1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học: "vấn đề quy hoạch giao thông nông thôn và quy hoạch cụm dân cụm nông thôn" pot

5 495 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 141,05 KB

Nội dung

vấn đề quy hoạch giao thông nông thôn v quy hoạch cụm dân c nông thôn TS. Phạm Văn vạng Bộ môn Kinh tế Xây dựng - ĐH GTVT Summary: In the article, the author proposes some solutions directed at planning rural traffic an d residental areas in our country. It is hoped that these solutions will make a contribution to the rural traffi c development and new countryside build-up in ou r country in the future. Tóm tắt: Trong bi ny, tác giả đề xuất một số giải pháp định hớng về quy hoạch giao thông nông thôn v quy hoạch cụm dân c ở nớc ta. Hy vọng những giải pháp ny góp phần vo công cuộc phát triển GTNT v xây dựng nông thôn mới ở nớc ta trong tơng lai. 1. Hiện trạng giao thông nông thôn ở nớc ta hiện nay [1, 2] Từ những năm 1995 trở lại đây, đợc Đảng và Nhà nớc, Bộ GTVT đã quan tâm và chú ý nhiều đến phong trào làm đờng cho GTNT. Tính đến nay, cả nớc có khoảng trên 30 ngàn km đờng cấp huyện, trên 80 ngàn km đờng thôn, xã. Hệ thống đờng ô tô đã nối thông đợc khoảng 94% số xã trên toàn quốc. Hàng năm trên toàn quốc đầu t hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng GTNT, trong đó, Nhà nớc đã hỗ trợ hằng trăm tỷ đồng, số còn lại do nhân dân các địa phơng đóng góp. Tuy nhiên công cuộc phát triển GTNT - MN ở nớc ta vẫn còn những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu giải quyết. ở khu vực đồng bằng sông Hồng, GTNT đã phát triển tạo nên hệ thống giao thông tơng đối hoàn hảo về mặt số lợng, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống GTNT còn cha đợc phát triển, nhất là hệ thống giao thông đờng bộ ở nông thôn, cha đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển kinh tế khu vực. Nhìn chung trong cả nớc, việc xây dựng đờng GTNT hiện nay cha kết hợp chặt chẽ với các ngành: thuỷ lợi, quy hoạch dân c. Về chất lợng đờng GTNT Hầu hết các tuyến đờng cấp huyện đạt tiêu chuẩn cấp 5 hoặc tiêu chuẩn GTNT khoảng 60%. Các tuyến đờng xã hầu hết cha đạt tiêu chuẩn kỹ thuật qui định (Tiêu chuẩn 22-TCN 210-92). Số lợng đờng đạt tiêu chuẩn này khoảng 20% tổng số. Có trên 45% là công trình tạm hoặc đã xây dựng quá lâu, cần phải xây dựng lại. Các tuyến đờng GTNT hầu hết không có hệ thống thoát nớc hoàn chỉnh nên đã gây sạt lở nền đờng và h hỏng mặt đờng. Trong tổng số trên 30 ngàn km đờng cấp Huyện chỉ có khoảng 7% đờng nhựa. Đờng đá dăm chiếm khoảng 14,5%, số còn lại là đờng đất và đờng cấp phối nên hầu hết chỉ thông xe vào mùa khô, mùa ma đi lại khó khăn, giao thông bị ngừng trệ. ở miền Bắc giao thông nông thôn đợc xây dựng với chất lợng khá lớn hơn. Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long chất lợng đờng GTNT còn kém, một số huyện còn thiếu đờng đi vào trung tâm Xã. Tình hình khai thác Do có đầu t về cơ giới vận tải ở nông thôn, nên các tuyến đờng xã hầu hết không đảm bảo cho việc vận tải bằng cơ giới trong giai đoạn hiện nay và trong tơng lai (cả về tiêu chuẩn nền, mặt đờng và tải trọng thiết kế của công trình). Mặt đờng cấp phối và đờng đất thờng bị bụi vào mùa khô, gây ô nhiễm môi trờng, cản trở giao thông vào mùa ma. Hệ thống giao thông đờng Huyện hầu hết không có hệ thống cọc tiêu, biển báo. Mặt khác, do chất lợng đờng không đảm bảo nên gây tai nạn giao thông. Nh vậy, cho đến nay, hầu hết hệ thống giao thông nông thôn ở nớc ta đợc xây dựng mới chỉ đảm bảo cho nhu cầu đi lại cần thiết chứ cha đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế nông thôn hiện nay cũng nh trong tơng lai. 2. Hiện trạng phân bố dân c nông thôn ở nớc ta hiện nay a. Tình hình phân bố dân c Sự phân bố dân c ở nông thôn nớc ta hiện nay có thể chia thành ba hình thức cơ bản sau: - Dạng cụm dân c: Là dạng dân c tập trung ở khu vực thị trấn, thị tứ, quy mô dân số từ 500 đến 1000 dân, đa số là những hộ kinh doanh buôn bán nên đời sống đợc đảm bảo. Song do sự phát triển tự phát nên khó sắp xếp theo quy hoạch do tăng chi phí đền bù và di chuyển. - Dạng tuyến: Đặc điểm của dạng này là dân c sinh sống chủ yếu dọc các bờ sông, kênh rạch lớn và dọc trục lộ giao thông chính, thuận lợi về giao thông thuỷ bộ, dân c đa số là các hộ nông dân, điều kiện ăn ở sinh hoạt gắn liền với tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân c nông thôn, số hộ có mức sống cao chiếm tỷ lệ thấp. Việc nâng cao đời sống gặp khó khăn, khó đầu t cơ sở hạ tầng. Đặc biệt đối với vùng thờng xuyên ngập lũ. - Dạng từng xóm nhỏ tập trung ngoài đồng ruộng: Dân c là những nông dân, sống theo từng chòm xóm nhỏ, dạng này hình thành từ tách hộ và phân chia ruộng đất trong gia đình, đây là dạng phổ biến đối với các huyện, thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ chiếm khoảng 30 đến 40% tổng số hộ. Đời sống của họ dựa vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, khả năng cải thiện đời sống rất hạn chế. Dạng này có u điểm gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp nhng lại khó khăn về giao thông thuỷ, bộ. b. Tình trạng nh ở vùng nông thôn Đa số nhà vùng nông thôn đợc xây dựng kiểu ba gian chữ nhất, thiếu những công trình vệ sinh, gây ô nhiễm môi trờng. Đặc biệt là khu vực Nam trung bộ và khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Tình trạng xây dựng nhà ở do tự phát, thiếu sự quản lý nên gặp khó khăn cho công tác quy hoạch xây dựng. Những năm gần đây nhờ có phát triển GTNT nên tốc độ xây dựng ở nông thôn tăng nhanh. Đất thổ c ở nông thôn hàng năm tăng bình quân 5 đến 7%; đất ở thành thị tăng 10 - 18%; đất thổ c bình quân đầu ngời tăng 4 - 5%/năm. Dân c vùng thành thị, thị trấn tăng bình quân 3 - 5 %/năm. c. Tình hình xây dựng cơ sở vật chất v không gian kiến trúc khu vực nông thôn [4] Tuy cơ sở hạ tầng ở nông thôn dần dần đợc cải thiện, song các công trình công cộng đang xuống cấp, còn thiếu trờng cấp 2, các công trình phục vụ văn hoá hầu hết đều thiếu. Hệ thống y tế còn nghèo nàn, trang thiết bị thiếu, cha đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, cơ sở y tế t nhân phát triển tự phát phần nào đã hỗ trợ cho y tế Nhà nớc nhng khó quản lý. Về giáo dục: Có hệ thống tơng đối hoàn chỉnh từ nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học đến trung học, dạy nghề. Số lợng giáo viên còn thiếu so với định mức quy định của Nhà nớc. Về quy hoạch không gian kiến trúc: Cha có quy hoạch không gian kiến trúc khu dân c vùng nông thôn. Chợ, bến xe, đợc hình thành tự phát, đờng trong chợ nhỏ hẹp, cản trở giao thông, trụ sở UBND xã hẹp, trờng sở diện tích nhỏ, xây dựng tự phát. 3. Kiến nghị những giải pháp quy hoạch cụm dân c v quy hoạch GTNT ở nớc ta Theo tổng kết của GITEC (tổ chức phát triển của Đức) thì "phần đông dân số của các nớc đang phát triển ở vùng nông thôn nghèo đói, lạc hậu là do giao thông quá kém, nếu có hệ thống đờng sá hoàn thiện, thì khu vực đó sẽ mau chóng phát triển". Qua nghiên cứu chính sách phát triển GTNT một số nớc trên thế giới, chúng ta thấy rằng: Muốn phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thì nhất thiết phải có hệ thống GTNT phù hợp. Mặt khác việc xây dựng GTNT cần phải tiến hành kết hợp với quy hoạch dân c. Xây dựng GTNT và phát triển công nghiệp nông thôn góp phần vào việc giảm bớt sự di dân hàng loạt từ các vùng nông thôn vào thành thị. Để góp phần phát triển kinh tế nông thôn và đẩy mạnh xây dựng nông thôn tiến dần theo hớng đô thị hoá, hiện đại hoá nông thôn, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp cần quan tâm nghiên cứu sau đây: Phát triển giao thông nông thôn và quy hoạch dân c nông thôn ở nớc ta phải tuân thủ quan điểm đã đợc nêu tại quyết định số 10/1998 TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tớng chính phủ đó là [3]: - Quy hoạch cụm dân c và GTNT phải góp phần vào việc bố trí hợp lý các đô thị lớn, trung bình và nhỏ, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, kết hợp đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới. - Quy hoạch cụm dân c và GTNT phải kết hợp việc cải tạo với xây dựng mới, phải coi trọng giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc với việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới để tiến lên hiện đại. - Phải coi quy hoạch phát triển GTNT và phân bố khu dân c nông thôn là bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của một Huyện. Thực hiện quy hoạch phải đi trớc một bớc trong đầu t xây dựng nông thôn. a. Giải pháp quy hoạch cụm dân c nông thôn - Quy hoạch cụm dân c vùng nông thôn phải lấy thị trấn Huyện làm khu dân c tập trung, hay gọi là "Khu Trung Tâm Huyện" để phát triển. Khu trung tâm huyện có vai trò là trung tâm kinh tế, sinh hoạt chính trị, văn hoá, dịch vụ của Huyện. ở đây cơ sở hạ tầng đợc tập trung xây dựng với quy mô là cấp Thị trấn của Huyện, có khu sinh hoạt chính trị, có bệnh viện, trờng học từ cấp cơ sở đến trung học, trung tâm dạy nghề, có khu sinh hoạt và hội diễn văn hoá, khu luyện tập và thi đấu thể thao tơng đối hiện đại. Việc quy hoạch phát triển Khu trung tâm Huyện nên theo tiêu chuẩn quy hoạch thị trấn, thị xã (tuỳ từng điều kiện của địa phơng). ở đây có hệ thống giao thông nội bộ hoàn hảo, có đờng trục giao thông nối với các thành phố, thị xã bằng đờng quốc lộ hoặc tỉnh lộ với chất lợng cao, có mặt đờng bê tông hoặc trải nhựa. - Mỗi xã có một khu dân c tập trung tơng đối phát triển làm khu "Trung Tâm X". Khu trung tâm xã có vai trò làm trung tâm sinh hoạt chính trị, văn hoá và dịch vụ của Xã với dân số khoảng từ 800 đến 1500 ngời. Khu Trung Tâm Xã có các công trình quan trọng, có thể nhiều ngời thờng xuyên lui tới để giao dịch, nghỉ ngơi giải trí nh "Khu trung tâm Huyện" nhng với quy mô nhỏ hơn. Tuỳ thuộc vào điều kiện của địa phơng, mà có quy mô khác nhau, nhng nên theo hớng: Khu vực "Trung Tâm Xã" bao gồm: Khu trung tâm chính trị bao gồm: Trụ sở UBND xã, Hội đồng nhân dân xã, trụ sở các tổ chức đoàn thể, khoảng 2000 - 3000 m 2 . Khu trờng học: Trờng phổ thông cơ sở, trung học, có đầy đủ khu giảng đờng, thể thao, văn hoá, th viện, đảm bảo yên tĩnh, vệ sinh an toàn, thuận tiện, khu nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế thiết kế theo tiêu chuẩn Nhà nớc. Khu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao: Khoảng 3000 - 5000 m 2 , bao gồm các công trình: Nhà văn hoá, nhà truyền thống, th viện, câu lạc bộ thể thao. Đài phát thanh, khu vui chơi giải trí, và các trung tâm dịch vụ. Khu thơng mại: Mỗi Xã nên có khu chợ quy mô nhỏ để giao lu kinh tế, có công trình đảm bảo thoát nớc, vệ sinh, thuận tiện giao thông, có khu đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng. b. Giải pháp về quy hoạch giao thông nông thôn Quy hoạch mạng lới đờng GTNT phải phù hợp với quy hoạch chung, có sự kết hợp với quy hoạch dân c, mạng lới thuỷ lợi, và các công trình kiến thiết đồng ruộng, phù hợp với nhu cầu phát triển các phơng tiện vận tải nông thôn (xe thô sơ, xe cơ giới) và phát triển cơ giới hoá nông nghiệp. Các phơng án quy hoạch GTNT phải trên cơ sở tận dụng tối đa hệ thống đờng hiện có để phù hợp với quy luật đi lại và tiết kiệm chi phí xây dựng, đáp ứng nhu cầu trớc mắt và tơng lai. GTNT phải đảm bảo tính liên hệ trực tiếp giữa thành phố (hoặc thị xã) với các khu trung tâm Huyện, giữa các khu trung tâm Huyện với các Trung tâm X, giữa khu dân c với sản xuất, và giữa các khu dân c với nhau. Đảm bảo liên kết với hệ thống đờng Huyện, đờng Tỉnh thành hệ thống giao thông thống nhất. Các tuyến đờng GTNT đợc triển khai xây dựng phải nằm trong quy hoạch phát triển chung. Quy hoạch GTNT phải thực sự góp phần tích cực vào việc phân bố dân c và quy hoạch khu dân c vùng nông thôn. Về quy hoạch GTNT nên theo hớng sau: - Khu trung tâm Huyện có hệ thống giao thông nội bộ hoàn hảo, có đờng trục giao thông nối với các thành phố, thị xã bằng đờng quốc lộ hoặc tỉnh lộ với chất lợng cao, có mặt đờng bê tông hoặc trải nhựa. - Khu "Trung Tâm Xã" có hệ thống giao thông và cấp thoát nớc hoàn chỉnh, có đờng nối với "Khu trung tâm Huyện" bằng đờng giao thông ngắn nhất cấp đờng Huyện lộ. Đờng thiết kế theo tiêu chuẩn đờng cấp 5- 6 từ 1- 2 làn xe, mặt đờng nhựa hoặc đá răm nhựa, công trình nhân tạo vĩnh cửu. - Khu trung tâm xã có hệ thống giao thông nối với các thôn, ấp bằng đờng cho xe cơ giới (theo tiêu chuẩn GTNT.A hoặc GTNT.B), bề rộng nền từ 3 - 5 m, mặt đờng 2,5 - 3m, cấp phối hoặc vật liệu địa phơng với chất lợng vừa phải, sau đó dần dần nâng cao chất lợng mặt đờng. - ở các thôn ấp đợc xây dựng hệ thống đờng nội vùng có sự kết hợp chặt chẽ với các công trình thuỷ lợi. Đờng nội vùng đợc xây dựng một làn xe đủ để phục vụ cho cơ giới hóa nông nghiệp và cấp thoát nớc phục vụ sản xuất. - Kết cấu nền, mặt đờng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế từng địa phơng. Giai đoạn đầu cần có đờng để đáp ứng nhu cầu phát triển rồi từng bớc nâng cao chất lợng đờng. Kết cấu mặt đờng đảm bảo cho cơ giới và xe trâu bò kéo, đảm bảo thoát nớc tốt. Nh vậy sau khi thực hiện quy hoạch chúng ta có hệ thống hoàn chỉnh về giao thông và khu dân c giữa các đô thị lớn với các đô thị trung bình, nhỏ và góp phần đô thị hoá vùng nông thôn. c. Giải pháp xây dựng quy hoạch v triển khai thực hiện quy hoạch - Nhà nớc cần có biện pháp để các địa phơng phải tiến hành xây dựng quy hoạch cụm dân c và GTNT đối với từng Huyện, Xã, Thôn, ấp. Quy hoạch cụm dân c và GTNT phải nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và quy họach các ngành sản xuất, đồng thời phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và phù hợp với điều kiện của từng địa phơng. - Xây dựng quy hoạch chi tiết Khu trung tâm Huyện (Khu dân c tập trung) và khu trung tâm Xã (Làng tập trung), quy hoạch cụm dân c Thôn, ấp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và điều kiện của từng địa phơng, đồng thời phải tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có để tiết kiệm chi phí và hạn chế sự xáo trộn. - Quy hoạch cụm dân c thuộc Khu trung tâm Huyện, và Khu trung tâm xã và khu dân c khác làm định hớng phát triển khu dân c trong tơng lai và dùng để di rời dân khi cần giải toả để xây dựng công trình hoặc do phát triển dân số. Tuyệt đối không tiến hành dồn dân vào khu quy hoạch theo kiểu dồn dân lập ấp khi không cần thiết. - Thực hiện thông báo rộng rãi quy hoạch để dân tham gia , có chính sách tài chính cho những hộ dân di rời, tạo điều kiện cho họ cùng tham gia thực hiện dự án quy hoạch của Huyện, Xã. Sau khi phơng án quy hoạch đợc thông qua thì phải tiến hành cắm mốc quy hoạch, tiến hành giải thích và hớng dẫn thực hiện phơng án quy hoạch. Phải nâng cao tính pháp lý của quy hoạch, lấy quy hoạch làm căn cứ pháp lý để phê duyệt triển khai lập dự án và kế hoạch đầu t xây dựng. Kết luận Trên đây là những kiến nghị nhằm đóng góp vào việc lập và thực thi quy hoạch phát triển GTNT và quy hoạch cụm dân c, hy vọng góp phần vào công cuộc phát triển GTNT và kinh tế nông thôn nớc ta. Tài liệu tham khảo [1]. Các báo cáo về công tác xây dựng giao thông nông thôn và miền núi của Bộ Giao thông vận tải và định hớng phát triển GTNT ở nớc ta đến năm 2010. [2]. Phạm Văn Vạng. Báo cáo kết quả Nghiên cứu xây dựng những giải pháp định hớng phát triển giao thông nông thôn và miền núi ở Việt nam giai đoạn 1997 - 2010. Trờng Đại học GTVT Hà nội - 1999. [3]. Quyết định số 10/01/1998/QĐ-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tớng Chính phủ phê duyệt Định hớng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020. Hà nội - 1999. [4]. Các tài liệu về phát triển nông thôn và kinh tế nông thôn. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Ă . hiện quy hoạch phải đi trớc một bớc trong đầu t xây dựng nông thôn. a. Giải pháp quy hoạch cụm dân c nông thôn - Quy hoạch cụm dân c vùng nông thôn phải lấy thị trấn Huyện làm khu dân c. cộng. b. Giải pháp về quy hoạch giao thông nông thôn Quy hoạch mạng lới đờng GTNT phải phù hợp với quy hoạch chung, có sự kết hợp với quy hoạch dân c, mạng lới thuỷ lợi, và các công trình kiến. chung. Quy hoạch GTNT phải thực sự góp phần tích cực vào việc phân bố dân c và quy hoạch khu dân c vùng nông thôn. Về quy hoạch GTNT nên theo hớng sau: - Khu trung tâm Huyện có hệ thống giao thông

Ngày đăng: 06/08/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN