1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Mô hình trồng cây ăn quả ở Lập Thạch pps

2 638 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 31 KB

Nội dung

Mô hình trồng cây ăn quả ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Với 8234ha đất lâm nghiệp trong đó có 3700ha đất đồi, trong những năm qua, dưới sự định hướng của Huyện uỷ, UBND huyện đến nay Lập Thạch đã trở thành một trong những địa phương đi đầu trong toàn tỉnh về việc triển khai những mô hình trang trại trồng cây ăn quả trên địa bàn. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. Những năm trước đây phần lớn diện tích gần 900ha đất lâm nghiệp, của xã Ngọc Mỹ đều là những cánh rừng phòng hộ, những đồi hoang với các loại cây mọc tự nhiên chưa được có sự tác động của con người. Người dân chưa có nhiều khái niệm về phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, vườn cây ăn quả…Không ít diện tích đất bị bỏ hoang, cỏ tranh, cây dại mọc tự nhiên không người canh tác. Từ năm 2000-2003 được UBND tỉnh và huyện hỗ trợ cả về nguồn vốn, kỹ thuật chăm sóc các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân trong xã chú trọng phát triển những mô hình trang trại trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi trên những mảnh đất của mình. Những ngọn đồi, mảnh đất xưa kia toàn là cây dại, cỏ mọc tự nhiên dưới bàn tay của con người đã được phát quang, gieo trồng, chăm sóc để đến hôm nay thay vào đó là hơn 20 trang trại vừa và nhỏ được mọc lên với màu xanh của những loại cây ăn quả, cây công nghiệp cho năng suất, thu nhập ổn định cho người dân. Khác với Ngọc Mỹ, diện tích đất lâm nghiệp của xã Đồng Thịnh chủ yếu là những ngọn đồi, mảnh vườn đất thịt. Nhận rõ ưu thế đó trong việc phát triển những mô hình trang trại kết hợp trồng cây ăn quả, người dân Đồng Thịnh sớm được biết đến với những vườn vải ngon ngọt nổi tiếng. Những mảnh đồi trọc, những khu vườn tạp đã được khai phá xây dựng và ươm mầm cho những cây vải được người dân Đồng Thịnh lấy giống từ những vùng nổi tiếng như: Hưng Yên, Bắc Giang… Chỉ trong vài năm, “thương hiệu” vải Đồng Thịnh không còn xa lạ với người Vĩnh Phúc và bất kỳ ai đã từng đến Vĩnh Phúc vào mùa vải. Chỉ trong 3 năm (2000-2003), được sự hỗ trợ về nguồn vốn và đầu tư về kỹ thuật của tỉnh, 3.500ha cây ăn quả đã được gieo trồng trên những ngọn đồi, mảnh vườn của Lập Thạch. Các loại cây như: Nhãn, xoài, na, thanh long… đặc biệt là vải được ưu tiên gieo trồng nhờ những đặc tính cũng như năng suất phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện chăm sóc của người dân địa phương. Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã có hơn 150 trang trại với những mô hình phát triển về cây ăn quả cho thu nhập tương đối ổn định từ 20-30triệu đồng/năm. Ngoài những lợi ích về kinh tế, việc phát triển các mô hình trang trại trồng cây ăn quả tạo nên sự cân bằng sinh thái rất cần thiết đối với đời sống người dân Lập Thạch. Bên cạnh việc mang lại một môi trường trong lành nhờ sự phát triển của các vườn cây, diện tích đất đồi, đất rừng bị xói mòn, rửa trôi cũng được hạn chế tối thiểu nhờ những vườn cây được gieo trồng đang ngày một xanh tốt. Vẫn còn không ít băn khoăn. Thực sự phát triển mạnh vào những năm 2003-2005 nhờ dự án phát triển vườn cây ăn quả của tỉnh hỗ trợ. Nhưng trong 2 năm trở lại đây, phong trào phát triển các mô hình trồng cây ăn quả của Lập Thạch đang tạm lắng và dần chững lại. Một trong những nguyên nhân cơ bản tác động đến sự chững lại của các vườn cây ăn quả là do quỹ đất trồng cây thuận lợi trên địa bàn đã gần như không còn. Toàn bộ diện tích đất đồi của huyện(diện tích thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả) là 3.700ha, chỉ sau 3 năm phát triển (từ 2000-2003) toàn huyện đã có 3.500ha được trồng các loại cây ăn quả như: Soài, Na, Thanh long, Nhãn, Vải…Bên cạnh việc hạn chế do diện tích đất đã hết, sự bấp bênh, không ổn định của thị trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến sự phát triển các vườn, đồi cây ăn quả của Lập Thạch trong 2 năm qua đang dần chững lại. Sự biến động liên tục của thị trường đã khiến các chủ vườn thận trọng trong việc đầu tư phát triển do lo sự mất giá của sản phẩm mỗi khi thu hoạch. Dù vẫn cho thu nhập, nhưng thu nhập từ các vườn cây đã không còn cao so với những năm trước đây. Tình trạng hạn hán, mất mùa, sâu bệnh và kỹ thuật bảo quản chưa thật tốt trong những vụ mùa cũng là một trong những nguyên nhân khiến thu nhập từ những vườn cây suy giảm, người dân chưa thật sự yên tâm đầu tư phát triển mạnh các mô hình. Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Lập Thạch cho biết: “Trước những khó khăn trong việc phát triển các mô hình trồng cây ăn quả trong năm qua, huyện Lập Thạch đã có những định hướng rất cụ thể nhằm từng bước giữ vững và phát triển những thành quả đã đạt được. Theo đó, khuyến cáo các chủ vườn tập trung học hỏi, nâng cao kỹ thuật chăm sóc, xử lý kỹ thuật cho cây phát triển tốt, cho thu hoạch ổn định, giảm tình trạng bấp bênh về năng suất, sản lượng trong mỗi vụ thu hoạch. Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước nhằm khác phục hiện tượng khô hạn, không đủ nước cung cấp cho các vườn cây. Nâng cao kỹ thuật trong việc bảo quản sản phẩm mỗi khi thu hoạch để sản phẩm giữ được lâu, có giá trị kinh tế cao…” Theo tnmtvinhphuc.gov.vn . 2003-2005 nhờ dự án phát triển vườn cây ăn quả của tỉnh hỗ trợ. Nhưng trong 2 năm trở lại đây, phong trào phát triển các mô hình trồng cây ăn quả của Lập Thạch đang tạm lắng và dần chững lại Mô hình trồng cây ăn quả ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc Với 8234ha đất lâm nghiệp trong đó có 3700ha đất đồi, trong những năm qua, dưới sự định hướng của Huyện uỷ, UBND huyện đến nay Lập Thạch. tế, việc phát triển các mô hình trang trại trồng cây ăn quả tạo nên sự cân bằng sinh thái rất cần thiết đối với đời sống người dân Lập Thạch. Bên cạnh việc mang lại một môi trường trong lành nhờ

Ngày đăng: 06/08/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w