Một số khó khăn đối với giáo viên tiếng anh Khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngnh ThS. Bạch Thị thanh Bộ môn Anh văn Khoa Cơ bản - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Tiếng Anh chuyên ngnh l một học phần mới đợc đa vo giảng dạy tại trờng Đại học Giao thông trong thời gian gần đây. Để đáp ứng đợc công việc mới mẻ ny đội ngũ giáo viên Anh văn đã phải đơng đầu với không ít khó khăn. Bi báo ny sẽ đề cập một số khó khăn m họ gặp phải v đề xuất một số giải pháp. Summary: ESP has been taught at the University of Communications and Transport recently. So the teachers of the English section have tried their best to be ready for the new subject and encountered a lot of difficulties. This article will mention some of these difficulties and suggest some solutions. i. đặt vấn đề Trong xu thế phát triển nh vũ bão của khoa học kỹ thuật ngày nay thì ngoại ngữ bao giờ cũng là công cụ hữu hiệu giúp chúng ta nắm bắt đợc thông tin cũng nh những kiến thức mới một cách nhanh chóng và chính xác. Nhng để làm đợc điều đó thì vốn ngoại ngữ cơ bản không thôi cha thể đủ, vì vậy việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành đã và đang đợc đa vào giảng dạy tại các trờng Đại học ngày càng nhiều, trong đó có trờng Đại học Giao thông vận tải nhằm trang bị cho sinh viên một lợng từ vựng chuyên ngành ban đầu cũng nh một số kiến thức chuyên môn cơ bản bằng tiếng Anh để sau này khi ra công tác các em có thể tự học hỏi và phát triển kiến thức của mình từ chút vốn ban đầu đó. Đây là một hớng đi hết sức đúng đắn. Tuy nhiên làm sao để biến đợc đờng hớng này thành thực tế lại là cả một vấn đề. Chúng ta phải trải qua rất nhiều khâu: soạn, đánh giá, và sửa đổi giáo trình, bố trí lịch trình giảng dạy, chuẩn bị đội ngũ giáo viên, Trong khuôn khổ bài báo này, tôi muốn đề cập đến những khó khăn thử thách mà các giáo viên Anh văn nói chung và giáo viên Bộ môn Anh văn trờng Đại học Giao thông Vận tải nói riêng đã phải đơng đầu khi bắt tay vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, từ đó đề xuất một số giải pháp. ii. Một số khó khăn đối với giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngnh Theo Hutchinson và Waters giáo viên tiếng Anh chuyên ngành thờng là những c dân bất đắc dĩ trên một mảnh đất lạ cha đợc quy hoạch còn theo Robinson thì giáo viên tiếng Anh chuyên ngành hầu hết là những giáo viên dạy tiếng Anh cơ bản nhng do đòi hỏi của công việc nên họ đành phải dạy tiếng Anh chuyên ngành và việc này thờng gây cho họ những cú sốc vì họ sợ rằng rất có thể họ không đáp ứng đợc lĩnh vực chuyên môn của sinh viên. Chỉ qua những ý kiến này của Hutchinson và Robinson ta cũng thấy đợc đầy đủ những khó khăn của giáo viên khi bắt tay vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. Rõ ràng họ phải là những ngời tiên phong tự mò mẫm để tìm ra cách đi và khẳng định mình. 1. Trớc hết họ gặp khó khăn trong tâm lý giảng dạy. Hầu hết giáo viên tiếng Anh trong các trờng đại học đều đợc đào tạo để dạy tiếng Anh cơ bản (General English), kiến thức của họ thiên về lĩnh vực xã hội hơn là các lĩnh vực tự nhiên. Khi bắt tay vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, với vị trí bất đắc dĩ của mình họ thờng có tâm lý rất lo âu, trăn trở, không hiểu mình có đảm nhiệm đợc công việc mới mẻ này không? Liệu sinh viên có coi thờng mình vì kiến thức chuyên ngành của mình quá ít không? Nhiều giáo viên còn băn khoăn rằng nên chăng để phần này cho giáo viên chuyên môn thạo tiếng Anh giảng dạy. Mỗi buổi lên lớp với nội dung mới là cả một cuộc vật lộn, căng thẳng đối với họ. Tuy đã chuẩn bị rất kỹ nhng nếu bị sinh viên hỏi vào đúng phần mình không biết thì thật là bẽ mặt và cảm thấy rất mất tự tin trong những buổi lên lớp sau. Đây là suy nghĩ trăn trở không những của chính tác giả mà là tâm sự của nhiều đồng nghiệp mà tác giả ghi nhận đợc khi có dịp trò chuyện cùng họ. Đó là các giáo viên khoa tại chức trờng Đại học Ngoại ngữ, giáo viên trờng Đại học Bách khoa, trờng Kinh tế quốc dân, khoa Công nghệ thông tin trờng Đại học Phơng Đông và giáo viên Anh văn trờng Giao thông đặc biệt là nhóm giáo viên dạy chuyên ngành cơ khí. 2. So với việc giảng dạy tiếng Anh cơ bản, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành bị thiếu hẳn một nền tảng cơ sở vững chắc về giáo trình cũng nh giáo học pháp. Đây là một lĩnh vực mới nên còn rất nhiều tranh cãi và những ý kiến bất đồng nhau về biên soạn giáo trình cũng nh phơng pháp giảng dạy, đúng nh Hutchinson và Waters đã nhận định do thiếu một truyền thống lâu đời để tạo nên tính ổn định nên tiếng Anh chuyên ngành thờng là mảng có nhiều xung đột ([3] trang 158). Nh vậy, khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành giáo viên hoàn toàn phải tự tìm tòi giáo trình phù hợp với nhu cầu hết sức đa dạng của ngời học. Về phơng pháp giảng dạy, nhìn chung các giáo viên có thể áp dụng cách dạy của tiếng Anh cơ bản nhng không thể áp dụng giống hệt đợc mà họ cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. 3. Một khó khăn nổi trội nữa đối với giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành là họ thiếu hẳn mảng kiến thức chuyên môn của ngành mình dạy. Ngời học bao giờ cũng cho rằng thầy là ngời am hiểu và là ngời mà mình có thể tin cậy để hỏi các thắc mắc. Khi làm đề tài nghiên cứu khoa học về khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh chuyên ngành năm 2003, tác giả đã khảo sát các mong muốn nguyện vọng của sinh viên và thu đợc kết quả là 60% sinh viên đợc hỏi mong muốn giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành cần có kiến thức chuyên môn tốt hơn. Đây thực sự là một thách thức đối với các giáo viên tiếng Anh vì họ có thể giải đáp các thắc mắc về ngôn ngữ chứ khó có thể làm thay vai trò của một giáo viên chuyên môn đợc. Xuất phát từ khó khăn này mà Hutchinson ([3] trang 161) đã đặt ra một số vấn đề sau: - Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành có cần đi sâu vào chuyên môn lắm không? - Tại sao các giáo viên tiếng Anh chuyên ngành lại thấy việc nắm bắt kiến thức chuyên môn mà mình dạy bằng tiếng Anh rất khó? - Giáo viên tiếng Anh chuyên ngành cần có kiến thức chuyên môn ở mức độ nào? 4. Ngoài những khó khăn trên, một yếu tố nữa cũng ảnh hởng đến quá trình giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, đó là ý thức học của sinh viên. Khi điều tra về tầm quan trọng của tiếng Anh chuyên ngành, chỉ có 40% sinh viên đợc hỏi cho rằng đây là môn học cần thiết. Chính vì cha nhận thức đợc tầm quan trọng của ngoại ngữ chuyên ngành nên họ chỉ học quấy quá cho xong hoặc thậm chí không học. Kết quả điều tra về độ chuyên cần cho thấy có tới 70% sinh viên không học bài thờng xuyên, trong đó 30% để gần thi mới học, 30% học trên lớp và lúc nào hứng thì xem lại, còn 10% thì học xong trên lớp là bỏ đấy. (Các kết quả này thu đợc từ phiếu điều tra ý kiến sinh viên về việc học tiếng Anh chuyên ngành năm học 2003 - 2004). Chúng ta đều biết quá trình dạy và học là sự tơng tác nhịp nhàng giữa thầy và trò vậy nên nếu trò không tích cực thì chắc chắn ngời dạy sẽ gặp khó khăn. 5. Cách bố trí thời gian học cha hợp lý cũng là một yếu tố bất lợi cho quá trình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành. Đối với một số khoa, tiếng Anh chuyên ngành đợc xếp học trớc khi học chuyên ngành bằng tiếng Việt, vì vậy có một số khái niệm chuyên môn mà cả thầy và trò đều không chắc, khi đó giáo viên sẽ cảm thấy rất lúng túng. Nếu sinh viên đã đợc học khái niệm đó bằng tiếng Việt rồi thì giáo viên tiếng Anh chỉ cần cung cấp thuật ngữ thôi là họ có thể hiểu đợc. iii. Một số đề xuất giải pháp 1. Trớc hết giáo viên tiếng Anh phải có quan điểm, thái độ tích cực đối với việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành. Họ phải xác định đợc sự tự nỗ lực để vợt qua các khó khăn là nhân tố quyết định cho sự thành công. Họ phải là ngời biết chắt lọc và tổng hợp những gì có sẵn để tìm ra cách giải quyết phù hợp với tình huống cụ thể. Trong cuốn English for Specific Purposes của Tony Dudley-Evans và Maggie Jo St John, tác giả đã nêu rất rõ quan điểm của mình: Giáo viên tiếng Anh chuyên ngành cần phải linh hoạt và liều một chút. Sự linh hoạt và liều lĩnh này chính là chìa khoá cho sự thành công trong giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành ([4] trang 14) 2. Để tạo một tâm lý thoải mái, trớc khi dạy giáo viên nên khẳng định với sinh viên rằng họ là giáo viên ngoại ngữ chứ không phải giáo viên chuyên môn, vì vậy nhiệm vụ của họ là hớng dẫn sinh viên cách học và cung cấp cho họ những kiến thức về ngôn ngữ là chính còn kiến thức chuyên môn hay một số thuật ngữ chuyên ngành chuẩn thì họ cần sự hỗ trợ từ phía sinh viên rất nhiều. Điều này sẽ tạo đợc sự thông cảm giữa thầy và trò trong quá trình dạy và học. Theo Hutchinson giáo viên tiếng Anh chuyên ngành không nên trở thành một giáo viên dạy chuyên môn mà nên trở thành một học sinh thích thú chuyên môn đó. ([3] trang 163) nhiều giáo viên đã không khỏi ngạc nhiên về lợng kiến thức chuyên môn họ đã cóp nhặt đợc từ các tài liệu chuyên ngành mà họ phải giảng dạy và qua trao đổi, trò chuyện với sinh viên. 3. Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành không cần là những tài liệu quá sâu về chuyên môn. Giáo trình học phải thoả mãn nhu cầu của ngời học nhng đồng thời cũng phải phù hợp với kiến thức của ngời dạy. Tom Hutchinson đã đa ra ý kiến về vấn đề này: Đối với tiếng Anh chuyên ngành, tài liệu giảng dạy cần phải tính đến khả năng của giáo viên. Nếu giáo viên không đủ khả năng giảng những bài khoá chuyên môn cao môt cách hiệu quả thì những bài khoá đó không nên đa vào dạy ([3] trang 162). Với quan điểm nh vậy và qua một thời gian giảng dạy các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành, các giáo viên bộ môn Anh văn có thể lợc bỏ hoặc thay thế các bài khoá quá khó mà bản thân họ cũng không cảm thấy tự tin. 4. Khi chuyển sang giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành, giáo viên hầu nh không đợc đào tạo về chuyên môn mình dạy. Hầu hết là họ phải tự học hỏi hoặc qua sách vở hoặc qua các giáo viên chuyên môn. Vì vậy cần có các hình thức hỗ trợ họ, chẳng hạn cho họ dự các cua học ngắn hạn về chuyên ngành, tạo điều kiện cho họ tham dự các cuộc hội thảo chuyên môn. Đó có lẽ sẽ là chiến lợc lâu dài còn trớc mắt có thể mời một số các thầy chuyên môn giải đáp các thắc mắc hoặc các khái niệm mà các giáo viên cha nắm chắc trong giáo trình đang giảng dạy hiện nay. Ví dụ đối với giáo viên dạy tiếng Anh chuyên ngành cơ khí khi giảng về phin lọc hay nắp xi - lanh họ rất muốn đợc xem tận mắt những bộ phận này để có thể tự tin hơn khi dạy sinh viên. Nhìn chung kiến thức chuyên môn mà giáo viên tiếng Anh chuyên ngành cần có không cần phải là kiến thức sâu. Tuy nhiên trong thực tế điều này còn phải phụ thuộc vào giáo trình và đối tợng học viên. 5. Một giải pháp tiếp theo là nhà trờng nên bố trí cho sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành cùng lúc hoặc sau khi đã đợc học chuyên môn. Khi đó nhiệm vụ của giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, họ chỉ cần giảng về từ vựng và ngữ pháp chứ không phải giảng giải về các khái niệm chuyên môn mà bản thân họ cha chắc đã nắm vững. Đây cũng là mong muốn của rất nhiều sinh viên. 80% sinh viên khi đợc hỏi nêu lên nguyện vọng này. 6. Việc kiểm tra đánh giá cũng là nhân tố quyết định chất lợng quá trình dạy và học. Một thực tế cho thấy điểm kiểm tra giữa kỳ tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với điểm cuối kỳ. Ví dụ khi tổng kết điểm tại một số lớp khoa cơ khí trong đợt kiểm tra giữa kỳ môn Anh văn chuyên ngành năm 2003 - 2004 với nội dung kiểm tra 5 bài đầu của giáo trình chỉ có khoảng 20% (18 em trên 100) sinh viên đạt điểm trung bình trở lên và đến cuối kỳ khi làm bài thi với nội dung kiểm tra cả cuốn giáo trình gồm 10 bài thì số phần trăm sinh viên đỗ lại tăng lên 40,5%. Trong năm học 2004 - 2005 kết quả thu đợc cũng tơng tự: 20 em trên 103 em đạt điểm giữa kỳ từ 5 trở lên và tỷ lệ đỗ cuối kỳ cũng cao hơn hẳn khoảng trên 50%. (Đề thi của các lần kiểm tra đều rất sát với chơng trình học). Nguyên nhân của hiện tợng này là do điểm giữa kỳ không hề đợc tính vào kết quả cuối cùng. Vì vậy việc kiểm tra đánh giá phải đợc làm thờng xuyên, có thể là kiểm tra miệng hoặc viết, và điểm đó nên đợc tính phần trăm vào kết quả cuối học kỳ hoặc là điểm điều kiện để dự thi. Giải pháp này cũng đã đợc tác giả Nguyễn Thu Hơng đề xuất trong bài báo của mình đăng trên Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải, Số 3-3/2003 (trang 30). Có nh vậy mới khuyến khích sinh viên học chăm đều trong cả kỳ, đây là yếu tố hết sức quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Và sự chăm chỉ, có ý thức học của sinh viên chắc chắn sẽ là nguồn động viên rất lớn đối với giáo viên để họ có thể say mê và nhiệt tình hơn trong công việc của mình. III. Kết luận Tiếng Anh chuyên ngành đã và đang đợc xã hội quan tâm rất nhiều và thu hút số lợng học viên ngày càng đông đảo. Trờng Đại học Giao thông Vận tải cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên trong việc học tiếng Anh chuyên ngành, đội ngũ giáo viên bộ môn Anh văn, vốn chỉ đợc đào tạo để dạy tiếng Anh cơ bản, đã phải nỗ lực hết mình và họ đã gặp không ít khó khăn. Trong phạm vi bài báo này tôi đã đề cập một số khó khăn nổi trội và đề xuất một số giải pháp với hy vọng phần nào làm dịu bớt nỗi trăn trở, lo âu của họ, giúp cho quá trình dạy và học tiếng Anh chuyên ngành đạt hiệu quả tốt hơn. Tài liệu tham khảo [1]. Kennedy, C & Bolitho. R. English for Specific Purposes. [2]. Robinson. P. ESP TODAY: A Practitioners guide. Prentice Hall International (UK) Ltd, 1991. [3]. Hutchinson, T & Waters. A. English for Technical Communication. Longman Group, (UK) Limited, 1984. [4]. Dudley-Evanns. T. Development in English for Specific Purposes. (An International Journal). Cambridge University Press. [5]. Tạp chí Khoa học Giao thông Vận tải. Số 3, tháng 3/2003 . Một số khó khăn đối với giáo viên tiếng anh Khi giảng dạy tiếng Anh chuyên ngnh ThS. Bạch Thị thanh Bộ môn Anh văn Khoa Cơ bản - Trờng Đại học GTVT Tóm tắt: Tiếng Anh chuyên ngnh. học Phơng Đông và giáo viên Anh văn trờng Giao thông đặc biệt là nhóm giáo viên dạy chuyên ngành cơ khí. 2. So với việc giảng dạy tiếng Anh cơ bản, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành bị. sâu vào chuyên môn lắm không? - Tại sao các giáo viên tiếng Anh chuyên ngành lại thấy việc nắm bắt kiến thức chuyên môn mà mình dạy bằng tiếng Anh rất khó? - Giáo viên tiếng Anh chuyên ngành