo hình dáng, màu sắc: chao nước, chao mặn, chao bánh, chao bột
- Phân loại theo khối lượng tịnh: hũ lớn, hũ trung, hũ nhỏ
4 Ứng dụng
- Làm nước chấm trong các món lẩu
- Làm gia vị
- Làm món ăn phụ
- Là món ăn chính trong các nhà chùa
II Nguồn vi sinh vật chủ yếu và cơ sở sinh hóa
Trang 51 Nguồn vi sinh vật chủ yếu
Chao được lên men dưới tác dụng của enzyme, vi sinh vật, thường là do nấm mốc thuộc họ Mucor, hoặc có thể do vi khuẩn thuộc họ Bacillus
2 Cơ sở sinh hóa
- Sự thủy phân protid thành acid amin và peptid nhờ hệ enzyme protease của nấm mốc (Mucor)
- Quá trình chuyển hóa lipid tạo ester thơm làm cho chao có hương vị đặc trưng, thơm ngon
III Quy trình sản xuất
1 Quy trình sản xuất vi sinh vật (mốc giống)
Trang 6Rửa sạch 300g giá đậu, cho vào 1000 ml nước, đun sôi nửa giờ, chắt lấy nước và bổ sung nước cho đủ 1000 ml Cho thêm thạch, đun sôi, lọc Điều chỉnh pH = 4.5-5.0 bằng acid xitric hoặc acid axetic Cho đường vào, đun sôi và cho vòa các ống nghiệm để làm thạch nghiên Dùng que cấy cấy nấm mốc vào các ống nghiệm, nuôi ở nhiệt độ 28-300C trong 4-5 ngày khi thấy mốc có màu hung nâu là được Giống ống thạch chỉ nên dùng qua
7 thế hệ phải đến cơ quan cấp giống xin cấp giống gốc mới thay thế
1.2 Sản xuất mốc giống trung gian
Cấy chuyền giống ống thạch ra môi trường trung gian Có 2 cách sản xuất: nuôi trong bình tam giác hoặc nuôi trong hộp nhôm với thành phần môi trường như sau:
• Bã đậu hũ: 1 kg
• Bột mì: 0.5 kg
Dùng nước điều chỉnh độ ẩm tới 70-72%, pH môi trường 5.5-6.0 (điều chỉnh bằng axit thực phẩm trên) Môi trường được phân vào các bình tam giác 50-60g, dùng nút bông
và giấy dầu bịt kín miệng bình Hấp 45 phút với áp lực hơi nóng 1,2 kg/cm2 ( nếu hấp trong
áp lực thường trong 2 giờ)
Làm nguội và cấy giống từ ống thạch nghiên sang Nuôi ở nhiệt độ 28-300C khoảng 18-24 giờ thấy xuất hiện các khuẩn ty trắng, nuôi tiếp 3-4 ngày ta có giống trung gian
Nếu nhân giống trung gian trong các hộp nhôm thì phải dùng các hộp có đường kính 30cm, cao 12cm và có nắp đậy kín, điều chỉnh độ ẩm 62-67% nếu hấp trong điều kiện thủ công
1.3 Sản xuất mốc bột bào tử
Cho giống trung gian vào bột mì đã rang chín với tỷ lệ 1:1, trộn đều, rây qua để lấy bột có bào tử và khuẩn ty Để bảo quản đem sấy ở nhiệt độ 400C trong 4 giờ, đóng vào các túi polyetylen, hoặc thủy tinh, sành sứ khô, sạch, kín ở nhiệt độ 0-30C Dùng trong 7-10 ngày
Quy trình sản xuất mốc vi sinh vật
Nước
Nước đậu
Giá đậu
Bã đậu
Trộn
Rây
Bã
Bào tử giống cho sản xuất
Rang chínBột mỳ
28 ÷ 300C3÷4ngày
Trang 72 Sản xuất chao ở Việt Nam
Trang 82.1 Làm miếng chao
Đậu nành tốt, đều hạt được ngâm qua đêm(5-6 giờ tùy tình trạng của đậu)
Đậu được xay dưới dòng nước và thu được một khối lỏng, mịn
Lược qua vải thô để loại bỏ phần bã, còn lại là phần sữa lỏng
Pha thêm nước cho đủ tỉ lệ một phần đậu, mười phần nước, và nấu dung dịch sữa lỏng này trong vòng 30 phút cho sôi chín và bốc mùi thơm
Dung dịch sữa lỏng để nguội xuống 500C độ và dùng nước chua để cô kết
Nước chua là nước ép của miếng chao để cho chua lên men lactic và thêm axit (ở lần làm chao đầu tiên có thể sử dung axit từ dấm ăn hay axit acetic pha ra có pH=3
Lượng nước chua cho vào vừa đủ( đến khi có hiện tượng cô kết đủ) Khi cho nước chua vào, phải khuấy mạnh, khi cho đủ thì ngưng khuấy và để cho ngưng kết từ từ
Khi cô kết hoàn toàn, khối kết đã đứng yên, phần nước ở trên được hút ra, phần đặc được cho khung gỗ có bề dày 2-2,5 cm, có vải mịn, dùng vật nặng ép lên để loại bỏ hết nước, có được đậu hũ Nếu dùng 18 kg đậu nành tốt, có thể thu được 55,5 kg đậu hũ có 88-90% nước
Đậu hũ này có hàm lượng nước cao, không thích hợp cho lên men chao vì dễ thúi và
vi khuẩn dễ phát triển Nên cần ép thêm cho đến khi hàm lượng nước không quá 83% và cho cắt ra từng miếng nhỏ có kích thước 2x2x1cm hay 1x1x0,7cm
Đậu hũ dùng làm chao có hàm lượng nước 83%, đạm không tan 9,1%, đạm tan 0,4%, chất béo 4%
2.2 Làm mốc chao
Các miếng chao được xếp vào khay có đục lỗ dưới đáy và đuợc xếp cách đều nhau một khoảng cần thiết cho thông thoáng để mốc chao mọc đều khắp trên bề mặt của miếng chao
Đem các khay xếp vào phòng ủ và được xếp cách đều cho thông thoáng
Tùy điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng, trong vòng 36-48 giờ, mốc chao
có trong không khí mọc lên miếng chao Khi miếng chao đã phủ đầy các khuẩn, từ trắng ngả sang vàng xám là được
Trang 9Không có mốc xanh, mốc đen phát triển, không có múi khó ngửi là miếng chao tốt-
có hàm lượng nước 74%, đạm tan 2,3%, đạm không tan 10,4% và béo 4,3%
Ở thành phố Hồ Chí Minh, tùy theo mùa ( mùa khô mát và mùa mưa ẩm) nên tạo điều kiện “tiểu khí hậu” thích hợp cho phòng ủ để mốc chao phát triển tốt, vi sinh vật tạp( nhất là mốc đen, mốc xanh, vi khuẩn gây thối rữa) không phát triển và các côn trùng, ruồi, gián, chuột không xâm phạm được vào trong phòng ủ
2.3 Để chao chín
Khi mốc chao đã đủ chín, có mùi đặc trưng của chao, không có mùi úng thúi thì đem sắp vào keo,lọ để đổ dung dịch mạnh vào và tiếp tục cho chao chín, tùy theo lượng muối trong miếng chao và nồng độ muối trong nước chao mà người ta có khuynh hướng làm hai loại chao: chao nổi và chao chìm Chao ít muối(chao nổi) thì mau chua hơn chao nhiều muối( chao chìm) nhưng đễ bị thúi
Để làm loại chao này không thúi, người ta phải dùng bột chống mốc Sodium
benzoat Nên sử dụng nước muối 13-14% và 10% rược etylic cùgn với gia vị để lên men yếm khí làm cho chao chín từ từ Thường thì từ 40 đến 60 ngày thì chao chín
Sau đó hấp keo chao ở lò nóng để thanh trùng trước khi phân phối tiêu dùng
Chất gia vị thường được dùng để làm màu sắc và tăng hương chao Người ta dùng gạo lứt đỏ và đậu nành rang nghiền ra thành bột để cho vào dung dịch mặn, cùng với ớt xay nhỏ để làm chao có màu đỏ hoặc dùng gạo lên men, nghiền thành bột để cho thêm hương vị rượu cho chao Đôi khi cũng dùng tiêu , hương hoa hồng
3 Sản xuất chao theo phương pháp hiện đại
3.1 Sản xuất đậu phụ làm chao
Trang 10 Yêu cầu kỹ thuật:
Yêu cầu kỹ thuật của hai loại đỗ tương trên phải theo đúng những qui định nêu trong
bảng dưới đây:
THỬ
1 Tổng số tạp chất phần trăm khối lượng
không lớn hơn (trong đó các mảnh đất đá kim
loại)
2%
Theo văn bản pháp qui hiện hành
2 Hàm lượng ẩm và các chất bay hơi tính theo
% khối lượng sản phẩm khi giao nhận không
lớn hơn
0.2%
3 Hàm lượng dầu (phân chiếc được bằng
hexan) tính theo % khối lượng sản phẩm khi
giao nhận không nhỏ hơn
13%
4 Độ axit trong phần dầu chiết được qui thành
axit oleic, % (khối lượng) không lớn hơn 17%
5 Hàm lượng protein (N x 6.25) tính theo %
khối lượng sản phẩm khi giao nhận không nhỏ
• Thời gian ngâm: nhiệt độ ngoài trời từ 15 – 250C ngâm trong 5-6 giờ, nếu nhiệt
độ từ 25 – 300C thì ngâm trong 3 - 4 giờ Kết thúc giai đoạn ngâm là thời điểm độ ẩm hạt đậu đạt 55 -65% là tốt nhất Thời gian ngâm dài ngắn ảnh hưởng đến hiệu suất thu hồi protid
Nếu thời gian ngâm quá ngắn, sự biến đổi của hạt đậu chỉ dừng lại ở trạng thái keo đông, sự liên kết của hạt đậu chưa bị phá vỡ Nếu ngâm lâu thì các chất khô trong hạt đậu
bị hòa tan, làm cho nước từ trong tế bào đi ra, làm tăng thành phần dinh dưỡng của nước
Trang 11ngâm, tạo diều kiện thuận lợi cho vi khẩn lactic hoạt động, làm cho protid của đậu bị biến tính, sữa đậu bị chua không kết tủa được.
• Nhiệt độ ngâm: nhiệt độ nước dùng để ngâm tốt nhất là 20-25 0C Nếu ngâm ở nhiệt độ cao, tốc độ trương của hạt nhanh nhưng độ trương của hạt nhỏ Nếu độ trương nhỏ thì các thành phần trong hạt đậu chỉ ở trạng thái keo đông, không phải dịch thể keo do
đó khó hòa tan
• Lượng nước ngâm: thường được sử dụng là : Đậu / Nước = 1/ 2.5
Lượng nước ngâm này sẽ giúp độ trương của hạt đậu đạt tương đối cao, nếu dùng quá ít thì không được vì hạt đậu ngâm nước không đều
Để an toàn trong sản xuất, về mùa hè khi ngâm đậu thường cho thêm một ít lượng
Na2CO3 là 0,75g/l nước ngâm để chống chua Đặc biệt khi thấy nước ngâm có hiện tượng sủi bọt phải thay nước ngay để chống chua thối
Trong quá trình xay cũng đừng đòi hỏi xay quá mịn vì quá mịn thì lực ma sát giữa 2 cối quá lớn nhiệt độ tiếp xúc giữa phân tử protein với cối quá cao làm cho protein nhanh bị biến tính, thường mức độ xay nhỏ hợp lý, khi sờ tay cảm thấy dịch sữa đậu không còn hạt nhỏ là được
Trong quá trình xay dịch sữa đậu nành là hệ huyền phù, trong đó chất saponin là chất có tính dễ tạo bọt, các bọt này là một loại nhũ tương khí, gồm những bong bóng khi
Trang 12được phân cách nhau bằng một màng chất lỏng là protein, có sức căng bề mặt ngoài rất nhỏ nên có độ bền rất cao, vì vậy ta phải cho chất phá bọt vào làm cho sức căng bề mặt của các bọt lớn tự nó bị phá vỡ Chất phá bọt dùng với liều lượng 0,05% so với đậu hạt.
3.1.4 Lọc
Sau khi xay xong ta thu được dung dịch huyền phù, gồm có dung dịch keo và những chất rắn (cellulose và glucid…) không tan trong nước Các chất rắn phân tán trong dung dịch keo nên khả năng liên kết của chúng rất lớn Dựa vào tính chất không tan của chúng
và tính chất xốp của cellulose ta dùng tác động cơ học để tách chúng ra
Trong quá trình tách dung dịch keo khỏi chất rắn xảy ra hiện tượng các chất rắn giữ trên bề mặt nó những tiểu phần tử keo vì vậy phải dùng nước rửa lại phần bã Lượng nước rửa bã không nên quá nhiều
Trong giai đoạn lọc nên qua hai bước: lọc thô và lọc tinh
Lọc thô: dùng vải xô màn chập 2 hoặc vải thưa lọc lấy sữa 1, sau đó dùng nước rửa
bã lọc lại ta được nước sữa 2, 3 Sữa lọc qua các lần lọc, lọc bằng vải thưa được sữa tinh.2.3.5 Đun sôi
Sau khi lọc ta được dịch sữa đậu, phải đem gia nhiệt ngay vì gia nhiệt phá enzym kháng tripsin, diệt vi sinh vật, khử mùi tanh của đậu nành, phá vỡ lớp solvat (lớp nước bao quanh) tạo điều kiện cho các phân tử sữa gần nhau hơn và dễ keo tụ hơn
Thời gian gia nhiệt càng nhanh càng tốt Thời gian đun sôi 100 lít sữa trong phạm vi
5 - 10 phút là tốt nhất Đun ở 95 – 96oC Trong quá trình đun sôi khuấy đảo liên tục để tránh cháy khét dung dịch sữa
2.3.6 Kết tủa
Sau khi đun phải tiến hành kết tủa ngay Ở công đoạn này toàn bộ protein hòa tan thành dạng các hoa đậu Sự kết tủa protein có nhiều nguyên nhân như do sự tác dụng của nhiệt, sự thay đổi pH của dịch sữa, tác dụng của muối
Trong quá trình kết tủa, ta phải đun sữa đến 95-100oC để gây biến tính nhiệt và gây kết tủa của protein.Tác nhân gây kết tủa có nhiều loại như nước chua tự nhiên, CaCl2,
Trang 13acid axetic, acid clohydric,… Trong các loại kết tủa trên, nước chua tự nhiên được dùng thích hợp nhất, nhưng đòi hỏi người công nhân phải có nhiều kinh nghiệm.
Điều kiện để kết tủa sữa như sau:
• Nhiệt độ dịch sữa khi kết tủa > 950C
• pH của dịch sữa khi kết tủa > 6
• pH của nước chua 4 - 4,5
Độ pH của nước chua không được thấp hơn và cũng không đươc cao hơn Nếu cao thì lượng nước chua phải dùng quá nhiều làm giảm nhiệt độ của dịch sữa, thấp dưới 3,5 thì hiệu suất thu hồi đạm sẽ thấp, đậu có vị chua, ăn không ngon Theo thống kê kinh nghiệm trong sản xuất, tỷ lệ nước chua dùng để kết tủa với sữa đậu đem kết tủa thường là 1:4
Thao tác khi kết tủa:
Sau khi đun sôi dịch sữa đạt 95oC, cho nước chua vào từ từ theo 3 giai đoạn: đầu tiên cho khoảng ½ lượng nước chua cần dùng Một tay khuấy đều, một tay chế vào từ từ, đến khi thấy nổi các hoa đậu thì dừng cho nước chua và đậy nắp lại Sau 3 phút, cho khoảng ½ lượng nước chua còn lại rồi lại đậy 3 phút Cuối cùng thêm nước chua thật từ từ, khi thấy xuất hiện các luồng nước trong màu trắng lờ lờ là sắp được, các hoa đậu bắt đầu xuất hiện Khi thấy nhiều thì không nên cho nữa vì cho nhiều đậu sẽ rắn chắc, không béo ngậy thường gọi là kết tủa già Nhưng nếu dừng cho nước đậu quá sớm thì bánh đậu ép định hình sẽ không tốt gọi là kết tủa non Hoa đậu sẽ nổi lên trên nếu dùng nước chua và chìm xuống nếu dùng CaSO4
Nếu không có nước chua có thể dùng dấm, nhưng miếng đậu không được mịn, có mùi hơi chua, để mau hỏng và mau bị vàng Nếu dùng CaSO4 để kết tủa ta dược đậu phụ non rất trắng, mịn, nhưng để lâu bị chua và cách này thường tốn kém
3.1.7 Ép định hình bánh đậu
ta có óc đậu hay
hoa đậu Đưa
hoa đậu vào
khuôn ép Nhiệt
Trang 14độ của hoa đậu đem ép tốt nhất là 70 – 800C, nếu để nhiệt độ dưới 600C thì hoa đậu không kết dính được, bánh đậu bở và không định hình được Thời gian ép thường là 10 phút Sau
đó tháo khuôn, cắt miếng, ngâm ngay vào nước lạnh nhằm giữ màu trắng của bánh đậu và làm bít các mao quản trong bánh đậu, nước không thoát ra ngoài được giúp bánh đậu định hình tốt
Có 2 hình thức ép: ép tay quay hoặc ép đòn bẩy
• Ép tay quay: thiết bị là một vô lăng để quay một trục vita xoắn đặt trên một giá sắt, khuôn ép bằng gỗ hình chữ nhật có kích thước theo yêu cầu
• Ép đòn bẩy: cánh tay đòn là một thanh gỗ dài 0.5m tỳ vào một điểm cố định dùng thỏi bê tông hoặc đá làm trọng lượng ép đặt ở một đầu Trong sản xuất thủ công thường dùng cách này vì đơn giản Bàn ép làm bằng gỗ hoặc xi măng có rãnh chảy nước
Sau khi ép xong ta được đậu phụ được cắt thành từng miếng tương đối đồng đều Đậu phụ được đặt trên giá gỗ đã được tiệt trùng bằng cách sấy khô, rửa bằng cồn và nước vô khuẩn
3.2 Nuôi mốc trên đậu hũ
Đây là công đoạn quan trọng nhất trong toàn bộ công nghệ sản xuất chao Sự phát triển của mốc có ý nghĩa rất lớn trong sự chuyển hóa protein và làm cứng bánh chao
Bánh đậu trước khi cấy mốc vào cần phải chần qua nước sôi để tiêu diệt các vi sinh vật nhiễm tạp Mốc chao sau khi đã được sản xuất ở dạng bào tử, cấy trực tiếp vào bánh đậu không cần thêm chất dinh dưỡng nào khác Quá trình sinh lý, sinh hóa chủ yếu ở giai đoạn này là tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, sinh sản trên đậu hũ để tổng hợp enzym proteaza, đồng thời bắt đầu quá trình thủy phân protid đậu hũ Qui trình diễn ra như sau:
Đậu hũ sau khi cắt miếng nhỏ, chần
nước sôi 1000C/ phút, để ráo, xếp so le, rắc
bột bào tử mốc vào Lượng giống mốc cho